Thực hành đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích

Thực hành đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích là nội dung bài học trang 85 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Kết nối tri thức tập 1. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được nội dung cũng như bố cục, vị trí của đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. Sau đây là mẫu soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 sách Kết nối, mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Thực hành đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích

Soạn bài Thực hành đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích

1. Vị trí, bố cục và nội dung chính của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Vị trí: từ câu 1033 đến câu 1054,thuộc phần Chia li trong cốt truyện của Truyện Kiều. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh, Thuý Kiều phẫn uất rút dao tự tử nhưng không thành. Tú Bà đưa nàng đến ở lầu Ngưng Bích, tiếng là để dưỡng thương nhưng thực chất là giam lỏng, chờ cơ hội thực hiện âm mưu đưa nàng vào bẫy (với sự trợ giúp của Sở Khanh), ép nàng tiếp khách.

Bố cục:

- 6 dòng đầu: Hoàn cảnh tội nghiệp, đáng thương của Kiều;

- 8 dòng tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều

- 8 dòng cuối: Tâm trạng ngổn ngang, nặng trĩu lo âu của Kiều

Nội dung chính đoạn trích:

Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

2. Lời người kể chuyện, diễn biến tâm trạng và đặc điểm tính cách của nhân vật.

Lời người kể chuyện, lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

Cảnh lầu Ngưng Bích và diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được miêu tả qua lời người kể chuyện (6 dòng đầu, 8 dòng cuối) và lời độc thoại nội tâm của nhân vật (8 câu giữa)

Diễn biến tâm trạng và đặc điểm tính cách nhân vật.

+ Diễn biến tâm trạng: Từ tâm trạng cô đơn, buồn tủi khi nhìn thấy khung cảnh hoang vu trước lầu Ngưng Bích (6 dòng đầu) đến nỗi nhớ thương Kim Trọng và nỗi thương xót cha mẹ của Kiều ( 8 câu tiếp) và sau đó là sự xót xa, buồn tủi và lo lắng cho số phận của mình.

+ Đặc điểm tính cách: tinh tế, nhạy cảm; thuỷ chung, hiếu thảo; giàu lòng vị tha, đức hi sinh.

3. Nêu chủ đề của đoạn trích và tư tưởng, tình cảm của tác giả

Cảm thông, thương xót cho nỗi đau khổ, bất hạnh của Kiều; trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật; thấu hiểu, đồng tình với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người.

4. Một số nét đặc điểm nghệ thuật của Truyện Kiều và truyện thơ Nôm được thể hiện trong đoạn trích

- Bút pháp: miêu tả thiên nhiên để thể hiện tâm trạng nhân vật; thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật qua dòng độc thoại nội tâm.

- Từ ngữ: phong phú, đa dạng, vừa cô đọng, hàm súc vừa chân thực, sống động (từ Hán Việt, điển tích, điển cố, từ láy, động từ,...).

+ Các thủ pháp nghệ thuật như đối, điệp, liệt kê, nhân hóa,... được sử dụng linh hoạt.

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

+ Sự đan xen giữa lời người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 231
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm