Đọc hiểu Câu chuyện tỉnh lẻ - O´ Henri
Đọc hiểu văn bản Câu chuyện tỉnh lẻ
Tác phẩm "Câu chuyện tỉnh lẻ" của nhà văn O Henry là một tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng của nước Mỹ. Chủ đề chính của "Câu chuyện tỉnh lẻ" là lòng can đảm và ý chí chiến đấu trước khó khăn đã được tác giả đặc biệt khắc họa qua nhân vật bà Adea và cô gái trẻ. Sau đây là tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Câu chuyện tỉnh lẻ có đáp án sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về văn bản.
Câu chuyện tỉnh lẻ đọc hiểu
Lúc tôi xuống tàu ở thị trấn Nashville thuộc bang Tennessee thì trời đang mưa, một màn mưa màu xám kéo dài lê thê. Vì mệt nên tôi đi thẳng về khách sạn. Trong hành lang khách sạn, một người đàn ông to lớn nặng nề cứ đi đi lại lại. Có một cái gì đó trong cách đi của con người này làm tôi nghĩ đến con chó đói đang đánh hơi tìm khúc xương. Hắn có bộ mặt phì nộn, đỏ gay với cặp mắt thiếu ngủ. Hắn tự giới thiệu là Wendwood Caswell, thiếu tá Wendwood Caswell, xuất thân từ một gia đình danh giá ở miền Nam. Caswell kéo tôi vào phòng khách lớn của khách sạn, la lối gọi người bồi bàn. Hắn gọi rượu cho cả hắn và tôi. Vừa uống hắn vừa không ngớt lời giới thiệu về hắn, về gia đình hắn và về gia đình vợ. Hắn nói vợ hắn giàu lắm. Hắn thọc tay vào túi áo khoác lấy một nắm những đồng tiền ra khoe với tôi. Đến lúc ấy thì tôi đã chán hắn đến tận cổ. Tôi chào hắn rồi về phòng.
Từ cửa sổ khách sạn nhìn ra ngoài tôi thấy đường phố chìm trong im lặng, mặc dù lúc ấy mới là 10 giờ. “Thật là một nơi yên tĩnh”. Tôi là người miền Nam nhưng bây giờ tôi ở miền Bắc, làm phóng viên cho một tạp chí lớn. Ông chủ bút phái tôi đi Nashiville vì tạp chí có nhận được mấy tập truyện và thơ của một tác giả ở Nashiville tên là Asilea Adea. Người biên tập rất thích những tác phẩm của bà nên người ta yêu cầu tôi ký với bà một hợp đồng, theo đó bà sẽ chỉ viết riêng cho tạp chí của chúng tôi thôi.
Sáng hôm sau đúng 9 giờ sáng, tôi ra khỏi khách để đi tìm bà Adea. Lúc đó san trời vẫn còn mưa. Tôi vừa bước chân ra ngoài thì đã gặp ngay bác đánh xe Seezer. Bác là một người đàn ông da đen đã có tuổi, thân hình to lớn, mái tóc màu xám kiểu cách. Bác Seezer khoác một chiếc áo kỳ quái, tôi chưa từng thấy bao giờ. Chiếc áo này rất dài, lúc còn mới hẳn phải là màu xám và trước đây chắc phải là áo của một viên sĩ quan, chiếc áo chỉ còn có mỗi một khuy. Cái khuy màu vàng và to vừa bằng đồng 50 xu. Bác Seezer đứng cạnh cỗ xe ngựa, bác mở cửa xe và nói rất nhã nhặn:
– Mời Ngài lên xe, tôi sẽ đưa Ngài đến bất cứ đâu trong thị trấn này.
– Tôi muốn đến nhà số 8 – 61 phố Hoa Nhài. Tôi nói và định bước lên xe.
Người đánh xe giữ tôi lại:
– Sao Ngài lại đến chỗ ấy?
– Đến chỗ ấy thì việc gì tới anh? Tôi bực mình nói.
Bác Seezer đấu dịu, mỉm cười:
– Thưa không. Nhưng chỗ ấy là một nơi hẻo lánh của thị trấn này. Tôi chỉ đưa Ngài đến đó rồi xin đi ngay thôi. Số 8 – 61 phố Hoa Nhài đã từng là một ngôi nhà đẹp. Còn bây giờ thì nó trở thành cổ lỗ và đang chết dần chết mòn. Tôi xuống xe.
– Xin Ngài cho 2 đô la.
Bác Seezer nói.
Tôi trả bác hai tờ giấy bạc 1 đô la. Lúc đưa tiền cho bác, tôi để ý thấy một tờ bị rách ở giữa và được dán lại bằng miếng giấy màu xanh. Tờ bạc còn bị mất một góc ở phía trên bên phải.
Asilea tự mở cửa cho tôi. Bà trạc 50 tuổi. Mái tóc trắng chải ngược ra phía sau làm nổi rõ khuôn mặt nhẹ nhàng nhưng mệt mỏi. Bà mặc một bộ đồ màu vàng nhạt. Bộ đồ đã cũ nhưng rất sạch. Asilea dẫn tôi vào phòng khách, ở giữa phòng kê một chiếc bàn đã mọt, ba cái ghế tựa và một chiếc tủ sôpha cũ màu đỏ. Bà mời tôi ngồi vào bàn và chúng tôi bắt đầu câu chuyện. Tôi nói với bà về đề nghị của tạp chí, còn bà tự giới thiệu mình. Bà xuất thân từ một gia đình danh giá ở miền Nam, cha bà làm nghề hội thẩm. Asilea Adea kể với tôi rằng bà chưa bao giờ cắp sách đến trường, các cụ thân sinh đã thuê thầy tư về dạy cho bà học tại nhà. Kết thúc câu chuyện, tôi hẹn hôm sau sẽ mang hợp đồng đến ký rồi đứng dậy cáo từ. Đúng lúc ấy có tiếng gõ nhẹ vào cánh cửa phía sau. Asilea Adea khẽ xin lỗi rồi đi vào mở cửa. Chỉ một lát sau bà đã quay ra trông bà trẻ lại tới 10 tuổi, đôi mắt long lanh, hai gò má ửng hồng.
– Anh phải uống với tôi một chén trà rồi hãy đi.
Bà nói rồi cầm chiếc chuông nhỏ để trên bàn khẽ lắc. Một bé gái da đen chừng 12 tuổi chạy ra. Asilea Adea mở chiếc ví nhỏ và cũ lấy ra một tờ giấy bạc 1 đô la. Tờ giấy bạc được dán lại bằng một miếng giấy xanh và bị mất góc trên bên phải. Đó chính là tờ giấy bạc tôi đã trả cho bác Seezer.
– Intes, sang cửa hàng ông Baker mua cho bác 25 xu chè và 10 xu đường, nhanh lên nhé. Đứa bé gái chạy ra khỏi phòng theo lối cửa sau. Chúng tôi nghe thấy tiếng cánh cửa khép lại. Tiếp theo đó là tiếng kêu của đứa bé. Tiếng nói của nó chìm trong sự giận dữ của một người đàn ông. Asilea đứng dậy, bà đi ra ngoài, mặt không hề đổi sắc.Tôi nghe thấy tiếng đàn ông cục cằn lẫn với tiếng nói nhỏ nhẹ của bà. Rồi tiếng cánh cửa đạp mạnh và bà quay trở lại:
– Xin anh thứ lỗi, cuối cùng thì ngay cả đến chén trà tôi cũng không mời anh được, hình như ông Baker cũng hết chè bán rồi. Chắc nó sẽ mua được chè cho cuộc gặp ngày mai. Chúng tôi chào nhau rồi tôi quay về khách sạn.
Trước bữa ăn cơm chiều, thiếu tá Wendwood Caswell tìm tôi. Tôi không làm sao tránh được hắn. Hắn cứ nài tôi uống rượu bằng được. Hắn móc ở trong túi ra hai tờ giấy bạc 1 đô la. Lại một lần nữa tôi nhìn thấy tờ giấy bạc 1 đô la rách được dán một miếng giấy màu xanh và bị mất một góc. Đó cũng chính là tờ giấy bạc tôi đã trả cho bác Seezer. Thằng cha này lạ thật! Tôi cứ phân vân mãi không hiểu bằng cách nào mà Caswell lại có được tờ giấy bạc này.
Sáng hôm sau, bác Seezer đợi sẵn tôi ở bên ngoài khách sạn. Bác đưa tôi đến nhà bà Adea và đồng ý chờ cho đến khi chúng tôi làm việc xong. Bà Adea trông không được khỏe. Tôi giải thích cho bà nghe về bản hợp đồng rồi bà ký ngay. Lúc định đứng dậy, nét mặt bà bỗng biến sắc, bả xỉu đi rồi ngã vật xuống sàn nhà. Tôi vội đỡ bà dậy rồi dìu bà lên nằm trên chiếc ghế sôpha cũ màu đỏ.Tôi chạy ra cổng gọi bác Seezer vào giúp. Bác chạy vội xuống phố và 5 phút sau quay lại cùng với bác sỹ. Ông bác sỹ khám cho bà Adea rồi quay sang nói với bác đánh xe người da đen.
– Bác Seezer, ông nói, bác chạy sang bảo nhà tôi đưa cho một ít sữa và mấy quả trứng nhanh lên, rồi ông quay sang tôi:
– Bà ấy thiếu ăn, bà ấy còn nhiều bạn bè và họ đều muốn giúp đỡ bà ấy. Nhưng bà Caswell rất giữ ý và chỉ chịu nhờ vả có mỗi mình ông già da đen đó thôi. Ông ấy từng là nô lệ của gia đình bà.
– Bà Caswell ? Tôi nói giọng đầy ngạc nhiên. Tôi tưởng bà ấy là Asilea Adea chứ?
– Trước khi lấy Wendwood Caswell, ông bác sỹ nói. Cách đây 20 năm bà ấy đã từng là Asilea Adea. Chồng bà ấy là một con sâu rượu hoàn toàn vô dụng. Lão ta cướp của vợ đến đồng xu mà bác Seezer san sẻ cho bà.
Lúc ông bác sỹ đi rồi, tôi lại nghe thấy tiếng của bác Seezer ở phòng bên cạnh:
– Hắn lại cướp tất cả số tiền hôm qua con đưa cho bà rồi à?
– Ừ, tôi nghe thấy tiếng của Asilea trả lời rất khẽ, lão lấy cả hai tờ.
Tôi liền đi vào đưa cho Asilea Adea 50 đô la. Tôi nói đó là tiền của tạp chí gửi. Rồi bác Seezer đưa tôi trở lại khách sạn.
Khoảng vài giờ đồng hồ sau, trước bữa cơm chiều, tôi ra ngoài đi tản bộ, đến trước một cửa hàng, thấy có đám đông đang bàn tán chuyện gì đó rất ồn ào. Tôi bèn rẽ vào cửa hàng. Thiếu tá Caswell đang nằm sóng sượt trên sàn. Hắn đã chết. Người ta tìm thấy hắn nằm bất tỉnh ở ngoài phố. Hắn bị giết trong một cuộc ẩu đả. Đúng là tay hắn vẫn còn nắm rất chặt, khi tôi bước lại gần cái xác thì bàn tay phải của Caswell bỗng duỗi ra. Có cái gì đó rơi xuống và lăn đến cạnh chân tôi. Tôi giẫm một bàn chân lên, sau đó, tôi cúi xuống nhặt cái vật ấy bỏ vào túi áo.
Người ta nói một tên ăn cắp đã giết Caswell. Họ bảo Caswell khoe với mọi người là hắn có 50 đô la. Nhưng khi tìm thấy cái xác thì trên người hắn chẳng còn xu nào.
Sáng hôm sau, tôi rời Nashville. Lúc tàu chạy ngang qua sông, tôi lấy trong túi áo ra cái vật hôm qua rơi khỏi bàn tay đã chết của Caswell. Tôi ném nó xuống dòng sông đang chảy lững lờ phía dưới. Đó là một chiếc khuy áo. Chiếc khuy màu vàng. Chiếc khuy cuối cùng trên áo khoác của bác Seezer.
(http://etruyen.com/index.php?tacgiaid-ye-page=504)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Những dấu hiệu nào không cho biết văn bản trên là truyện ngắn?
A. Nhân vật ít.
B. Dung lượng ngắn (gần 3 trang).
C. Ít sự việc (diễn ra trong thời gian ngắn).
D. Các sự kiện kể theo trật tự thời gian.
Câu 2. Dòng nào nói lên thông tin thể hiện ở nhan đề của tác phẩm
A. Đề tài.
B. Nhân vật chính.
C. Chủ đề.
D. Bức thông điệp.
Câu 3. Nhân vật chính của truyện ngắn là:
A. Bác đánh xe Seezer, người kể chuyện.
B. Thiếu tá Caswell, bà Adea, bác đánh xe Seezer.
C. Bà Adea, bác đánh xe Seezer.
D. Thiếu tá Caswell, bà Adea.
Câu 4. Dòng nào sắp xếp các sự việc đúng trình tự kể?
A. Đến nhà bà Adea nói đề nghị của tạp chí; đến nhà bà Adea ký hợp đồng; chứng kiến cái chết của thiếu tá Caswell; trở về vứt chiếc cúc áo.
B. Tôi đến thị trấn, gặp Caswell tại khách sạn; đến nhà bà Adea nói đề nghị của tạp chí; đến nhà bà Adea ký hợp đồng; chứng kiến cái chết của thiếu tá Caswell.
C. Tôi gặp Caswell tại khách sạn; đến nhà bà Adea nói đề nghị của tạp chí; đến nhà bà Adea ký hợp đồng; chứng kiến cái chết của thiếu tá Caswell; trở về vứt chiếc cúc áo.
D. Tôi đến thị trấn, đến nhà bà Adea nói đề nghị của tạp chí; gặp Caswell tại khách sạn; đến nhà bà Adea ký hợp đồng; chứng kiến cái chết của thiếu tá Caswell.
Câu 5. Dòng nào cho thấy người kể chuyện đánh giá đúng thiếu tá Caswell khi vừa mới gặp?
A. Có một cái gì đó trong cách đi của con người này làm tôi nghĩ đến con chó đói đang đánh hơi tìm khúc xương.
B. Hắn có bộ mặt phì nộn, đỏ gay với cặp mắt thiếu ngủ.
C. Vừa uống hắn vừa không ngớt lời giới thiệu về hắn, về gia đình hắn…
D. Caswell kéo tôi vào phòng khách lớn của khách sạn, la lối gọi người bồi bàn.
Câu 6. Chi tiết, đặc điểm nào ở bác đánh xe Seezer có sự liên kết với kết thúc tác phẩm, gợi sự suy đoán của độc giả?
A. Bác là một người đàn ông da đen đã có tuổi, thân hình to lớn, mái tóc màu xám kiểu cách.
B. Bác Seezer khoác một chiếc áo kỳ quái, tôi chưa từng thấy bao giờ.
C. Chiếc áo này rất dài, lúc còn mới hẳn phải là màu xám và trước đây chắc phải là áo của một viên sĩ quan.
D. Chiếc áo chỉ còn có mỗi một khuy. Cái khuy màu vàng và to…
Câu 7. Dòng nào sau đây có hình ảnh tạo sự liên kết các sự việc trong câu chuyện?
A. Tờ giấy bạc 1 đô la bị rách ở giữa; chiếc cúc áo.
B. Tờ giấy bạc 1 đô la bị rách ở giữa; chiếc áo màu xám của sĩ quan.
C. Chiếc ví nhỏ và cũ; tờ giấy bạc 1 đô la; cái chuông.
D. Một chiếc bàn đã mọt, ba cái ghế tựa và một chiếc tủ sopha cũ màu đỏ.
Câu 8. Truyện ngắn chú ý vào quãng đời, đặc điểm nào của nhân vật bà Adea?
A. Khi còn trẻ sống trong gia đình danh giá.
B. Vẻ đẹp quý phái, tiếng nói nhỏ nhẹ.
C. Khi đã già mà vẫn phải ải sống khổ sở vì ông chồng tệ bạc.
D. Khi đã thoát khỏi ông chồng tệ hại.
Câu 9. Những chi tiết nào chứng tỏ bà Adea là người tự trọng, lịch lãm?
A. Asilea đứng dậy, bà đi ra ngoài, mặt không hề đổi sắc.
B. Không nhận sự giúp đỡ của ai, vẫn viết văn; nói năng nhã nhặn.
C. Bà đã quay ra, trông bà trẻ lại tới 10 tuổi, đôi mắt long lanh, hai gò má ửng hồng.
D. Bà xuất thân từ một gia đình danh giá ở miền Nam, cha bà làm nghề hội thẩm.
Câu 10. Truyện ngắn đã gợi ra cuộc đời bà Adea như thế nào?
A. Bà xuất thân từ một gia đình danh giá ở miền Nam, cha bà làm nghề hội thẩm.
B. Bà ấy thiếu ăn, bà ấy còn nhiều bạn bè và họ đều muốn giúp đỡ bà ấy. Nhưng bà Caswell rất giữ ý và chỉ chịu nhờ vả có mỗi mình ông già da đen đó thôi.
C. Xuất thân danh giá, có học nhưng lấy phải ông chồng tệ bạc, cuộc sống sa sút, nhờ Seezer mới thoát khỏi ông chồng.
D. Xuất thân danh giá, có học nhưng lấy phải ông chồng tệ bạc nhưng có người đầy tớ trung thành.
Câu 11. Dòng nào nói lên con người bác đánh xe Seezer ?
A. Trung thành, yêu thương, bảo vệ chủ đến cùng.
B. Ý tứ, nhã nhặn, chứa nhiều bí mật.
C. Mạnh mẽ, dám làm, được chủ tin tưởng.
D. Chỉn chu, tiết kiệm, biết giúp đỡ người khác.
Câu 12. Dòng không nói lên bản chất con người thiếu tá Caswell?
A. Con người bệ rạc, nát rượu.
B. Kẻ huênh hoang.
C. Kẻ tàn nhẫn, bạo lực.
D. Dí dỏm.
Câu 13. Dòng nào nói lên đặc điểm truyện ngắn của O’Henrry?
A. Cốt truyện được xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã.
B. Những cái kết bất ngờ làm cho người đọc phải ngạc nhiên ở kết truyện.
C. Luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm trạng của từng con người, từng số phận riêng.
D. Diễn tả được những âm thầm, nín lặng ấy, bằng cử chỉ, bằng hơi thở, bằng ánh mắt, bằng những điều không nói.
Câu 14. Dòng nào nói lên cảm hứng chủ đạo của Câu chuyện tỉnh lẻ?
A. Cảm hứng phê phán.
B. Cảm hứng xót thương.
C. Cảm hứng ngợi ca.
D. Cả ý a & b.
Câu 15. Dòng nào nói đúng ngôi kể của tác phẩm Câu chuyện tỉnh lẻ ?
A. Người kể chuyện hạn tri trực tiếp tham dự, chứng kiến những sự việc xảy ra.
B. Người kể chuyện toàn tri, quan sát bằng toàn năng, biết hết mọi sự việc.
C. Phối hợp 2 điểm nhìn trần thuật vừa biết hết mọi sự việc, vừa diễn tả được cảm xúc của nhân vật.
D. Dùng 2 ngôi kể luân phiên để kể chuyện của bà Adea và bác đánh xe Seezer.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 16. Hình ảnh “giấy bạc 1 đô la bị rách ở giữa được dán lại bằng miếng giấy màu xanh và bị mất một góc ở phía trên bên phải” xuất hiện mấy lần trong tác phẩm? Nó có ý nghĩa như thế nào?
– Giấy bạc 1 đô la bị rách… xuất hiện 3 lần trong tác phẩm.
– Giấy bạc 1 đô la bị rách…được miêu tả kỹ, dễ nhận dạng có vai trò quan trọng trong tác phẩm: gắn kết tất cả các nhân vật và người kể chuyện vào 1 chỉnh thể không thể tách rời; phản ánh sinh động tính cách của 3 nhân vật, đặc biệt thiếu tá Caswell và bác đánh xe Seezer…
Câu 17. Truyện ngắn Câu chuyện tỉnh lẻ có kết thúc đặc biệt như thế nào? Phân tích những điều đặc biệt đó.
– Kết thúc bất ngờ với hình ảnh chiếc khuy áo:
+ Trong truyện ngắn “Câu chuyện tỉnh lẻ”, thông tin cài đặt trước là rất ít và chỉ lướt qua. Khi miêu tả người đánh xe, chi tiết “chiếc áo chỉ còn mỗi một khuy cái khuy màu vàng và to bằng đồng 50 xu”, của bác Seezer tưởng như bình thường, nhưng lại là một chi tiết đặc biệt.
+ Nó được lặp lại ở kết thúc, mở ra cho người đọc một ngạc nhiên: Seezer chính là kẻ giết người bởi chiếc khuy to màu vàng là vật đã “rơi khỏi bàn tay của Caswels đã chết”.
– Người kể chuyện “tôi” đã kín đáo nhặt lên, sau đó ném nó xuống dòng sông, hủy bỏ bằng chứng kết tội một con người trung thành, tốt bụng đã giết chết kẻ ác để cứu người. Chi tiết chiếc khuy to màu vàng được cài đặt trước đã soi tỏ cho kết thúc câu chuyện.
Câu 18. Nhân vật nào trong Câu chuyện tỉnh lẻ để lại ấn tượng sâu sắc trong em? Hãy chia sẻ về điều đó bằng đoạn văn dài từ 6-8 dòng.
– HS tự thể hiện theo cảm nhận của riêng mình.
– Chú ý: cảm nhận, đánh giá cần sát với đặc điểm, tính cách của nhân vật đã lựa chọn.
+ Caswels: kẻ tàn nhẫn, cướp bằng sạch những đồng tiền của người vợ đáng thương (hai tờ giấy bạc 1 đô la; 50 đô la)
+ Bác Seezer yêu thương trung thành với chủ (đưa hết cho chủ những đồng tiền mình kiếm được); Seezer chính là kẻ giết Caswels để giải thoát cho chủ.
+ Bà Adea đói nghèo nhưng tự trọng, không nhận sự giúp đỡ của ai, vẫn viết văn; giao tiếp lịch thiệp, nhã nhặn..
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trang Nguyễn
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
(Có dàn ý chi tiết) Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
-
(2 đề có đáp án) Đọc hiểu Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào
-
Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội
-
Đọc hiểu Măcbet - William Shakespeare
-
Bộ đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (50 đề)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 9
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên đọc hiểu
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rèn luyện thói quen đọc sách
Nhân ngày 20-11 kể về những kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô giáo cũ lớp 9
(Có đáp án) Chuyện gã Trà đồng giáng sinh đọc hiểu
(Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
Nghị luận phân tích câu chuyện Bí ẩn của làn nước