Từ Thức gặp tiên đọc hiểu (có đáp án)
Đọc hiểu Từ Thức lấy vợ tiên
Từ Thức là một nhân vật hư cấu vào đời nhà Trần trong truyện dã sử Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh bộ đề đọc hiểu văn bản Từ Thức lấy vợ tiên giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như thể loại truyện tuyền kì mạn lục.
- Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na đọc hiểu
- Đọc hiểu Chuyện tình ở Thanh Trì có đáp án
- Đọc hiểu Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào
- Đọc hiểu Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
- Đọc hiểu Chinh phụ ngâm khúc
- (9 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
1. Văn bản Từ Thức lấy vợ tiên
Theo truyền thuyết, Từ Thức quê ở ở Hòa Châu (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa) sống dưới triều vua Trần Thuận Tông, niên hiệu Quang Thái (1388 – 1398). Ông xuất thân từ phụ ấm, tức nhờ ân đức của cha làm quan viên nên được bổ nhiệm làm tri huyện xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Gần nhà ông có một ngôi chùa danh tiếng, trong chùa có trồng một cây mẫu đơn lớn, đến mùa nở hoa rất đẹp, nên ở người các nơi đến xem đông đúc nhộn nhịp, biến nơi đây thành hội xem hoa tưng bừng hàng năm.
Tháng 2/1336, trong đám đông khách thập phương viếng chùa có một cô con gái độ 16 tuổi, phấn son chỉ điểm phớt, nhưng dung mạo xinh đẹp rạng rỡ, đến hội xem hoa.Vì thấy hoa đẹp nên nảy ý muốn gần hơn để xem được rõ, cô gái với tay kéo cành xuống. Không may cành mẫu đơn rất giòn nên gãy đổ, những người coi hoa thấy vậy hốt hoảng giữ cô gái lại, trói vào gốc cây để chờ người mang tiền tới chuộc tội làm gãy mất hoa quý. Du khách viếng thăm, người qua kẻ lại xem hoa, không ai để ý đến cô gái, ngày sắp tàn mà vẫn chưa có ai đến nhận. Trong đám người xem hội có quan huyện Từ Thức, thấy trời đã tối mà không có ai đến nhận cô gái, trong khi cô cũng không kêu cứu, ông động lòng thương, nhưng thân quan huyện cũng không có tiền bạc mấy chi, ông bèn cởi chiếc áo khoác trắng làm bằng lông cừu giao cho tăng phòng để chuộc tội cho cô gái được thả ra. Cô gái được tha, cảm tạ ân nhân cứu mạng, nói lời từ biệt rồi sau đó rời đi mất hút.
Nghĩa cử của Từ Thức được người dân trong vùng khen ngợi, ông xứng là một viên quan nhân từ. Được lòng dân ắt phải vui mừng, nhưng lâu nay Từ Thức trong lòng không muốn làm quan, ông chỉ muốn ngao du sơn thủy, ngắm cảnh và làm thơ, việc hàng ngày thường bê trễ, bỏ mặc nên thường hay bị thượng quan quở trách.
Một lần nọ, một vị quan trên quen biết với gia đình mới gọi Từ Thức lên ôn tồn nhắc nhở:
“Thân phụ của thầy làm đến quan Đại Thần, mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao?”.
Ông không biết trả lời thế nào, ra về với lòng nặng trĩu, nghĩ:
“Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong danh lợi, hay là từ quan, một mình một thuyền, nước biếc non xanh, chắc trời cao cũng sẽ không phụ ta đâu”.
Vài hôm sau, Từ Thức cởi trả ấn tín, cáo quan về quê. Vốn yêu cảnh hang động vùng Tống Sơn, ông khăn gói cùng một tiểu đồng lên đường. Tới nơi, ông dựng một căn nhà nhỏ làm nơi trú ẩn để tiện bề đi thăm non nước trong vùng. Từ đó, không nơi nào là không có dấu chân Từ Thức ghé qua. Phàm những nơi tú non kỳ núi như Chích Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga (những thắng cảnh của Thanh Hóa), tất cả đều có thơ vịnh của Từ Thức để lại.
Một hôm, Từ Thức dậy sớm, trông ra hướng cửa biển Thần Phù (thuộc Nga Sơn, Thanh Hóa ngày nay), thấy dị tượng mây ngũ sắc ở đâu kéo đến, tụ lại kết nên hình đóa hoa sen trên biển, ông vội chèo thuyền ra xem cho rõ, đến nơi thì bỗng đâu xuất hiện núi lớn chắn lối đi. Ngạc nhiên, ông bảo với thuyền phu:
“Ta từng lênh đênh sông nước, thông hết thắng cảnh đông nam, không biết núi này từ đâu lại xuất hiện ngay trước mắt, phải chăng non tiên rụng xuống, vết thần hiển linh ra chăng? Sao trước không mà nay lại có?”.
Từ Thức bèn cho thuyền neo vào bờ, quan sát thì thấy vách đá cao sừng sững, không mọc cánh không cách chi lên thăm trên đó được. Cao hứng ông liền xuất thơ đề lên vách đá, với hai câu cuối có ý hỏi: xin ai đó hãy chỉ đường mở lối, cho khách vào viến cảnh chốn thần tiên.
“Thiên chương bích thụ quải triêu đôn,
Hoa thảo nghênh nhân nhập động môn.
Nhiễu giản dĩ vô tăng thái dược,
Duyên lưu thặng hữu khách tầm nguyên,
Lữ du tư vị cầm tam lộng,
Điếu đĩnh sinh nhai tửu nhất tôn.
Nghĩ hướng Vũ Lăng ngư tử vấn,
Tiền lai viễn cận chủng đào thôn“.
Diễn nghĩa:
“Triêu dương bóng rải khắp ngày xanh,
Hoa cỏ cười tươi đón rước mình.
Hái thuốc nào đâu sư kẽ suối,
Tìm nguồn duy có khách bên ghềnh.
Lang thang đất lạ đàn ba khúc,
Nênh nổi thuyền câu rượu một bình.
Bến Vũ (9) chàng ngư, tìm thử hỏi,
Thôn Đào (9) chỉ hộ lối loanh quanh”.
Từ Thức bèn cho thuyền neo vào bờ, quan sát thì thấy vách đá cao sừng sững, không mọc cánh không cách chi lên thăm trên đó được. Đề thơ xong, ông đứng ngẫm nghĩ một hồi, bỗng đâu chợt vách núi nứt ra một cửa hang rộng độ một trượng (0,5 mét). Tò mò, ông vén áo chui vào bên trong, vừa đi được vài bước, thì cửa hang bất ngờ đóng sầm lại, bên trong tối đen như mực. Nghĩ chuyến này khó sống, bản năng sinh tồn cộng thêm kinh nghiệm ngao du đây đó, Từ Thức lấy tay sờ soạng lần theo lối rêu. Nếu tìm được đường rêu sẽ lần ra hướng có ánh sáng, ông lần theo một khe nhỏ quanh co như ruột dê. Đi hơn một dặm thấy đường càng rộng hơn, chỉ chốc sau đã lên đến đỉnh núi bên ngoài cảnh quang sáng sủa với nhiều lâu đài huy nga, mây xanh ráng đỏ bám lên các lan can, kỳ hoa dị thảo nở đầy lối đi.Từ Thức nghĩ nếu đây không phải chỗ đền đài thờ phụng, thì cũng thôn xóm của những bậc lánh đời, bỗng chợt thấy có hai người con gái áo xanh thì thầm: “Lang quân nhà ta đã đến, phu nhân chúng tôi sai mời chàng vào chơi“. Đoạn họ đi vào trong tòa nhà lộng lẫy, Từ Thức ngơ ngác chưa hiểu họ mời ai, cho đến khi lại thấy họ ra mời một lần nữa, ông mới yên tâm theo chân đi vào trong. Vòng quanh một bức tường gấm, tiến vào khung cửa son, bật đá, tòa cung điện giác bạc sừng sững, những cảnh vật trước kia chỉ biết qua sách vở nay chính mắt nhìn thấy, lòng không khỏi kinh ngạc, ông băng qua cổng đề: “Điện Quỳnh Hư” đi vào “Gác Dao Quang”. Tại gác này, một đạo cô áo trắng ngồi trên sập thất bảo, trước sập có kê đôi kỷ nhỏ làm bằng gỗ đàn hương. Đạo cô mời Từ Thức ngồi và bảo:
“Tính hiếu kỳ của chàng đã thành chứng nghiệm. Sự vui sướng trong một chuyến đi chơi này, kể cũng đã thỏa nguyện chí bình sinh. Nhưng mối duyên gặp gỡ chàng có còn nhớ gì không?”.
Từ Thức mới thưa:
“Tôi là một kẻ dật sĩ ở Tống Sơn, một cánh buồm gió, một lá thuyền nan, phóng lãng giang hồ thích đâu đến đấy, nào có biết chốn này lại có tử phủ thành đô. Lần mò lên được đến đây, chẳng khác nào như mọc cánh mà bay lên đến cõi tiên, nhưng lòng trần mờ tối, chưa biết tương lai ra sao, cho nên không nhớ ra chuyện chi, dám xin cao nhân chỉ lối”.
Đạo cô cười nói:
“Chàng làm sao biết được, đây là núi Phù Lai, một động tiên thứ 6 trong 36 động, nổi trên mây, bồng bềnh ngoài biển cả, dưới chân không bám víu, như hai núi La Phù hợp tan theo sóng nước, tôi là địa tiên khu Nam nhạc, tên thường gọi Ngụy phu nhân. Vì thấy chàng là người đức cao nghĩa trọng sẵn lòng giúp người trong lúc nguy khốn, nên mới dám làm phiền mời chàng đến đây”.
Đoạn, bà sai đồng tử gọi một cô tiên ra, Từ Thức nhận ra ngay ra cô gái trước kia đã làm gãy nhành mẫu đơn trong chùa. Bà tiên trỏ bảo rằng:
“Đứa con tôi đây là Giáng Hương, ngày trước gặp nạn trong lúc đi xem hoa, may nhờ chàng giúp đỡ, ơn ấy không quên, nay muốn kết duyên để bao đền ơn trước”.
Trò chuyện xong, bèn ngay đêm hôm ấy, bà cho người đốt đèn mỡ phượng, trải đệm vàng rồng, làm lễ cho hai người giao bái kết vợ chồng. Ngay ngày hôm sau, quần tiên đến mừng, có vị cưỡi con ly từ phương Bắc xuống, vị đi rồng từ phía Nam lên, có người đi kiệu ngọc, vị cưỡi xe gió, tất cả đến họp mặt chung vui. Yến tiệc tổ chức tầng thượng gác Dao Quang, quần tiên vái chào nhau cùng ngồi bên trái, phía gia chủ ngồi bên phải. Ngồi đâu vào đấy, thì tiếng truyền hô Kim tiên ghé thăm (Tây Vương Mẫu), mọi người đều bước ra đón cúi lạy chào. Sau đó, nhạc được tấu lên, tiệc bày ra bằng mâm mã não, đĩa ngọc thạch, món ăn đều rất kỳ lạ, có thứ rượu kim tương, ngọc lễ, mùi hương đưa lên thơm nức, dưới trần không bao giờ có được của quý như vậy. Đoạn một vị vận áo đạo trắng quay sang nói với Từ Thức:
“Chúng tôi chơi ở nơi này mới 180 nghìn năm, mà đã ba lần chứng kiến biển Nam hóa đất liền, nay chàng từ xa đến đây, không vì tiên phàm cách trở, hương lửa ba sinh (ý nói cây hương vẫn còn cháy mà thấy người đã trải qua ba kiếp), tưởng cũng không phụ, đừng nên cho chuyện thần tiên là câu chuyện hoang đường”.
Lời được nói ra bởi vị này biết Từ Thức trước đây không mấy tin vào chuyện thần tiên. Buổi tiệc thêm nhộn nhịp với trẻ nhỏ ra vào, chia nhau từng lớp múa điệu Lăng Ba. Đoạn, Ngụy phu nhân mời tiệc, Giáng Hương châm rượu, một vị nói đùa rằng:
“Cô dâu hôm nay da hồng hào, không khô gầy như trước, người ta bảo ngọc nữ không chồng, hỏi có tin được không?”.
Quần tiên cười khi nghe câu đùa, duy có một vị áo xanh trông lo lắng, nói:
“Mối duyên của cô em đây, cũng thật tốt đẹp. Nhưng nghĩ cái giá băng ngọc ở trên trời, lại đi kết mối tóc tơ ở cõi thế, chẳng may tiếng đồn truyền ra, thiên hạ chê cười, quần tiên chúng ta cũng e không khỏi mang tiếng”.
Kim tiên nghe thế liền bảo:
“Ta ngự chốn lâu thành trên thiên thượng, hầu chầu cạnh đức Thượng đế, chốn mênh mang trần hải bên dưới, chưa từng đặt chân xuống, vậy mà thế gian nhiều chuyện nói gì là đã từng diện kiến ta vào đời Chu, đời Hán, ta mà còn bị thêu dệt như thế, huống chi các nàng đây? Hôm nay có mặt tân lang, chúng ta không nên phiếm bàn những chuyện khác làm rối dạ người ta”.
Ngụy phu nhân đáp:
“Tôi nghe tiên khó gặp chứ không khó tìm, đạo không tu mà tự đến, những gặp gỡ hiếm lạ, đời nào cũng có, bao chuyện cũ còn sờ sờ ra đấy, nếu chỉ thế này mà bị cười chê, thì đã có những người trước họ đỡ tiếng cho mình”.
Mọi người nghe thế cùng phá lên cười rất vui vẻ. Một chập thì đến lúc mặt trời gác núi, khách khứa đều lần lượt ra về. Từ Thức đến bên Giáng Hương đùa hỏi:
“Thì ra khắp cõi trời đều có chuyện phối ngẫu, thời có khác nhưng tình vẫn giống nhau, nghìn xưa như thế cả. Nay quần tiên ai về chỗ nấy, sống trong quạnh quẽ cô liêu, có phải họ không nẩy lòng sắc dục, hay cũng có nhưng phải gượng đè nén đi?”.
Nghe vậy, Giáng Hương đổi sắc mặt nói: “Những vị ấy đã thuộc về huyền nguyên, tính đã chân nhất, không cần gạn mà lòng tự trong, chẳng đi lấp mà đục vẫn lặng. Không như thiếp đây, bảy tình chưa sạch, trăm cảm dễ sinh, hình trong phủ tía mà tâm lụy duyên trần, thân ngự đền quỳnh mà lòng theo cõi dục, chàng đừng nhìn thiếp đây mà nghĩ quần tiên đều thế”.
Từ Thức nói, “Nếu thế thì em còn kém các tiên kia xa lắm”, cả hai vợ chồng cùng vỗ tay cười.…
Từ Thức bỏ nhà ra đi thấm thoắt đã một năm, ao sen đã thay màu biếc. Những đêm gió thổi, những sáng sương rơi, ánh trăng qua cửa sổ, tiếng thủy triều vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng dấy lên nỗi buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm đứng trông ra biển, thấy chiếc tàu buôn rẽ sóng về Nam. Từ Thức trỏ bảo với Giáng Hương: “Nhà tôi đi về phía hướng đó, nhưng biển cả trời xa chẳng biết tận phương nào”.
Một lần rảnh rỗi Từ Thức lại thổ lộ:
“Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin nàng nể tình mà cho tạm về thăm nhà, chẳng hay ý nàng ra sao?”
Rồi lại trấn an Giáng Hương: “Tôi xin về để bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, rồi sẽ lại về đây cùng nàng sống già nơi chống làng mây bến nước”.
Giáng Hương nghe vậy khóc nói: “Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê của chàng. Song trần gian nhỏ hẹp, kiếp người ngắn ngủi, dù chàng có về nhưng chỉ e sân liễu vườn hoa, cảnh tượng không như ngày trước nữa”.
Nhưng rồi Từ Thức do còn mang cốt tục, lòng trần, nên Giáng Hương sau đó phải đi bẩm lại xin Ngụy phu nhân an bài cho, tiên bà thở dài nói: “Không ngờ chàng còn bị lòng trần tơ vò đến vậy”.
Bà bèn sai mang mang đến một cỗ xe cẩm vân để chàng Thức cưỡi về. Để tiễn đưa chàng, Giáng Hương viết một phong thư bằng vải lụa, dán kín lại rồi đưa cho chàng, dặn rằng đến nhà rồi hãy mở ra xem.
Từ Thức ngồi xe, trong chớp mắt đã đến quê cũ bỗng thấy cảnh vật, người phố nay khác xưa duy chỉ dãy núi gần nhà là còn có thể nhận ra. Ông đi tìm người quen, rồi đem tên tuổi danh tính của mình dò hỏi những người lớn tuổi trong làng. Không ai biết tên tuổi người này, duy chỉ một cụ già sau một hồi nghĩ ngợi xa xăm rồi nói:
“Hồi nhỏ nghe kể, cụ tổ bốn đời nhà tôi cũng có tên họ giống ông, nhưng 200 năm trước đã đi vào núi rồi lạc mất, nay đã là năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh đời vua Lê thứ ba rồi”.
Từ Thức nghe đến đây thì giật mình, lòng bùi ngùi, sau đó muốn tìm lại xe mây để về lại cõi tiên, thì cỗ xe đã hóa thành chim loan bay đi mất. Chợt nhớ đến phong thư vợ gửi mang theo, Từ mở ra đọc thấy có mấy câu:
“Kết lứa phượng trong mây,
Nay duyên xưa đã tận,
Non tiên trên biển lớn,
Khó có ngày trùng lai”,
Đọc xong mới biết, Giáng Hương đã nói trước với mình những lời từ biệt. Chàng bèn mặc áo lông cừu nhẹ, đội nón lá, đi vào vùng núi Hoành Sơn, rồi sau này không còn ai thấy nữa.
2. Trắc nghiệm Từ Thức lấy vợ tiên
Đọc và trả lời câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng nhất.
Câu 1. Tác phẩm Từ Thức gặp tiên thuộc thể loại:
A. Truyện truyền kỳ
B. Truyện ngắn
C. Truyện vừa
D. Tiểu thuyết
Câu 2. Xác định nhân vật người kể chuyện trong bản kể trên?
A. Từ Thức
B. Giáng Hương
C. Từ Thức và Giáng Hương
D. Người kể chuyện giấu mặt
Câu 3. Nguyên nhân nào khiến Giáng Hương bị phạt?
A. Do Giáng Hương làm gãy cành hoa phượng.
B. Do Giáng Hương làm vỡ cốc lưu ly.
C. Do Giáng Hương làm gãy cành hoa mẫu đơn trong chùa.
D. Do Giáng Hương trêu ghẹo nhà sư trong chùa.
Câu 4. Điều gì khiến Giáng Hương được tha?
A. Do Từ Thức ra tay cứu giúp.
B. Do nhà chùa thấy không có ai đến nhận.
C. Do Giáng Hương xinh đẹp lại khéo mồm xin xỏ.
D. Do bụt hiện lên giúp đỡ.
Câu 5. Tại sao Từ Thức lại xin từ quan?
A. Vì xác Từ Thức không muốn bị bó mình trong vòng danh lợi.
B. Vì Từ Thức đam mê sắc đẹp của Giáng Hương nên từ quan để theo nàng.
C. Vì Từ Thức làm trái lệnh vua.
D. Vì Từ Thức muốn về quê dạy học và nuôi mẹ già.
Câu 6. Từ Thức gặp lại Giáng Hương ở núi nào?
A. Núi Phù Lai.
B. Núi Thái Sơn.
C. Núi Phù Đổng .
D. Núi Nghĩa Lĩnh.
Câu 7. Theo bản kể trên vì sao lại kết Duyên cùng Từ Thức?
A. Vì Giáng Hương muốn trả ơn Từ Thức.
B. Vì mê đắm vẻ đẹp của Từ Thức.
C. Vì Giáng Hương ngưỡng mộ tài năng của Từ Thức.
D. Vì mẹ Giáng Hương ép nàng phải lấy Từ Thức.
Câu 8. Câu văn sau có sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào?
“Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin nàng nể tình mà cho tạm về thăm nhà, chẳng hay ý nàng ra sao?”
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. Ẩn dụ và liệt kê.
Câu 9. Từ “bơ vơ” trong câu văn “Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin nàng nể tình mà cho tạm về thăm nhà, chẳng hay ý nàng ra sao?” có ngĩa là gì ?
A. Một mình trơ trọi, lẻ loi, không người thân thích.
B. Không có người thân quen.
C. Bị bỏ rơi, không ai quan tâm.
D. Lạc lõng.
Câu 10. Tại sao Giáng Hương nghe chồng mình xin về quê cũ thì nàng lại khóc và nói: “Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê của chàng. Song trần gian nhỏ hẹp, kiếp người ngắn ngủi, dù chàng có về nhưng chỉ e sân liễu vườn hoa, cảnh tượng không như ngày trước nữa”.?
A. Vì Giáng Hương biết một năm trên trời bằng trăm năm ở hạ giới.
B. Vì Giáng Hương biết chồng đi sẽ không thể quay trở lại.
C. Vì Giáng Hương biết mối duyên giữa nàng và Từ Thức đã tận.
D. Vì tất cả các lí do trên.
Câu 11. Trong truyện Từ Thức gặp tiên, Từ Thức đã đi đâu sau khi xem bức thư của Giáng Hương?
A. Chàng đi vào vùng núi Hoành Sơn.
B. Chàng đi vào vùng núi Hoa Quả Sơn.
C. Chàng đi vào vùng núi Thái Sơn.
D. Chàng đi đến nhà Trương Ba đánh cờ.
Câu 12. Qua truyện Từ Thức gặp tiên, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
A. Được sống là điều đáng quý, vì vậy chúng ta phải cố gắng sống bằng mọi giá.
B. Hạnh phúc không phải chỉ ở sự đầy đủ về vật chất, mà còn ở thứ khác quan trọng hơn là sự tự do.
C. Không ai có thể tắm hai lần trong một dòng sông. Cái gì đã đi qua không thể lấy lại được.
D. Đáp án B và C
3. Đọc hiểu Từ Thức gặp tiên có đáp án
Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành một đám hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng Hai năm Bính Tý (niên hiệu Quang Thái thứ chín (1396) đời nhà Trần), người ta thấy có cô con gái, tuổi độ mười sáu, phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gãy khấc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ Thức cũng có mặt ở đám hội, thấy vậy động lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen quan huyện là một người hiền đức.
Song Từ Thức vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại thường bị quan trên quở trách rằng:
– Thân phụ thầy làm đến đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao!
Từ than rằng:
– Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy.
Bèn cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về. Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tống Sơn, nhân làm nhà tại đấy để ở. Thường dùng một thằng nhỏ đem một bầu rượu, một cây đàn đi theo, mình thì mang mấy quyển thơ của Đào Uyên Minh, hễ gặp chỗ nào thích ý thì hí hửng ngả rượu ra uống. Phàm những nơi nước tú non kì như núi Chích Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga, không đâu không từng có những thơ đề vịnh.
(Trích Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.112-113)
Câu 1. Thể loại của tác phẩm có chứa đoạn trích trên là gì? Vì sao em khẳng định như vậy?
Câu 2. Theo đoạn trích, chức quan của nhân vật Từ Thức là gì? Chàng có phải là một vị quan hết lòng vì dân không? Vì sao?
Câu 3. Trong đám hội xem hoa tưng bừng, tại sao cô gái bị người coi hoa bắt giữ lại?
Câu 4. Theo đoạn trích, nhân vật Từ Thức được giới thiệu là người có tính cách như thế nào?
Câu 5. Em có đồng tình với quan điểm, thái độ của Từ Thức khi trả ấn tín từ quan không? Lý giải điều đó bằng quan điểm của mình.
Gợi ý
Câu 1. Thể loại của đoạn trích trên là: Truyền kì. HS bám vào đặc trưng của truyện truyền kỳ để lý giải.
Câu 2. Chức quan của nhân vật Từ Thức là: Tri huyện. Chàng không phải là một vị quan hết lòng vì dân. Lý do: Từ Thức vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại thường bị quan trên quở trách.
Câu 3. Trong đám hội xem hoa tưng bừng cô gái bị người coi hoa bắt giữ lại vì: Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gãy.
Câu 4. Theo đoạn trích, nhân vật Từ Thức được giới thiệu là người có tính cách: Tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh.
Câu 5. Em có đồng tình với quan điểm, thái độ của Từ Thức khi trả ấn tín từ quan không? Lý giải điều đó bằng quan điểm của mình.
HS trình bày theo cảm nhận của mình, có thể lựa chọn đồng tình hoặc không đồng tình và lý giải thuyết phục.
4. Đọc hiểu truyện Từ Thức lấy vợ tiên
Như Từ, Từ khi bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm gió thổi, những sáng sương sa, bóng trăng sáng dòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương Nam. Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng:
- Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu.
Rồi nhân lúc rỗi, chàng nói với nàng rằng:
- Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon dám xin thể tình mà cho được tạm về, chẳng hay ý nàng nghĩ thế nào?
Giáng Hương bùi ngùi không nỡ dứt. Từ lang nói:
- Tôi xin hẹn trong một thời kỳ bao nhiêu lâu, để về cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng già ở chốn làng mây bến nước.
Giáng Hương khóc mà nói:
- Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê hương của chàng. Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi, dù nay chàng về nhưng chỉ e liễu sân hoa vườn, không còn đâu cảnh tượng như ngày trước nữa.
Nàng nhân thưa với phu nhân, phu nhân nói:
- Không ngờ chàng lại mắc mớ vì mối lòng trần như vậy.
Nhân cho một cỗ xe cẩm vân để chàng cưỡi về. Nàng cũng đưa cho chàng một bức thư viết vào lụa mà nói:
- Ngày khác trông thấy vật này, xin đừng quên mối tình ngày cũ.
Rồi tràn nước mắt mà chia biệt.
Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến nhà, thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc mầu xanh thủa nọ. Bèn đem tên họ mình hỏi thăm những người già cả thì thấy có người nói:
- Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn 80 năm, nay đã là năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi.
Chàng bấy giờ mới hậm hực bùi ngùi; muốn lại lên xe mây để đi, nhưng xe đã hóa làm một con chim loan mà bay mất. Mở thư ra đọc, thấy có câu: "Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên bể dịp khác còn đâu!" mới biết là Giáng Hương đã nói trước với mình những lời ly biệt. Chàng bèn mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất.
(Trích "Từ Thức", " Truyền kỳ mạn lục", bản dịch của Trúc Khê - Ngô Văn Triện. NXB Trẻ & Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP. HCM, in lại năm 1988)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
A.Tự sự
B.Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận.
Câu 2: Khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy những gì?
A. Khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy: vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc mầu xanh thủa nọ.
B. Khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy: vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa.
C. Khi trở lại chốn cũ quê xưa, Từ Thức thấy: có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc mầu xanh thủa nọ.
D. Không thấy gì.
Câu 3: Tại sao Từ Thức từ chối cuộc sống chốn tiên bồng?
A. Không thích
B.Chán cuộc sống vợ chồng với Giáng Hương
C. Vì ông vẫn còn nặng lòng với quê hương, với những người thân yêu ở trần gian.
D. Vì ông nhớ mẹ.
Câu 4: Tạo sao Từ Thức lại mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, sau không biết đi đâu mất?
A. Bởi vì giờ đây những điều quen thuộc với cuộc sống trước đây của chàng đã chẳng còn nữa.
B. Muốn tìm đường quay về cuộc sống vợ chồng với Giáng Hương.
C. Vì ông đã chán quê hương, với những người thân yêu ở trần gian.
D. Vì giờ đây những điều quen thuộc với cuộc sống trước đây của chàng đã chẳng còn nữa và vì ông yêu tự do, yêu quê hương sâu sắc mà không màng đến danh lợi.
Câu 5: Chuyện về Từ Thức cho ta bài học gì?
Câu chuyện về chàng Từ Thức đã cho ta thấy được bài học về tình yêu quê hương, đất nước. Cho dù có đi xa tới đâu, có được thưởng thức những của quý, cảnh đẹp ở nhiều nơi khác thì quê hương vẫn sẽ là nơi ấn tượng nhất, nghĩa nhất đối với bản thân mỗi con người.
Câu 6: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3 - 5 câu) nêu suy nghĩ của anh (chị) về luận đề: quê hương trong tim mỗi người.
Quê hương là một phần không thể thiếu trong tiềm thức của mỗi người. Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn ta. Là nơi mà chúng ta tìm về để được che chở khỏi sự xô bồ, ồn ào của xã hội ngoài kia.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Phương Nga
- Ngày:
- Tham vấn:Trần Thu Trang
Tham khảo thêm
(Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
(Chi tiết) Soạn bài Khóc Dương Khuê lớp 9 Cánh Diều
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về lối sống cởi mở và thân thiện
(Có đáp án) Tài liệu ôn Toán hè lớp 8 lên 9
(Cực hay) Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo bài Bếp lửa
Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em có thêm nhận thức gì về tình bạn trong cuộc sống
Đọc hiểu Khóc Dương Khuê
Gợi ý cho bạn
-
Nghị luận về việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn đối với học sinh
-
(3 đề) Đọc hiểu Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
-
Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
-
Nghị luận về lạm dụng Chat GPT và các App giải sẵn trong học tập Ngữ văn
-
Phân tích truyện ngắn “Lụm còi”
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công