(Có đáp án) Chuyện gã Trà đồng giáng sinh đọc hiểu
Đọc hiểu văn bản Chuyện gã Trà đồng giáng sinh
Chuyện gã Trà đồng giáng sinh là một trong số các tác phẩm truyện truyền kì mạn lục của tác giả nguyễn Dữ. Chuyện gã Trà đồng giáng sinh kể về một người tên là Tạc, khi còn sống làm nhiều việc thiện. Không may qua đời, tuy nhiên do khi còn sống ông làm nhiều việc thiện nên được thượng đế khen ngợi và cho hồi sinh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em đề đọc hiểu văn bản Chuyện gã Trà đồng giáng sinh có đáp án, mời các em cùng tham khảo.
Chuyện gã Trà đồng giáng sinh đọc hiểu có đáp án
CHUYỆN GÃ TRÀ ĐỒNG GIÁNG SINH
(Trà đồng giáng đản lục)
Dương Đức Công tên là Tạc, người phủ Thường Tín xứ Sơn Nam. Dưới triều vua Huệ Tông nhà Lý, ông làm quan coi việc hình án trấn Tuyên Quang xét rõ mọi điều oan khuất, khiến các vụ án đều được công bằng. Vì sự nhân từ phúc hậu, người thời bấy giờ gọi là Đức công. Năm 50 tuổi, Đức công vẫn không có con trai, chợt bị ốm nặng rồi chết, hồi lâu lại tỉnh bảo với mọi người rằng:
- Ta vừa đến một chỗ thành đèn vách sắt, toan bước chân vào thì có một viên chức ngăn lại. Viên ấy dẫn ta đi sang phía hữu, thấy có những cửa đỏ biển son. Vén áo đi vào cửa này thì thấy san sát những tòa rộng dẫy dài, có đến hơn trăm người thắt đai đứng hầu sau trước. Giữa có hai vị mặc áo bào tía ngồi đối diện nhau ở bên một cái án, đưa mắt cho viên chức kia bảo lấy sổ son của họ Dương ra xem, một lát hai vị cùng nhìn nhau bảo rằng:
- Dương gian thật không có người nào được thế, cứu sống cho mọi người nhiều lắm. Chỉ tiếc hưởng tuổi không dài và dòng sau không người nối dõi. Người như thế mà không biểu dương thì làm sao khuyến khích cho kẻ khác được; ta sẽ phải tâu lên Thượng đế.
Bèn truyền cho Đức công hẵng xuống tạm nghỉ ở cái hành lang phía đông. Chừng độ nửa ngày, hai vị ấy lại sai dẫn Đức công vào, bảo rằng:
- Nhà ngươi ngày thường vốn có tiếng là người lương thiện. Thượng đế khen ngợi, ban cho một người con trai tốt và cho sống lâu thêm hai kỷ nữa. Nên mau về đi mà cố gắng làm thêm điều âm đức, đừng bảo là trên cõi minh minh không biết gì đến.
Đoạn sai viên chức kia dẫn về. Khi ra khỏi cửa, Dương hỏi rằng:
- Chẳng hay đây là dinh tòa nào? Ai là chủ trương và coi giữ công việc gì?
Viên chức ấy nói:
- Đây là một tòa trong 24 tòa ở Phong Đô ; phàm người mới chết đều phải qua cả. Người nào tên ghi ở sổ son, may ra còn có khi sống mà về được, chứ đã tên ghi sổ mực thì chẳng còn có mong gì. Nếu ông không phải là người xưa nay hết lòng làm việc thiện thì cũng khó bề thoát được.
Bèn cùng nhau chia tay từ biệt, rồi ông bừng tỉnh như một giấc chiêm bao.
Bà vợ cũng nói là đêm qua lúc cuối canh một, có ngôi sao nhỏ rơi vào lòng, lòng bỗng thấy rung động. Rồi bà có mang đủ ngày tháng sinh ra được một cậu con trai, đặt tên cho là Thiên Tích. Tính Thiên Tích thích uống trà lắm, thường tự ví mình như Lư Đồng Lục Vũ đời xưa. Song thiên tư lỗi lạc, học vấn rộng rãi, phàm sách vở văn chương cổ kim, không cái gì là không thông thuộc. Đức công mừng mà rằng:
- Thế là ta có dòng giống rồi!
Bèn chuyên đem những nghĩa lý chân chính dạy con. Sau đó 24 năm, ông mắc bệnh mà mất, Thiên Tích thương xót rất mực; xa gần ai nấy đều cảm động.
(Nguyễn Dữ, in trong Truyền kỳ Mạn lục, NXB Văn học)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đức Công được khắc họa ở những không gian nào? Qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm của không gian trong truyện truyền kì?
Câu 3. Truyện có yếu tố kì ảo nào? Yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa, vai trò gì trong truyện?
Câu 4. Tìm ba từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ “nhân từ”. Giải nghĩa các từ đó?
Câu 5. Từ câu chuyện trên, em rút ra được những bài học ý nghĩa gì cho bản thân?
Gợi ý
1 | - Thể loai: Truyện truyền kì - PTBĐ chính: Tự sự |
2 | - Nhân vật Đức Công được khắc họa ở: + Không gian trần thế (nơi có gia đình, vợ con) + Không gian địa phủ (nơi có thành Phong Đô với thượng đế, các quan, viên chức…) - Nhận xét gì về đặc điểm của không gian trong truyện truyền kì: + Không gian thường có sự pha trộn giữa cõi trần và cõi âm + Các hình thức không gian này không tách biệt mà liên thông với nhau + Không gian mang đậm màu sắc kì ảo |
3 | - Yếu tố kì ảo trong đoạn trích: + Dương Đức Công khi chết được xuống thành Phong Đô, gặp các vị quan ở địa phủ. + Dương Đức Công được thượng đế khen ngợi là người lương thiện nên cho sống thêm 2 kỷ nữa và còn ban cho một người con trai tốt. + Vợ Dương Đức Công nằm mơ có ngôi sao nhỏ rơi vào lòng, sau đó mang thai, sinh được 1 người con trai. - Tác dụng của các yếu tố kì ảo: + Tạo ra sự sinh động, hấp dẫn cho câu chuyện và tạo hứng thú với người đọc. + Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người lương thiện ắt sẽ nhận được những điều tốt đẹp. + Bộc lộ rõ nét tư tưởng chủ đề tác phẩm: Ca ngợi những con người có tấm lòng lương thiện. + Làm nên đặc điểm của truyện truyền kì. |
4 | - Các từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ “nhân từ” là: nhân đức, nhân nghĩa, nhân hậu. - Giải nghĩa: + Nhân đức: có lòng yêu thương giúp đỡ người khác + Nhân nghĩa: có lòng thương người và tôn trọng lẽ phải, điều phải + Nhân hậu: có lòng thương người và trung hậu |
5 | *HS rút ra những bài học ý nghĩa qua câu chuyện: - Chúng ta cần sống lương thiện, sẵn sàng giúp người, giúp đời - Sống tốt ắt sẽ nhận được phúc báo, trời xanh có mắt, sớm muộn cũng được đền đáp... - Làm điều sai trái sẽ phải chịu quả báo…. |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Có đáp án) Đọc hiểu Bích Câu kỳ ngộ
(3 đề) Đọc hiểu Ngọn gió và cây sồi có đáp án
(Có đáp án) Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đọc hiểu
(3 đề) Đọc hiểu Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
Đọc hiểu Chuyện tình ở Thanh Trì có đáp án
(Có đáp án) Đọc hiểu truyện Lục Vân Tiên
(Có đáp án) Trắc nghiệm Nguyễn Du và Truyện Kiều
Gợi ý cho bạn
-
(9 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
-
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
-
(Chi tiết) Thực hành đọc Nỗi sầu oán của người cung nữ
-
Nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
-
Phân tích bài thơ Đưa con đi học của Tế Hanh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 9
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống
Top 6 bài thuyết minh về tác phẩm Truyện Kiều siêu hay
Phân tích truyện ngắn Anh hai Lý Thanh Thảo
So sánh hình ảnh trăng trong các bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng
Phân tích đoạn trích kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Tóm tắt văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em lớp 9