Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là nội dung phần hướng dẫn các em cách viết bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống sau khi các em đã được học nội dung trang 20, 21 SGK Ngữ văn 9 tập 2. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em văn mẫu nghị luận về một hiện tượng đời sống lớp 9, cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống đề 1, 2, 3, 4. Mời các em cùng tham khảo.

Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống đề 1

Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Đề bài: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình.

1. Dàn ý suy nghĩ về tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó học giỏi, nêu một số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Trong cuộc sống, không phải ai cũng có hoàn cảnh tốt để phát triển bản thân, có nhiều người họ có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là không được lành lặn như người thường nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống của mình và trở thành người có ích cho xã hội.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có tinh thần vượt khó

+ Họ không chấp nhận hoàn cảnh éo le của mình, muốn cho bản thân mình có cuộc sống tốt đẹp hơn, cống hiến được cho xã hội nhiều hơn.

+ Họ luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, kiên trì với việc mình làm và với mục tiêu mình đề ra.

+ Khi vấp ngã, họ biết đứng dậy đi tiếp, biết nhìn vào những người đi trước để học tập.

- Lợi ích, ý nghĩa của việc vượt khó

+ Giúp họ phát triển bản thân, có được cuộc sống tốt đẹp hơn, được xã hội nhìn nhận và đánh giá theo chiều hướng tích cực hơn, thoát khỏi thực tại khó khăn của họ.

+ Truyền tải đi những thông điệp quý báu để những người khác có hoàn cảnh tương tự biết vươn lên và gây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Việc mỗi cá nhân vượt khó góp phần quan trọng làm cho nước nhà phát triển tích cực hơn.

c. Chứng minh

- Học sinh lấy dẫn chứng về những tấm gương vượt khó tiêu biểu để minh họa cho bài làm văn của mình:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, ra đi với hai bàn tay trắng nhưng khi Người trở về với khối óc vĩ đại của mình sau những năm vượt khó Người đã đưa nước nhà dành lại nền độc lập.

- Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt nhưng với tinh thần ham học hỏi, vượt lên trên số phận, anh đã trở thành vị nhà giáo vĩ đại với những cống hiến quan trọng được người đời tôn vinh.

- …

→ Dù là ai, trong thời gian hay hoàn cảnh nào nếu biết vươn lên trong cuộc sống, dù cống hiến vĩ đại hay thầm lặng cũng đều đáng để học tập và tôn vinh.

d. Phản biện

- Trong cuộc sống vẫn còn những người ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không cố gắng vươn lên trong cuộc sống,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

e. Suy nghĩ của bản thân về tấm gương vượt khó

- Mỗi một tấm gương vượt khó mang đến cho chúng ta những bài học, những câu chuyện khác nhau thúc đẩy, cổ vũ chúng ta cố gắng hơn trong cuộc sống này.

- Không ai sinh ra đã ở vạch đích, muốn được xã hội tôn trọng và có cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng ta cần lựa chọn cho mình những con đường đúng đắn nhất.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tấm gương nghèo vượt khó đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

2. Trình bày suy nghĩ của mình về tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi

Có những con người không may mắn khi chào đời. Tạo hóa đã thật bất công với họ. Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho qua ngày tháng. Nhưng, vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự bằng lòng, họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng quý !

Một Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ viết được, đến viết đẹp là cả một quá trình. Không dừng lại ở đó , anh còn quyết tâm thực hiện giấc mơ đại học. Và, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh. Để hôm nay, anh trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm. Đó còn là một Nguyễn Minh Phú, nạn nhân của chất độc màu da cam mất cả hai tay từ khi cất tiếng khóc chào đời, không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi, giúp đỡ gia đình. Họ là những tấm gương vượt lên số phận , học tập thành công đáng để cho ta ngưỡng mộ, tự hào. Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực, ý chí vươn lên ko ngừng. Sự thua thiệt vốn rất dễ dẫn đến con ngươi mặc cảm tự ti. Từ đó, không còn ham muốn, ước mơ, hoài bão. Con người sống lay lắt, trông chờ vào lòng thương hại của người khác. Không, không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Những tấm gương ấy đã không nằm trong số đó. Tạo hóa đã không công bằng với họ nhưng ko có nghĩa là lấy tất cả của họ. Họ vẫn còn một trái tim, một khối óc. Họ vẫn có thể sống đàng hoàng, tự tin như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên, chiến thắng số phận. Vâng, chính tình yêu và niềm tin vào cuộc đời đã tiếp thêm ý chí và nghị lực. Để rồi chính sức mạnh ấy đã không phụ lòng những người thua thiệt. Hạnh phúc đã mỉm cười với họ . Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn, chật vật hơn nhưng dư vị của nó vẫn không vì vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác.

Những tấm gương vượt lên số phận, thànnh công trong học tập ấy không chỉ giúp chúng ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một cuộc sống có ý nghĩa. Có lẽ hơn ai hết, họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết sống có ích, sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không chịu an bài trước số phận. Họ đã chứng tỏ được rằng , cuộc đời vẫn rất cần đến sự có mặt của họ trên thế gian này.

Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống đề 2

Đề bài: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau cho họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.

Dàn ý

1. Mở bài:

Dẫn dắt, nêu vấn đề cần bàn luận: Chiến tranh luôn gắn liền với muôn vàn đau thương, mất mát. Với một dân tộc phải gánh chịu rất nhiều mất mát như dân tộc ta, chiến tranh dù đi qua song đau đớn, xót xa thì vẫn tồn tại mãi mãi. Bao nhiêu năm qua, vậy nhưng ta không thể quên đi Đế quốc Mỹ cùng chất độc màu da cam mà họ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh. Hậu quả để lại vô cùng nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau cho họ. Những tấm lòng và hành động ấy thật đẹp, thật đáng trân, đáng quý!

2. Thân bài:

_ Hậu quả của chất độc màu da cam:

+ Gia đình sinh sống trên mảnh đất ấy bị tàn phá về sức khỏe, lây bệnh và gây di truyền cho thế hệ mai sau. Con cái họ bị dị tật, bị mất khả năng lao động và cả đời họ gắn liền với trợ cấp, họ không được là chính mình.

+ Trong chiến tranh, chất độc ấy gây nên cái chết trực tiếp đầy đau đớn.

+ Khiến con người hoang mang, lo sợ và luôn ở trong tâm lí dè chừng trước những nạn nhân khu vực có chịu tác động của chất độc màu da cam.

_ Nguyên nhận của những hành động gây quỹ:
+ XUất phát từ thực tế khách quan: đa phần người mắc chất độc màu da cam đều không có đủ súc khỏe để lao động và thậm chí họ không dễ dàng gì tái hòa nhập cộng đồng trong một hình thù dị dạng.

+ Sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia và quan tâm giữa người với người nhằm hướng đến cuộc sống công bằng, tốt đẹp, thấu hiểu cho những hoàn cảnh số phận đáng thương.

_ Ý nghĩa của hành động sẻ chia:

+ Tạo nên sự gắn kết cộng đồng.

+ Thể hiện được tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta

+ Tạo nên tia hi vọng cho những nạn nhân mắc chất độc màu da cam có hi vọng sống, nghị lực sống và giàu ý chí, quyết tâm.

+ Giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam chính là sự ghi công của ta với thế hệ cha ông chiến đấu và dựng xây không ngừng vì vận mệnh dân tộc cũng như cuộc đời đẹp tươi.

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của bản thân;

Hành động giúp đỡ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam là vô cùng cần thiết. Chúng ta sống và phải luôn gắn sự sống ấy với tinh thần sẻ chia, yêu thương để làm đẹp cuộc đơi này. Hành động nhỏ bé của ta cũng góp phần chung tay chống lại, khắc phục hậu quả chiến tranh.

Bài làm

Chiến tranh luôn là cơn ác mộng là nỗi sợ hãi của tất cả những người dân vô tội trên thế giới. Ở bất cứ nơi nào chiến tranh đi qua, con người đều đang phải gánh chịu những hậu quả vô cùng to lớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tại Việt Nam, một quốc gia đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh để giành độc lập, cũng đang phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh mang tên “chất độc màu da cam”. Trước tình hình ấy, cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ.

Năm đó, khi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ở Việt Nam đang trong giai đoạn khốc liệt nhất. Những thất bại liên tục trên chiến trường khiến cho Mỹ trở nên điên cuồng, tìm mọi cách để đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá. Vì thế mà chúng đã cho dải chất độc màu da cam ở nhiều nơi trên đất nước ta. Chất độc màu da cam là thuộc diệt cỏ cực mạnh. Thành phần chính là chất độc đi-ô-xin. Hàng triệu cánh rừng Việt Nam đã trụi lá, thân cây cháy đen. Ruộng viện khô héo, nguồn nước bị đầu độc. Dưới cơn mưa chất độc màu vàng không một loài sinh vật nào còn sống sót. Hàng ngàn đứa trẻ sinnh ra bị tật nguyền dị dạng, vừa chào đời đã phải lìa đời hoặc nếu sống được thì sức khoẻ, trí tuệ thậm chí cả hình hài đều không bình thường... Những sinh linh quái dị tội nghiệp ấy trở thành nỗi ám ảnh, đau đớn đến tê tái của người thân, gia đình và toàn xã hội.

Với mong muốn xoa dịu đi nỗi đau màu da cam, các phong trào thiên nguyện chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau chất độc màu da cam đã được phát động và triển khai trên khắp đất nước. Ngày đầu tiên, Mỹ rải chất độc chết người này xuống Việt Nam: 10-8-1961 đã trở thành ngày "Vì nạn nhân chất độc màu da cam".Tất cả mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều đồng lòng hướng về những người phải chịu nỗi đau của chiến tranh, cùng nhau giúp đỡ và đấu tranh cho quyền lợi của các nạn nhân. Các cơ quan, đoàn thể trường học đều nhiệt tình hưởng ứng phong trào, góp phần làm vơi đi nỗi đau, nỗi bất hành của những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam. Nhiều em bé tật nguyền, côi cút đã được chăm sóc, nhiều tổ chức chính quyền, doanh nghiệp, cá nhân đã xây dựng nhà tình nghĩa, tặng xe lăn, tiền, quà, thăm hỏi và giúp đỡ các nạn nhân. Nhiều nhóm tình nguyện viên được thành lập để làm việc tại các trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam...

Từ năm 2004 đến này, hàng triệu chữ ký , hàng triệu tấm lòng, hàng triệu cơ quan đoàn thể … đã cùng nhau gây dựng nên nhiều phong trào ý nghĩa với mục đích làm vơi đi những khó khăn, bất hạnh của họ. Những căn nhà tình thương đã được xây nên, Những căn nhà tình thương đã được dựng nên để các em có chỗ che nắng che mưa. Những đồng vốn đã giúp các gia đình xóa đói giảm nghèo. Không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam. Mà Việt Nam còn tiếp tục đi tìm công lý. Ủy ban các vấn đề của nạn nhân chất độc màu da cam đã quyết định khởi kiện 37 công ty hóa chất sản xuất chất độc màu da cam cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Sự kiện này đã làm rung động dư luận quốc tế và thức tỉnh lương tri của con người trên toàn thế giới để đòi lại công bằng cho hàng vạn nạn nhân. Dẫu vẫn chưa có được kết quả cuối cùng nhưng những hành động này chứng tỏ chúng ta vẫn luôn hướng tới những nạn nhân chất độc màu da cam, chúng ta sẽ mãi không bao giờ bỏ rơi họ lại ở phía sau . Và chúng ta tin chân lý và lẽ phải sẽ giành được chiến thắng.

Nỗi đau của những nạn nhân da cam là một nỗi ám ảnh dai dẳng, việc giúp họ cần phải làm thường xuyên và liên tục. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này, tích cực học tập, phấn đâu xây dựng xã hội tốt đẹp ở đó mọi người đều được đảm bảo quyền sống và quyền hạnh phúc.

Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống đề 3

Đề bài: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.

Tham khảo:

Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống đề 4

Đề 4. Đọc câu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.

Dàn ý

Mở bài:

- Gới thiệu về tấm gương Nguyễn Hiền.

- Nêu sơ lược ý nghĩa của tấm gương trạng nguyên Nguyễn Hiền.

Thân bài:

- Phân tích tinh thần ham học và thái độ chủ động học tập của Nguyễn Hiền..

- Ý thức tự học của Nguyễn Hiền biểu hiện ra sao..

- Ham học: "Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm."

- Thông minh: "Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm."

Cậu còn là một người luôn muốn biết thử sức với khả năng của mình, biết dùng tài năng đúng chỗ.

"- Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu."

Mặc dù còn là một cậu bé nhỏ <12 tuổi> nhưng cậu đã biết tự trọng cho khả năng của mình, biết đánh lại sự khinh thường người nhỏ của nhà vua, bằng 1 hành động rất sâu sắc "Một thời gian sau, vua có việc tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều. Nguyễn Hiền bảo:

- Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức."

Thái độ học tập nghiêm túc, luôn tìm tòi mày mò để học và để được học. Biết khả năng của bản thân và biết vận dụng đúng lúc để thử khả năng của mình => biết vận dụng khả năng.

Kết bài:

- Khái quát ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền.

- Rút ra bài học cho bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.179
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm