Thực hành tiếng Việt 9 trang 49 Kết nối tri thức

Thực hành tiếng Việt 9 trang 49 Kết nối tri thức về biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần. Thông qua bài học các em sẽ nắm vững được đặc điểm của biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần, những tác dụng của điệp thanh, điệp vần thường gặp, mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng điệp thanh, điệp vần trong ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ văn học. Sau đây là mẫu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 49 Ngữ văn 9 tập 1 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo.

Thực hành tiếng Việt 9 về biện pháp tu từ điệp thanh điệp vần

Trả lời câu hỏi trang 49 SGK Văn 9 tập 1 KNTT

Câu hỏi 1 trang 49 SGK Văn 9 Kết nối tri thức tập 1

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây:

a.

Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống,

Cùng nước non mưa rụng hoa xuân.

Mưa rơi ngoài nội trên ngàn,

Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.

(Bích Khê, Tiếng đàn mưa)

b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

(Bích Khê, Tì bà)

c.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Trả lời

a.

- Biện pháp tu từ điệp thanh – sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết: “lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống”

- Tác dụng: Gợi lên, nhấn mạnh khung cảnh khi mưa rơi xuống. Mưa rơi từ những cánh đồng tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ.

b.

Biện pháp tu từ điệp thanh được tạo nên bằng cách lặp lại một loạt âm tiết có cùng loại thanh điệu là thanh bằng.

Tác dụng: tạo âm hưởng về một nỗi niềm (nỗi buồn) nhẹ nhàng, êm dịu.

c. Sau 3 câu thơ dùng nhiều thanh trắc, miêu tả cảnh thiên nhiên với núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, câu thơ thứ 4 sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh với một loạt âm tiết có cùng thanh bằng.

Tác dụng: tạo âm hưởng như tiếng thở phào thảnh thơi của người vừa vượt qua chặng đường gian nan, đồng thời gợi hình dung về một khung cảnh rộng mở, bình yên.

Câu hỏi 2 trang 49 SGK Văn 9 Kết nối tri thức tập 1

Có 5 trường hợp điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ:

Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng (bằng - bằng - trắc)

Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan (bằng - trắc - bằng)

Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống (bằng - bằng - trắc)

Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống (bằng - bằng - trắc)

Bóng dương tà ... rụng bóng tà dương (trắc - bằng - bằng)

Sự lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết tạo nên tính nhạc cho câu thơ, đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự vật đang ở trong một trạng thái, một xu thế không thay đổi (những giọt mưa đang rơi mau ở khắp chốn/ bóng chiều buông xuống).

Câu hỏi 3 trang 50 SGK Văn 9 Kết nối tri thức tập 1

Trong đoạn thơ, vần ương xuất hiện 3 lần:

“Rơi hoa hết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi càng tịch bóng dương”

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.

Vần ương ngân dài, lặp lại ở hình ảnh “bóng dương” và “khách tha hương” không chỉ tạo nên cảm nhận về một nỗi khắc khoải, day dứt mà còn gây ấn tượng về sự đồng điệu giữa cảnh vật (bóng dương) và con người (khách tha hương).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 487
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm