(Ngắn gọn) Soạn bài Ngày xưa lớp 9

Bài thơ Ngày xưa Vũ Cao đưa ta đến con đường khám phá hoàn toàn mới mẻ - đó là thông qua một sáng tác nghệ thuật mang tính hình tượng về Truyện Kiều. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn một số thông tin tìm hiểu về tác giả Vũ Cao cũng như gợi ý soạn bài Ngày xưa trang 103 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức.

1. Tìm hiểu về tác giả Vũ Cao

Tìm hiểu về tác giả Vũ Cao

2. Trả lời câu hỏi trang 103 Ngữ văn 9 KNTT

Câu 1. Bà ru cháu bằng những câu Kiều, mặc dù cháu còn rất nhỏ, chưa thể hiểu được. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?

- Mục đích ru bằng Truyện Kiều

+ Để đưa cháu vào giấc ngủ (không nhằm để cháu hiểu).

+ Để bà thưởng thức Truyện Kiều, đồng cảm với những điều được nói đến trong tác phẩm, hoặc giãi bày một nét tâm trạng nào đó của mình.

Câu 2. Bài thơ cho thấy “Truyện Kiều” đã được tiếp nhận theo những cách nào?

- Đối với “mẹ tôi”, Truyện Kiều khơi gợi niềm đồng cảm, xót thương: “Nghĩ mà thương phận cô Kiều ngày xưa”. Trước lời nói của người con, tuy bà “chẳng trả lời”, nhưng qua việc hát ru, có thể thấy với bà, Truyện Kiều có thể đưa em bé vào giấc ngủ.

- Đối với “tôi”, Truyện Kiều vô cùng sâu sắc, và đặc biệt là những câu thơ đã có từ xưa, có một khoảng cách rất xa so với đứa trẻ, nên trẻ con không thể hiểu được.

- Đối với em bé, qua lời ru của bà, em bé tiếp nhận một cách vô thức giai điệu của Truyện Kiều.

Câu 3. Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về sức sống của Truyện Kiều trong lòng người dân Việt Nam.

- Truyện Kiều đã đi vào đời sống của người dân Việt Nam thông qua nhiều hoạt động phong phú, trong đó có việc hát ru.

- Truyện Kiều qua lời ru đã tác động đến thế giới tâm hồn của trẻ thơ: Nó vừa mang lại cho trẻ những giai điệu êm đềm, vừa giúp trẻ thẩm thấu được ngôn từ một cách tự nhiên (Đây là một đời sống khác biệt của TK).

- Đặc biệt, người bà ru cháu bằng Truyện Kiều với tất cả nỗi niềm yêu thương, đồng cảm với thân phận của nàng Kiều cho thấy tác phẩm đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống tinh thần của bà

=> Việc Truyện Kiều được tiếp nhận từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ mẹ sang con, từ con đến cháu chứng tỏ sức sống của tác phẩm sẽ trường tồn theo thời gian.

Câu 4. Em có nhận xét gì về hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, ngôn từ, hình ảnh, cách tổ chức, sắp xếp ý thơ…)?

- Thể thơ lục bát, cũng là thể thơ mà Truyện Kiều sử dụng, có yếu tố tự sự.

- Cách tổ chức của bài thơ là sự đan xen những câu “kể”, “dẫn dắt” của người con và những câu Kiều được trích dẫn nguyên vẹn cùng với câu trả lời của người mẹ, đồng thời còn một người tiếp nhận lặng lẽ - đứa cháu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 7
0 Bình luận
Sắp xếp theo