Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét lớp 9 KNTT

Soạn Văn 9 KNTT bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Rô-mê-ô và Giu-li-ét là nội dung bài học trang 119 Ngữ Văn 9 tập 1 sách Kết nối tri thức. Rô-mê-ô và Giu-li-et là vở bi kịch được sáng tác bởi nhà viết kịch kiệt xuất người Anh Uy-li-am Sếch-xpia. Sau đây là mẫu soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp các em  trả lời các câu hỏi trong SGK.

1. Soạn Rô-mê-ô và Giu-li-ét tác giả tác phẩm

1. Tác giả Uy-li-am Sếch-xpia

  • Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà viết kịch kiệt xuất ở Anh thời đại Phục hưng.
  • Sáng tác của ông thấm đẫm tình yêu, lòng tin đối với con người (chủ nghĩa nhân văn).

2. Văn bản

- Thể loại: bi kịch

- Xuất xứ: Rô-mê-ô và Giu-li-et là vở bi kịch được sáng tác khoảng 1594-1595, là vở kịch thơ xen lẫn văn xuôi gồm 5 hồi lấy bối cảnh thành Vê-rô-na, nước I-ta-li-a.

- Vị trí và nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích thuộc Hồi thứ hai cảnh II, diễn tả cuộc gặp gỡ và thổ lộ tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-et tại vườn nhà Ca- piu- lét.

- Bố cục: 2 phần

+ 6 lời đầu: các lời độc thoại của hai nhân vật

+ 13 lời thoại cuối: Cuộc đối thoại của hai nhân vật

2. Trước khi đọc Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Tình yêu là đề tài phổ biến trong văn học, nghệ thuật. Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về một tác phẩm viết về đề tài này.

Trả lời:

Bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh.

Bài thơ là sự khám phá những khát vọng tình yêu của trái tim người phụ nữ chân thành, giàu khao khát nhưng cũng rất tự nhiên. Thi phẩm là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa hình tượng “sóng” và “em”.

3. Đọc văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét

3.1 Lời thoại của hai nhân vật có gì đặc biệt?

- Lời thoại của hai nhân vật:

+ Lời thoại của Rô-mê-ô thể hiện sự khiêu khích, thể hiện rằng mình không sợ vấn đề gì. Kèm với đó là những lời thoại nhưng lại giống như độc thoại khi tác giả không để dấu gạch ngang ở đầu dòng.

3.2 Tại sao Giu-li-ét mong Rô-mê-ô từ bỏ tên họ?

Giu-li-ét mong Rô-mê-ô từ bỏ tên họ vì hai dòng họ của hai nhân vật có mối thù ghét nhau, chính họ đó sẽ khiến cả hai không thể đến được với nhau, nếu không phải mang họ đó thì tình yêu của họ sẽ không còn vấn đề gì cả.

3.3 Điều gì đã làm cho Rô-mê-ô có thể gặp gỡ Giu-li-ét?

Điều khiến Rô-mê-ô vượt tường cao để gặp Giu-li-ét chính là bởi tình yêu sâu sắc của chàng với nàng. Không gì có thể ngăn cản được tình yêu.

4. Trả lời câu hỏi bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Câu 1. Sự việc Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét diễn ra trong tình thế như thế nào?

- Địa điểm: trong vườn nhà Ca- piu- lét, Giu-li-ét đứng trên ban công cửa sổ, Rô-mê-ô trèo tường vào và đứng phía dưới ban công.

- Hoàn cảnh: Rô-mê-ô là người dòng họ Môn-ta-ghiu. Chàng biết rõ dòng họ mình và dòng họ nhà Ca-piu-lét vốn có mối thâm thù nhưng vẫn trèo tường đứng dưới ban công phòng Giu-li-ét để gặp và thổ lộ tình yêu.

→ Tình thế gặp gỡ đầy ngặt nghèo, nguy hiểm, sự thách thức của tình yêu đối với lòng thù hận.

Câu 2. Hãy nhận xét cách bày tỏ tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Hai nhân vật đã bày tỏ tình yêu với nhau bằng những lối nói hoa mĩ, giàu hình ảnh, nhiều thán từ, nhiều so sánh ví von.

Câu 3. Phân tích các hình thức thoại và chỉ ra vai trò của chúng trong việc thể hiện diễn biến tâm trạng của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Lời độc thoại của Rô-mê-ô (lời 1,3):

- Nhận xét

+ Sử dụng nhiều từ ngữ hoa mĩ, cầu kì,  trau chuốt đậm chất thơ, nhiều thán từ, từ ngữ bay bổng cường điệu hóa.

+ Phép so sánh được sử dụng nhiều lần

+ Sử dụng đa dạng các kiểu câu: câu cảm thán, câu rút gọn, câu đặc biệt.

→ Thể hiện sự ngưỡng mộ, thán phục, say đắm , ngây ngất trước vẻ đẹp kiều diễm của Giu-li-ét; bộ lộ những cảm xúc trào dâng trong lòng chàng trai đang yêu say đắm. Đó là ngôn ngữ chân thật của tình yêu đang độ đắm say.

b. Lời độc thoại của Giu-li-ét (4,6)

- Nhận xét:

+ Lời lẽ tự nhiên, giản dị, cụ thể và thiết thực hơn so với lời của Rô-mê-ô.

- Suy nghĩ:

+ Nàng mong muốn Rô-mê-ô từ bỏ tên họ của chàng bởi mối thâm thù từ trước của hai dòng họ là rào cản đã ngăn cách họ đến với nhau; nàng cũng chấp nhận từ bỏ dòng họ của mình nếu như chàng thề là yêu mình.

+ Qua những lời thoại của Giu-li-ét ta thấy nàng thể hiện rõ tình yêu cháy bỏng  của nàng dành cho Rô-mê-ô khiến nàng có thể hy sinh, vượt lên mối thù của dòng họ để đến với tình yêu.

→ Lời của Giu-li-et thể hiện rõ quan  điểm nhân văn: Trước tình yêu mãnh liệt và chân thành, tên tuổi và dòng họ trở thành những điều vô nghĩa, thậm chí là vật cản không đáng có.

Câu 4. Đoạn trích cho thấy những xung đột gì trong toàn bộ vở kịch?

Đoạn trích cho thấy xung đột giữa hai gia tộc, đồng thời nhận thấy xung đột giữa tình yêu và hoàn cảnh. Đây là hai xung đột chính của toàn bộ vở kịch. Bản thân đoạn trích chưa phải là đỉnh điểm của xung đột, song, hoàn cảnh gặp gỡ, những mong muốn, những mối lo sợ của nhân vật khi bày tỏ tình yêu đã mách bảo xung đột sẽ tiến triển đến mức khốc liệt. Ngoài ra, còn có xung đột lễ giáo phong kiến và quyền tự do yêu đương qua đoạn trích. Giu-li-ét được mẹ giới thiệu chàng Pa-rít, nhưng trong đêm dạ hội, nàng đã yêu chàng thanh niên chưa biết mặt biết tên, khi chàng xuất hiện dưới ban công, nàng đã bày tỏ tình yêu một cách nồng nhiệt.

Câu 5. Từ phần tóm tắt nội dung vở kịch, hãy cho biết hành động thổ lộ tình yêu trong đêm ở vườn nhà Ca-pi-lét có liên hệ như thế nào với chuỗi hành động tiếp theo của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và kết cục của vở kịch

Ở vở kịch này, cốt truyện vận động theo nguyên tắc nhân quả. Sự kiện Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét trong vườn nhà Ca-piu-lét, hai người bày tỏ tình yêu mặc dù biết hai gia đình có mối thâm thù, sẽ dẫn đến những sự kiện khác như: bí mật làm lễ thành hôn, Giu-li-ét chấp nhận uống thuốc ngủ giả chết để cưỡng lại sự sắp đặt hôn nhân của gia đình và chờ đợi Rô-mê-ô trở về, Rô-mê-ô bí mật trở về, tưởng Giu-li-ét chết thật nên tự sát, Giu-li-ét tự sát khi thấy Rô-mê-ô chết.

Câu 6. Qua nội dung tóm tắt vở kịch, hãy cho biết kết cục tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã tác động như thế nào đến hai dòng học Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu

Vở kịch kết thúc bằng cái chết của đôi uyên ương, nhưng cái chết của họ khẳng định một chân lí cao đẹp: không gì có thể ngăn cản được tình yêu. Tình yêu và sự quên thân của họ khiến cho hai dòng họ tỉnh ngộ và đi đến hoà giải. Bức tượng vàng mà hai dòng họ sẽ dựng lên để tưởng nhớ họ cũng là sự ghi dấu một mối tình trong sáng, bất tử. Cái chết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khích lệ con người tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu, khẳng định cuộc sống không nên hận thù. Bi kịch gieo vào tâm trí người đọc (người xem) sự khiếp sợ, thương cảm, từ đó giúp người đọc (người xem) biết căm ghét những điểu ác, hướng đến những điều tốt lành, cao thượng.

Câu 7. Tìm một tác phẩm nghệ thuật hiện đại (văn học, hội họa, âm nhạc, điện ảnh,...) lấy đề tài từ câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Nêu một điểm tương đồng giữa tác phẩm đó với vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Uy-li-am Sếch-xpia

- Tác phẩm nghệ thuật lấy đề tài từ câu chuyện tình yêu: Truyện Kiều của Nguyễn Du.

- Trong văn học Việt Nam, nàng Kiều dám vượt qua hàng rào lễ giáo phong kiến “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến vườn Lãm Thuý thề nguyền cùng chàng Kim trong một đêm trăng: Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song. Thì bên khung cửa sổ tràn đầy ánh trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét vượt qua mối thù địch của hai dòng họ cũng thề nguyền cùng nhau với những lời tha thiết

Viết kết nối với đọc bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Dựa vào xung đột mà Sếch-xpia đề cập trong vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét và thực tiễn cuộc sống, hãy viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về khát vọng tình yêu của con người.

Gợi ý

- Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận khát vọng tình yêu của con người

- Thân đoạn: Trình bày suy nghĩa về khát vọng tình yêu của con người: giải thích, nêu biểu hiện và nêu ý nghĩa, bàn luận mở rộng, liên hệ bản thân.

- Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Bài mẫu

Viết kết nối với đọc bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 10
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi