Đọc hiểu Mai Hương và Lê Phong
Mai Hương và Lê Phong đọc hiểu
Lê Phong và Mai Hương là một tác phẩm truyện trinh thám của nhà văn Thế Lữ. Không lập dị như Sherlock Holmes, không suy xét thuần lý trí như Kỳ Phát, chàng Lê Phong trong truyện của Thế Lữ được tái hiện với những phẩm chất rất đời thường. Đó là điểm độc đáo trong truyện trinh thám của Thế Lữ so với các nhà văn viết truyện trinh thám cùng thời. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu văn bản Người phải chết trích từ tác phẩm Lê Phong và Mai Hương của nhà văn Thế Lữ.
Đọc hiểu văn bản Người phải chết
NGƯỜI PHẢI CHẾT
Lược dẫn: Mọi người tập trung rất đông ở trước Đông Dương đại học đường để chờ đón vị bác sĩ trẻ tài ba Trần Thế Đoàn nhưng đã quá giờ mà chưa thấy anh ta đâu. Có người cho rằng “Anh này có vẻ một danh nhân muốn cho mọi người chờ đợi mình...” Trong số những người đứng chờ ở đó có một phóng viên trẻ tuổi – Lê Phong. Không để ý đến vẻ náo động của đám đông, anh ta cứ đi đi lại lại một cách lơ đãng, thỉnh thoảng đứng lại biên mấy chữ lên một cuốn sổ tay. Rồi lại thản nhiên lững thững đi trong phòng như đi giữa chỗ vắng. Tuy vậy, ai nhận kỹ, cũng thấy đôi mắt anh ta vẫn tinh nhanh và quan sát từng cử chỉ của mọi người, quan sát rất chóng nhưng rất chu đáo. Nét mặt linh động với cái miệng mím lại chốc chốc thoáng qua. Rồi người bác sĩ họ Trần cũng đến, một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng trong 3 phút đã diễn ra….
Người thiếu niên bỗng hỏi một câu đột nhiên:
- Lúc nãy ông ở nhà viết một bức thư dài phải không ? Ông cần viết đến nỗi chút nữa thì lỡ mất một việc quan trọng là hôm nay có cuộc phát bằng long trọng.
Đoàn kinh ngạc nhìn người thiếu niên thì anh ta tiếp:
- Mà lại vừa nhận được một bức thư lạ, một bức thư làm cho ông bối rối có phải không?
Vẻ kinh ngạc của Đoàn lại càng rõ rệt, nhưng người thiếu niên cứ bình tĩnh nói, tiếng hạ thấp, có ý chỉ riêng Đoàn nghe.
- Thưa ông, bức thư ấy nói những gì, xin ông cho biết.
Bây giờ Đoàn mới trấn định được tâm trí, hỏi lại người thiếu niên:
- Những điều ấy có liên lạc gì với việc ông phỏng vấn tôi?
- Vâng! Không có liên lạc gì, hay chỉ liên lạc ít thôi, nhưng đó là điều rất quan hệ. Thưa ông Trần Thế Đoàn, xin ông nghe tôi và trả lời cho tôi rành mạch. Ông có những kẻ thù ghê gớm toan hại ông, những kẻ thù ấy ông có biết không và nếu biết, ông có rõ được một chút gì về mưu mô của họ không?
Đoàn lúc ấy lại nhìn người thiếu niên một cách rất kỳ dị,chưa kịp đáp thì anh ta lại nói:
- Xin ông cho biết, đó là những điều cực kỳ quan trọng, vì. . .
Đoàn bỗng hỏi:
- Nhưng ông là ai?
- Tôi là phóng viên báo “Thời Thế”.
- Vâng. Nhưng là người... Tên ông là gì?
- Tên tôi là Lê Phong, và là người rất có cảm tình với ông.
- Ông Lê Phong! Tôi vẫn biết tiếng ông... Tôi định đến thăm ông để hỏi những việc riêng và cần ông giúp.
Lê Phong đáp:
- Càng hay, vì những việc riêng ấy chính lúc này là lúc ông nên nói ra.
- Không, tôi không nói ở đây được xin mời ông lại chơi nhà hay chốc nữa ra, tôi sẽ xin đến báo "Thời Thế”. Bây giờ (Đoàn nhìn đồng hồ) bây giờ gần đến giờ rồi, xin lỗi ông. À mà tại sao ông biết?
- Biết gì kia?
- Biết các điều ông hỏi tôi. Ông biết từ bao giờ?
-Vừa rồi.
-...?...
- Vâng. Vết mực ở ngón tay ông, ông viết bức thư dài, ông chưa kịp rửa tay, và đến muộn, còn bức thư mới nhận được, ông nhét nó vào túi áo một cách cũng vội vã đến nỗi để tôi trông thấy mé phong bì nhô lên. . . Còn về những kẻ thù của ông thì tôi cũng vừa mới thấy trong lúc tôi nói chuyện với ông, tôi vẫn để ý đến hai người lạ mặt đứng cách đây ngót 10 thước và nhìn ông một cách hằn học không biết ngần nào. Chúng lẩn xa rồi.
Nhưng tôi vẫn nhận được: một người ăn vận quần áo tím thẫm, đeo kính trắng, quấn phu la tuy trời không rét lắm, còn người kia thì rỗ hoa mặc quần áo màu tro, cao lớn, và cụt một tay.
Đoàn kêu sẽ lên một tiếng:
-Trời ơi! Người cụt tay?
-Vâng cụt tay trái, tay ấn thọc luôn vào túi, nhưng tôi vẫn chú ý nên không giấu được tôi...
Đoàn nhắc đi nhắc lại:
- Người cụt tay? Trời ơi! Tôi hiểu rồi, suốt mấy ngày nay, khi ở trường ra, khi sắp bước vào nhà, khi đi xem chiếu bóng hay ở hiệu cao lâu, lúc nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy, tôi thường gặp hắn, tôi cũng chú ý đến cái tay cụt ấy, nhưng tôi không ngờ gì... Đến bây giờ...
Mặt Đoàn tái xanh đi. Chàng hốt hoảng nhìn ra, không trả lời những tiếng chào hỏi của những người bạn qua đấy như trước nữa. Chàng thốt nhiên nắm lấy tay Lê Phong:
- Ông Lê Phong, nếu vậy thì tính mệnh tôi nguy mất, tính mệnh tôi nguy thật, ông. . . Tôi nhờ ông tìm giúp kẻ thù tôi nhé . . .ông ngăn cản hộ, tôi biết chỉ ông ngăn cản nổi...
Giọng nói mỗi lúc một thêm van vỉ:
- Vâng, xin ông giúp tôi, ông cứu tôi... Trời! Đến lúc này,việc tôi sắp thành, kết quả gần thấy rồi, mà... Hôm nay là một ngày quan trọng trong đời tôi, nhưng tôi cũng không được vui mấy.
- Thế ra ông biết cách hành động của kẻ thù đã lâu.
- Tôi biết gì? Có lẽ tôi ngờ thôi... Tôi vẫn ngờ rằng có kẻ muốn hại tôi, nhưng mãi hôm nay, mãi lúc này, tôi mới biết rõ.
-Thế sao ông không đi trình sở Liêm phóng?
- Tôi cũng định thế, nhưng xét ra có điều bất tiện. Ông Lê Phong, ông tìm ra nhé! ông đi bắt ngay hộ hai đứa nhé. Tôi đến điên cuồng lên mất?
Lê Phong ôn tồn nói:
- Đi bắt! Tôi chỉ là người nhà báo. . . Vả lại chúng nó không ở đây nữa, chúng hẳn tránh xa rồi.
- Ông chắc không?
Lê Phong toan trả lời "Tôi đoán thế”. Nhưng muốn an ủi Đoàn, anh ta nói:
- Chắc. Nhưng ông vẫn phải đề phòng cẩn thận. Bây giờ xin ông cứ yên tâm vào giảng đường vì hình như đến giờ rồi. À quên, ông đứng lại để tôi chụp ông bức ảnh.
Bấm xong bức ảnh. Lê Phong bắt tay người thiếu niên bác sĩ lúc đó vừa có người ra gọi, rồi lững thững đến ngồi lên một cái ghế dài gần cửa, cặm cụi viết lên cuốn sổ tay.
Anh ta vừa viết được cái đầu đề:
-“Một cuộc phỏng vấn vội vàng. Mấy phút cùng thiếu niên bác sĩ Trần Thế Đoàn, một nhà thông thái kỳ dị...”
Bỗng đập tay xuống ghế chép miệng:
- Ồ ngốc chưa ! Vội gì thì vội, nhưng quên không xem bức thư lạ lùng kia thì ngu thực...
Ngẫm nghĩ một lát, lấy đồng hồ xem. Lê Phong toan đứng dậy, nhưng vẫn ngồi yên. Anh tắc lưỡi một cái, rồi viết rất nhanh, vừa viết vừa đưa mắt nhìn mấy người đến chậm vội vã bước vào giảng đường.
Lúc bốn trang giấy nhỏ đã đầy chữ. Lê Phong bước ra ngoài, đến bên một người ghếch xe đạp đợi ở vệ đường, đưa cái "Tin" mới xé ở sổ tay ra cho hắn và dặn:
- Anh về ngay tòa báo, bảo sửa qua bài tôi viết, rồi đăng ngay, cần lắm. Trang nhất, đầu đề rất to, mau lên cho kịp số hôm nay.
Rồi ngoắt quay vào, anh lẩm bẩm nói một cách rất sung sướng:
- Nào! Lê Phong, đem hết sức hết trí ra! Câu chuyện không đến nỗi tầm thường lắm.
Sắp bước lên thang để vào chỗ dành riêng cho các phóng viên, Lê Phong chợt để ý đến một mảnh giấy nhỏ rơi dưới đất. Anh nhặt lên và bất giác kêu lên một tiếng sẽ: "Ô! lạ chưa!".Trên mảnh giấy có mấy hàng chữ này, lối chữ in hoa, vạch bằng bút chì:
"Lê Phong, anh coi chừng đó, đừng dúng tay vào việc này mà mang họa. Hôm nay Trần Thế Đoàn phải chết, nhưng anh không được tìm, được hiểu, được trông thấy, nghe thấy một điều gì”.
Thực hiện theo các yêu cầu:
Câu 1: Thể loại của văn bản có chứa đoạn trích trên? Cơ sở nào khiến em nhận định như vậy?
· Thể loại của văn bản có chứa đoạn trích trên: truyện trinh thám.
· Cơ sở để khẳng định:
- Đề tài của truyện: Tội ác.
- Yếu tố cấu thành nên tác phẩm chính là tội ác.
- Chủ đề: Xoay quanh truyện phá án, tìm ra lí do phạm tội.
- Nhân vật: Thám tử - Phóng viên (có tài năng đặc biệt), nạn nhân và kẻ tội phạm.
- Cốt truyện là một câu đố bí ẩn (cần có lời giải đáp: Tại sao X lại phạm tội cố ý giết người).
- Thủ pháp nghệ thuật: Tạo sự bí ẩn nhằm đánh lạc hướng người đọc; tạo sự sáng tỏ dẫn dắt người đọc đến việc giải đố bí ẩn.
- Cấu trúc hình học của hình tượng nhân vật: mối quan hệ tam giác giữa cảnh sát – thủ phạm – nạn nhân. Đây là cuộc đấu trí ngang ngửa giữa thủ phạm với chàng phóng viên Lê Phong tài ba.
Câu 2: Truyện được kể bằng ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó?
- Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ ba.
- Nhận xét về việc sử dụng ngôi kể của nhân vật này đối với nội dung câu chuyện:
+ Tạo cái nhìn khách quan về những sự việc xảy ra.
+ Giúp người kể có thể kể linh hoạt nội dung của câu chuyện.
Câu 3: Nhân vật chính trong đoạn truyện trên là ai? Dựa vào văn bản đọc, em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về nghề phóng viên?
* Nhân vật chính trong đoạn truyện trên là Lê Phong – một phóng viên rất tài ba - một thám tử nghiệp dư tay ngang.
* Những hiểu biết của em về nghề phóng viên:
- Phóng viên là người làm nghề chuyên chụp ảnh, săn tin, xử lý thông tin, viết bài để đăng cho các tòa soạn báo, tạp chí, truyền hình…
- Công việc của phóng viên bao gồm: quan sát, ghi chép, phỏng vấn người đưa tin, viết bài hoặc sáng tạo nội dung về các sự kiện, tin tức quan trọng.
- Để trở thành một phóng viên thực thụ, cần phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau:
· Nhạy bén với tin tức, nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh chóng.
· Kỹ năng viết bài rõ ràng, xúc tích và mang tính thuyết phục.
· Kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn để thu thập và lấy thông tin từ các đối tượng liên quan.
· Khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo tính chính xác của thông tin.
· Làm việc dưới áp lực công việc tốt, bởi phóng viên thường phải làm việc dưới áp lực thời gian và khối lượng khá lớn.
· Trung thực, đưa tin đúng nội dung, không xào nấu làm sai sự thật.
· Có khả năng làm việc và phối hợp đội nhóm tốt.
· Cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo tính chính xác của nội dung cung cấp đến công chúng.
· Không ngại học tập và tiếp thu thêm kiến thức mới.
Câu 4: Theo em nhan đề của văn bản hé lộ điều gì?
Theo em nhan đề của văn bản “Người phải chết” đã hướng sự chú ý của độc giả vào câu chuyện ngay từ nhan đề. “Người phải chết” đã bộc lộ tính chất chủ đề của câu chuyện một “tội ác” sắp sửa được thực hiện; kích thích trí tò mò và khả năng phán đoán của người đọc, hé lộ nạn nhân của vụ án này là ai.
Câu 5: Nhân vật thám tử Lê Phong đã thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật chính trong truyện trinh thám? Làm rõ ý kiến của em bằng những chi tiết trong văn bản.
* Nhân vật thám tử Lê Phong thể hiện những đặc điểm nổi bật của nhân vật chính trong truyện trinh thám:
- Khả năng quan sát tỉ mỉ.
- Khả năng suy luận logic.
- Kiến thức uyên bác.
- Tư duy độc lập.
- Lòng dũng cảm.
* Các chi tiết tô đậm tài năng của phóng viên tài ba Lê Phong:
+ Nhạy bén với tin tức, nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh chóng.
+ Nhìn vết mực trên ngón tay và bức thư trong túi của Trần Thế Đoàn mà biết được anh ta vì phải viết 1 bức thư rất dài nên đến muộn.-> khả năng quan sát tinh tế, tư duy logic cao, phán đoán chuẩn xác.
+ Nhìn bức thư nhét vội trong túi áo vị bác sĩ trẻ Thế Đoàn và quan sát thấy có 2 kẻ khả nghi đứng quanh đó mà biết được có kẻ đang muốn ám sát bác sĩ này.-> khả năng quan sát tinh tế, tư duy logic cao, phán đoán chuẩn xác.
+ Hành động ghi chép tỉ mỉ, chụp ảnh chuyên nghiệp, xử lý thông tin và đưa tin nhanh chóng. -> Đây chính là yếu tố cần có của một phóng viên chuyên nghiệp.
+ Hé lộ cho Thế Đoàn biết kẻ cụt tay là tên sát thủ nhằm cảnh báo cho nạn nhân biết mà đề phòng.-> hành động trượng nghĩa.
+ Mảnh giấy đe dọa, ngăn cản Lê Phong "Lê Phong, anh coi chừng đó, đứng dúng tay vào việc này mà mang họa. Hôm nay Trần Thế Đoàn phải chết, nhưng anh không được tìm, được hiểu, được trông thấy, nghe thấy một điều gì.” Cho biết tài năng phá án của anh. Anh đã từng nhúng tay tìm ra chân tướng rất nhiều vụ án. Cả nạn nhân và kẻ thủ phạm đều biết rõ khả năng này của anh.
+…………
Câu 6: Từ nội dung của câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Ví dụ:
+ Biết nhiều quá đôi khi cũng gặp nguy hiểm.
+ Giỏi quá đôi khi cũng gặp họa.
+ Kẻ ác luôn đứng trong bóng tối.
+ Cần học cách bảo vệ bản thân.
+ Cần rèn cho mình khả năng quan sát và tư duy logic để phán đoán tình hình….
+…………
Tóm tắt Mai Hương và Lê Phong
Phóng viên Lê Phong đến dự lễ tốt nghiệp ở Đông Dương và chứng kiến Trần Thế Đoàn bị giết chết. Tất thảy mọi người đều nghĩ do đột quỵ nhưng riêng Lê Phong thì biết rõ Trần Thế Đoàn bị ám sát, anh quyết điều tra và nhận được thư đe dọa. Trong quá trình điều tra, Lê Phong gặp một thiếu nữ nhan sắc tuyệt mỹ là Mai Hương mà anh cho rằng liên quan đến vụ ám sát Trần Thế Đoàn. Lê Phong tiếp cận thi thể của bác sĩ Trần Thế Đoàn và đã xác định được nguyên nhân cái chết và anh bám theo người thiếu nữ xinh đẹp kỳ dị mà anh cho là đồng phạm với bọn giết bác sĩ Trần Thế Đoàn. Cuộc lần tìm theo dấu lông ngỗng thất bại. Lê Phong nhận thêm tin dữ. Sáng mai sẽ giết cô Loan hôn thê của bác sĩ Trần Thế Đoàn. Lê Phong luôn có cảm giác Mai Hương theo sát mình và tất cả những việc gì mình làm cô ta đều biết trước. Và cô ta đến tận tòa soạn gặp Lê Phong và đã lừa Lê Phong để lấy chiếc kim tiêm vật chứng của vụ ám sát bác sĩ Trần Thế Đoàn. Biết mình bị lừa Lê Phong nổi giận, tự xỉ vả bản thân. Lê Phong tìm mọi cách gặp Lý Tuyết Loan để bảo vệ cô nhưng liên tiếp bị Mai Hương lừa. Khi gặp được Lý Tuyết Loan, Lê Phong hiểu rõ động cơ mà bọn đê hèn đã áp sát bác sĩ Trần Thế Đoàn chính là vì 5 bộ sách quý. Trong bộ sách cổ này có bản di chúc ghi nơi giấu kho báu, và ghi rõ ai tìm ra sẽ được hưởng và còn lại thuộc về chính phủ. Bọn Lương Hữu cần hạ sát bác sĩ Đoàn gấp để chiếm kho báu. Sau khi hạ sát bác sĩ Đoàn, bọn chúng đã đến nhà Lý Tuyết Loan ăn cắp 5 bộ sách quý nhưng đó chỉ là năm bộ sách giả. Lê Phong tiếp tục trá hình để tìm hiểu vụ án, để bắt tội phạm. Nhưng lại một lần nữa cay đắng nhận ra mình đã mắc lừa Mai Hương. Lê Phong bị mắc bẫy sa vào tay đối tượng mà mình đang truy tìm đó là Lương Hữu. Chúng tuyên bố Lê Phong sẽ phải chết bằng mũi kim tiêm chứa thuốc độc từ chiếc máy ảnh như chính bác sĩ Trần Thế Đoàn. Lê Phong không chết bởi Mai Hương đã tráo mũi kim tiêm đó. Lê Phong thoát chết và bọn Lương Hữu đã bị bắt. Trở về nhà anh rất bất ngờ thấy Mai Hương trong nhà mình. Mai Hương đã cho Lê Phong biết mình là ai, các việc mình làm là để thúc đẩy nhanh việc điều tra của Lê Phong và mong muốn trở thành cộng tác viên của anh tại báo Thời Thế. Cuối cùng, Mai Hương và Lê Phong đã làm sáng tỏ vụ án và bắt được kẻ thù.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Phạm Huyền Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Mùa vải chín
Đề tham khảo thi vào lớp 10 môn Văn 2025
Đọc hiểu Anh hai của Lý Thanh Thảo
(Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
Nghị luận về vấn đề cần giải quyết thiếu kết nối với gia đình
Phân tích truyện ngắn Anh hai Lý Thanh Thảo
Đọc hiểu Măcbet - William Shakespeare
Đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Gợi ý cho bạn
-
(Chi tiết) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết biến đổi khí hậu
-
Nghị luận về tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh
-
Soạn Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
-
(2 mẫu) Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ
-
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu nhận xét của em về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 9 Kết Nối
Nghị luận về tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh
Soạn Thảo luận một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi lớp 9 trang 138
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
(Dàn ý) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển
(5 đề có đáp án) Đọc hiểu Chinh phụ ngâm khúc
Thực hành tiếng Việt lớp 9 Điển tích điển cố trang 17