Đọc hiểu tạm biệt Huế

Huế là quà tặng của thiên nhiên dành cho Tổ quốc nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt diệu. Mang trong mình một vẻ đẹp thơ mộng nhưng đầm thâm trầm, Huế đã làm say đắm biết bao con tim thi sĩ trong đố có Thu Bồn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu đề đọc hiểu bài thơ Tạm biệt Huế của tác giả Thu Bồn để các bạn đọc cùng cảm nhận những nét thi vị và nghệ thuật của bài thơ.

Tạm biệt Huế đọc hiểu

Trắc nghiệm Tạm biệt Huế

Đọc văn bản sau:

TẠM BIỆT HUẾ

(Thu Bồn)

Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ,
Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu.
Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại
ngày quên lãng,
Mặt trời vàng và mắt em nâu …

Xin chào Huế một lần anh đến,
Để ngàn lần anh mãi nhớ trong mơ.
Em rất thực nắng thì mờ ảo,
Xin đừng lầm em với cố đô.

Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy,
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế,
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.

Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu?
Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu!

Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt,
Hải Vân ơi xin Người đừng tắt ngọn sao khuya.
Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng,
Anh trở về hóa đá phía bên kia.

(Huế, 1980)

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ có thể là:

A. Thành phố Huế

B. Con người Huế

C. Nhân vật “anh” (Có thể là tác giả)

D. Nhân vật “em” (Có thể là người con gái trong mộng của tác giả)

Câu 2. Đối tượng trung tâm được tác giả thể hiện cảm xúc trong bài thơ là:

A. Thành phố Huế với các hình tượng tiêu biểu của thành phố

B. Thành phố Huế

C. Người tác giả yêu thương

D. Kỉ niệm của tác giả với thành phố Huế

Câu 3. Những hình ảnh về Huế và đặc trưng của Huế được tác giả thể hiện trong bài thơ là:

A. Ngôi đền cổ, điện Hòn Chén, lăng tẩm, kinh thành Huế, Tràng Tiền, dòng sông (Hương), nón, Hải Vân

B. Ngôi đền cổ, điện Hòn Chén, lăng tẩm, cố đô, áo (dài) trắng, Tràng Tiền, dòng sông (Hương), nón, Hải Vân

C. Ngôi đền cổ, chén ngọc, lăng tẩm, cố đô, Tràng Tiền, dòng sông (Hương), nón, Hải Vân

D. Ngôi đền cổ, chén ngọc, lăng tẩm, kinh đô, cầu Tràng Tiền, sông Hương

Câu 4. Bài thơ trên thuộc thể thơ:

A. Lục bát

B. Tự do

C. Thất ngôn bát cú Đường luật

D. Thơ Mới

Câu 5. Biện pháp tu từ trong câu thơ sau là gì?

Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu

A. Biện pháp tu từ nhân hóa

B. Biện pháp tu từ điệp từ

C. Biện pháp tu từ hoán dụ

D. Biện pháp tu từ so sánh

Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ trên là:

A. Tình cảm triền miên trong lưu luyến của người sắp xa Huế.

B. Sự nuối tiếc nhớ nhung khi phải xa Huế

C. Niềm yêu thương Huế đậm đà, sâu sắc

D. Sự nuối tiếc những kỉ niệm với người thương tại Huế

Câu 7. Yếu tố tượng trưng trong bài thơ được thể hiện ở hình ảnh nào sau đây:

A. Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.

B. Anh trở về hóa đá phía bên kia

C. Nhịp cầu cong và con đường thẳng

D. Nón rất Huế nhưng đời không phải thế,

Câu 8. Chỉ ra và nêu tác dụng câu hỏi tu từ trong câu thơ: “Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu?”

Tác dụng:

- Tăng sức gợi cảm cho câu thơ.

- Giúp nhà thơ thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở, day dứt khi sắp phải rời xa Huế, đồng thời nó là cái cớ, là lí do để nhà thơ nhấn mạnh cho hai câu thơ tiếp theo của mình, đẩy cảm xúc dâng lên cao trào

Câu 9. Lựa chọn và phân tích một yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em ấn tượng.

Có thể tham khảo yếu tố tượng trưng được thể hiện trong câu thơ: Anh trở về hóa đá phía bên kia.

Hình ảnh “anh” – nhân vật trữ tình không phải là “hóa đá” – mà cả câu thơ lấy từ tích cổ, thể hiện niềm mong ngóng đợi chờ, cũng có phần đau đớn khi phải rời xa tạm biệt thành phố Huế

Câu 10. Hình ảnh

“Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu!” trong văn bản Tạm biệt Huế có gì khác so với hình ảnh dòng sông Hương trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử sau đây:

“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.”

Gợi ý

Học sinh đưa ra suy nghĩ của mình, có thể tham khảo:

Cũng đều chỉ dòng nước của sông Hương nhưng ở câu thơ của Hàn Mặc Tử thì dòng sông Hương mang một nỗi buồn sâu thẳm, không nói nên lời (buồn thiu). Dòng nước buồn thiu đó chính là con sóng lòng buồn thiu của thi nhân đang dâng lên không sao giấu được, đó là dòng tâm trạng cô đơn, buồn, xót xa.

Còn hai câu thơ trong bài Tạm biệt Huế, cũng vẫn là dòng nước sông Hương nhưng ở đây ám chỉ sự bịn rịn, lưu luyến không muốn rời xa (dùng dằng). Sông Hương là vậy, chỉ của riêng Huế thôi, không muốn rời xa người tình của mình nên nàng Hương giang ấy đã chảy thật chậm, êm trôi, và khi phải từ biệt thành phố yêu quý của mình thì nó ''dùng dằng'', đó chính là tình cảm sâu nặng của sông Hương dành cho Huế và cũng qua đó bộc lộ nỗi niềm của nhà thơ Thu Bồn, cũng như sông Hương thôi, nhà thơ cũng dành cho Huế một tình yêu sâu nặng và cũng bịn rịn, lưu luyến khi sắp chia xa nơi này.

Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ đọc hiểu

1. Xác định phương thức biểu đạt chính? Thể thơ? Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên?

PTBĐ chính: biểu cảm

Thể thơ: tự do

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

2. Dựa vào đoạn thơ, anh/chị hãy chỉ ra những từ ngữ và hình ảnh mang nét đặc trưng riêng của xứ Huế?

Những ngôi đền cổ, những lăng tẩm, cố đô, áo trắng, nhịp Tràng Tiền, nón, nhịp cầu công, con sông dùng dằng, Hải Vân.

3. Nêu tên biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt trong câu thơ sau:

“Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu?

BPTT: câu hỏi tu từ

-> Tác dụng:

+ Tăng sức gợi cảm cho lời thơ, tạo ấn tượng tới người đọc.

+ Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc băn khoăn, trăn trở, day dứt của nhà thơ.

4. Anh/chị hiểu như thế nào về ý của 2 câu thơ sau:

“Con sông dùng dằng con sông không chảy,

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.”

Gợi ý

Muốn thể hiện sự quyến luyến của dòng sông Hương với xứ Huế. Đồng thời thể hiện sự gắn bó giữa sông Hương với xứ Huế trong suốt bao năm qua.

5. Thái độ, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào qua đoạn trích?

Tác giả đã thể hiện sự thương nhớ da diết cùng với niềm ngợi cả tự hào của mình về xứ Huế thông qua những lời thơ đầy xúc cảm. Nhờ thơ đã đưa vào những vẻ đẹp của nơi để nói thể hiện sự ngợi cả của bản thân đối với mảnh đất này. Cùng với đó là những lời thơ như lời tâm sự, bộc bạch để thể hiện tâm trạng quyến luyến khi sắp phải xa rời nơi đây.

6. Thông điệp ý nghĩa mà anh/chị rút ra từ đoạn trích trên là gì?

Vẻ đẹp của quê hương là những điều rất đáng trân trọng. Bản thân chúng ta cần giữ gìn, phát huy và có thái độ tôn trọng, bảo vệ, phát triển những nét đẹp ấy.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 69
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm