Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu

Kể về những lời dạy bảo của bà lớp 9 - Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động (trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận). Đây là nội dung câu hỏi số 2 trang 161 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Sau đây là một số đoạn văn kể về lời dạy của bà làm em nhớ mãi lớp 9, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Câu 2 trang 161 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 tập 1

Kể về những lời dạy bảo của bà lớp 9

Trong gia đình, bà là người tôi yêu nhất. Bà không chỉ yêu thương và tận tụy quan tâm tôi, bà còn là người dạy cho tôi những bài học quý báu trong cuộc sống. Có lẽ bởi bà tôi từng là một nhà giáo, vì vậy bà luôn chỉn chu trong mọi công việc, những lời bà răn dạy tôi tuy giản đơn nhưng sao mà sâu sắc đến lạ. Mỗi khi ngồi bên cạnh bà, bà luôn miệng nhắc nhở tôi: “Rồi thời gian thấm thoắt thoi đưa, con rồi sẽ lớn lên, sẽ có tương lai riêng của mình. Lúc ấy có khi bà không còn bên cạnh con uốn nắn cho con từng bước đi, lời nói nữa. Nhưng dẫu tương lai của con có ra sao đi chăng nữa, thì con vẫn luôn phải biết yêu thương, phải luôn nhớ đến những đấng sinh thành ra mình. Bởi vì đó là người đã đổ biết bao giọt mồ hôi, bỏ ra bao nhiêu công sức để nuôi lớn con nên người, là người yêu thương con vô điều kiện, sẽ luôn dõi theo bước chân của con trên đường đời. Sẽ không có ai thương con và tốt với con bằng phụ mẫu con. Cũng sẽ chẳng có ai bỏ qua tất cả mọi thứ trên đời để hi sinh vì con cả. Họ có tốt với con biết mấy thì cái tốt đó cũng không thể nào sánh được với tình yêu thương mà cha mẹ luôn dành cho con. Bởi vì đó là thứ tình yêu bất diệt, vĩnh cửu, là thứ được vắt kiệt từ chính trái tim của những người làm cha, làm mẹ. Con hãy nhớ điều đó!” Lời bà tôi nói như cơn gió lạnh mùa đông vậy. Nó vô cùng nhẹ nhàng, mà cũng đủ khiến cho con người ta cảm nhận được cái giá lạnh của nó. Lời bà nói sao mà êm dịu mà sâu sắc đến thế?

2. Viết đoạn văn về người bà có sử dụng yếu tố nghị luận

Chắc hẳn ai cũng có một vùng kí ức cho riêng mình. Và tôi cũng vậy, bố mẹ thường đi làm xa nhà nên kí ức thuở ấu thơ của tôi luôn gắn liền với những kỉ niệm bên người bà kính yêu. Ngày ngày bà cháu quấn quít bên nhau, bà lo cho cháu từng bữa ăn giấc ngủ và cả những bài học về cuộc sống, về cách làm người sâu sắc. Nhớ khi còn nhỏ, tôi là một đứa trẻ hay nóng vội, thiếu kiên nhẫn. Hễ có chuyện gì làm không được là tôi lại vùng vằng khó chịu. Nhưng bà luôn từ tốn ân cần chỉ bảo tôi. Bà bảo: có công mài sắt có ngày kim. Cháu cứ từ từ kiên nhẫn và cố gắng, bà tin chắc cháu sẽ làm được. Nhờ có sự chỉ bảo của bà, dần dần tôi đã rèn cho mình một đức tính kiên nhẫn và kiên trì trong mọi việc. Bà ơi nay cháu đã lớn, đã không còn bà ở bên nhưng những lời dạy cảu bà sẽ luôn mãi là kim chỉ nam trong cuộc đời của cháu.

3. Viết đoạn văn kể về những lời dạy giản dị mà sâu sắc của bà siêu ngắn

Người bà giản dị của tôi nhưng lại có một đức tính cao cả. Từ nhỏ tôi đã sống với bà vì ba mẹ phải đi làm ăn xa để lại quê nhà quạnh hiu cùng hai bà cháu. Ở với bà tôi được dạy và học bao nhiêu điều bổ ích. Bà thường bảo "Uống nước phải biết nhớ nguồn", "Chim có tổ, người có tông và ta không nên quên đi nguồn cội của mình, nơi mà ta đã cất tiếng khóc chào đời, nơi chôn nhau cắt rúng,.." Tất cả những điều ấy làm tôi không thể nào quên và nó đã theo tôi trong suốt cuộc đời.

4. Viết đoạn văn kể về những lời dạy giản dị mà sâu sắc của bà ngắn gọn

Bà là người cùng em đi suốt tuổi thơ của mình. Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người. Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

5. Đoạn văn ngắn kể về lời dạy của bà có sử dụng yếu tố nghị luận

Cũng như bao đứa trẻ khác trên đời, tôi may mắn có được tình yêu thương của bà ngoại. Bà tôi là một người phụ nữ hiền hậu, chịu thương , chịu khó. Cả cuộc đời bà đã vất vả để chăm lo cho con cháu, đến tận bây giờ bà mới được an vui, không vướng muộn phiền. Những thời gian rảnh dỗi, bà thường kể tôi nghe về những câu chuyện cuộc đời bà ngày xưa, kể ;lại những năm tháng gian truân, vất vả nhưng ý nghĩa của mình. Tôi nghe bà nói rằng, hồi đó nhà bà tối rất nghèo, ông bà phải cùng nhau làm lụng vất vả nuôi con cái ăn học. Quãng thời gian ấy vô cùng khó khăn, nhưng chưa bao giờ bà có ý định bắt con mình thôi học. Bà tôi nói rằng :" Có học thì mới nên người, mới thoát khỏi được cuộc sống cơ cực đồng ruộng để hi vọng một tương lai tốt lành ". Và như thế, bà chưa bao giờ để các con mình nhụt chí trước nghịch cảnh. Chính bà đã dạy cho họ ý chí vượt khó để vươn lên. Và giờ đây, câu chuyện ấy được bà kể lại với tôi với mục đích giáo dục cháu mình luôn luôn phải biết vươn lên trong cuộc sống. " Nghịch cảnh sẽ cản bước và làm gục ngã con người nhưng nghịch cảnh không thể đẩy con người xuống bùn nhơ nếu như họ khôn muốn". Đó chính là bài học sâu sắc nhất từ bà mà có lẽ không bao giờ tôi có thể quên.

6. Kể về những lời dạy bảo của bà, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận

Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.

Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.

Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.

Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.

Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
41 43.793
0 Bình luận
Sắp xếp theo