Phân tích truyện ngắn Người cha của Nguyễn Quang Thiều

Người cha là một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết về đề tài gia đình. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những nỗi xót xa về hoàn cảnh éo le bất hạnh của hai cha con nhân vật “tôi” trong tác phẩm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý phân tích tác phẩm Người cha của Nguyễn Quang Thiều cùng với bài văn mẫu chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

phân tích tác phẩm Người cha của Nguyễn Quang Thiều

1. Tóm tắt truyện ngắn Người cha

Truyện ngắn người cha của Nguyễn Quang Thiều là một câu chuyện theo dòng hồi ức của nhân vật tôi. Cha mẹ nhân vật tôi chia tay nhau khi "tôi" mới 12 tuổi. Mẹ bỏ cha đi theo người đàn ông khác. Cha nhiều lần đi tìm mẹ về nhưng không thành. Trong những cơn say nửa mê nửa tỉnh cha đã nhiều lần bạo hành nhân vật tôi. Khi cha tỉnh rượu cha rất lo lắng khi nhìn thấy những vết bầm trên tay của nhân vật tôi. Do thương cha nên "tôi" thường nói dối rằng những vết bầm do bất cẩn mà có. Một ngày, mẹ trở về để đón 2 chị em nhân vật tôi lên ở với mẹ trên thành phố. Do thương cha nên sau đó 2 chị em vẫn quyết định lựa chọn trở về sống bên cha. Trong 1 lần bị cha bạo hành, nhân vật tôi bị thương nặng và không thể giấu giếm được nữa. Người cha đã biết tất cả những đau đớn về thể xác của con là do mình gây ra. Cha đã rất hối hận và từ bỏ rượu và hứa sẽ không buồn nữa vì có con.

2. Lập dàn ý phân tích truyện ngắn Người cha của Nguyễn Quang Thiều

I. Mở bài

1. Giới thiệu tác giả:

  • Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn đương đại nổi bật của Việt Nam.
  • Ông được biết đến với phong cách viết giàu cảm xúc, sâu sắc và mang đậm tính nhân văn.

2. Giới thiệu tác phẩm:

  • "Người cha" là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Quang Thiều, tập trung vào chủ đề tình cảm gia đình.
  • Tác phẩm kể về mối quan hệ giữa người cha và con, thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình và những giá trị cuộc sống.

II. Thân bài

1. Phân tích nhân vật người cha:

  • Tình cảm và trách nhiệm: Người cha trong truyện hiện lên với hình ảnh một người đàn ông đầy tình cảm và trách nhiệm. Ông luôn dành tình yêu thương và sự quan tâm sâu sắc đến con cái.
  • Sự hy sinh: Người cha sẵn sàng hy sinh bản thân vì hạnh phúc và sự phát triển của con. Ông luôn đặt lợi ích của con lên trên hết, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu.

2. Phân tích nhân vật người con:

  • Tình cảm dành cho cha: Người con trong truyện cũng có tình cảm sâu sắc đối với cha. Những ký ức và tình cảm từ cha đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và suy nghĩ của con.
  • Sự trưởng thành: Qua những bài học từ cha, người con dần trưởng thành, hiểu được những giá trị cuộc sống và trách nhiệm của mình.

3. Hình ảnh và biểu tượng:

  • Hình ảnh bầu trời: Bầu trời trong truyện là biểu tượng cho sự tự do, hy vọng và những ước mơ. Nó gắn liền với những câu chuyện và bài học của người cha.
  • Những chi tiết đời thường: Những chi tiết về cuộc sống hàng ngày của người cha và con đều mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tình cảm gia đình và những giá trị nhân văn.

4. Thông điệp của truyện:

  • Tình cảm gia đình: Truyện ngắn "Người cha" nhấn mạnh tầm quan trọng của tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cha con. Đây là một giá trị thiêng liêng, luôn tồn tại và gắn kết con người.
  • Giá trị cuộc sống: Qua những bài học từ người cha, tác phẩm cũng truyền tải thông điệp về những giá trị cuộc sống quan trọng như tình yêu thương, sự hy sinh, và trách nhiệm.

5. Phong cách viết của Nguyễn Quang Thiều:

  • Ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng nhưng giàu cảm xúc và đầy tính triết lý.
  • Miêu tả tâm lý nhân vật: Nguyễn Quang Thiều thể hiện sâu sắc tâm lý và tình cảm của các nhân vật qua những chi tiết nhỏ nhưng đắt giá.
  • Tính nhân văn: Phong cách viết của ông luôn mang đậm tính nhân văn, gợi lên những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc trong lòng người đọc.

III. Kết bài

1. Khẳng định giá trị của tác phẩm:

  • "Người cha" là một truyện ngắn giàu ý nghĩa, thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình và những giá trị nhân văn.
  • Tác phẩm đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc về những bài học cuộc sống và tình cảm thiêng liêng giữa cha và con.

2. Tầm quan trọng của tình cảm gia đình:

  • Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của tình cảm gia đình trong cuộc sống.
  • Dù cuộc sống có thay đổi, tình cảm gia đình vẫn luôn là nguồn động viên, an ủi lớn lao và là giá trị cần được gìn giữ và trân trọng.

3. Dàn ý phân tích văn bản Người cha của Nguyễn Quang Thiều chi tiết

1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Tác giả Nguyễn Quang Thiều là người nghệ sĩ đa tài: sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,...; từng được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế. Truyện ngắn của ông dung dị nhưng ẩn chứa nhiều triết lý nhân văn sâu sắc.

- Truyện ngắn “Người cha” được Nguyễn Quang Thiều là một trong những truyện ngắn phản ánh chân thực thực trạng hôn nhân trong đời sống gia đình của con người ở xã hội hiện đại ngày nay.

2. Thân bài:

* Luận điểm 1: Truyện ngắn “Người cha” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa chân thực, sinh động hoàn cảnh éo le của gia đình “tôi” khi bố mẹ ly hôn – điều này khiến cha con “tôi” rơi vào tình cảnh bị thương; đây cũng là thực trạng của nhiều gia đình Việt Nam trong xã hội hiện đại.

*) Mở đầu câu chuyện, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã mở ra trước mắt người đọc tình cảnh trớ trêu của gia đình “tôi”, khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng, xót xa.

- Gia đình “tôi” tan vỡ, bố mẹ chia tay nhau khi “tôi” mới mười hai tuổi. Nguyên nhân: “Nói cho đúng là mẹ tôi bỏ cha tôi theo một người đàn ông khác về thành phố.” Cách dẫn dắt truyện tự nhiên, gây ấn tượng cho người đọc, gợi nhiều thương cảm.

*) Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã khai thác chân thực nỗi đau của cha con “tôi” khi gia đình tan vỡ:

- Người cha: Bế tắc, tuyệt vọng, đớn đau khi vợ bỏ đi theo người đàn ông khác nên suốt ngày chìm đắm trong rượu để giải sầu, quên đi người vợ đây tội lỗi đã làm ông đau khổ: “Những đêm không uống rượu ở nhà, cha tôi mò ra chợ uống rượu... Cổ bữa, cha tôi ngủ lại ở lều chợ.”. Không khí của gia đình cũng đạm, thê lương hơn, dường như nỗi uất hận với người vợ không chung thủy đã choán hết tâm trí của người cha nên ông trở nên lầm lì, ít nói: “Cha tôi đi làm cả ngày. Tối về nhà. cha gục mặt ăn vội bữa tối. Hầu như chẳng bao giờ cha nói chuyện với chị em tôi. Không những thế, người cha còn có những lời nói, hành động thô lỗ, bạo lực với “tôi” trong mỗi lúc uống rượu say: “Cha chỉ tay vào mặt tôi và nói: - Mày đã hại đời tao... bây giờ... mày còn cấm tạo uống à?... Cha tôi đứng dậy, vơ lấy cái chổi ở gần đó và đánh tôi... Tôi nghiến răng, quỳ trên nền nhà chịu trận đòn của cha.”.Khi tỉnh rượu, nhìn vết bầm tím trên tay “tôi”, người cha lại hỏi han ân cần: “Tay con làm sao thế kia?... Làm sao thế? Cha tôi hoảng hốt – Ai đánh con? Đứa nào đánh con?; Đứa nào đánh? Cha tôi quát – Nói ngay, tao sẽ đập chết nó. Đứa nào?”. Những câu hỏi dồn dập của cha thể hiện sự quan tâm, lo lắng; sự tức giận ai đó đã làm con gái ông đau.

+ Khi nghe “tôi” nói ra sự thật: "Đêm nào say rượu cha cũng đánh con bằng cái chổi kia kìa. Nhưng con không nói với cha vì con sợ cha buồn thêm. Con có lỗi cha cứ đánh con, nhưng cha đừng uống rượu nữa. Biết được sự thật mình chính là nguyên nhân khiến con gái bị đau đớn, người cha rùng mình vì đau đớn; khóc vì xấu hổ cho những hành động đáng trách khi chính ông đã gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác cho cô con gái bé bỏng.

- Nhân vật “tôi”:

+ Là đứa con gái còn nhỏ tuổi nhưng giàu tình cảm, hiểu chuyện và rất thương những người thân trong gia đình của mình. Biết mẹ bỏ cha con mình đi lên phố, và nghe cha nói: “Mẹ chúng mày đã chết rồi. Từ nay tao cấm chị em mày yêu nhắc tới mẹ. Đứa nào nhắc tới, tao giết.” em chỉ: “nằm ôm đứa em trai sáu tuổi và lặng lẽ khóc.”

+ Yêu thương em và dỗ dành em một cách khéo léo: - Mẹ đang ở thành phố. Mẹ sẽ về”.

+ Em thương cha và lo lắng, quan tâm đến cha: “Tôi lấy chăn đắp cho cha và ngồi nhìn cha mà khóc. ... tôi chong đèn chờ cha.”; “Tôi giằng lấy chai rượu từ tay cha tôi và nói như gào:

- Cha không được uống rượu. Cha không được uống.”.

+ Bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh do người lớn gây ra, nhưng em không than phiền, oán trách cha mẹ: “Cũng vào năm đó, tôi phải bỏ học. Suốt ngày tôi lo việc giặt giũ, cơm nước cho cha tôi với đứa em.”.

+ Cũng như bao đứa trẻ khác, “tôi” ao ước được sống trong một mái ấm gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Bởi vậy nên: “tôi mơ thấy những ngày hạnh phúc của gia đình tôi. Những bữa cơm tối đầm ấm. Mẹ tôi luôn gắp thức ăn cho cha con tôi. Rồi tôi mơ thấy mẹ tôi từ thành phố trở về. Cha tôi ra tận đầu thị trấn đón mẹ. Mẹ tôi gục mặt vào ngực cha tôi khóc mãi.”.

+ Mặc dù bị cha đánh nhưng không kháng cự bởi “tôi” biết cha vô cùng đau buồn, tức giận, hận mẹ đã phụ tình cha đi theo người đàn ông khác, bỏ cha con “tôi”: “Nghe cha khóc, tôi không thể nào bỏ chạy được. Tôi nghiến răng, quỳ trên nền nhà chịu trận đòn của cha. Đến khuya, khi cha tôi đã ngủ mê mệt vì rượu, tôi mới lặng lẽ thu dọn những mảnh chai vỡ.”. Hay, khi mẹ về đón hai chị em lên phố ở với mẹ, ngay trong giấc mơ “tôi” cũng rất lo lắng, thương cha của mình: “Tôi thao thức mãi không ngủ được vì nhớ cha tôi sẽ thế nào khi chiều đi làm về không thấy chúng tôi.”. Khi phải ở trong tình thế căng thẳng phải có sự lựa chọn đớn đau, thì trong lòng “tôi” vẫn trào dâng tình yêu thương cha: “Lúc đó tôi nghe thấy cha tôi ho. Và hiện lên trong ký ức tôi những buổi tối cha tôi nằm co quắp trên nền nhà vì say rượu. Và trong tâm trí tôi vang lên giọng cha tôi: “Tay con làm sao thế kia?”. Lúc đó tôi cắn môi kìm tiếng nấc”. Cuối cùng, “tôi” đã đi đến quyết định theo cha về quê: “- Cho chúng con về quê.”. Chúng ta thật cảm phục trước tình yêu của “tôi” dành cho cha.

+ Nỗi đau chồng chất nỗi đau, và trong một tình huống không thể giấu cha:”Nhưng đến một lần cái cán chổi đánh trúng khớp cổ tay tôi. Cổ tay tôi bị bong gân sưng vù. Tôi không thể nào giấu cha được.” . Và rồi, trong tột cùng của đau đớn: “tôi càng khóc to. Tôi khóc không phải vì đau đớn. Tôi khóc vì tủi thân. Tôi khóc vì cái giọng xót xa của cha tôi...- Cha đừng đánh con nữa, đừng đánh con nữa.”.

+“Tôi” cảm nhận được tình yêu thương của cha dành cho mình và thấu hiểu được nỗi đau đang trào dâng trong tâm hồn cha khi biết sự thật chính cha là người làm cho con gái mình chịu nhiều đau đớn về thể xác và tinh thần: “Tôi thấy cha tôi rùng mình. Và cha tôi khóc. Tiếng khóc của cha tôi như tiếng “u... u” kéo dài trên đầu tôi bất tận.”.

+ Chính tình yêu thương cha và tấm lòng nhân hậu của “tôi” đã giúp người cha bừng tỉnh trong cơn say: “Cha tôi xoay người, ôm tôi vào lòng....Từ nay cha không buồn nữa. Có đứa con như con thì cha chẳng bao giờ buồn nữa.”. Được sống trong vòng tay ấm áp của cha, được cha thì thầm nói những lời yêu thương, bao nhiêu nỗi đau, tủi cực trong “tôi” dường như tan biến hết: “Tôi dụi mặt vào ngực cha. Đêm ấm áp và da diết vô cùng. Tôi thấy cha tôi gần gũi và tin cậy hơn bao giờ hết.”

* Luận điểm 2: Để làm nổi bật được diễn biến tâm trạng đau đớn của hai cha con nhân vật “tôi” trong câu chuyện “Người cha”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sắc:

- Nghệ thuật kể chuyện rất sinh động, hấp dẫn.

- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, éo le khiến người đọc trăn trở về tình trạng hôn nhân gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay.

- Ngôi kể thứ nhất (người kể chuyện xưng “tôi”, là nhân vật xuất hiện và tham gia trực tiếp vào câu chuyện).

- Có nhiều chi tiết nghệ thuật ám ảnh; giọng văn buồn thương da diết; tình huống truyện độc đáo, éo le bằng tất cả đã tạo nên những xúc cảm thẩm mĩ khó phai.

Ngôn ngữ đối thoại thể hiện được tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng của “người cha” dành cho con gái (Tay con làm sao thế?; Làm sao thế? Cha tôi hoảng hốt Ai đánh con? Đứa nào đánh con?; Đứa nào đánh? Cha tôi quát – Nói ngay, tao sẽ đập chết nó. Đứa nào?).

- Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế, đặc biệt là khắc họa sinh động, chân thực, cảm động nỗi đau đớn, xót xa của nhân vật “tôi” khi chứng kiến người cha tuyệt vọng, đắng cay khi hạnh phúc gia đình tan vỡ.

* Nhận xét khái quát: Bằng ngôi kể thứ nhất, nghệ thuật kể chuyện chân thực, sinh động, hấp dẫn, giọng văn buồn thương da diết, tình huống truyện độc đảo, éo le; tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về những mặt trái của một số gia đình trong cuộc sống hiện đại.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

Truyện ngắn “Người cha”, tác giả Nguyễn Quang Thiều đã phản ánh và cùng chân thực số phận éo le, bất hạnh của hai cha con nhân vật “tôi”, điều đó đã để lại những xúc cảm vừa đớn đau thương xót, vừa cảm phục ngỡ ngàng trong lòng bạn đọc.

- Từ câu chuyện bi thương của gia đình “tôi”, chúng ta cần biết trân trọng giá dựng mái ấm hạnh phúc gia đình để không khí gia đình luôn hòa thuận, tràn ngập trị của hạnh phúc gia đình. Mỗi người cần vun đắp, yêu thương và chung tay xây tiếng cười của tình thân.cần vun đắp, yêu thương và chung tay xây dựng mái ấm hạnh phúc gia đình để không khí gia đình luôn hòa thuận, tràn ngập tiếng cười của tình thân.

4. Phân tích truyện ngắn “Người cha” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 quê ở tỉnh Hà Tây, Thành Phố Hà Nội. Ông nổi tiếng với nhiều tác phẩm cả về thơ và truyện dài, truyện ngắn. Ông mang phong cách nghệ thuật chuyên sáng tác về nhiều đề tài với những cách biểu hiện khác nhau và nhiều cung bậc cảm xúc vượt khỏi phạm vi cảm hứng hiện thực hay siêu thực. Ông không mô phỏng, sao chép đời sống để viết thành những vần thơ đầy ẩn ý. Nổi bật trong đó là Truyện ngắn Người cha đã để lại trong lòng độc giả sự day dứt thương cảm sâu sắc về nhân vật người con hiểu chuyện, tháo vác hay về người cha say rượu hay đánh con nhưng vẫn rất tần tảo lo cho các con.

Truyện sử dụng ngôi kể thứ nhất là “ tôi” - người con. Là nhân vật xuất hiện và tham gia trực tiếp vào câu chuyện nên giúp người đọc dễ dàng cảm thụ hơn. Cô bé mang trong mình hoàn cảnh éo le khi mà mẹ thì bỏ lại cha và con cái lên thành phố. Cha vì tức giận nên đêm nào cũng uống rượu và đánh đập cô bé. Ban ngày cô phải chăm sóc em trai nhỏ và phải nghỉ học để dọn dẹp nhà cửa. Tuy mang trong mình sự thiếu hụt tình thương và may mắn, một gia đình không trọn vẹn nhưng người con không bao giờ trách móc người mẹ bỏ xứ ra đi hay người cha say xỉn đánh đập. Cô luôn nhận tội lỗi về mình và luôn luôn quan tâm động viên ba của mình. Khi được mẹ đón lên ở cùng. Nhìn em trai không hề hay biết gì vui vẻ chơi và cô thì nghe được cuộc trò chuyện của mẹ và người đàn ông thì đã rất hiểu chuyện. Biết được cuộc sống mẹ cũng không dễ dàng và chị em mình cũng không thể ở lại đây mãi mãi. Nên khi mà người cha đến đón và nhìn cha mệt mỏi buồn rầu cô đã không ngần ngại chọn ông. Nhân vật “tôi” là cô bé đảm đang, tháo vát; là người yêu thương cha rất sâu sắc mãnh liệt lên thành phố ở nhà mới của mẹ mà em không ngủ được, quan tâm lo lắng khi không biết ba ở với ai, sẵn sàng nén từ bỏ cuộc sống tốt hơn để về quê ở với ba, khi bị đánh nín nhịn vì không muốn ba buồn hơn nữa. Dù biết về vẫn phải chịu những đòn roi nhưng cô bé không hề hối hận về quyết định của mình. Một đứa trẻ ngoan ngoãn hiểu chuyện đến mỗi khi mà bị ba nhìn thấy vết thương vẫn cố không nói ra lí do thật sự thì đúng là đứa bé hiểu chuyện một cách đau lòng. Và sau bao nhiêu khúc mắc hiểu lầm giải tỏa thì câu nói của người cha : “Có đứa con như con thì cha chẳng bao giờ buồn nữa” câu nói gây xúc độc làm cảm xúc tăng đến đỉnh điểm chắc chắn đã làm cô con gái hiểu chuyện rất hạnh phúc.

Người cha trong câu chuyện đáng trách cũng rất đáng thương. Đáng trách ở chỗ luôn say xỉn rồi đánh đập con cái nhưng khi tỉnh lại vào sáng mai thì vẫn đi làm kiếm tiền để nuôi con, thấy tay con bị đau luôn hỏi han với ánh mắt lo lắng và muốn lấy lại công bằng cho con bằng cách tỉma người làm con bị thương. Đáng thương ở chỗ vợ bỏ đi lên thành phố dẫn đến buồn sầu uống rượu nhưng khi gặp khó khăn về công việc vẫn trụ vững để lo lắng nuôi cho các con ăn học. Những câu nói thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng của “người cha” dành cho con gái là:

– Tay con làm sao thế?

– Làm sao thế? Cha tôi hoảng hốt – Ai đánh con? Đứa nào đánh con?

– Đứa nào đánh? Cha tôi quát – Nói ngay, tao sẽ đập chết nó. Đứa nào?

Sở dĩ chọn các câu văn này vì căn cứ vào ngữ cảnh con gái bị đau tay, căn cứ vào ngữ điệu người cha hỏi dồn dập thể hiện sự quan tâm, lo lắng; sự tức giận. Chỉ có tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng mới có tâm trạng, thái độ và cách hỏi như vậy. Người cha rùng mình khóc u…u là vì nhân vật “tôi” nói ra sự thật: Đêm nào say rượu cha cũng đánh con bằng cái chổi kia kìa. Nhưng con không nói với cha vì con sợ cha buồn thêm. Con có lỗi cha cứ đánh con, nhưng cha đừng uống rượu nữa. Biết được sự thật mình chính là nguyên nhân khiến con gái bị đau như vậy, vốn là người cha thương yêu các con nhưng do cuộc sống, do bị ma men điều khiển nên người cha đã đánh con trong vô thức. Khi biết được sự thật, người cha rùng mình vì đau đớn, khóc vì xấu hổ cho những hành động đáng trách khi chính ông đã gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác cho cô con gái bé bỏng. Ông khóc vì không ngờ cô con gái lại là người hiểu chuyện, là người giàu đức hi sinh đến vậy, đó là giọt nước mắt của sự xúc động, cảm phục trước vẻ đẹp nhân cách của con. Câu nói của người cha: “Có đứa con như con thì cha chẳng bao giờ buồn nữa” thật sự là quá đúng hoàn cảnh bởi vì nhân vật “tôi” là cô bé đảm đang, tháo vát; là người yêu thương cha rất sâu sắc mãnh liệt lên thành phố ở nhà mới của mẹ mà em không ngủ được, quan tâm lo lắng khi không biết ba ở với ai, sẵn sàng nén từ bỏ cuộc sống tốt hơn để về quê ở với ba, khi bị đánh nín nhịn vì không muốn ba buồn hơn nữa, khi nhận ra lỗi lầm bản thân gây ra cho con gái, biết được vẻ đẹp đức hi sinh của con, ông như được an ủi phần nào, cho nên ông không còn buồn nữa.

Với ngôi kể số một, nghệ thuật kể chuyện rất sinh động, hấp dẫn, chi tiết nghệ thuật ám ảnh, giọng văn buồn thương da diết, tình huống truyện độc đáo, éo le, tất cả đã tạo nên những xúc cảm thẩm mĩ khó phai. Nói tóm lại, bằng ngôi kể số một; nghệ thuật kể chuyện rất sinh động, hấp dẫn; chi tiết nghệ thuật ám ảnh; giọng văn buồn thương da diết; tình huống truyện độc đáo, éo le tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về những mặt trái của một số gia đình trong cuộc sống hiện đại. Những phận người, kiếp người ấy sẽ đi đâu, về đâu đây khi cuộc đời vẫn còn quá nhiều nỗi buồn đau

Trong truyện ngắn “Người cha”, tác giả Nguyễn Quang Thiều đã phản ánh vô cùng chân thực số phận éo le, bất hạnh của hai cha con nhân vật “tôi”, điều đó đã để lại những xúc cảm vừa đớn đau xót thương, vừa cảm phục ngỡ ngàng trong lòng độc giả.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 24.342
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm