Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ Than nỗi oan - Cao Bá Nhạ
Nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát Than nỗi oan - Cao Bá Nhạ
Than nỗi oan là văn bản trích từ tác phẩm Tự tình khúc - Cao Bá Nhạ. Đây là một bài thơ được viết theo thể thơ song thất lục bát. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý phân tích đoạn trích Than nỗi oan trong tác phẩm Tự tình khúc cùng với bài văn mẫu nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát bài thơ Than nỗi oan hay và chi tiết sẽ giúp các em nắm được cách làm dạng bài này.
Văn bản: Than nỗi oan (Trích Tự tình khúc - Cao Bá Nhạ)
“Đuôi con mắt châu sa thấm giấy
Đầu ngón tay máu chảy pha son
Người đau phong cảnh cũng buồn
Thông gầy như trúc, cúc mòn như mai
Mối tâm sự rối mười phần thảm
Gánh gia tình nặng tám năm dư
Khi ngày mong bức xá thư
Khi đêm than bóng, khi trưa hỏi lòng
Hương thề nguyện khói nồng trước gió
Tờ tố oan mở ngỏ giữa trời
Tờ oan kể hết bao lời
Hương thề sao chửa thấu nơi cửu trùng”
1. Dàn ý phân tích đoạn thơ Than nỗi oan
Mở bài
- Dẫn dắt: Từng được đánh giá là “Một khúc ngâm lâm ly thống thiết nhất trong văn chương cổ điển Việt Nam” (Đái Xuân Ninh).
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tự tình khúc” xứng đáng là một áng văn bất hủ, là tiếng kêu tha thiết nói lên nỗi oan khổ của Cao Bá Nhạ.
- Nêu nhận định chung về tác phẩm/ đoạn trích: Trong đó “Than nỗi oan” là một đoạn trích rất đặc sắc, thể hiện tư tưởng cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả.
- Trích đoạn trích:
“Đuôi con mắt châu sa thấm giấy
...
Hương thề sao chửa thấu nơi cửu trùng”
Thân bài
1. Giới thiệu chung
- Cao Bá Nhạ (chưa rõ năm sinh, năm mất) là cháu ruột của Cao Bá Quát. Năm 1855, Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa Mĩ Lương, chống lại triều đình nhà Nguyễn, bị triều đình kết án tru di tam tộc. Trong bối cảnh ấy, Cao Bá Nhạ đã phải tha hương cầu thực, trốn chui lủi khắp mọi vùng miền, nhưng đến năm 1862, ông bị tố giác, bị bắt vào ngục, đi đày và sau đó mất.
- Ông đã để lại cho đời hai tác phẩm nghệ thuật vô cùng đặc sắc, trong đó phải kể đến “Tự tình khúc”. Đây là tác phẩm ngâm khúc, gồm 608 câu thơ song thất lục bát. Tác phẩm được viết khi ông đang bị lưu đày, sống trong cảnh tù tội. Tác phẩm là một khúc ngâm lâm ly, thống thiết, là một thiên tình cảm chân thực của một con người bị vạ lây, oan trái.
- Đoạn trích “Than nỗi oan” thuộc phần giữa của tác phẩm, đoạn trích là tiếng lòng, là lời than cho số phận oan trái của mình.
2. Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
*Khổ 1:
- Hình ảnh:
+ “Đuôi con mắt châu sa thấm giấy/ Đầu ngón tay máu chảy pha son”: Ở trong chốn ngục tù tối tăm, đau đớn vì cảnh gia đình tan tác, Cao Bá Nhạ cảm thấy đau buồn cho cuộc đời của mình. Giọt nước mắt cứ thế mà lăn dài, thấm ướt hết trang giấy, máu chảy ra đầu ngón tay hòa vào trong son mực. Khúc tự tình như được viết bằng máu và nước mắt của ông vậy.
+ “Người đau phong cảnh cũng buồn”: mang trên mình cái án của một kẻ tội tù, tâm trạng của Cao Bá Nhạ không bao giờ có thể thư thái, vui vẻ một chút. Vì thế mà thiên nhiên, cảnh vật xung quanh cũng trở nên buồn bã, như muốn san sẻ, chia bớt nỗi buồn với tác giả.
+ “Thông gầy như trúc, cúc mòn như mai”: thông, cúc, trúc, mai là các hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của người quân tử. Nhưng giờ đây vẻ đẹp ấy đang dần bị hao mòn đi vì cái án oan khất, khó mà giải được.
- Từ ngữ: châu sa, máu chảy, đau, buồn, gầy, mòn: diễn tả và nhấn mạnh bối cảnh cũng như nỗi buồn mà tác giả đang phải gánh chịu.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Nói quá: châu sa thấm giấy, ngón tay máu chảy pha son: diễn tả nỗi đau buồn oan trái đến cùng cực trong tâm hồn của thi sĩ.
+ Tả cảnh ngụ tình trong hai câu thơ: “Người đau phong cảnh cũng buồn/ Thông gầy như trúc, cúc mòn như mai”: thể hiện thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng của con người.
+ So sánh: thông gầy như trúc, cúc mòn như mai: nhấn mạnh thêm sự khổ cực và nỗi đau buồn mà Cao Bá Nhạ đang phải gánh chịu.
=> Kết luận: Chỉ trong vỏn vẹn bốn dòng thơ ngắn ngủi, nhưng những nỗi niềm của tác giả đã được thổ lộ dần. Câu thơ nhuốm một màu sắc bi thương khó tả, diễn tả nỗi đau và tâm trạng của Cao Bá Nhạ khi phải sống trong cảnh tội tù oan trái.
*Khổ 2:
- Hình ảnh:
+ “Mối tâm sự rối mười phần thảm/ Gánh gia tình nặng tám năm dư”: câu thơ là tiếng lòng, là lời tâm sự của nhân vật trữ tình về chính số phận oan trái của mình. Đã tám năm từ ngày cụ Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn, cả gia đình họ Cao phải sống trong những ngày tháng khổ sở, người sống không rõ, người chết trong cảnh nhục nhã ê hề.
+ “Khi ngày mong bức xá thư/ Khi đêm than bóng, khi trưa hỏi lòng”: Cao Bá Nhạ đã gửi gắm mong ước của mình vào trong những vần thơ. Dù biết điều đó thật khó để xảy ra trong một chế độ phong kiến đầy sự mục rỗng như vậy, nhưng biết làm chi cho qua ngày qua tháng, tác giả chỉ đành ngậm ngùi gửi những mong ước ấy vào hư vô.
- Từ ngữ: mười phần thảm, nặng tám năm dư, mong, than bóng, hỏi lòng: thể hiện sự bất lực của Cao Bá Nhạ trước hoàn cảnh của mình.
- Biện pháp tu từ:
+ Đối, liệt kê: “mười phần thảm” với “tám năm dư”; “khi ngày mong bức xá thư/ khi đêm than bóng/ khi trưa khỏi lòng”: nhấn mạnh vào nỗi oan khuất và sự đau buồn của tác giả, chính điều đó vẫn luôn ám ảnh trong tâm hồn của nhân vật trữ tình âm ỉ từ đêm tới trưa, từ ngày này qua tháng khác.
=> Kết luận: Khổ thơ trên là tiếng lòng tâm sự của tác giả, cũng như là lời thổ lộ mong ước được giải oan của chính mình.
*Khổ 3:
- Hình ảnh:
+ “Hương thề nguyện khói nồng trước gió”: tác giả không hề thẹn với lòng mình, cái án mà cả gia tộc ông đang phải gánh chịu là một nỗi oan khuất. Cao Bá Nhạ sẵn sàng thề với lòng mình, gửi gắm nỗi oan khuất vào gió để đưa lên cùng với trời cao.
+ “Tờ tố oan mở ngõ giữa trời”: không thể trông chờ vào triều đình nhà Nguyễn, trông chờ vào chế độ phong kiến lúc bấy giờ, sự oan khuất này chỉ đành có thể gửi trời xanh chứng giám.
+ “Tờ oan kể hết bao lời/ Hương thề sao chửa thấu nơi cửu trùng”: Nỗi đau tru di tam tộc vẫn luôn âm ỉ trong suốt cuộc đời của tác giả. Kể sao cho hết nỗi oan ấy, kêu sao cho được chín cửu trùng đều nghe thấy tiếng oan khuất này. Câu thơ đã thể hiện nỗi đau giằng xé trong tâm hồn ông cũng như sự bất lực của tác giả trước thời đại.
- Từ ngữ: mở ngõ giữa trời, kể hết bao lời, sao chửa thấu nơi cửu trùng
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ, điệp cấu trúc: “hương thề nguyện”, “hương thề”, “tờ tố oan”, “tờ oan”
+ Câu hỏi tu từ: Hương thề sao chửa thấu nơi cửu trùng?
=> Kết luận: Nhấn mạnh sự bất lực đến tột cùng của tác giả. Cao Bá Nhạ bất lực cất lên tiếng kêu giải oan đau xé lòng giữa một xã hội phong kiến thối nát, nhưng dường như tiếng kêu ấy chỉ có thể bay vào trong vô vọng, không một ai giãi bày.
3. Đánh giá chung
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình: xuyên suốt đoạn trích một màu sắc u tối nhuốm lên cảnh vật, nỗi buồn, nỗi oan khuất của tác giả đã nhuốm lên cảnh vật khiến cho phong cảnh cũng phải đau buồn theo.
+ Giọng điệu u buồn, đau xót, bất lực trước thời thế.
+ Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của đoạn trích.
- Nội dung: Đoạn trích “Than nỗi oan” đã khắc họa rất thành công tâm trạng của Cao Bá Nhạ trong những ngày tháng tác giả sống trong chốn ngục tù. Chỉ trong vỏn vẹn ba khổ thơ ngắn nhưng những nỗi đau xót cùng tiếng kêu oan khuất của tác giả đã được thể hiện rất rõ nét. Đoạn trích chính là một bản cáo trạng đanh thép lên án chế độ bất lương của giai cấp phong kiến nhà Nguyễn đã chà đạp lên tính mạng, tài năng, trí tuệ và quyền sống của con người mà chính Cao Bá Nhạ là một trong số nạn nhân đó. “Than nỗi oan” xứng đáng là một trong những đoạn trích sâu sắc nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật của thi phẩm.
4. Liên hệ, mở rộng
Thơ là tiếng nói của tình cảm, là nơi để con người giãi bày cảm xúc của mình, vì thế đã không ít người tìm đến với thơ để cất lên lời ca ai oán của mình về cuộc đời. Trong đó có thể kể tới, tiếng kêu nghẹn ngào sầu oán của người phụ nữ trong “Cung oán ngâm khúc”:
“Đêm năm canh lần nương vách quế,
Cái buồn này ai để giết nhau,
Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu,
Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!”
Khác với “Tự tình khúc” của Cao Bá Nhạ, “Chinh phụ ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều lại là tiếng thét oán hờn của một người phụ nữ bị chế độ phong kiến đối xử phũ phàng và tàn ác. Cung nữ chính là nạn nhân bi thảm cả những đặc quyền phong kiến vô nhân đạo, bị vua chúa biến thành một món đồ mua vui, thỏa mãn thói hoang dâm vô độ. Rồi lại một mình trở về chốn khuê phòng, chôn mòn tuổi xuân trong căn phòng đơn côi gối chiếc. Nỗi oán hờn ấy đã ngấm sâu vào trong từng trang chữ, cất lên những tiếng kêu tố cáo xã hội lúc bấy giờ.
Kết bài
- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của đoạn trích: Có thể thấy rằng, “Than nỗi oan” là một đoạn trích rất đặc sắc của tác phẩm “Tự tình khúc”, là tiếng kêu oan thống thiết của tác giả trước một cuộc đời đầy những ngang trái.
- Liên hệ bản thân/ thời đại: Chính những cảm xúc chân thành ấy và sự tài năng của mình, mà tác phẩm ấy đã được lưu truyền muôn đời, sống mãi trong lòng của bạn đọc bao thế hệ về sau.
2. Bài văn nghị luận đoạn trích Than nỗi oan - Cao Bá Nhạ
Từng được đánh giá là “Một khúc ngâm lâm ly thống thiết nhất trong văn chương cổ điển Việt Nam” (Đái Xuân Ninh), “Tự tình khúc” xứng đáng là một áng văn bất hủ, là tiếng kêu tha thiết nói lên nỗi oan khổ của Cao Bá Nhạ. Trong đó “Than nỗi oan” là một đoạn trích rất đặc sắc, thể hiện tư tưởng cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả:
“Đuôi con mắt châu sa thấm giấy
...
Hương thề sao chửa thấu nơi cửu trùng”
Cao Bá Nhạ (chưa rõ năm sinh, năm mất) là cháu ruột của Cao Bá Quát. Năm 1855, Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa Mĩ Lương, chống lại triều đình nhà Nguyễn, bị triều đình kết án tru di tam tộc. Trong bối cảnh ấy, Cao Bá Nhạ đã phải tha hương cầu thực, trốn chui lủi khắp mọi vùng miền, nhưng đến năm 1862, ông bị tố giác, bị bắt vào ngục, đi đày và sau đó mất.
Ông đã để lại cho đời hai tác phẩm nghệ thuật vô cùng đặc sắc, trong đó phải kể đến “Tự tình khúc”. Đây là tác phẩm ngâm khúc, gồm 608 câu thơ song thất lục bát. Tác phẩm được viết khi ông đang bị lưu đày, sống trong cảnh tù tội. Tác phẩm là một khúc ngâm lâm ly, thống thiết, là một thiên tình cảm chân thực của một con người bị vạ lây, oan trái. Đoạn trích “Than nỗi oan” thuộc phần giữa của tác phẩm, đoạn trích là tiếng lòng, là lời than cho số phận oan trái của mình.
Mở đầu của đoạn trích, Cao Bá Nhạ đã khắc họa trước mắt người đọc một khung cảnh vô cùng thê lương buồn bã, hòa cùng với máu và nước mắt:
“Đuôi con mắt châu sa thấm giấy
Đầu ngón tay máu chảy pha son”
Ở trong chốn ngục tù tối tăm, đau đớn vì cảnh gia đình tan tác, Cao Bá Nhạ cảm thấy đau buồn cho cuộc đời của mình. Giọt nước mắt cứ thế mà lăn dài, thấm ướt hết trang giấy, máu chảy ra đầu ngón tay hòa vào trong son mực. Khúc tự tình như được viết bằng máu và nước mắt của ông vậy.
Mang trên mình cái án của một kẻ tội tù, tâm trạng của Cao Bá Nhạ không bao giờ có thể thư thái, vui vẻ một chút. Vì thế mà thiên nhiên, cảnh vật xung quanh cũng trở nên buồn bã, như muốn san sẻ, chia bớt nỗi buồn với tác giả:
“Người đau phong cảnh cũng buồn
Thông gầy như trúc, cúc mòn như mai”
“Thông”, “cúc”, “trúc”, “mai” là các hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của người quân tử. Nhưng giờ đây vẻ đẹp ấy đang dần bị hao mòn đi vì cái án oan khất, khó mà giải được.
Bên cạnh các hình ảnh trên, việc sử dụng các từ ngữ như “châu sa”, “máu chảy”, “đau”, “buồn”, “gầy”, “mòn” cùng với các biện pháp tu từ như nói quá: châu sa thấm giấ, ngón tay máu chảy pha son; tả cảnh ngụ tình “người đau phong cảnh cũng buồn” cùng biện pháp tu từ so sánh thông gầy như trúc, cúc mòn như mai cũng đã góp phần diễn tả sự oan trái, khổ cực và nỗi đau buồn mà Cao Bá Nhạ đang phải gánh chịu.
Như vậy, chỉ trong vỏn vẹn bốn dòng thơ ngắn ngủi, nhưng những nỗi niềm của tác giả đã được thổ lộ dần. Câu thơ nhuốm một màu sắc bi thương khó tả, diễn tả nỗi đau và tâm trạng của Cao Bá Nhạ khi phải sống trong cảnh tội tù oan trái.
Với khổ thơ thứ hai, nỗi uất ức ấy đã dâng trào khiến cho tác giả bộc bạch mà tâm sự rằng:
“Mối tâm sự rối mười phần thảm
Gánh gia tình nặng tám năm dư”
Câu thơ là tiếng lòng, là lời tâm sự của nhân vật trữ tình về chính số phận oan trái của mình. Đã tám năm từ ngày cụ Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn, cả gia đình họ Cao phải sống trong những ngày tháng khổ sở, người còn sống hay không cũng không rõ, người chết thì chết trong cảnh nhục nhã ê hề.
Cao Bá Nhạ đã gửi gắm mong ước của mình vào trong những vần thơ. Dù biết điều đó thật khó để xảy ra trong một chế độ phong kiến đầy sự mục rỗng như vậy, nhưng biết làm chi cho qua ngày qua tháng, tác giả chỉ đành ngậm ngùi gửi những mong ước ấy vào hư vô.
“Khi ngày mong bức xá thư
Khi đêm than bóng, khi trưa hỏi lòng”
Cùng với các hình ảnh trên, khổ thơ đã sử dụng các từ ngữ như: “mười phần thảm”, “nặng tám năm dư”, “mong”, “than bóng”, “hỏi lòng”... để thể hiện sự bất lực của tác giả trước hoàn cảnh của mình. Cạnh đó là các biện pháp đối, liệt kê: “mười phần thảm” với “tám năm dư”; “khi ngày mong bức xá thư/ khi đêm than bóng/ khi trưa khỏi lòng” để từ đó nhấn mạnh vào nỗi oan khuất và sự đau buồn của tác giả, chính điều đó vẫn luôn ám ảnh trong tâm hồn của nhân vật trữ tình âm ỉ từ đêm tới trưa, từ ngày này qua tháng khác. Khổ thơ trên là tiếng lòng tâm sự của tác giả, cũng như là lời thổ lộ mong ước được giải oan của chính mình.
Đứng giữa cuộc đời, đối chất với chính lòng mình, Cao Bá Nhạ không hề cảm thấy hổ thẹn, ông sẵn sàng thưa lên với trời cao nỗi oan của đời mình:
“Hương thề nguyện khói nồng trước gió
Tờ tố oan mở ngỏ giữa trời
Tờ oan kể hết bao lời
Hương thề sao chửa thấu nơi cửu trùng”
Không thể trông chờ vào triều đình nhà Nguyễn, trông chờ vào chế độ phong kiến lúc bấy giờ, sự oan khuất này chỉ đành có thể gửi trời xanh chứng giám. Nỗi đau tru di tam tộc vẫn luôn âm ỉ trong suốt cuộc đời của tác giả. Kể sao cho hết nỗi oan ấy, kêu làm sao cho được chín cửu trùng đều nghe thấy tiếng oan khuất này. Câu thơ đã thể hiện nỗi đau giằng xé trong tâm hồn ông cũng như sự bất lực của tác giả trước thời đại.
Sự kết hợp của các từ ngữ cùng biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc: “hương thề nguyện”, “hương thề”, “tờ tố oan”, “tờ oan” cùng câu hỏi tu từ: “Hương thề sao chửa thấu nơi cửu trùng?” cũng đã góp phần nhấn mạnh sự bất lực đến tột cùng của tác giả. Cao Bá Nhạ bất lực cất lên tiếng kêu giải oan đau xé lòng giữa một xã hội phong kiến thối nát, nhưng dường như tiếng kêu ấy chỉ có thể bay vào trong vô vọng, không một ai giãi bày.
Và để có thể chuyển tải một cách sâu sắc tâm trạng cũng như nỗi oan khuất trong lòng của Cao Bá Nhạ, đoạn trích đã xây dựng rất thành công một số biện pháp nghệ thuật, đặc biệt phải kể đến bút pháp tả cảnh ngụ tình. Xuyên suốt đoạn trích một màu sắc u tối nhuốm lên cảnh vật, nỗi buồn, nỗi oan của tác giả đã nhuốm lên cảnh vật khiến cho phong cảnh cũng phải đau buồn theo. Bên cạnh đó sự kết hợp của giọng điệu u buồn, sầu lắng, bất lực trước thời thế cũng đã góp phần trong việc làm nên cấu tứ và mạch cảm xúc cho bài thơ. Cùng với đó, việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng là một trong những phương diện quan trọng làm nên sự thành công cho tác phẩm.
Chính nhờ sự kết hợp tài tình của các thủ pháp nghệ thuật, mà các giá trị về mặt nội dung của đoạn trích đã được chuyển tải một cách sâu sắc. Đoạn trích “Than nỗi oan” đã khắc họa rất thành công tâm trạng của Cao Bá Nhạ trong những ngày tháng tác giả sống trong chốn ngục tù. Chỉ trong vỏn vẹn ba khổ thơ ngắn nhưng những nỗi đau xót cùng tiếng kêu oan khuất của tác giả đã được thể hiện rất rõ nét. Đoạn trích chính là một bản cáo trạng đanh thép lên án chế độ bất lương của giai cấp phong kiến nhà Nguyễn đã chà đạp lên tính mạng, tài năng, trí tuệ và quyền sống của con người mà chính Cao Bá Nhạ là một trong số nạn nhân đó. “Than nỗi oan” xứng đáng là một trong những đoạn trích sâu sắc nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật của thi phẩm.
Thơ là tiếng nói của tình cảm, là nơi để con người giãi bày cảm xúc của mình, vì thế đã không ít người tìm đến với thơ để cất lên lời ca ai oán của mình về cuộc đời. Trong đó có thể kể tới, tiếng kêu nghẹn ngào sầu oán của người phụ nữ trong “Cung oán ngâm khúc”:
“Đêm năm canh lần nương vách quế,
Cái buồn này ai để giết nhau,
Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu,
Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!”
Khác với “Tự tình khúc” của Cao Bá Nhạ, “Chinh phụ ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều lại là tiếng thét oán hờn của một người phụ nữ bị chế độ phong kiến đối xử phũ phàng và tàn ác. Cung nữ chính là nạn nhân bi thảm cả những đặc quyền phong kiến vô nhân đạo, bị vua chúa biến thành một món đồ mua vui, thỏa mãn thói hoang dâm vô độ. Rồi lại một mình trở về chốn khuê phòng, chôn mòn tuổi xuân trong căn phòng đơn côi gối chiếc. Nỗi oán hờn ấy đã ngấm sâu vào trong từng trang chữ, cất lên những tiếng kêu tố cáo xã hội lúc bấy giờ.
Có thể thấy rằng, “Than nỗi oan” là một đoạn trích rất đặc sắc của tác phẩm “Tự tình khúc”, là tiếng kêu oan thống thiết của tác giả trước một cuộc đời đầy những ngang trái. Chính những cảm xúc chân thành ấy và sự tài năng của mình, mà tác phẩm ấy đã được lưu truyền muôn đời, sống mãi trong lòng của bạn đọc bao thế hệ về sau.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
Phân tích truyện Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen
Em hãy viết một bài văn cảm nhận về đoạn truyện Áo tết
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người với nguồn nước
Viết bài văn nghị luận về lối sống xanh và ý nghĩa của nó siêu hay
(Có đáp án) Đọc hiểu Người liệt nữ ở An ấp
(Có đáp án) Chuyện gã Trà đồng giáng sinh đọc hiểu
Phân tích truyện ngắn Anh Hai của Bùi Quang Minh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- (Ngắn gọn) Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt lớp 9 Điển tích điển cố trang 17
- (Ngắn nhất) Soạn bài Dế chọi
- Thực hành tiếng Việt - Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt
- (Ngắn gọn) Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 9
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 27
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- (Cực hay) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết hạn chế sử dụng túi nilon
- (Chi tiết) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết biến đổi khí hậu
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề xây dựng khu bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm (Dàn ý)
- (Dàn ý) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển
- (9 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm nguồn nước lớp 9 KNTT
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta
- Nghị luận về vai trò của danh lam thắng cảnh và đời sống con người
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người với nguồn nước
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 34 lớp 9
- (Ngắn gọn) Thực hành đọc Ngọc nữ về tay chân chủ
- (Cực hay) Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Buổi tiễn đưa
- (Chuẩn) Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ chơi chữ trang 46
- (Chuẩn) Soạn văn 9 bài Tiếng đàn mưa
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 49 Kết nối tri thức
- (Chuẩn) Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát KNTT
- Viết bài văn nghị luận phân tích 1 tác phẩm thơ song thất lục bát lớp 9
- (3 mẫu + 2 dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát Hai chữ nước nhà
- (Dàn ý) Phân tích Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du
- (Cực hay) Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư
- (Không chép mạng) Phân tích bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang
- Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ Than nỗi oan - Cao Bá Nhạ
- (Có dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn (không chép mạng)
- Các bài thơ song thất lục bát lớp 9
- (Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Phân tích bài Khóc Dương Khuê
- Trưa vắng đọc hiểu
- Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi trang 59
- (Ngắn gọn) Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 9 tập 1 trang 61
- (Chi tiết) Thực hành đọc Nỗi sầu oán của người cung nữ
- (Ngắn gọn) Soạn bài Kim Kiều gặp gỡ
- Thực hành tiếng Việt 9 chữ Nôm trang 71
- Soạn Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Kết nối tri thức
- (Chuẩn) Thực hành tiếng Việt 9 Chữ quốc ngữ KNTT
- Soạn bài Tự tình lớp 9 Kết nối tri thức
- (Cực hay) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay
- (Có dàn ý) Nghị luận cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò
- (20 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết lớp 9
- Nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rèn luyện thói quen đọc sách
- Nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
- (Có dàn ý chi tiết) Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
- (Lớp 9) Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình
- Nghị luận về tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh
- Nghị luận về tình bạn khác giới ở tuổi học trò
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết tôn trọng sự khác biệt trong môi trường học đường
- Nghị luận về việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn đối với học sinh
- Nghị luận bàn luận về thói dựa dẫm, ỷ lại của học sinh hiện nay
- Nghị luận về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi đối với lứa tuổi học sinh
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết suy nghĩ tiêu cực và cách khắc phục
- Nghị luận về ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn và cách khắc phục
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thiếu kĩ năng sống
- Nghị luận về tầm quan trọng của kĩ năng quản lí cảm xúc
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết sự thờ ơ thiếu trách nhiệm với ước mơ của mình
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết cách ứng xử trước những cám dỗ
- Nghị luận về lạm dụng Chat GPT và các App giải sẵn trong học tập Ngữ văn
- Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 84 lớp 9 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích
- (Ngắn gọn) Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
- Soạn Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Thực hành tiếng Việt Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu
- (Ngắn gọn) Soạn bài Ngày xưa lớp 9
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) lớp 9 KNTT tập 1
- Phân tích truyện Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh
- (Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
- Phân tích tác phẩm Lão Hạc (Dàn ý)
- Nghị luận phân tích câu chuyện Bí ẩn của làn nước
- (Dàn ý chi tiết) Phân tích truyện ngắn “Tình cha” của nhà văn Nguyễn Anh Đào
- Phân tích truyện Thầy giáo dạy vẽ Của Xuân Quỳnh
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
- Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
- Phân tích truyện Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen
- Phân tích truyện ngắn Anh Hai của Bùi Quang Minh
- Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Người cha của Nguyễn Quang Thiều
- Phân tích truyện ngắn Quê hương của Đào Quốc Thịnh
- Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
- Phân tích truyện ngắn Đói (Thạch Lam)
- Phân tích truyện ngắn Con chim vàng (Nguyễn Quang Sáng)
- Phân tích truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu)
- Phân tích truyện ngắn “Lụm còi”
- Phân tích truyện ngắn Hoa đào nở trên vai
- Soạn Nói và nghe trang 109 lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Củng cố mở rộng lớp 9 trang 111 tập 1
- Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét lớp 9 KNTT
- Thực hành tiếng Việt 9 Kết nối tri thức trang 122
- Soạn bài Lơ xít ngắn nhất
- Soạn bài Bí ẩn của làn nước lớp 9
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 131 tập 1
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch)
Bài viết hay Văn mẫu 9
Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao
Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta
Top 4 mẫu viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên (hay, ngắn gọn)
Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách hay nhất
Nói và nghe: Khát vọng hạnh phúc của con người được gợi ra từ tác phẩm Chinh phụ ngâm
Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều