(Có đáp án) Trắc nghiệm Nguyễn Du và Truyện Kiều

Truyện thơ Nôm là kiến thức các em sẽ được học trong chương trình Ngữ văn 9 Kết nối tri thức. Truyện thơ Nôm tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằng tiếng Việt dùng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm. Một trong số các tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng có thể kể đến như Truyện Kiều, Tống Trân – Cúc Hoa, Trương Chi... Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bộ đề đọc hiểu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Trắc nghiệm về Nguyễn Du và Truyện Kiều

1. Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng về nghệ thuật của “Truyện Kiều”?

A. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.

B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi. Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

C. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.

D. Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.

Câu 2: Truyện Kiều gồm mấy phần?

A. 3 Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 3: Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì?

A. Đứt từng mảnh ruột

B. Tiếng kêu mới

C. Con đường dài màu xanh đứt đoạn

D. Tiếng kêu mới tới đứt từng khúc ruột Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Câu 4: Dòng nào nói đúng về những tủi nhục mà Thuý Kiều đã trải qua ?

A. Thanh lâu ba lượt, thanh y hai lần.

B. Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

C. Thanh lâu hai lượt, thanh y ba lần.

D. Thanh lâu bốn lượt, thanh y hai lần.

Câu 5: Thể loại của Truyện Kiều là

A. Truyện Nôm Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

B. Kí

C. Tiểu thuyết chương hồi

D. Truyền kì

Câu 6: Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu ?

A. Từ trong dân gian.

B. Từ một tác phẩm tự sự của Trung Quốc. Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

C. Thương những con người tài hoa bị chà đạp nên tác giả đã sáng tạo ra.

D. Từ cuộc đời một người con gái có tên là Tiểu Thanh.

Câu 7: Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là :

A. Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị.

B. Tác phẩm cũng thể hiện rõ số phận của những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.

C. Tố cáo lễ giáo phong kiến khắc nghiệt đã đẩy người phụ nữ vào cảnh oan trái, tàn khốc.

D. Cả A và B. Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Câu 8: Giá trị về mặt nội dung của Truyện Kiều là gì?

A. Giá trị nhân đạo, hiện thực

B. Bức tranh về xã hội bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người

C. Đề cao tài năng, nhân phẩm của con người

D. Cả 3 đáp án trên Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Câu 9: Nguyễn Du sống ở thế kỷ bao nhiêu?

A. XVIII

B. XIX Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

C. XVII

D. XVI

Câu 10: Truyện Kiều là tên gọi do ai đặt?

A. Thanh Tâm tài nhân

B. Nguyễn Du

C. Người dân Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

D. Không rõ

Câu 11: Đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là gì?

A. Được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giới thiệu ở nhiều nơi trên thế giới

B. Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

C. Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc

D. Cách khắc họa tính cách con người độc đáo

Câu 12: Ý nào sau đây có trình tự đúng diễn biến của các sự kiện trong “Truyện Kiều” là:

A. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

B. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ

C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước

D. Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạcCâu 2: Nguyễn Du có tên hiệu là gì?

Câu 13: Quê hương của Nguyễn Du ở đâu?

A. Thanh Miện, Hải Dương

B. Nghi Xuân, Hà Tĩnh Trắc nghiệm về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

C. Can Lộc, Hà Tĩnh

D. Thọ Xuân, Thanh Hóa

2. Trắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

Câu 1: Câu thơ “Một hai nghiêng nước nghiêng thành”, có sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?

A. Nghệ thuật phóng đại.

B. hình ảnh tượng trưng.

C. Sử dụng điển tích, điển cố.

D. Nghệ thuật hoán dụ.Trắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

Câu 2: Tác giả sử dụng bút pháp nào khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều?

A. Bút pháp phóng đại

B. Bút pháp ước lệ tượng trưngTrắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình

D. Bút pháp trần thuật

Câu 3: Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến tự nhiên, tạo hóa phải thua, nhường dự báo trước cuộc đời của Thúy Vân sẽ thế nào?

A. Sóng gió, gập ghềnh, trắc trở

B. Cuộc đời êm ả, bình lặng, suôn sẻ sau nàyTrắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

C. Cuộc đời gặp nhiều tai họa, sóng gió

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Thúy Kiều được miêu tả như thế nào?

A. Là một trang tuyệt thế giai nhân, sắc sảo, mặn mà về trí tuệ và tâm hồn

B. Là người có vẻ đẹp đoan trang, hiền dịu

C. Là người có đôi mắt đẹp (làn thu thủy) gợi vẻ đẹp trong sáng, lanh lợi, sắc sảo hơn người.

D. Cả A và CTrắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

Câu 5: Qua những câu thơ miêu tả Thúy Kiều trong đoạn trích, Nguyễn Du dự báo cuộc đời nàng diễn ra theo chiều hướng nào?

A. Hạnh phúc, vinh hiển

B. Bình lặng, suôn sẻ

C. Trắc trở, khổ đauTrắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

D. Giàu sang, phú quý

Câu 6: Trong bức chân dung tả Thúy Kiều tác giả đặc tả tài năng của Thúy Kiều như thế nào?

A. Tài năng của Thúy Kiều xếp thứ hai, sau nhan sắc

B. Tài cầm, kì, thi, họa theo chuẩn mực vẻ đẹp thời phong kiến

C. Tài năng của Thúy Kiều nổi trội hơn hẳn là ở tài chơi đàn

D. Tất cả đều đúngTrắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

Câu 7: Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả không sử dụng phép tu từ nào?

A. Nhân hóaTrắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Liệt kê

Câu 8: Qua cung đàn Kiều sáng tác, em hiểu gì về nhân vật này?

A. Là người tươi vui, lạc quan

B. Là người có trái tim đa sầu, đa cảmTrắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

C. Là người gắn bó với gia đình

D. Là người có tình yêu thủy chung

Câu 9: Từ “tố nga” để nói về ai?

A. Chỉ Thúy Kiều

B. Chỉ Hoạn Thư

C. Chỉ Thúy Vân

D. Đáp án A và CTrắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

Câu 10: Hai chữ “trang trọng ” ở câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân có ý nghĩa gì?

A. Nói lên sự giàu sang trọng của Thuý Vân.

B. Thể hiện vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thuý Vân.Trắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

C. Thể hiện vẻ đẹp hài hoà, êm đềm của Thuý Vân.

D. Thể hiện vẻ đẹp tao nhã, dịu dàng của Thuý Vân.

Câu 11: Vẻ đẹp nhan sắc của Thuý Kiều được nhà thơ gợi tả qua những chi tiết nào?

A. Khuôn mặt, làn da.

B. Giọng nói, ánh mắt.

C. Vẻ đẹp trong sáng, linh hoạt, của đôi mắt.Trắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

D. Dáng vẻ thanh cao, cốt cách tronng sáng.

Câu 12: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì?

A. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.

B. Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng.

C. Giới thiệu vẻ đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ.

D. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.Trắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

Câu 13: Những câu thơ sau cho thấy Thúy Kiều là con người như thế nào?

Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

A. Có tài cầm, kì, thi, họa.

B. Có sự thông minh, sắc sảo.

C. Có vẻ đẹp hình dáng bên ngoài.

D. Ý A và B đúngTrắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

Câu 14: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm trong phần nào?

A. Gia biến và lưu lạc

B. Gặp gỡ và đính ướcTrắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

C. Đoàn tụ

D. Phần đề từ

Câu 15: Vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước Thuý Kiều?

A. Vì Thuý Vân là nhân vật phụ.

B. Vì Thuý Vân không đẹp bằng Thuý Kiều.

C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp tuyệt thế của Kiều.Trắc nghiệm Chị em Thúy Kiều

D. Vì tác giả thích vẻ đẹp tròn đầy nhân hậu êm đềm của Thuý Vân.

3. Trắc nghiệm cảnh ngày xuân

Câu 1: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của hai câu thơ sau:

Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

A. Khung cảnh sáng mùa xuân tuyệt đẹp .

B. Vừa nói về thời gian xuân trôi mau, vừa gợi tả được không gian xuân trong sáng.

C. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, mới đó đã bước sang tháng ba.

D. Gợi tả những cánh én rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời bầu trời trong sáng.Trắc nghiệm cảnh ngày xuân

Câu 2: Nguyễn Du đã sử dụng những yêú tố nghệ thuật nào để miêu tả lễ hội mùa xuân?

A. Danh từ, động từ, tính từ xuất hiện liên tiếp để tả, để gợi lên không khí rộn ràng, nhộn nhịp, tấp nập của lễ hội.

B. Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít.

C. Dùng nhiều tính từ, nhịp thơ dồn dập để thể hiện tâm trạng náo nức của người đi hội.

D. A và B đúngTrắc nghiệm cảnh ngày xuân

Câu 3: Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong 6 câu thơ cuối là cảnh như thế nào?

A. Ảm đạm, hiu hắt

B. Thanh nhẹ, dịu dàng nhưng buồnTrắc nghiệm cảnh ngày xuân

C. Đẹp và tươi sáng

D. Khô cằn, héo úa

Câu 4: Chữ “điểm ” trong câu "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa." đã đạt được hiệu quả nghệ thuật nào trong việc tả cảnh mùa xuân?

A. Khung cảnh sáng mùa xuân tuyệt đẹp thêm sinh động.

B. Vừa nói về thời gian xuân trôi mau, vừa gợi tả được không gian xuân trong sáng.

C. Làm cho cảnh vật sinh động có hồn chứ không tĩnh tại.Trắc nghiệm cảnh ngày xuân

D. Gợi tả những cánh én rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời bầu trời trong sáng.

Câu 5: Nhận định nào nói đầy đủ nhất đặc sắc nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du ở 4 câu thơ cuối?

A. Sử dụng nhiều từ láy.

B. Tạo dựng không gian và thời gian có sự biến đổi so với bốn câu đầu.

C. Cảnh được miêu tả qua tâm trạng của con người.

D. Tất cả đều đúngTrắc nghiệm cảnh ngày xuân

Câu 6: Khung cảnh mùa xuân được miêu tả với đặc điểm thế nào trong 4 câu thơ đầu?

A. Là bức tranh xuân với thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời.

B. Màu sắc cảnh xuân có sự hài hoà đến tuyệt diệu.

C. Thể hiện vẻ đẹp riêng của mùa xuân : mới mẻ tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng thanh khiết.Trắc nghiệm cảnh ngày xuân

D. Chữ “điểm ” tả màu sắc cảnh xuân có sự hài hoà đến tuyệt diệu, làm cho cảnh vật sinh động có hồn chứ không tĩnh tại.

Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích Cảnh ngày xuân là gì?

A.Tả lại vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.

B. Tả lại cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân.Trắc nghiệm cảnh ngày xuân

C. Tả lại cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết Thanh minh.

D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.

Câu 8: Cụm từ “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” biểu thị phép tu từ gì?

A. Nhân hóa

B. Hoán dụ

C. Ẩn dụTrắc nghiệm cảnh ngày xuân

D. Liệt kê

Câu 9: Phép tu từ ẩn dụ được dùng trong câu thơ Gần xa nô nức yến anh có tác dụng gì?

A. Miêu tả hình dáng bên ngoài của những người đi tảo mộ.

B. Nhấn mạnh tâm trạng vui mừng của người đi hội.

C. Gợi tả sự nhộn nhịp, đông vui của ngày hội.Trắc nghiệm cảnh ngày xuân

D. Miêu tả từng đoàn người đi chơi như chim én, chim oanh ríu rít.

Câu 10: Nguyễn Du đã gợi tả được những vẻ đẹp gì trong chiều xuân?

A. Tả vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân

B. Mọi chuyển động của cảnh vật, con người đều nhẹ nhàng tuy nhiên không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa.

C. Gợi cảnh nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội

D. Tất cả các ý trên.Trắc nghiệm cảnh ngày xuân

Câu 11: Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" đã tả lễ hội mùa xuân diễn ra ở thời điểm nào?

A. Giữa mùa xuân

B. Đầu mùa xuân

C. Cuối mùa xuânTrắc nghiệm cảnh ngày xuân

D. Bắt đầu bước sang mùa hè

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 75
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm