Phân tích truyện ngắn Con chim vàng (Nguyễn Quang Sáng)
Phân tích truyện Con chim vàng
Tác phẩm Con chim vàng được sáng tác gần 65 năm trước là truyện ngắn đầu tiên và tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trong "Con chim vàng", nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã đem hết những từng trải của mình, để tái dựng những hình ảnh đời sống, sinh động, chân thành, sâu sắc trên mỗi trang viết. Sau đây là mẫu dàn ý phân tích truyện ngắn Con chim vàng có kèm theo bài viết chhi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý phân tích truyện ngắn Con chim vàng
A. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả, thể loại): Nguyễn Quang Sáng là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam, mang dấu ấn phong cách riêng biệt; bởi những trang viết của ông thấm đẫm màu sắc và nhịp sống, dường như gói gọn cả “chất và người Nam Bộ” vào trong các tác phẩm của mình; chân chất, mộc mạc và giản dị vô cùng.
- Nêu nhận xét chung về tác phẩm: Con chim vàng là truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Quang Sáng, được sáng tác năm 1956. Tác phẩm đã phản ánh chân thực nỗi bất hạnh của con người dưới thời Pháp thuộc ở Nam Bộ; qua đó thể hiện sự phê phán của tác giả với những kẻ thống trị; thể hiện nỗi đồng cảm, xót xa với những phận người nhỏ bé, nghèo khổ trong xã hội.
B. Thân bài
1. Tóm tắt tác phẩm
Truyện kể về nhân vật Bào – một cậu bé mười hai tuổi phải đi ở đợ gán nợ hai thúng thóc cho nhà hương quản trong làng. Con trai hương quản là thằng Quyên, chỉ kém Bào một tuổi nhưng được chiều chuộng vô lối, ích kỉ, nhõng nhẽo. Nó thấy con chim vàng đậu trên cây trứng cá nên thích mê mẩn đòi Bào bắt bằng được, không thiết gì các đồ chơi khác nữa. Bào phải lo làm việc cho nhà chủ, lại thêm gánh nặng bắt con chim vàng nên ghét con chim lắm. Hơn nữa, mẹ con Quyên lại đòi hỏi Bào bắt chim mà không được bắn bị thương, không được dùng bẫy cho khỏi tốn mồi, chỉ được chụp chim bằng tay không. Cực chẳng đã, Bào phải quấn lá để giấu mình, trèo lên cây chờ chim. Cuối cùng, Bào chụp được con chim vàng, nhưng bị ngã. Kết thúc truyện là cảnh con chim vàng đã chết và Bào thì thoi thóp trong vũng máu mà không hề được quan tâm hỏi han đến chút nào, vì mẹ con thằng Quyên còn đang mải xót xa cho con chim chết.
2. Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm
2.1. Bi kịch của những phận người nhỏ bé, nghèo khổ, bất hạnh
- Bào có hoàn cảnh bất hạnh: nhà nghèo, cha bệnh nên phải vay hai thúng thóc của nhà hương quản. Cha mất rồi, mẹ con Bào không trả được nợ nên Bào phải đi ở gán nợ. Một con người còn không đáng giá bằng hai thúng thóc, sự thực mới chua xót làm sao!
- Khi ở đợ cho nhà hương quản, Bào phải làm việc, phải đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe, vô lí của chủ. Bào căm ghét con chim vàng, bởi vì “Bắt không được chim, không được ăn cơm”.
- Bào đã tìm đủ mọi cách để bắt con chim mà không thể đáp ứng được theo ý chủ:
+ Nó tranh thủ khi đi chăn trâu để lặn ngụp dưới sông lấy đất sét nặn những con trâu đồ chơi, rồi “bưng chiếc nón lá rách đựng đầy đồ chơi” với các loại trâu để “hạ giọng năn nỉ” thằng Quyên chơi những đồ chơi đất nó đã dày công chuẩn bị, mong thằng con nhà chủ quên đi con chim vàng. Thế nhưng kết quả là thằng Quyên lăn đùng ra ăn vạ, giãy đành đạch, gào khóc gọi mẹ, và mẹ nó thì “đánh Bào té nhủi”.
+ Nó mày mò làm ná thun để bắn con chim, thế nhưng chủ nó lại yêu cầu nó bắn thế nào cũng được, “miễn đừng chết, đừng què, đừng gãy cánh chim”; phải “bắn cho nó giật mình, chết giấc té xuống”. Một yêu cầu vô lí không tưởng, nhưng khi nó phản kháng, cãi chủ thì ngay lập tức bị đánh.
+ Nó tìm cách làm bẫy chim, xin chuối để làm mồi thì chủ nói “chuối tiền chuối bạc” không thể cho chim ăn được.
- Bị dồn đến bước đường cùng, Bào phải trèo lên cây để chụp con chim, dù biết đó là việc khó khăn và nguy hiểm đến nhường nào. Nhưng Bào đã không còn sự lựa chọn nào khác. Cuối cùng, Bào bị ngã từ trên cây xuống, nó “khuỵu xuống, đầu ngã xuống vũng máu”, đến tính mạng của mình cũng chẳng giữ được.
- Đáng buồn hơn, đến cả cái chết của Bào cũng không được quan tâm, vì mẹ con nhà chủ còn mải đi đau xót con chim chết, để “Tay Bào với tới, với mãi, với mãi nhưng cũng chẳng với được ai”. Nó bị dồn đến cái chết, chết trong tức tưởi và đau xót đến vậy. Một mạng người không quý bằng mạng của một con chim .
=> Qua nhân vật Bào, tác giả đã phản ánh chân thực sự khổ sở, nhỏ bé, bất hạnh đến cùng cực của những người nông dân vùng Nam Bộ Việt Nam trong xã hội cũ. Họ là những người bị đàn áp, bị chèn ép đến đường cùng, thậm chí mất cả tính mạng nhưng cũng vẫn chỉ bị coi thường đến rẻ mạt, phận người không đáng giá bằng hai thúng thóc, không đáng giá bằng một con chim. Từ đó, tác giả đã thể hiện sự đồng cảm, thương xót với những kiếp người nhỏ bé bất hạnh như Bào, đồng thời lên tiếng tố cáo hiện thực xã hội một cách chân thực nhất.
2.2. Sự độc ác, tham lam, ích kỉ của những kẻ “làm chủ” trong xã hội
Qua nhân vật Quyên và người mẹ, tác giả đã khắc họa sự độc ác, tham lam, ích kỉ của những kẻ được coi là “tầng lớp trên” của xã hội, những kẻ làm chủ nhưng không có một chút coi trọng nào với những con người làm thuê cho mình.
- Nhân vật Quyên: sung sướng từ nhỏ, ích kỉ, được chiều chuộng, nhõng nhẽo.
+ Chỉ qua một số chi tiết như việc Quyên đòi phải có được con chim bằng được vì “không vừa ý cái gì là nó giãy nảy lên” hay hành động “Nó đưa chân đạp nhẹp mấy con trâu đất, khóc ré lên” kiểu ăn vạ là thấy được sự vô lí, trẻ con của nhân vật này.
+ Một thằng bé mười một tuổi mà “nhào lăn ra thềm, đập chân đành đạch, gào lên” không khác gì một đứa bé mấy tuổi chưa có nhận thức.
+ Bắt mọi người phải chiều theo sở thích của mình, không cần quan tâm đến điều gì khác. Khi Bào trèo lên cây, còn đòi phải “trèo ra nhánh” để bắt được con chim, không biết đến sự nguy hiểm của việc Bào đang làm.
- Nhân vật mẹ Quyên: tuy xuất hiện không nhiều nhưng rất ấn tượng với người đọc bởi được tác giả khắc họa bằng các chi tiết đắt giá, thể hiện rõ sự bất công, đòi hỏi vô lí với người làm:
+ Đòi phải bắt chim cho con chơi, nhưng khi muốn bắn con chim thì“muốn bắn mấy cái thì bắn, miễn đừng chết, đừng què, đừng gãy cánh chim của con tao thì thôi” rồi đòi hỏi vô lí khó có thể thực hiện được“bắn cho nó giật mình, chết giấc té xuống”
+ Khi thấy thằng Bào muốn bẫy chim thì không muốn tốn “chuối vàng chuối tiền” để cho chim ăn, muốn bắt được chim mà không tốn bất cứ cái gì của mình.
+ Tham lam và ngu dốt, vô lí đến mức đòi kẻ ở phải chụp tay không để bắt con chim cho con chơi.
+ Độc ác, sẵn sàng chửi mắng người ở vì bất cứ lí do gì, bắt nhịn cơm hoặc đánh thằng nhỏ một cách độc ác.
+ Nhẫn tâm, khi thằng Bào bị ngã từ trên cây xuống thì không hỏi han được một câu, chỉ chăm chăm thương xót con chim chết mà bỏ quên một mạng người.
=> Qua nhân vật Quyên và mẹ Quyên, ta thấy được bộ mặt của một tầng lớp trong xã hội Nam Bộ xưa thời Pháp thuộc. Hai nhân vật là người nhà của hương quản - một chức tước nhỏ ở làng, nhưng đã hống hách, ích kỉ, bóc lột, coi thường người khác như vậy thì thử hỏi những kẻ ở tầng lớp cao hơn còn đến thế nào? Tác giả đã phê phán, lên án sự độc ác của những kẻ này khi mà chúng không coi con người bằng nổi một hai thúng thóc, hay bằng mạng của một con chim. Quá đau xót cho hiện thực xã hội ấy!
3. Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
3.1.Lựa chọn và sử dụng ngôi kể hợp lí
- Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ ba – ngôi kể biết tuốt, như một người ngoài cuộc để nhìn nhận mọi sự việc xảy ra trong câu chuyện: hoàn cảnh khổ sở của Bào khi phải đi ở đợ, bị mẹ con thằng Quyên đòi hỏi những yêu cầu vô lí, hành hạ về cả thân thể và tâm lí. Người kể chứng kiến tất cả những khổ sở của Bào, sự vô lí và nhõng nhẽo ương ngạnh của Quyên, sự độc ác kệch cỡm của mẹ Quyên… từ đó có cái nhìn toàn diện để kể lại cho người đọc.
- Tác dụng: ngôi kể thứ ba mang tính khách quan, khiến người đọc có thể chứng kiến câu chuyện và đưa ra cách phán đoán của riêng mình, không bị ảnh hưởng bởi phán đoán hay nhận xét của người khác. Từ đó, người đọc sẽ thấy mình có được sự đánh giá toàn diện hơn vì đã hiểu thấu đáo được câu chuyện.
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình
- Tác giả xây dựng nhân vật với việc tập trung vào giới thiệu hoàn cảnh, khắc họa tính cách qua việc chọn lựa các chi tiết tiêu biểu.
+ Nhân vật Bào: đại diện cho những con người nghèo khổ bất hạnh: phải đi ở đợ gán nợ hai thúng thóc, tìm đủ mọi cách để bắt con chim trước đòi hỏi vô lí của chủ. Mười hai tuổi nhưng thằng bé đã khổ sở, phải làm đủ chuyện cho nhà chủ. Bị đánh đập tàn nhẫn tóe máu, cuối cùng mất mạng do bắt một con chim mà còn không được quan tâm…
+ Hai mẹ con Quyên: khắc họa được sự trẻ con, hống hách, ích kỉ, được chiều chuộng của Quyên qua chi tiết khóc gọi mẹ và lăn đùng ra ăn vạ; hay sự độc ác, vô lí của mẹ Quyên khi bắt Bào phải bắt sống chim mà không được bắn, không được làm mồi…
- Mỗi nhân vật được khắc họa, hiện lên với tính cách và hoàn cảnh riêng biệt, bộc lộ dụng ý nghệ thuật của tác giả.
3.3. Những nét đặc sắc nghệ thuật khác
- Giọng kể dân dã, bình dị như người dân quê kể lại câu chuyện thường ngày khiến người đọc dễ tiếp cận câu chuyện hơn.
- Ngôn ngữ mang đậm phong cách người dân Nam Bộ, giản dị đời thường.
- Kết cấu đối lập: sự trái ngược giữa hai nhân vật Bào và Quyên từ hoàn cảnh, tính cách, số phận… khiến nội dung chủ đề của câu chuyện được nổi bật hơn, thu hút người đọc.
C. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: Con chim vàng là một truyện ngắn hay, mang đậm phong cách Nguyễn Quang Sáng. Với những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật, lựa chọn ngôi kể… tác giả đã làm nổi bật hiện thực khổ sở của những người dân dưới thời phong kiến, khi mà số phận con người quá nhỏ bé, rẻ mạt, không được coi trọng.
- Liên hệ bản thân: Tác phẩm đã gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự yêu thương, không phân biệt giai cấp, quý trọng con người; khẳng định vị thế của Nguyễn Quang Sáng trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
2. Phân tích tác phẩm Con chim vàng
Nguyễn Quang Sáng là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam, mang dấu ấn phong cách riêng biệt; bởi những trang viết của ông thấm đẫm màu sắc và nhịp sống, dường như gói gọn cả “chất và người Nam Bộ” vào trong các tác phẩm của mình; chân chất, mộc mạc và giản dị vô cùng. Con chim vàng là truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Quang Sáng, được sáng tác năm 1956. Tác phẩm đã phản ánh chân thực nỗi bất hạnh của con người dưới thời Pháp thuộc ở Nam Bộ; qua đó thể hiện sự phê phán của tác giả với những kẻ thống trị; thể hiện nỗi đồng cảm, xót xa với những phận người nhỏ bé, nghèo khổ trong xã hội.
Truyện kể về nhân vật Bào – một cậu bé mười hai tuổi phải đi ở đợ gán nợ hai thúng thóc cho nhà hương quản trong làng. Con trai hương quản là thằng Quyên, chỉ kém Bào một tuổi nhưng được chiều chuộng vô lối, ích kỉ, nhõng nhẽo. Nó thấy con chim vàng đậu trên cây trứng cá nên thích mê mẩn đòi Bào bắt bằng được, không thiết gì các đồ chơi khác nữa. Bào phải lo làm việc cho nhà chủ, lại thêm gánh nặng bắt con chim vàng nên ghét con chim lắm. Hơn nữa, mẹ con Quyên lại đòi hỏi Bào bắt chim mà không được bắn bị thương, không được dùng bẫy cho khỏi tốn mồi, chỉ được chụp chim bằng tay không. Cực chẳng đã, Bào phải quấn lá để giấu mình, trèo lên cây chờ chim. Cuối cùng, Bào chụp được con chim vàng, nhưng bị ngã. Kết thúc truyện là cảnh con chim vàng đã chết và Bào thì thoi thóp trong vũng máu mà không hề được quan tâm hỏi han đến chút nào, vì mẹ con thằng Quyên còn đang mải xót xa cho con chim chết.
Tác phẩm đã cho ta thấy được bi kịch của những phận người nhỏ bé, nghèo khổ, bất hạnh; điều đó thể hiện rõ nét qua nhân vật Bào. Nó có hoàn cảnh bất hạnh: nhà nghèo, cha bệnh nên phải vay hai thúng thóc của nhà hương quản. Cha mất rồi, mẹ con Bào không trả được nợ nên Bào phải đi ở gán nợ. Một con người còn không đáng giá bằng hai thúng thóc, sự thực mới chua xót làm sao! Khi ở đợ cho nhà hương quản, Bào phải làm việc, phải đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe, vô lí của chủ. Bào căm ghét con chim vàng, bởi vì “Bắt không được chim, không được ăn cơm”. Bào đã tìm đủ mọi cách để bắt con chim mà không thể đáp ứng được theo ý chủ. Nó tranh thủ khi đi chăn trâu để lặn ngụp dưới sông lấy đất sét nặn những con trâu đồ chơi, rồi “bưng chiếc nón lá rách đựng đầy đồ chơi” với các loại trâu để “hạ giọng năn nỉ” thằng Quyên chơi những đồ chơi đất nó đã dày công chuẩn bị, mong thằng con nhà chủ quên đi con chim vàng. Thế nhưng kết quả là thằng Quyên lăn đùng ra ăn vạ, giãy đành đạch, gào khóc gọi mẹ, và mẹ nó thì “đánh Bào té nhủi”. Nó mày mò làm ná thun để bắn con chim, thế nhưng chủ nó lại yêu cầu nó bắn thế nào cũng được, “miễn đừng chết, đừng què, đừng gãy cánh chim”; phải “bắn cho nó giật mình, chết giấc té xuống”. Một yêu cầu vô lí không tưởng, nhưng khi nó phản kháng, cãi chủ thì ngay lập tức bị đánh. Không được, nó tìm cách làm bẫy chim, xin chuối để làm mồi thì chủ nói “chuối tiền chuối bạc” không thể cho chim ăn được. Bị dồn đến bước đường cùng, Bào phải trèo lên cây để chụp con chim, dù biết đó là việc khó khăn và nguy hiểm đến nhường nào. Nhưng Bào đã không còn sự lựa chọn nào khác. Cuối cùng, Bào bị ngã từ trên cây xuống, nó “khuỵu xuống, đầu ngã xuống vũng máu”, đến tính mạng của mình cũng chẳng giữ được. Đáng buồn hơn, đến cả cái chết của Bào cũng không được quan tâm, vì mẹ con nhà chủ còn mải đi đau xót con chim chết, để “Tay Bào với tới, với mãi, với mãi nhưng cũng chẳng với được ai”. Nó bị dồn đến cái chết, chết trong tức tưởi và đau xót đến vậy. Một mạng người không quý bằng mạng của một con chim. Qua nhân vật Bào, tác giả đã phản ánh chân thực sự khổ sở, nhỏ bé, bất hạnh đến cùng cực của những người nông dân vùng Nam Bộ Việt Nam trong xã hội cũ. Họ là những người bị đàn áp, bị chèn ép đến đường cùng, thậm chí mất cả tính mạng nhưng cũng vẫn chỉ bị coi thường đến rẻ mạt, phận người không đáng giá bằng hai thúng thóc, không đáng giá bằng một con chim. Từ đó, tác giả đã thể hiện sự đồng cảm, thương xót với những kiếp người nhỏ bé bất hạnh như Bào, đồng thời lên tiếng tố cáo hiện thực xã hội một cách chân thực nhất.
Bên cạnh đó, ta cũng thấy được sự độc ác, tham lam, ích kỉ của những kẻ “làm chủ” trong xã hội. Qua nhân vật Quyên và người mẹ, tác giả đã khắc họa sự độc ác, tham lam, ích kỉ của những kẻ được coi là “tầng lớp trên” của xã hội, những kẻ làm chủ nhưng không có một chút coi trọng nào với những con người làm thuê cho mình. Quyên là thằng bé sung sướng từ nhỏ, ích kỉ, được chiều chuộng, nhõng nhẽo. Chỉ qua một số chi tiết như việc Quyên đòi phải có được con chim bằng được vì “không vừa ý cái gì là nó giãy nảy lên” hay hành động “Nó đưa chân đạp nhẹp mấy con trâu đất, khóc ré lên” kiểu ăn vạ là thấy được sự vô lí, trẻ con của nhân vật này. Một thằng bé mười một tuổi mà “nhào lăn ra thềm, đập chân đành đạch, gào lên” không khác gì một đứa bé mấy tuổi chưa có nhận thức. Quyên bắt mọi người phải chiều theo sở thích của mình, không cần quan tâm đến điều gì khác. Khi Bào trèo lên cây, còn đòi phải “trèo ra nhánh” để bắt được con chim, không biết đến sự nguy hiểm của việc Bào đang làm. Nếu như Quyên hống hách nhưng còn có chút trẻ con, thì nhân vật mẹ Quyên tuy xuất hiện không nhiều nhưng rất ấn tượng với người đọc bởi được tác giả khắc họa bằng các chi tiết đắt giá, thể hiện rõ sự độc ác, bất công, đòi hỏi vô lí với người làm. Bà ta đòi Bào phải bắt chim cho con chơi, nhưng khi muốn bắn con chim thì“muốn bắn mấy cái thì bắn, miễn đừng chết, đừng què, đừng gãy cánh chim của con tao thì thôi” rồi đòi hỏi vô lí khó có thể thực hiện được“bắn cho nó giật mình, chết giấc té xuống”. Khi thấy thằng Bào muốn bẫy chim thì không muốn tốn “chuối vàng chuối tiền” để cho chim ăn, muốn bắt được chim mà không tốn bất cứ cái gì của mình. Bà ta tham lam và ngu dốt, vô lí đến mức đòi kẻ ở phải chụp tay không để bắt con chim cho con chơi. Không những thế, bà ta còn độc ác, sẵn sàng chửi mắng người ở vì bất cứ lí do gì, bắt nhịn cơm hoặc đánh thằng nhỏ một cách độc ác. Bà ta còn nhẫn tâm, khi thằng Bào bị ngã từ trên cây xuống thì không hỏi han được một câu, chỉ chăm chăm thương xót con chim chết mà bỏ quên một mạng người. Qua nhân vật Quyên và mẹ Quyên, ta thấy được bộ mặt của một tầng lớp trong xã hội Nam Bộ xưa thời Pháp thuộc. Hai nhân vật là người nhà của hương quản - một chức tước nhỏ ở làng, nhưng đã hống hách, ích kỉ, bóc lột, coi thường người khác như vậy thì thử hỏi những kẻ ở tầng lớp cao hơn còn đến thế nào? Tác giả đã phê phán, lên án sự độc ác của những kẻ này khi mà chúng không coi con người bằng nổi một hai thúng thóc, hay bằng mạng của một con chim. Quá đau xót cho hiện thực xã hội ấy!
Không chỉ hấp dẫn người đọc bởi thông điệp giàu ý nghĩa, truyện ngắn còn thu hút người đọc bởi những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật. Tác giả đã lựa chọn và sử dụng ngôi kể hợp lí, sử dụng ngôi kể thứ ba – ngôi kể biết tuốt, như một người ngoài cuộc để nhìn nhận mọi sự việc xảy ra trong câu chuyện: hoàn cảnh khổ sở của Bào khi phải đi ở đợ, bị mẹ con thằng Quyên đòi hỏi những yêu cầu vô lí, hành hạ về cả thân thể và tâm lí. Người kể chứng kiến tất cả những khổ sở của Bào, sự vô lí và nhõng nhẽo ương ngạnh của Quyên, sự độc ác kệch cỡm của mẹ Quyên… từ đó có cái nhìn toàn diện để kể lại cho người đọc. Ngôi kể thứ ba mang tính khách quan, khiến người đọc có thể chứng kiến câu chuyện và đưa ra cách phán đoán của riêng mình, không bị ảnh hưởng bởi phán đoán hay nhận xét của người khác. Từ đó, người đọc sẽ thấy mình có được sự đánh giá toàn diện hơn vì đã hiểu thấu đáo được câu chuyện.
Nguyễn Quang Sáng còn rất tài tình khi xây dựng nhân vật, ông tập trung vào giới thiệu hoàn cảnh, khắc họa tính cách qua việc chọn lựa các chi tiết tiêu biểu. Nhân vật Bào là đại diện cho những con người nghèo khổ bất hạnh: phải đi ở đợ gán nợ hai thúng thóc, tìm đủ mọi cách để bắt con chim trước đòi hỏi vô lí của chủ. Mười hai tuổi nhưng thằng bé đã khổ sở, phải làm đủ chuyện cho nhà chủ. Bị đánh đập tàn nhẫn tóe máu, cuối cùng mất mạng do bắt một con chim mà còn không được quan tâm… Khi miêu tả Quyên, ta thấy được sự trẻ con, hống hách, ích kỉ, được chiều chuộng của thằng bé qua chi tiết khóc gọi mẹ và lăn đùng ra ăn vạ; hay sự độc ác, vô lí của mẹ Quyên khi bắt Bào phải bắt sống chim mà không được bắn, không được làm mồi… Mỗi nhân vật được khắc họa, hiện lên với tính cách và hoàn cảnh riêng biệt, bộc lộ dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Bên cạnh đó, ta còn thấy được tài năng của tác giả khi vận dụng những nét đặc sắc nghệ thuật khác. Đó là giọng kể dân dã, bình dị như người dân quê kể lại câu chuyện thường ngày khiến người đọc dễ tiếp cận câu chuyện hơn. Đó là ngôn ngữ mang đậm phong cách người dân Nam Bộ, giản dị đời thường. Tác giả còn sử dụng kết cấu đối lập, thể hiện trong sự trái ngược giữa hai nhân vật Bào và Quyên từ hoàn cảnh, tính cách, số phận… khiến nội dung chủ đề của câu chuyện được nổi bật hơn, thu hút người đọc.
Con chim vàng là một truyện ngắn hay, mang đậm phong cách Nguyễn Quang Sáng. Với những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật, lựa chọn ngôi kể… tác giả đã làm nổi bật hiện thực khổ sở của những người dân dưới thời phong kiến, khi mà số phận con người quá nhỏ bé, rẻ mạt, không được coi trọng. Tác phẩm đã gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự yêu thương, không phân biệt giai cấp, quý trọng con người; khẳng định vị thế của Nguyễn Quang Sáng trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
Con chim vàng
Cây trứng cá trước sân nhà đã hết mùa, chim chóc ít đến. Sâu đo xanh đo thoăn thoắt trên những đầu lá trắng li ti màu phấn mốc. Một hai cơn gió to uốn quằn những cành lá thấp là đà, sâu đo níu những sợi tơ, buông mình rơi xuống đất, bò lểnh nghểnh. Đứng gió, cây trứng cá yên lặng, buồn hiu. Mấy hôm nay có con chim cánh vàng như nghệ, mỏ đỏ như son, ngày nào cũng sà cánh đáp xuống đây. Hai chân nó quấn chặt vào cành, thòng mình xuống, nghểnh cổ lên, đưa mỏ đỏ gắp lấy sâu. Ăn no, nó rũ cánh rỉa lông. Nó nhảy nhót, hót líu lo.
Thằng Quyên đứng dưới gốc dòm lên, nghe vui tai đẹp mắt làm sao, nó yêu quý con chim quá! Đêm nằm thằng Quyên chiêm bao thấy bắt được chim nhốt vô lồng, đút mồi cho ăn. Con chim nhảy nhót, chốc chốc lại cất tiếng lảnh lót. Nhớ tới, nó khoái chí ngả ra cười híp mắt. Nó bảo mẹ bắt cho kỳ được. Đang ăn cơm, nhớ tới chim là nó hất chén liệng đũa, khóc lên, đưa tay chụp chụp lấp con chim vàng. Nó không thèm chơi ngựa cây, xe hơi, tàu lặn nữa. Nó giật mình dậy là nó nhắc đến chim vàng.
Cũng con chim này, đối với Bào thì khác hẳn. Bào rất căm ghét con chim vàng. Có lúc nghĩ thấy con chim bị bắn nát đầu, rơi xuống, vài sợi lông vàng bay theo, Bào hả dạ lắm!
Thằng Quyên mười tuổi là con nhà chủ. Cha nó là hương quản trong làng. Bào mười hai tuổi là đứa ở chăn trâu cho nhà này. Đêm ngủ, Bào trằn trọc tìm mưu bắt cho con “bà chủ”. Bắt không được chim, không được ăn cơm.
Hai năm trước, mẹ Bào mắc nợ nhà này hai thúng thóc, nó đòi ngặt, Bào phải đến ở đợ. Nhưng nợ đó không bằng nợ con chim vàng. Gặp Bào nó đòi, Bào chịu đòn để thế. Bào sợ quá, bữa nào cũng rình cũng bắt. Nhưng bắt làm sao được, nó có cánh, vừa leo lên là nó vụt mất, có khi còn ỉa xuống mặt Bào. Hết phương cách rồi! Chiều đó Bào về, thằng Quyên đòi chim, Bào hai tay bưng chiếc nón lá rách đựng đầy đồ chơi, Bào hạ giọng năn nỉ :
– Trâu đây cậu, trâu đực, trâu con, trâu cái. Tôi nắn bằng đất sét mỡ gà tốt lắm. Tôi lặn dưới sông móc tới đứng bóng, nắn tới trâu ăn no, đây cậu. Cậu rờ thử coi, tôi lấy miểng chén mài sừng nó nhọn hoắt. Trâu này tốt hơn chim vàng à cậu.
Thằng Quyên quen tính được mẹ nuông chiều, không vừa ý cái gì là nó giãy nảy lên. Nó đưa chân đạp nhẹp mấy con trâu đất, khóc ré lên. Nó khóc mà không chảy nước mắt. Bào không khóc mà nước mắt cứ tuôn ra. Bào tức, sợ và tiếc. Bào lượm lại từng cục đất, nắn nót lại cái đầu cái chân.
Thằng Quyên vẫn khóc, nó nhào tới chụp lấy đất liệng tới tấp vào mặt Bào, rồi nhào lăn ra thềm, đập chân đành đạch, gào lên: “Mày bắt con chim vàng cho tao, má ơi!”
Mẹ nó tới, hầm hầm như bị ai giết con, nó quơ cả trâu đất, cả chiếc nón lá rách đội giữ trâu của Bào liệng tung ra sân, rồi xỉa xói mặt Bào :
– Mày khôn hơn con tao được à! Mày lôi đất vô nhà tao à! Nhà tao không thiếu đất, mả thằng cha mày sụp lở kia, đem về mà đắp!
Để lấy lòng con, nó đánh Bào té nhủi, rồi bế thằng Quyên vào lòng :
– Ôi! Tội nghiệp! Con tôi khổ quá, thứ con chim vàng như vậy mà không có để chơi!…
Đêm nằm Bào có ngủ được đâu. Bên mái nhà lụp sụp, tiếng võng kẽo kẹt, giọng hát ru em văng vẳng:
… Ầu ơ… Chim chuyền nhành ớt líu lo,
Mảng sầu con bạn ốm o gầy mòn…
Thằng Quyên nằm trên nệm, thiêm thiếp. Nghe hát đến chim, nó nhào dậy, khóc: “Bắt chim cho con, má!”
Bào nghe Quyên khóc, lại lo ngày mai không có con chim vàng. Bào ngồi dậy, dựa lưng vào chuồng trâu, nhìn ra. Trời mênh mông, trăng sáng vằng vặc. Bào rón rén bước ra cây trứng cá, nhìn lên. Lá khẽ xao động như bầy chim mê ngủ. Bào lấy đất vụt lên. Đất rơi tòm xuống ao cá. Con chim vàng không có ngủ ở đây, nó đâu rồi kìa! Bào ngồi xuống gốc trứng cá, xoa xoa mái đầu trọc hếu như sọ dừa. Bào đã tìm ra kế. Nhân lúc chăn trâu, Bào chặt nhánh ổi, lấy mảnh vỏ ốc chuốc thành nạng. Bào buộc dây thun vào, giương, buông, bắn vù vù. Bào vò luôn 10 viên đạn. Được rồi, nhất định bắn rơi con chim vàng.
Bào bước vô nhà, hớn hở như tá điền có tiền trả nợ. Thằng Quyên hỏi :
– Chim vàng tao đâu?
– Đây cậu! Giàng thun đây cậu, tôi bắn nó rụng như lá cho cậu coi.
Tức thì thằng Quyên nhăn mặt, giãy lên :
– Không! Mày bắn chết chim tao.
Bào định năn nỉ, mẹ nó đã chõ vào :
– Con tao chơi chim sống chớ giỗ cha mày đâu mà bắn chim cho chết!
Bào trả lời:
– Nó có cánh không bắn làm sao bắt được.
Mẹ thằng Quyên xấn tới, giận dữ :
– Tao không cấm mày bắn, mày muốn bắn mấy cái thì bắn, miễn đừng chết, đừng què, đừng gãy cánh chim của con tao thì thôi.
Bào tức quá:
– Không trúng làm sao bắt được.
Mẹ thằng Quyên nổi lửa lên, nó giận đứa ở dám cãi lại, nó bảo :
– Mày bắn cho nó giật mình, chết giấc té xuống không được hả!
Mái đầu Bào cúi xuống, nhè nhẹ lui một bước. Môi Bào mím lại, mắt liếc mẹ thằng Quyên, tay run run nắm chặt vạt áo trì xuống. Bào giận sôi lên, quên mình là đứa ở, liệng giàn thun trước mặt nó, cự lại :
– Bà giỏi bà bắn đi!
Nó quơ cây rượt theo Bào, liệng vun vút.
***
Quá căm tức thì chống lại, chống rồi Bào lại sợ. Bào đến thằng Quyên :
– Cậu, bữa nay thế nào tôi cũng bắt được con chim vàng cho cậu!
Thằng Quyên ngẩng đầu lên, mắt nó long lanh, ôm lấy bào, nó hỏi: “Chừng nào?”. Bào đưa nhánh tre có sợi nhợ cho nó coi:
– Đây, bẫy gài đây cậu. Mà cậu cho một trái chuối chín đi!
Thằng Quyên nhảy tưng lên, rồi cắm cổ chạy thẳng vô buồng, bẻ luôn hai quả. Nó đưa hai quả chuối cau chín vàng khoe với Bào. Nó cười híp hai con mắt. Lần đầu tiên nó cúi đầu sát vào Bào, xem Bào buộc quả chuối vào bẫy. Suy nghĩ thế nào, nó quay ra, lắc đầu :
– Chim không ăn chuối đâu!
– Nó ăn chớ cậu! Phải chim hát bội, chim sâu đâu, con chim này nó ăn sâu mà ăn chuối nữa, cậu. Tôi coi trâu, tôi thấy nó sà xuống vuờn chuối hoài.
Bỗng mẹ thằng Quyên nện guốc bước tới, nó trố mắt nhìn hai quả chuối cau, nó hét lên :
– Mày gạt con tao ăn cắp chuối hả?
Bào lui luôn mấy bước, nép mình vô tường, mặt lấm lét :
– Dạ thưa bà, con xin chuối chín làm mồi bắt chim cho cậu.
– Chuối tao cúng thổ thần, chuối tiền chuối bạc, chuối gì chuối cho chim ăn. Mày trèo lên cây bắt sống nó cho tao.
Mẹ thằng Quyên vừa chửi vừa nhìn quanh quất kiếm cây. Bào liệng cái bẫy, chạy mất…
Không còn cách nào hơn nữa, Bào quấn cây lá đầy mình, trèo sẵn lên cây từ sáng sớm. Nhánh cây trứng cá mềm quằn xuống. Bào thụt vô, dựa lưng vào cành to. Thằng Quyên đứng dưới hét lên :
– Mày ra ngoài nhánh chớ!
Bào run quá, chân cứ thấy nhột, nhìn xuống thấy chóng mặt. Vòm trời cao vút. Một chấm đen bay tới. Rõ là con chim vàng. Nó lượn mấy vòng, vừa sà cánh đáp, bỗng nó hốt hoảng vút lên kêu choe chóe.
Mẹ con nó chạy vô nhà ló đầu ra:
– Mày đừng rung chớ!
Mẹ thằng Quyên nhìn theo con chim mình vàng như nghệ mỏ đỏ như son không chớp mắt :
– Bào! “Con” nín thở cho êm con. Ráng con!
Con chim bay qua nhảy nhót trước mặt. Bào vừa thò tay, nó nhảy ra nhánh. Thằng Quyên há mồm hồi hộp:
– Bắt mau, mau!
– Đó, đó! Nó nhảy vô đó con, chụp, chụp!
Nghe tiếng nó là Bào thấy roi đòn đánh đập, thấy máu đổ như những trận đòn hôm trước. Bào cắn răng cho bớt run, nhè nhẹ thò tay ra, nhổm mình với tới, chụp dính con chim vàng. Chim chóe lên, mẹ con nó mừng quýnh, thằng Quyên nhảy dựng lên.
– Được chim rồi!
Vỗ tay bôm bốp. Bào có cảm giác như khi mình đuổi theo trâu bị sụp những hầm giếng cạn, ruột thót lên. Hai chân Bào sụp vào không khí, tay bơi bơi – Mặt Bào tối đen – Bào rơi xuống như trái thị. Mặt Bào đập vào gốc cây, máu, nước mắt đầm đía cả mặt: “Trời ơi!” Con chim vàng cũng bị đập xuống đất, đầu bể nát. Trong cơn mê mê tỉnh tỉnh, Bào nghe văng vẳng tiếng guốc, nghe mẹ con thằng Quyên kêu: “Trời ơi!”.
Bào chống tay ngồi dậy, máu từ trên đầu chảy trên những chiếc lá quấn vào mình nhỏ giọt. Bào cố đem toàn lực vùng dậy, nhưng tay lại khuỵu xuống, đầu ngã xuống vũng máu. Mắt Bào chập chờn thấy bàn tay mẹ thằng Quyên thò xuống. Tay Bào với tới, với mãi, với mãi nhưng cũng chẳng vớ được ai.
Té ra, mẹ thằng Quyên thò tay nâng lấy xác con chim vàng. Bào lại nghe tiếng tắc lưỡi: “Trời! Con chim vàng của con tôi chết rồi!”.
Hà Nội 8-1-1956
NGUYỄN QUANG SÁNG
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Có đáp án) Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 9 Global Success
Top 14 mẫu tóm tắt văn bản Làng của Kim Lân siêu hay
Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
Phân tích Tự tình tháng Ba
Phân tích một đoạn thơ trích từ Truyện Kiều hoặc Truyện Lục Vân Tiên
3 Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều
Đọc hiểu Xuân về Nguyễn Bính
- Bài 1: Thế giới kì ảo
- (Ngắn gọn) Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt lớp 9 Điển tích điển cố trang 17
- (Ngắn nhất) Soạn bài Dế chọi
- Thực hành tiếng Việt - Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt
- (Ngắn gọn) Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 9
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 27
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- (Cực hay) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết hạn chế sử dụng túi nilon
- (Chi tiết) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết biến đổi khí hậu
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề xây dựng khu bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm (Dàn ý)
- (Dàn ý) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển
- (9 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm nguồn nước lớp 9 KNTT
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta
- Nghị luận về vai trò của danh lam thắng cảnh và đời sống con người
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người với nguồn nước
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 34 lớp 9
- (Ngắn gọn) Thực hành đọc Ngọc nữ về tay chân chủ
- Bài 2: Những cung bậc tâm trạng
- (Cực hay) Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Buổi tiễn đưa
- (Chuẩn) Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ chơi chữ trang 46
- (Chuẩn) Soạn văn 9 bài Tiếng đàn mưa
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 49 Kết nối tri thức
- (Chuẩn) Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát KNTT
- Viết bài văn nghị luận phân tích 1 tác phẩm thơ song thất lục bát lớp 9
- (3 mẫu + 2 dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát Hai chữ nước nhà
- (Dàn ý) Phân tích Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du
- (Cực hay) Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư
- (Không chép mạng) Phân tích bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang
- Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ Than nỗi oan - Cao Bá Nhạ
- (Có dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn (không chép mạng)
- Các bài thơ song thất lục bát lớp 9
- (Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Phân tích bài Khóc Dương Khuê
- Trưa vắng đọc hiểu
- Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi trang 59
- (Ngắn gọn) Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 9 tập 1 trang 61
- (Chi tiết) Thực hành đọc Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha
- Bài Kim Kiều gặp gỡ
- (4 mẫu) Phân tích 2-4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên trong Kim Kiều gặp gỡ
- Thực hành tiếng Việt 9 chữ Nôm trang 71
- Bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga
- (Có đáp án) Đọc hiểu truyện Lục Vân Tiên
- Thực hành tiếng Việt 9 Chữ quốc ngữ
- Bài Tự tình
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay
- Nghị luận cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò
- (20 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết lớp 9
- Nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
- Nghị luận xã hội về vấn đề Là học sinh, em nghĩ làm thế nào để rèn luyện được kĩ năng quan sát
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rèn luyện thói quen đọc sách
- Nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
- (Có dàn ý chi tiết) Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
- (Lớp 9) Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình
- Nghị luận về tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh
- Nghị luận về tình bạn khác giới ở tuổi học trò
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết tôn trọng sự khác biệt trong môi trường học đường
- Nghị luận về việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn đối với học sinh
- Nghị luận bàn luận về thói dựa dẫm, ỷ lại của học sinh hiện nay
- Nghị luận về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi đối với lứa tuổi học sinh
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết suy nghĩ tiêu cực và cách khắc phục
- Nghị luận về ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn và cách khắc phục
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thiếu kĩ năng sống
- Nghị luận về tầm quan trọng của kĩ năng quản lí cảm xúc
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết sự thờ ơ thiếu trách nhiệm với ước mơ của mình
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết cách ứng xử trước những cám dỗ
- Nghị luận về lạm dụng Chat GPT và các App giải sẵn trong học tập Ngữ văn
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết thiếu kết nối với gia đình
- Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 84 lớp 9 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương
- Bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
- Bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo
- Thực hành tiếng Việt Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu
- Bài Ngày xưa
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện)
- Phân tích truyện Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh
- Phân tích truyện ngắn Bố và mẹ ly hôn rồi
- (Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
- Phân tích tác phẩm Lão Hạc (Dàn ý)
- Nghị luận phân tích câu chuyện Bí ẩn của làn nước
- (Dàn ý chi tiết) Phân tích truyện ngắn “Tình cha” của nhà văn Nguyễn Anh Đào
- Phân tích truyện Thầy giáo dạy vẽ Của Xuân Quỳnh
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
- Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
- Phân tích truyện Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen
- Phân tích truyện ngắn Anh Hai của Bùi Quang Minh
- Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Người cha của Nguyễn Quang Thiều
- Phân tích truyện ngắn Quê hương của Đào Quốc Thịnh
- Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
- Phân tích truyện ngắn Đói (Thạch Lam)
- Phân tích truyện ngắn Con chim vàng (Nguyễn Quang Sáng)
- Phân tích truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu)
- Phân tích truyện ngắn “Lụm còi”
- Phân tích truyện ngắn Hoa đào nở trên vai
- Bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
- Củng cố mở rộng lớp 9 trang 111
- Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét lớp 9 KNTT
- Đoạn văn 7-9 câu trình bày suy nghĩ của em về khát vọng tình yêu của con người
- Thực hành tiếng Việt 9 Kết nối tri thức trang 122
- Soạn bài Lơ xít ngắn nhất
- Phân tích một chi tiết mà em thích trong đoạn trích vở kịch Lơ Xít
- Soạn bài Bí ẩn của làn nước lớp 9
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 131 tập 1
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch)
- Dàn ý Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch
- Phân tích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc
- Soạn Thảo luận một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi lớp 9 trang 138
- Soạn bài Củng cố mở rộng bài 5 Văn 9 KNTT
- Thực hành đọc Âm mưu và tình yêu
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức
- Bài 6: Giải mã những bí mật
- Ba chàng sinh viên
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Be-ni-xtơ hoặc Ghi-crít
- Thực hành tiếng Việt Các kiểu câu ghép và phương tiện nối các vế câu ghép
- Bài hát đồng sáu xu
- Vào vai nhân vật Méc-đơ-lân ghi lại cảm nghĩ về luật sư Ét-uốt
- Bài Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời
- Thực hành tiếng Việt Lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép
- Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn
- Viết truyện ngắn sáng tạo (Truyện có yếu tố trinh thám)
- Kể một câu chuyện tưởng tượng
- Củng cố, mở rộng trang 37
- Thực hành đọc Ba viên ngọc bích
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ 8 chữ Nhớ rừng
- Bài 7: Hồn thơ muôn điệu
- Bài Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của tiếng Việt trong bài thơ Tiếng Việt
- Em cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
- Thực hành tiếng Việt trang 50
- Mưa xuân
- Cảm nhận về không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ trong bài Mưa xuân
- Xác định bố cục, mạch cảm xúc của bài Mưa xuân
- Bài 8: Tiếng nói của lương tri
- Bài 9: Đi và suy ngẫm
- Bài 10: Văn học - lịch sử tâm hồn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh