(Có đáp án) Đọc hiểu Bích Câu kỳ ngộ
Đọc hiểu văn bản Bích Câu kỳ ngộ
Bích Câu kỳ ngộ nguyên là một tiểu thuyết bằng chữ Hán, xuất hiện trong tập Truyền kỳ tân phả của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748). Bích Câu kỳ ngộ kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bộ đề đọc hiểu văn bản Bích Câu kỳ ngộ có đáp án chi tiết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
1. Trắc nghiệm Bích Câu kỳ ngộ - đề 1
Đoạn sau đây kể việc Giáng Kiều bị ngược đãi, giận bỏ đi.
445. Ngán thay khuyên nhủ đến lời
Nước kia dội đá có mùi gì đâu
Thôi ngày trọn, lại đêm thâu
Cạn chung Lý Bạch, nghiêng bầu Lưu Linh
Ma men quanh quẩn bên mình
450. Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương
Mải mê say tỉnh tâm trường
Liệu bài nàng lại tìm đường van lơn
Trái tai vả lại ngứa gan
Đang tay nỡ dập hoa tàn tả tơi
455. Dây đồng đứt hẳn làm đôi
Cánh bèo theo ngọn nước trôi cũng rầu!
Nàng càng tầm tã tuôn châu
Ngán nhân tình khéo ra màu thắm phai
Rằng: “Thôi, tôi đã quá lời
460. Xui lòng nghĩ lại một hai kẻo mà…”
Sinh đang vui chén la đà
Vẩn vơ tính quỉ hồn ma biết gì
Nói thôi, nói cũng chi chi
Nghe ra tiếng nặng như chì, giọng say!
465. Nàng rằng: “Duyên nợ bấy nay
Thương ôi nước đổ bốc đầy được đầu
Tiếc cho nỗi vợ chồng Ngâu
Doành thu nên để bắc cầu mấy phen!
Sá chi nữa, cái hoạ hèn
470. Nghĩ làm chi nữa cái duyên cũ càng
Đã lòng rẽ thúy chia hương
Đành lòng rẫy ngọc, ruồng vàng thì vâng
Thôi thôi, thôi cũng cầm bằng
Tơ hồng phó trả bà trăng cho rồi”
475. Lạy rồi, đứng lại sân ngoài
Bên bàn say tỉnh mặc người ngồi trợ.
(Theo Bích Câu kỳ ngộ, do Thi Nham Đinh Gia Thuyết đính chính, NXB Tân Việt, 1964)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Văn bản trên là truyện thơ vì:
A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần
B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng thơ (lục bát).
C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ 3.
D. Có nhiều nhân vật đối thoại và được kể bằng thơ lục bát
Câu 2: Thủ các từ sau vào vị trí phần ngoặc kép cho hợp lí.
Tú Uyên rơi vào (vị trí 1), Giáng Kiều khuyến nhủ, van lơn không được. Có khi đang say, Tú Uyên (vị trí 2), nàng buồn rầu chỉ biết khóc lóc, nhận lỗi về mình. Quá buồn thảm vì (vị trí 3), Giáng Kiều đành nói lời từ biệt với Tú Uyên.
A. Còn đánh
B. Tình nhạt phai
C. Cảnh rượu chè
D. Chỉ biết khóc lóc
Đáp án: 1C, 2A, 3B
Câu 3: Văn bản trên được thuật kể bằng lời của:
A. Tú Uyên
B. Giáng Kiều
C. Người nhà
D. Người kể chuyện
Câu 4: Dòng nào nói đúng về các nhân vật trong văn bản đọc.
A. Tú Uyên, Giáng Kiều.
B. Tú Uyên, Giáng Kiều, thầy bói.
C. Giáng Kiều, người bán tranh.
D. Tú Uyên, người bán tranh.
Câu 5: Dòng nào nói lên cảm xúc chủ đạo của văn bản đọc?
A. Mỉa mai, châm biếm
B. Trân trọng, thương cảm
C. Thương cảm, phê phán
D. Khinh bỉ, đau xót
Câu 6: Đoạn sau là lời của ai, nói với ai về điều gì?
Ngán thay khuyên nhủ đến lời
Nước kia dội đá có mùi gì đâu
A. Lời của Giáng Kiều, khuyên Tú Uyên đừng uống rượu.
B. Lời của người kể chuyện: nói về tâm trạng của Giáng Kiều.
C. Lời của Tú Uyên: ngán lời Giáng Kiều.
D. Lời của Giáng Kiều diễn tả tâm trạng chán ngán của mình.
Câu 7: “Nước kia dội đá có mùi gì đâu” được hiểu như thế nào?
A. Nước dội vào đá mất hết mùi vị.
B. Tú Uyên là đá nên Giáng Kiều không nên khuyên nhủ.
C. Lời khuyên của Giáng Kiều không có tác dụng đối với Tú Uyên.
D. Lời nói của Giáng Kiều lạnh lẽo vô tình.
Câu 8: Hai dòng thơ sau gợi tả cảnh tượngnào trong gia đình Tú Uyên
Ma men quanh quẩn bên mình
Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương
A. Cảnh nồng nàn với rượu đàn, hương.
B. Người chìm đắm trong rượu khiến nghĩa tình nhạt phai.
C. Mải rượu nên không thiết gì đàn, hương.
D. Say men rượu lười đánh đàn.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Tâm trạng của Giáng Kiều được miêu tả như thế nào? Được xây dựng bằng nguồn cảm hứng nào?
Tâm trạng của Giáng Kiều được miêu tả qua nhiều cung bậc:
- Khuyên nhủ, van lơn, hy vọng
- Đau khổ, khóc lóc, thất vọng
- Chán chường, bất lực, từ bỏ
Được xây dựng bằng nguồn cảm hứng: xót thương, cảm thông sâu sắc
Câu 10. Em có đồng ý với cách ứng xử của Tú Uyên không? Vì sao?
Dựa vào quan niệm của bản thân
Gợi ý: Căn cứ vào việc làm, lời nói của Tú Uyên; nỗi đau Tú Uyên gây ra cho Giáng Kiều… để đánh giá con người Tú Uyên (xây dựng bởi cảm hứng phê phán)
2. Trắc nghiệm Bích Câu kỳ ngộ - đề 2
Câu 1. Thể thơ của truyện thơ trên là:
A. Thất ngôn xen lục ngôn
B. Song thất lục bát
C. Lục bát
D. Thơ trường thiên bảy chữ
Câu 2. Nhân vật chính được nói đến trong đoạn trích trên là:
A. Nhân vật nữ: Giáng Kiều
B. Nhân vật nam: Tú Uyên
C. Nhân vật nữ và nhân vật nam: Giáng Kiều – Tú Uyên
D. Nhân vật người kể chuyện
Câu 3. Cảm xúc của nhân vật Tú Uyên được thể hiện trong bốn câu thơ dưới đây là gì?
Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hoè chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là!
Bướm kia vương lấy sầu hoa,
Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!
A. Tương tư, thương nhớ bất kể ngày đêm, nhớ người đẹp đến mức “ngẩn ngơ” trong lòng.
B. Tương tư, thương nhớ vì biết chắc sẽ không có ngày gặp lại
C. Tương tư, sầu muộn vì không gặp được người đẹp
D. Tương tư, sầu muộn, đau đớn đến nao lòng vì không được gặp lại người đẹp.
Câu 4. Đoạn thơ từ “Có khi gẩy khúc đàn tranh” cho đến “Mõ quyên điểm nguyệt, chuông kình nện sương” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Biện pháp lặp cấu trúc
B. Biện pháp so sánh
C. Biện pháp nhân hóa
D. Biện pháp điệp từ
Câu 5. Liệt kê những hành động, cử chỉ mà nhân vật Tú Uyên làm để giãi bày nỗi nhớ người đẹp.
A. Gẩy đàn tranh, uống chén rượu đào, ngắm bóng trăng tàn, cất lời ca tiếng hát.
B. Gẩy đàn tranh, uống chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, ngắm hoa thưởng nguyệt.
C. Gẩy đàn tranh, uống chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, ngắm bóng trăng tàn.
D. Gẩy đàn tranh, uống chén rượu đào, ngắm bóng trăng tàn, ngâm thơ.
Câu 6. Nội dung chính của đoạn truyện thơ trên là gì?
A. Nỗi buồn của nhân vật Tú Uyên sau khi gặp người đẹp.
B. Nỗi niềm tương tư của nhân vật Tú Uyên sau khi gặp người đẹp.
C. Nỗi sầu của nhân vật Tú Uyên sau khi gặp người đẹp.
D. Nỗi xót xa của nhân vật Tú Uyên khi biết không thể gặp lại người đẹp.
Câu 7. Nhân vật Tú Uyên hiện lên qua đoạn trích là người như thế nào?
A. Chàng trai yêu đương mùa quáng.
B. Chàng trai si tình, có lòng thủy chung.
C. Chàng trai trân trọng cái đẹp và yêu thích cái đẹp.
D. Chàng trai biết yêu bản thân.
3. Bích Câu kỳ ngộ tự luận
Câu 1: Thể thơ của truyện thơ trên là gì?
Thể thơ lục bát
Câu 2. Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Có khi gảy khúc đàn tranh,
Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân.
Cầu hoàng tay lựa nên vần,
Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào!
Có khi chuốc chén rượu đào,
Tiệc mời chưa cạn, ngọc giao đã đầy.
Hơi men không nhấp mà say,
Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình.
Có khi ngồi suốt năm canh,
Mõ quyên điểm nguyệt, chuông kình nện sương.
Lặng nghe những tiếng đoạn trường,
Lửa tình dễ đốt, sông Tương khôn hn.
Có đêm ngắm bóng trăn tàn,
Tiếng chiêm hót sớm, trận nhàn bay khuya.
Gợi ý
- Biện pháp lặp cấu trúc “Có khi”
- Lặp đi lặp lại 4 lần thể hiện những hành động của Tú Uyên khi không thể không nghĩ về người thiếu nữ đó. Chàng nhớ nàng chỉ nghĩ thôi chưa đủ, phải “gảy nên khúc đàn tranh” mong nàng nghe được tấm chân tình này, giống như cô gái Văn Quân khi nghe được tiếng đàn “Cầu hoàng” của Tương Như nên phải lòng đi theo. Phải mượn men say của “chén rượu đào” để thổ lộ tâm tư thầm kín hay chính là “mượn rượu để tỏ tình”. Tú Uyên mong được uống với nàng chén “ngọc giao” để kết duyên đôi lứa.
Câu 3. Chỉ ra những đặc điểm của truyện thơ Nôm trong văn bản.
Đặc điểm truyện thơ trong văn bản
- Về yếu tố tự sự: đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ nhung.
- Về yếu tố trữ tình: truyện tập trung bộc lộ yếu tố đó thông qua tâm trạng của nhân vật Tú Uyên. Đoạn trích là dòng tâm trạng, cảm xúc, giúp chúng ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi niềm tâm trạng tương tư của nhân vật trong tình yêu. Ngoài ra, chất trữ tình còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên. Việc xuất hiện của thiên trong truyện thơ được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) so sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều:
- Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?
(Bích Câu kì ngộ)
- Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Truyện Kiều)
Gợi ý
*Giống:
- Đều là nỗi tương tư, nhớ mong
- Đều thể hiện nỗi nhớ “canh cánh” trong lòng
*Khác
- Tú Uyên
+ Ngẩn ngơ nhớ về người đẹp
+ Không thể gặp lại khiến Tú Uyên ngày càng nhớ mong
- Kim Trọng
+ Nhớ đến sầu muộn
+ Cảm thấy một ngày dài như “ba thu”, mong chờ để được gặp người yêu.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết bài văn nghị luận về vấn đề xây dựng khu bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm (Dàn ý)
(Cả năm) Đáp án sách bài tập Tiếng Anh 9 Global Success
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm nguồn nước lớp 9 KNTT
(3 mẫu + 2 dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát Hai chữ nước nhà
(9 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
(Cực hay) Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em
(Dàn ý) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển
(2 mẫu) Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ
Gợi ý cho bạn
-
Viết bài văn nghị luận về vấn đề xây dựng khu bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm (Dàn ý)
-
(5 đề có đáp án) Đọc hiểu Chinh phụ ngâm khúc
-
Củng cố mở rộng lớp 9 trang 111 tập 1
-
Nghị luận về vấn đề cần giải quyết sự thờ ơ thiếu trách nhiệm với ước mơ của mình
-
Nghị luận về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi đối với lứa tuổi học sinh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 9 Kết Nối
Nghị luận về việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn đối với học sinh
(Cực hay) Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Buổi tiễn đưa
Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét lớp 9 KNTT
Viết bài văn nghị luận về vấn đề xây dựng khu bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm (Dàn ý)
Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thiếu kĩ năng sống
Nghị luận về ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn và cách khắc phục