Soạn Bài Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời

Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời là nội dung bài học trang 24 Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua  bài học này các em sẽ hiểu được ý nghĩa của việc giải mã những bí mật trong đời sống xã hội về chân dung điệp viên - nhà tình báo nổi tiếng Phạm Xuân Ẩn cũng như củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản kí. Sau đây là gợi ý soạn bài Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời ngắn gọn, mời các em cùng tham khảo.

1. Soạn bài Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời tác  giả tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hải sinh năm1944, quê ở Hà Nội.

2. Tác phẩm:

- Xuất xứ: Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời là cuốn sách đầu tiên viết về Thiếu tướng tình báo, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn.

- Thể loại: Kí

- Bố cục; 2 phần

+ Đoạn 1: từ đầu đến “..đều thật”: Chân dung nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn

+ Đoạn 2; còn lại: Những đánh giá và mong ước của tác giả.

2. Trả lời câu hỏi trang 29 SGK Văn 9 tập 2 KNTT

Câu 1: Văn bản cung cấp những thông tin cơ bản nào về cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn?

Những thông tin cơ bản:

- Ông đã trải đời mình cùng với lịch sử kháng chiến của Việt Nam, là quân nhân trong ba quân đội khác nhau.

- Sau khi học ở Mỹ về, Phạm Xuân Ẩn hành nghề báo chí, từ làm việc cho Việt Tân xã dưới thời Ngô Đình Diệm, cho tới làm phóng viên cho các hãng thông tấn của nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam như: Roi-tơ, Time,...

Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy các nhà báo nước ngoài đã đánh giá rất cao cuộc đời, con người Phạm Xuân Ẩn.

Đánh giá của các nhà báo nước ngoài:

- Pi-tơ Rót-xơ Rên-giơ khuyến khích Phạm Xuân Ẩn viết một cuốn sách về cuộc đời mình vì “Nếu không có câu chuyện của anh, một mảng quan trọng của lịch sử sẽ bị thiếu.”.

- Mo-li Xây-phơ viết sách “Hồi tưởng khi trở lại thăm Việt Nam” đã có nhiều đánh giá trân trọng về ông: là một người khôn khéo, cởi mở, hài hước. ..

- Nhiều nhà báo đã quen biết ông ¼ thế kỉ vẫn bất ngờ về ông,…

Câu 3: Tác giả đã đánh giá như thế nào về Phạm Xuân Ẩn và thể hiện mong ước gì khi khắc họa chân dung ông?

- Đó là một nhân cách, một tài năng; Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của một nhà tiểu thuyết, một người Việt đặc sắc.

- Phạm Xuân Ẩn đã sống một cuộc đời trầm lặng, khiêm nhường, bình dị…

-> Mong ước: Tìm ra cái chất “người Việt trầm lặng” ở ông; muốn mọi người Việt Nam đón lấy những dịu dàng nhất, can đảm nhất, yêu thương tươi cười nhất … khi biết về cuộc đời của ông.

Câu 4: Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật trong văn bản có gì đặc sắc?

Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật:

- Tác giả sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự để thể hiện sự kính trọng đối với ông Ẩn.

- Giọng điệu của tác giả thể hiện sự thán phục, ngưỡng mộ đối với tài năng và phẩm chất của ông Ẩn.

- Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để lí giải chiều sâu nhân cách con người.

Câu 5: Theo em, việc giải mã bí mật về những con người đặc biệt như Phạm Xuân Ẩn có ý nghĩa như thế nào?

Ý nghĩa:

- Giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về những hy sinh thầm lặng của các anh hùng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

- Khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và ý chí tiếp nối truyền thống của cha ông.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 11
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm