Soạn bài Ôn tập học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức

Ôn tập học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức là một nội dung quan trọng giúp các em hệ thống hóa được kiến thức về loại, thể loại văn bản đọc; tiếng Việt; kiểu bài viết; kiểu bài nói và nghe đã học trong kì 1. Sau đây là gợi ý soạn bài Ôn tập học kì 1 Văn 9 kết nối tri thức ngắn gọn sẽ là  tài liệu tham khảo bổ ích cho các em trả lời các câu hỏi trang 143 SGK.

Trả lời câu hỏi trang 143 Ngữ văn 9 tập 1 KNTT

Câu 1 trang 143 SGK Văn 9 KNTT tập 1

Văn bản

Tác giả

Loại/ thể loại

Nội dung

Hình thức/ Nghệ thuật

Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ

Truyện truyền kì

Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Bày tỏ nỗi lòng cảm thông với số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng các yếu tố truyền kỳ tạo nên một tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Dế chọi

Bồ Tùng Linh

Truyện truyền kì

Thể hiện nghch lí khó tin trong cuộc sống mà nguyên nhân chỉ từ một con dế nhỏ, qua đó, tác giả phê phán sâu sắc xã hội phong kiến đương thời

Cốt truyện li kì kèm những yếu tố đầy chất quái dị, kết cấu chặt chẽ xoay quanh câu chuyện.

Sơn Tinh- Thủy Tinh

Nguyễn Nhược Pháp

Thơ

Kể lại một truyền thuyết bằng thơ

Yếu tố kì ảo do nhà thư tưởng tượng sáng tạo nên

Nỗi niềm chinh phụ

Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm

Song thất lục bát

Tâm trạng và nỗi niềm của nhân vật người chinh phụ trong hoàn cảnh chia li, qua đó phản ánh những mất mát do chiến tranh gây ra.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng được sử dụng rất thành công.

Tiếng đàn mưa

Bích Khê

Song thất lục bát

Khám phá vẻ đẹp mong manh, tinh tế của bức tranh mưa xuân đồng thời tái hiện tâm trạng u buồn, sự cô đơn và nỗi nhớ quê hương sâu sắc của kẻ xa xứ

Hệ thống biện pháp tu từ đặc sắc, hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ giàu nhạc tính.

Một thể thơ độc đáo của người VIệt

Dương Lâm An

Nghị luận

Ccung cấp một số thông tin mở rộng về thể thơ song thất lục bát

VB sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh; hệ thống thông tin được triển khai phong phú, bao gồm cả tri thức về văn học và văn hoá, lịch sử,...

Kim- Kiều gặp gỡ

Nguyễn Du

Truyện thơ Nôm

Khắc họa khung cảnh khi lần đầu Kim Trọng và Thúy Kiều gặp gỡ, đôi lứa xứng đôi, trai tài gái sắc, từ đó mà tình yêu đã nảy nở.

Sử dụng kết hợp ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.Diễn tả nội tâm nhân vật qua hành động, qua nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" đầy đặc sắc.Thể thơ lục bát được sử dụng tài tình, thuần thục.

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu KNN

Nguyễn Đình Chiểu

Truyện thơ

Ca ngợi người anh hùng trí dung song toàn , trọng ân nghĩa, khát vọng về một xã hội công bằng

Tập trung khắc hoạ nhân vật , quan hành động ngôn ngữ đối thoại sử dụng ngôn ngữ: đậm chất Nam Bộ

Tự tình

Hồ Xuân Hương

Thất ngôn bát cú

Phản ánh nỗi niềm tâm sự trĩu nặng của người phụ nữ trong xã hội xưa đồng thời thể hiện sự thấu hiểu ngợi ca bản lĩnh, ý thức về quyền sống và khát vọng hạnh phúc của họ.

Sử dụng ngôn ngữ giàu chất hình ảnh.

Chuyện người con gái NX- một bi kịch của con người

Nguyễn Đăng Na

Nghị luận

Tập trung khai thác nội dung chính của văn bản

Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, mạch lạc, giúp làm sáng tỏ luận đề.

Từ thằng quỷ nhỏ…..

Trần văn Toàn

Nghị luận VH

Tập trung khai thác các nội dung của văn bản nghị luận; Thàng quỷ nhỏ..

Các lí lẽ bằng chứng đều tập trung làm sáng tỏ vấn đề nghị luận

Ngày xua

Vũ Cao

Thơ lục bát

Ca ngợi sức sống mãnh liệt của truyện Kiều

Cách tổ chức của bài thơ là sự đan xen những câu “kể”, “dẫn dắt” của người con và những câu Kiều được trích dẫn nguyên vẹn.

Rô- mê- ô và ju-li -ét

Sếch-xpia

Kịch

Đoạn trích thể hiện tình yêu say đắm, mãnh liệt của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối thâm thù. Tình yêu của họ dù kết thúc bi thảm nhưng đã hoá giải được hận thù

đặc điểm lời thoại của bi kịch, mĩ lệ, trau chuốt

Lơ- xít

Cooc- nây

Đoạn trích thể hiện xung đột nội tâm của hai nhân vật Rô-đri-gơ và Si-men khi họ đấu tranh giữa tình cảm và lí trí.

- Đoạn trích cho thấy đặc điểm lời thoại của bi kịch, đó là tính chất đối nghịch,sự giằng xé nội tâm

Bí ẩn của làn nước

Bảo Ninh

Truyện ngắn

Câu chuyện kể về sự tàn phá khủng khiếp của trận lũ và một bí mật được cất giữ

Cốt truyện đơn giản giàu tính nhân văn

Câu 2 trang 143 SGK Văn 9 KNTT tập 1

Nêu sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm trên một số tiêu chí: chữ viết được sử dụng, các loại nhân vật được miêu tả, đặc điểm ngôn ngữ.

Trả lời:

Tiêu chí

Truyện thơ Nôm

Truyện truyền kì

Điểm khác biệt:

- Viết bằng chữ Nôm, trình bày bằng thơ.

- Có cấu trúc phức tạp hơn, có thể bao gồm nhiều câu thơ, tạo thành cốt truyện dài.

- Kể về các chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng dân gian.

- Trình bày bằng thể văn xuôi tự sự.

-Có yếu tố kì ảo và hiện thực.

- Truyện truyền kì sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

- Nhân vật trong truyện truyền kỳ đa dạng: thần tiên; người trần; yêu quái. Các nhân vật thường có nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên.

Câu 3 trang 143 SGK Văn 9 KNTT tập 1

Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không? Vì sao?

Trả lời:

Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội có giúp ích cho việc đọc hiểu tác phẩm. Vì đặt vào trong hoàn cảnh, bối cảnh xã hội đó chúng ta mới có thể hiểu được nỗi đau số phận của con người lúc đó.

Câu 4 trang 143 SGK Văn 9 KNTT tập 1

Trong học kì I, em đã được học những kiến thức tiếng Việt mới nào? Nêu những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học.

Trả lời:

Các kiến thức tiếng Việt cơ bản đã học.

- Điển tích điển cố

- Các yếu tố Hán Việt đồng âm

- Các yếu tố Hán Việt gần âm

- Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

- Lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện

- Chữ Nôm và chữ quốc ngữ

- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

- Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu

- Câu rút gọn và câu đặc biệt

Câu 5 trang 143 SGK Văn 9 KNTT tập 1

Qua việc thực hiện các bài viết trong học kì I, em hãy nêu những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học.

Trả lời:

- Nghị luận xã hội: Sử dụng các lí lẽ dẫn chứng thực tế cuộc sống để phân tích chứng minh vấn đề.

- Nghị luận văn học: Sử dụng các lí lẽ dẫn chứng trong chính các tác phẩm văn học để phân tích chứng minh vấn đề.

Câu 6 trang 143 SGK Văn 9 KNTT tập 1

Nêu những nét giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn đề (lấy ví dụ từ các bài nói và nghe đã được thực hiện ở học kì I để minh họa).

Trả lời:

Kiểu bài

Trình bày ý kiến về một vấn đề

Thảo luận về một vấn đề

Giống nhau

Đều sử dụng lời nói kết hợp với ngôn ngữ hình thể để làm rõ vấn đề

Khác nhau

Đưa ra ý kiến, nêu lên suy nghĩ nhận xét đưa ra lí lẽ bằng chứng cụ thể để làm rõ ý kiến của mình

Sẽ có nhiều ý kiến của nhiều người để cùng nhau thảo luận.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 40
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm