Phiếu học tập số 2 trang 146 Văn 9 tập 1

Phiếu học tập số 2 trang 146 Văn 9 tập 1 là nội dung thuộc phần B. Luyện tập tổng hợp bài Ôn tập học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức. Sau đây là gợi ý soạn Phiếu học tập số 2 Ngữ văn 9 KNTT tập 1 sẽ giúp các em có thêm gợi ý trả lời các câu hỏi trang 146-148 sách Văn 9 Kết nối tri thức tập 1.

Trả lời câu hỏi trang 146-148 Ngữ văn 9 KNTT tập 1

Đọc văn bản: Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao (trang 145-147 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

Thực hiện yêu cầu

* Chọn phương án đúng (làm vào vở):

Câu 1: Người viết đánh giá cao sở trường nào của Nam Cao trong sáng tạo văn học?

A. Xây dựng cốt truyện hấp dẫn

B. Kể chuyện sinh động, lôi cuốn

C. Khắc họa sắc nét tính cách nhân vật

D. Tả cảnh thiên nhiên tinh tế, gợi cảm

Câu 2: “Nhiều nhân vật của am Cao là những con người hiền lành, chất phác, nhưng đời sống quá vất vả, cơ cực.” - sau câu văn này, tác giả triển khai đoạn văn theo hướng nào?

A. Phản bác ý của câu vừa nêu, sau đó đưa ra ý được cho là đúng

B. Chứng minh cho ý của câu vừa nêu, sau đó khái quát lại

C. Nhận xét câu vừa nêu, bổ sung cho ý đầy đủ hơn

D. Giải thích câu vừa nêu, bổ sung cho ý đầy đủ hơn

Câu 3: Tên một số tác phẩm của Nam Cao được nhắc đến ở bài viết nhằm mục đích gì?

A. Minh họa cho ý kiến được tác giả nêu trước đó

B. Cho thấy sự phong phú trong sáng tác của Nam Cao

C. Cho thấy tác giả am hiểu về các sáng tác của Nam Cao

D. Nêu bật những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học

Câu 4: Dòng nào sau đây nêu đúng những nét chung giữa các nhân vật trong truyện của Nam Cao?

A. Đó là những người cùng chung nghề nghiệp

B. Đó là những người cùng thành phần xã hội

C. Đó là những người cùng hoàn cảnh sống

D. Đó là những kiếp người đau khổ, bất hạnh

Câu 5: Theo nội dung đoạn trích, điều gì không có tác dụng tạo nên sức hấp dẫn của truyện Nam Cao?

A. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, khắc họa tính cách, phân tích nội tâm nhân vật

B. Mục đích sáng tác và hoàn cảnh ra đời của từng tác phẩm.

C. Cách nhìn của tác giả về cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người

D. Giọng trữ tình ấm áp, thể hiện niềm trân trọng mọi biểu hiện của sự sống

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Có thể xem văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao thuộc loại văn bản nghị luận văn học được không? Vì sao?

- Có thể xem văn bản thuộc văn bản nghị luận

- Vì: trong văn bản phân tích sáng tác của một tác giả văn học bằng hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng, mạch lạc.

Câu 2: Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong văn bản.

- Nhiều nhân vật của Nam Cao là những con người hiền lành, chất phác, nhưng đời sống quá vất vả, cơ cực.

+ Đó là những người già cả không nơi nương tựa, những em bé mồ côi không ai chăm sóc, những người đàn bà không biết đến hạnh phúc lứa đôi, gia đình... (Nghèo, Dì Hảo, Một bữa no, Từ ngày mẹ chết,...)

+ Những người có trình độ học vấn, ý thức hơn về thân phận, có nhiều băn khoăn về cuộc sống (Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn,...)

Câu 3: Tác giả đã lí giải như thế nào về sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học?

Tác giả lí giải: Nam Cao là một trong số ít nhà văn của chúng ta đã để lại cho văn học nhiều nhân vật không thể quên được, buộc người đọc phải nghĩ về họ, thông qua họ để nghĩ về cuộc sống.

Câu 4: Những nội dung nào đã triển khai trong bài viết cho phép tác giả đi đến kết luận: “Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn”?

Những nội dung đã triển khai trong bài viết cho phép tác giả đi đến kết luận: “Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn”:

- Người ta có ấn tượng rõ rệt về các nhân vật có tính cách nổi bật, đồng thời lại có cảm nhận sâu sắc cách nhìn của tác giả đối với cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người.

- Tác giả để lại cho văn học nhiều nhân vật không thể quên được, buộc người đọc phải nghĩ về họ, thông qua họ để nghĩ về cuộc sống.

Câu 5: Văn bản trên giúp em hiểu được những gì về nhà văn Nam Cao?

Giúp em hiểu về vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà văn Nam Cao:

+ Ông luôn hướng về số phận những con người nghèo khổ phải chịu số phận bất hạnh.

+ Ông trân trọng biểu hiện của sự sống, sự trăn trở, đau buồn nhưng không bao giờ mất hi vọng.

Viết trang 148

Viết bài văn nghị luận phân tích một truyện ngắn được sáng tác trong những năm gần đây.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã tạo ra nhiều tác phẩm xuất sắc dành cho thiếu nhi, và trong số đó, "Bầy chim chìa vôi" là một tác phẩm đặc biệt đáng chú ý. Truyện này mang đến rất nhiều bài học ý nghĩa và sâu sắc về tình yêu và lòng dũng cảm.

Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, Mon và Mên, và được tác giả xây dựng một cách độc đáo và tinh tế. Một khoảng hai giờ sáng, Mon thức dậy và gọi anh trai của mình, Mên. Mon tỏ ra lo lắng và bồn chồn, liên tục đặt ra những câu hỏi như "Anh ơi, mưa có to không?" và "Nhưng anh ơi, sông có đang lên không?" Những câu hỏi này thể hiện rõ ràng sự quan tâm của Mon đối với tình hình thời tiết. Mên, ban đầu, đáp lại một cách khó chịu, nhưng khi Mon tiết lộ rằng anh ấy lo sợ cho bầy chim chìa vôi non bị chết đuối, Mên cũng bày tỏ sự lo lắng của mình. Hai anh em không thể tiếp tục ngủ, và họ tiếp tục trò chuyện. Mon chia sẻ câu chuyện về việc anh thả một con cá bống mà bố đã bắt được, và thay vì trách mắng, Mên chỉ cười vui. Qua đoạn này, chúng ta thấy được tính hồn nhiên và tinh thần trẻ thơ của hai nhân vật này.

Sau khi thảo luận một thời gian, Mon đề xuất rằng họ nên ra bờ sông cứu bầy chim chìa vôi. Hai anh em không sợ mưa gió, nguy hiểm và quyết định sử dụng chiếc đò của ông Hảo. Mon và Mên được mô tả như những cậu bé dũng cảm và đầy tình yêu thương động vật. Họ băng qua đoạn sông để cứu bầy chim.

Trong truyện, tác giả cũng tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, với ánh bình minh chiếu sáng những hạt mưa trên mặt sông. Cảnh tượng này đặc biệt ấn tượng khi dòng nước mạnh đã nuốt chửng phần còn lại của bãi cát. Chim chìa vôi bé bỏng đã đòi thoát khỏi mặt nước và bay lên trời. Điều này cho thấy sự kỳ diệu của tự nhiên và lòng dũng cảm của bầy chim chìa vôi. Cuối cùng, Mon và Mên đứng yên, đầy xúc động và tình yêu thương, với giọt nước mắt là biểu hiện của những cảm xúc này.

Tóm lại, truyện "Bầy chim chìa vôi" của Nguyễn Quang Thiều chứa đựng thông điệp sâu sắc. Nó nhắc nhở chúng ta về tình yêu và lòng dũng cảm, và rằng chúng ta cần phải sống hòa hợp, gắn kết và yêu thương động vật và thiên nhiên.

Tham khảo thêm:

Nói và nghe trang 148

Chọn một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh, lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày.

Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến vấn đề bạo lực học đường của học sinh hiện nay. Đó là một vấn nạn lớn thật đáng để mỗi chúng ta suy ngẫm.

Một số biểu hiện của bạo lực học như xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người. Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội, ở TP HCM, Nghệ An. Một số học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô. Thậm chí các em lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức trong nhà trường hay giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh.

Nguyên nhân do đâu? Trước hết xuất phát từ chính bản thân học sinh: Học sinh cấp THCS, THPT (từ 12 đến 17 tuổi) có sự chuyển biến về mặt tâm lý của bản thân, tâm lý không ổn định. Với một cái tôi cá nhân quá cao, chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học. Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục từ phía nhà trường: Môn Giáo dục công dân còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn, chưa cuốn hút học sinh, chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nhận thức được các bài học của lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh. Từ góc độ gia đình, phụ huynh ít quan tâm tới con cái, hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường. Đối với xã hội: Hiện nay học sinh tiếp xúc dễ dàng với những hành vi bạo lực trên internet, phim ảnh và trò chơi điện tử mang tính bạo lực

Giải pháp nào cho tình trạng bạo lực học đường? Để hạn chế tình trạng bạo lực học đường, cần có những giải pháp thiết thực, hợp lý và thực hiện một cách nghiêm ngặt. Về phía học sinh, cần học, rèn cách làm chủ cảm xúc, sống rộng lượng và biết tha thứ. Một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để uốn nắn, điều hướng học sinh vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử. Với nhà trường, cần chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học sinh để có thể nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình để có biện pháp giải quyết ngay khi học sinh có biểu hiện của những hành vi tiêu cực và bạo lực. Nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị kiến thức đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường.

Mỗi người một hành động nhỏ nhưng cùng chung tay với sẽ tạo ra ý nghĩa lớn, lan tỏa được thông điệp lớn lao. Để đẩy lùi vấn đề bạo lực học đường, chúng ta cần chung tay xây dựng một thói quen học tập thật tốt và rèn luyện đạo đức cho bản thân để trở thành một người chủ nhân thực thụ của đất nước.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 34
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm