Phân tích bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ
Phân tích bài Trắng trong
Bài thơ Trắng trong là tác phẩm được nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ viết tặng con gái đầu lòng của mình khi chị vừa mới 26 tuổi. Mỗi câu chữ trong bài thơ là những cung bậc cảm xúc trầm bổng làm toát lên triết lý nhân sinh qua hình tượng mẹ để dạy con biết làm người. Trong bài viết sau đây Hoatieu xin chia sẻ bài văn mẫu phân tích bài thơ Trắng trong của Lâm thị Mỹ Dạ, mời các bạn cùng tham khảo.
Trắng trong (Lâm Thị Mỹ Dạ)
Đôi làn môi con
Nghiêng về vú mẹ
Như cây lúa nhỏ
Nghiêng về phù sa
Như bông hoa thơm
Nghiêng về ngọn gió.
Đôi làn môi con
Ngậm đầu vú mẹ
Như búp hoa huệ
Ngậm tia nắng trời.
Sữa mẹ trắng trong
Con ơi hãy uống
Rồi mai khôn lớn
Con ơi hãy nghĩ
Những điều trắng trong.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ Trắng trong
Từ xưa tới nay, mẹ là đề tài bất tận cho người nghệ sĩ khát khao tìm tòi và sáng tạo. Hình tượng người mẹ lung linh trong nhạc, thơ, họa và điêu khắc qua dòng thời gian. Trong dòng chảy cảm xúc ấy, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã làm sáng lên hình ảnh một người mẹ đang ngồi cho con bú với biết bao yêu thương trìu mến, biết bao xúc động!
Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ luôn khát khao dâng hiến, tìm tòi và mang đến cho thơ những nguồn cảm xúc mới mẻ, ngọt ngào và sâu lắng. Trái tim đa sầu, đa cảm của một người phụ nữ, một người mẹ đã rung lên những nhịp đập bồi hồi để rồi cất lên trong thơ bà những giai điệu mới làm xúc động lòng người - giai điệu của tình mẫu tử. Giai điệu nhẹ nhàng êm ái như nhịp đưa nôi trong bài thơ “Trắng trong” của bà đọng lại trong lòng người đọc những tình cảm chân thành, quý giá mà nhân vật trữ tình đã dành cho đứa con yêu của mình.
Bài thơ “Trắng trong” của Lâm Thị Mỹ Dạ không dài dòng câu chữ, không diễn thuyết nhiều lời, mỗi câu thơ có “độ nén” với biết bao cung bậc cảm xúc.
“Đôi làn môi con
Nghiêng về vú mẹ
Như cây lúa nhỏ
Nghiêng về phù sa
Như bông hoa thơm
Nghiêng về ngọn gió”
Bài thơ bắt đầu bằng những hình ảnh so sánh, liên tưởng giản dị thường nhật mà hàm chứa những điều minh triết: “Đôi làn môi con / Nghiêng về vú mẹ / Như cây lúa nhỏ / Nghiêng về phù sa / Như hương hoa thơm / Nghiêng về ngọn gió” những hình ảnh chắt lọc trên chính là những cặp “con và mẹ” tồn tại vĩnh hằng trong vũ trụ: “môi con- vú mẹ”, “cây lúa- phù sa”; “hương hoa - ngọn gió”, “búp hoa - tia nắng”... đó là những cặp tương quan hình thành nên mối liên hệ sinh tồn, sinh trưởng từ cội nguồn sự sống. Hình ảnh người mẹ được nhà thơ vẽ lên bằng những cảm xúc chảy đầy trong tâm hồn. Người mẹ nào không thấy tràn ngập hạnh phúc khi được ôm lấy cái hình hài máu mủ của mình vào lòng, để cho đứa con thơ được rúc vào bầu sữa ẩm nóng của mình mà đón lấy niềm yêu thương, sự ngọt ngào từ dòng sữa mẹ. Người mẹ hạnh phúc đến nỗi dường như cả vũ trụ này, mẹ chỉ dành cho con qua vị ngọt ngào của dòng sữa ấy. Dẫu nhà thơ không về nụ cười của mẹ và nụ cười của con nhưng đọc mỗi dòng, mỗi chữ, ta vẫn thấy cả một biển trời yêu thương từ nụ cười trong đôi mắt của mẹ, sự ấp iu, ấm áp từ vòng tay mẹ và cả sự thoả mãn trong cái miệng xinh xắn của con. Biện pháp so sánh trong khổ thơ đầu như những tia sáng diệu kỳ không có hình khối nhưng soi sáng cuộc đời con giúp con ngủ ngon, vô lo, vô nghĩ trong sự vuốt ve, vỗ về của mẹ.
Ở khổ thơ thứ hai của bài thơ vẫn là hình ảnh đứa con bú mẹ nhưng có sự dịch chuyển ý thức khác hơn, đó là búp hoa huệ ngậm tia nắng trời. Đấy là sự lớn dần của đứa con đã được truyền sang từ tư tưởng, đạo đức người mẹ. Vẫn là những ấm áp yêu thương của mẹ dành cho con khi cho con bú mớm, vẫn là những yêu thương dịu dàng nhưng đến đây mẹ đã truyền cho con những điều lớn lao hơn. Con uống dòng sữa của mẹ cũng tự nhiên như có cây được đón ánh sáng của mặt trời và trong sự tương quan ấy mẹ sánh ngang tầm vũ trụ, đất trời. Mẹ chính là mạch nguồn nuôi lớn đời con.
“Đôi làn môi con
Ngậm đầu vú mẹ
Như búp hoa huệ
Ngậm tia nắng trời”
Lẽ thường, khi ru con, cưng nựng con, người mẹ nào cũng mơ ước những điều tốt lành cho con mình trong tương lai. Mơ cho con mình trở thành một người tốt, luôn nghĩ đến những điều trắng trong trong cuộc sống. Vâng, không có nguồn sữa mẹ nào lại không trắng trong, tinh khiết đối với trẻ thơ! Không có lời dặn nào, ước mong nào của mẹ lại không hướng đến điều tốt đẹp cho con!
“Sữa mẹ trắng trong
Con ơi hãy uống
Rồi mai khôn lớn
Con ơi hãy nghĩ
Những điều trắng trong”
Bài thơ chỉ có 64 chữ (16 câu, mỗi câu 4 chữ), nhưng đã xây dựng được hình tượng thơ đẹp: Tình yêu của người mẹ đối với sự hình thành tâm hồn và nhân cách của con trẻ. Tài sản dành cho con không phải là tiền bạc hay tiện nghi sang trọng, mà là những điều trắng trong trong ý nghĩ, trong nhân cách làm người. Bởi lẽ đó, mà trong nhiều bài thơ viết về tình mẫu tử, nhà thơ lâm thị Mỹ Dạ không khỏi lo lắng dặn dò con: “Mẹ là bờ cát con tìm / Dạt dào lòng mẹ triệu nghìn sóng con” hay “Môi con cái nụ giữa trời / Thơm vào lòng mẹ những lời của hoa”. Khi con trẻ ngậm đầu vú mẹ là con đang uống sự trắng trong, tỉnh khiết của tỉnh mẹ để khôn lớn, trưởng thành. Triết lý của bài thơ gói gọn trong hai câu cuối. Đấy là lời khuyên răn, nhắn nhủ, hy vọng từ nguồn sữa trắng trong mẹ đã cho con, con đã uống dòng sữa trắng trong của mẹ “hãy nghĩ những điều trắng trong”.
Bài thơ “Trắng trong” của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết theo âm điệu hát ru, nên rất thiết tha và dân dã. Chất trữ tình đan xen với những dòng tự sự nhẹ nhàng, thấm thía đã đưa ta trở về với những ngày ấu thơ để cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm yêu thương dạt dào của mẹ qua dòng sữa trắng trong mà mẹ nâng niu, dành hết cho con. Bài thơ đã hướng đến cái cao đẹp, cái tốt lành cho con trẻ, nghĩ đến sự trắng trong của hồn người. Phải có tấm lòng yêu thương bao la dành cho con trẻ nhà đã vượt qua những bức xúc thường ngày để hướng đến những điều nhân văn vĩnh cửu như thế. Bài thơ đã viết về một thiêng liêng nhất của mỗi đời người: Đó là tỉnh mẫu tử! Nguồn sữa mẹ là hình tượng thơ hàm chứa và bao quát. Trắng trong là ước nguyện tốt đẹp mà mỗi người mẹ luôn dành cho con yêu của mình. Đó cũng là nguồn mạch của “Trắng trong” mà nhà thơ muốn truyền cho con khôn lớn và gửi đến mỗi bà mẹ trên thế gian này.
Hướng con người tới những khát vọng cao đẹp, đó chính là giá trị nhân văn cao cả trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, đặc biệt là những bài thơ viết về tình mẫu tử. trong đó có bài thơ “Trắng trong”. Tình thương con như một nốt nhạc êm đềm ngân nga trong những bản tình ca của nhà thơ. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà “Trắng trong” được nhạc sỹ Phạm Tuyên phổ nhạc. Mỗi lần cất tiếng hát đều làm cho lòng người rưng rưng, bồi hồi, xúc động. Ở đó không chỉ có niềm yêu thương, hạnh phúc, tự hào mà còn có cả những lời dặn dò, nhắc nhở, những khát vọng làm người được gửi gắm trong những lời ru, lời hát. Tình cảm của mẹ dành cho con vô cùng lớn lao sánh ngang tầm thiên nhiên, đất trời, vũ trụ bởi lẽ dòng sông không bao giờ ngừng chảy cũng như tình mẹ dành cho con là vô tận vô cùng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nextgen
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
(Có dàn ý chi tiết) Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
-
(2 đề có đáp án) Đọc hiểu Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào
-
Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội
-
Đọc hiểu Măcbet - William Shakespeare
-
Bộ đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (50 đề)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 9
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên đọc hiểu
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rèn luyện thói quen đọc sách
Nhân ngày 20-11 kể về những kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô giáo cũ lớp 9
(Có đáp án) Chuyện gã Trà đồng giáng sinh đọc hiểu
(Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
Nghị luận phân tích câu chuyện Bí ẩn của làn nước