Phân tích bài thơ Không có gì tự đến đâu con của Nguyễn Đăng Tấn

Phân tích bài thơ Không có gì tự đến đâu con của tác giả Nguyễn Đăng Tấn

Không có gì tự đến đâu con là một bài thơ hay của tác giả nguyễn Đăng Tấn viết về nỗi lòng của cha mẹ dành cho con cũng như tiếng nói tràn đầy yêu thương của người cha với con trai. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc dàn ý phân tích Không có gì tự đến đâu con sẽ giúp các em nắm được cách viết bài văn phân tích bài thơ Không có gì tự đến đâu con sao cho hay và đúng nhất.

Phân tích bài thơ Không có gì tự đến đâu con của tác giả Nguyễn Đăng Tấn

Dàn ý phân tích bài thơ Không có gì tự đến đâu con

Mở bài

- Nguyễn Đăng Tấn là một nhà báo, một nhà thơ với phong cách thơ bình dị nhưng giàu chất triết lí, thể hiện những suy ngẫm, trăn trở về tình yêu thương, về lẽ sống của con người.

- Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con”, được nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn viết tặng con là Nguyễn Đăng Tiến vào khoảng năm 1995, khi Tiến đang học lớp 3. Bài thơ được in trong tập thơ “Lời ru vầng trăng”, xuất bản năm 2000. Bài thơ là lời tâm tình, nhắn nhủ của người cha dạy con phải biết tự mình nỗ lực vươn lên, dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu của mình.

Thân bài

Tập trung phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Nội dung:

Luận điểm 1: Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” là lời tâm tình, nhắn nhủ của người cha với đứa con yêu thương của mình.

- Cha nói với con về quy luật của tự nhiên và quy luật khách quan của cuộc sống: Mọi thành quả không tự nhiên mà có, các sự vật trong tự nhiên phải trải qua thử thách khắc nghiệt cũng như con người phải có ý chí nghị lực, sự kiên trì mới dành được những điều tốt đẹp.

+ Điệp ngữ “Không có gì tự đến” xuất hiện nhiều lần ở đầu các khổ thơ, nhấn mạnh và khắc sâu tư tưởng xuyên suốt toàn bài. Mọi việc trên đời đều có nhân quả, lý do riêng của nó.

+ Tác giả dùng lối điệp cấu trúc câu, mỗi câu thơ đậm tính triết lý gồm hai vế: Vế trước là kết quả, mục đích, vế sau là nguyên nhân. Để có mùa màng bội thu “quả muốn ngọt”, “hoa sẽ thơm”, “mùa bội thu” … con người phải trải qua bao vất vả, một nắng hai sương. Điệp từ “trải”, hình ảnh biểu tượng “nắng lửa” nhấn mạnh những khó khăn, khắc nghiệt mà thế giới tự nhiên hay con người phải trải qua. (HS lấy dẫn chứng).

+ Để thành công, dẫu chỉ là công việc bình thường, con người cũng phải đánh đổi bằng sức lao động và nỗ lực của bản thân. Phép so sánh giàu sức gợi hình, gợi cảm “Như con chim suốt ngày chọn hạt” cụ thể hóa sự cần mẫn, tỉ mỉ của loài chim. Từ đó, người cha khuyên con cũng phải có sự chăm chỉ, kiên trì như vậy mới đạt thành quả. Với nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ thể hiện cách nhìn đa chiều “Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ”, cuộc sống vốn bao dung nhưng cũng chứa đầy thử thách (HS lấy dẫn chứng).

- Cha nói với con về tình cảm gia đình, mong con hiểu được tâm tình của cha mẹ.

+ Độ tuổi của con còn thơ trẻ, hồn nhiên, có lúc còn ham chơi “hư và dối”, chưa hiểu hết được những qui luật của cuộc sống. Vì thế, bổn phận người làm cha mẹ phải biết linh hoạt, cương nhu trong uốn nắn, dạy bảo con:

“nặng nhẹ”, “yêu thương”, “roi vọt” …

+ Cha mẹ tin rằng con sẽ hiểu được tấm lòng và tình yêu thương của cha mẹ. Cha yêu thương con, là chỗ dựa vững chắc cho con nhưng không nuông chiều. (HS lấy dẫn chứng).

- Cha nhắn nhủ: con hãy giữ vững tinh thần, ý chí và nghị lực, hãy luôn tin vào bản thân mình và không ngừng nỗ lực vươn lên.

+ Cha vạch rõ con đường phía trước của con “dài rộng rất nhiều” nhưng điều quan trọng là con phải biết “giữ cây vươn thẳng”, tự giác và nghiêm khắc với bản thân. Các hình ảnh ẩn dụ “Đường con đi dài rộng”, “năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng”, ‘Trời xanh chẳng bao giờ lặng” nhằm khẳng định đường đời lắm gian nan, con phải có ý chí, bản lĩnh, không được cúi đầu trước khó khăn, cám dỗ của cuộc đời. Ý thơ là lời răn dạy: Không ai có thể sống thay con, chỉ có con mới quyết định được tương lai cuộc đời của mình.

+ Khổ thơ cuối đặc biệt bởi chỉ có một dòng thơ ngắn kết hợp dấu gạch ngang gợi suy ngẫm về những điều cha dạy mà con cần khắc cốt ghi tâm. Từ láy “đinh ninh” như một lời trao gửi thiêng liêng của thế hệ cha anh, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc, thấm thía. (HS lấy dẫn chứng).

=> Qua bài thơ người đọc cảm nhận được tình yêu thương con sâu nặng của người cha, sự trân trọng, tin yêu của nhà thơ vào tình cảm gia đình- một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp.

* Luận điểm 2: Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của Nguyễn Đăng Tấn còn được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc.

+ Sử dụng thể thơ tự do phù hợp với việc diễn tả những lời thủ thỉ, tâm tình và dặn dò thiết tha, sâu lắng của người cha dành cho con.

+Hình ảnh bình dị, gần gũi nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, mang tính khái quát cao, phù hợp những suy tư, cách nhìn có chiều sâu về cuộc sống của người cha.

+ Ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm, giọng điệu tha thiết, sâu lắng nhưng trang nghiêm, tự hào ...

+ Các phép tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ… được sử dụng khéo léo, phát huy hiệu quả trong diễn đạt.

Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ.

- Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 3.848
0 Bình luận
Sắp xếp theo