Thực hành tiếng Việt Các kiểu câu ghép và phương tiện nối các vế câu ghép

Thực hành tiếng Việt Các kiểu câu ghép và phương tiện nối các vế câu ghép là nội dung bài học trang 15 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này, các  em sẽ nhận biết được các kiểu câu ghép, kết từ để nối các vế câu ghép; biết lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép trong hoạt động giao tiếp. Sau đây là gợi ý soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15 Ngữ văn 9 tập KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.

Tìm hiểu về các kiểu câu ghép

1. Câu ghép đẳng lập

– Những quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế của câu ghép đẳng lập là: quan hệ thời gian, quan hệ tương phản, quan hệ lựa chọn,…

– Phương tiện ngôn ngữ chủ yếu được dùng để nối các vế của câu ghép đẳng lập là kết từ hoặc cặp từ hô ứng.

Chẳng hạn:

- Câu ghép đẳng lập: thể hiện sự đồng nhất giữa các thành phần.

Ví dụ: Hôm nay trời mưa, chúng tôi ở nhà.

- Câu ghép liên tiếp: thể hiện trình tự diễn biến của các sự việc.

Ví dụ: Chúng tôi đi học, sau đó đi ăn trưa cùng nhau.

2. Câu ghép chính phụ

– Những quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế của câu ghép chính phụ là: quan hệ nguyên nhân – kết quả; quan hệ điều kiện, giả thiết – hệ quả;…

– Phương tiện ngôn ngữ chủ yếu được dùng để nối các vế của câu ghép chính phụ là cặp kết từ hoặc một kết từ ở vế phụ hay vế chính.

*  Lưu ý: Câu ghép do các câu ghép lại với nhau nên cần phải có sự liên kết một cách hợp lý. Các vế của câu ghép được nối với nhau bởi 03 cách:

- Sử dụng từ ngữ có tác dụng nối.

- Nối trực tiếp (sử dụng sử dụng các dấu: hai chấm, chấm phẩy và dấu phẩy).

- Nối bằng quan hệ từ: Quan hệ từ: và, nhưng, hoặc, hay, thì,...; Cặp quan hệ từ: vì – nên, nếu – thì, tuy – nhưng…

Câu 1 trang 15 Ngữ văn 9 tập 2 KNTT

– Câu ghép đẳng lập: a, d.

– Câu ghép chính phụ: b, c.

Câu 2 trang 15 Ngữ văn 9 tập 2 KNTT

a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép là quan hệ nguyên nhân – kết quả. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp kết từ vì ... nên ...

b. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép là quan hệ liệt kê. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng kết từ và.

c. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép là quan hệ mục đích – sự kiện. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng kết từ để ở

vế phụ.

d. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép là quan hệ tăng cấp. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng ... càng ... càng ...

Câu 3 trang 15 Ngữ văn 9 tập 2 KNTT

a.

– Câu “Thu nhập tốt nhưng chỗ làm hơi xa.” nhấn mạnh thông tin chỗ làm xa, đi lại không được thuận lợi.

– Câu “Chỗ làm hơi xa nhưng thu nhập tốt.” nhấn mạnh thông tin thu nhập tốt, có ý nhấn mạnh đến mặt tích cực.

b.

– Câu “Vì Hà chăm chỉ và luôn cố gắng trong học tập nên bạn ấy đạt điểm rất cao trong kì thi vừa qua.” nhấn mạnh thông tin kết quả học tập của Hà (đạt điểm rất cao trong kì thi vừa qua).

– Câu “Hà đạt điểm rất cao trong kì thi vừa qua vì bạn ấy chăm chỉ và luôn cố gắng trong học tập.” nhấn mạnh thông tin nguyên nhân Hà có kết quả học tập tốt (chăm chỉ và luôn cố gắng trong học tập).

->Việc lựa chọn trật tự của các vế câu đóng vai trò quan trọng để tạo điểm nhấn thông tin và có thể chi phối ý nghĩa của cả câu.

Câu 4 trang 16 Ngữ văn 9 tập 2 KNTT

Câu dùng sai phương tiện nối giữa các vế là câu a, c, d. Có thể sửa lại:

a. Hà không những học tốt mà cô ấy còn hát hay.

c. Chúng ta càng đọc nhiều sách, kiến thức càng được mở rộng.

d. Mặc dù trời mưa rất to nhưng chị ấy vẫn đến đúng giờ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 59
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm