Đọc hiểu Mắt biếc
Đọc hiểu văn bản Mắt biếc
Đọc hiểu Mắt biếc - Mắt Biếc là truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dưới góc nhìn của Ngạn, chàng trai xuất thân từ ngôi làng Đo Đo nghèo khó và đem lòng yêu cô gái Mắt Biếc. Tiêu đề Mắt Biếc chỉ vẻn vẹn hai chữ nhưng đã mở ra rất nhiều cung bậc cảm xúc chỉ độc giả bởi ai cũng biết mắt biếc là một đôi mắt đẹp nhưng lại mang nét buồn. Sau đây là bộ đề đọc hiểu Mắt biếc có đáp án sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.
Mắt biếc đọc hiểu
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Hà Lan là một cô bé dễ thương và đặc biệt duyên dáng. Nét duyên dáng của Hà Lan hoàn toàn bẩm sinh, nó không hề ý thức về những cử chỉ mềm mại và kiểu cách của mình. Ngược lại, tôi luôn luôn tò mò và thích thú quan sát những động tác “dễ ghét” của nó. Hà Lan thường đưa tay vén tóc một cách đặc biệt, nó lắc đầu cho tóc hất qua vai cũng đặc biệt không kém và những cú liếc xéo của nó bao giờ cũng khiến tôi trố mắt nhìn.
Nhưng sức mạnh chủ yếu của Hà Lan nằm ở đôi mắt. Đôi mắt có hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác. Đôi mắt đó lúc bấy giờ đã khiến tôi buộc lòng đổi chỗ ngồi với thằng Ngọc và sau này cũng đôi mắt đó làm khổ tôi ghê gớm. Hồi nhỏ, tôi thích nhìn vào đôi mắt của Hà Lan, soi mình trong đó, và vẩn vơ so sánh chúng với những viên bi trong suốt, những viên bi “quí tộc” chỉ có bọn học trò trường thầy Phu chúng tôi – những đứa trẻ chỉ quen chơi với những viên bi làm từ trái mù u phơi khô thì đó chỉ là những ước mơ. Lớn lên, đôi mắt của Hà Lan lại gợi tôi nghĩ đến bầu trời và dòng sông, đến những ước mơ dịu dàng của tình yêu và khi đó tôi không còn đủ can đảm để nhìn lâu vào đôi mắt nó như ngày xưa thơ dại.
Dù vậy, Hà Lan không phải là cô bé hoàn toàn dịu dàng. Có lúc nó tỏ ra cực kỳ bướng bỉnh. Nhiều lần, sự ngang ngạnh vô lý của Hà Lan khiến tôi giận phát khóc, tôi nghỉ chơi với nó cả tuần nhưng rồi sau đó, buồn bã và nhớ nhung, tôi lại làm lành với nó. Số tôi thế, yếu đuối và dễ mềm lòng ngay từ nhỏ tôi đã biết thế nào là… khổ vì phụ nữ. Lớn lên, tình trạng càng tồi tệ hơn.
Nhưng bất chấp tính khí thất thường của Hà Lan, tôi vẫn yêu mến nó, người bạn gái đầu đời của tôi, bằng một tình cảm trong trẻo và ấm áp.
(Trích Mắt biếc, Nguyễn Nhật Ánh, NXB Trẻ, 2017, tr.45)
(Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam. Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại. Mắt biếc được tác giả Nguyễn Nhật Ánh sáng tác vào năm 1990. 30 năm sau, câu chuyện ngây thơ tình si ngày nào của Ngạn và Hà Lan cuối cùng đã được lên màn ảnh rộng.)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định đề tài của truyện ngắn.
Xác định đề tài của truyện: tình yêu.
Câu 2. Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của ai?
Điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn: đặt vào nhân vật “tôi”.
Câu 3. Theo anh/chị, nhân vật Hà Lan được hiện lên với những đặc điểm nào?
Đặc điểm của nhân vật Hà Lan:
– Dễ thương, đặc biệt duyên dáng
– Có đôi mắt đẹp với hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác
– Tính khí thất thường, đôi khi ngang ngạnh.
Câu 4. Anh/chị hiểu thế nào về thái độ và tư tưởng của tác giả được thể hiện qua văn bản?
Thái độ và tư tưởng của tác giả được thể hiện qua văn bản:
– Trân trọng, ngợi ca những rung động hồn nhiên, trong sáng của con người.
– Khẳng định giá trị của cái đẹp, vẻ đẹp bên ngoài và nội tâm bên trong của con người.
Câu 5. Tình cảm, mối quan hệ của các nhân vật trong truyện đã để lại cho anh/chị bài học nào sâu sắc nhất? Vì sao?
Học sinh nêu bài học sâu sắc nhất với bản thân (tình cảm trong sáng, chân thành; biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ,…)
Đọc hiểu Mắt biếc Hà Lan là một cô bé
Hà Lan là một cô bé dễ thương và đặc biệt duyên dáng. Nét duyên dáng của Hà Lan hoàn toàn bẩm sinh, nó không hề ý thức về những cử chỉ mềm mại và kiểu cách của mình. Ngược lại, tôi luôn luôn tò mò và thích thú quan sát những động tác “dễ ghét” của nó. Hà Lan thường đưa tay vén tóc một cách đặc biệt, nó lắc đầu cho tóc hất qua vai cũng đặc biệt không kém và những cú liếc xéo của nó bao giờ cũng khiến tôi trố mắt nhìn.
Nhưng sức mạnh chủ yếu của Hà Lan nằm ở đôi mắt. Đôi mắt có hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác. Đôi mắt đó lúc bấy giờ đã khiến tôi buộc lòng đổi chỗ ngồi với thằng Ngọc và sau này cũng đôi mắt đó làm khổ tôi ghê gớm. Hồi nhỏ, tôi thích nhìn vào đôi mắt của Hà Lan, soi mình trong đó, và vẩn vơ so sánh chúng với những viên bi trong suốt, những viên bi “quí tộc” chỉ có bọn học trò trường thầy Phu chúng tôi – những đứa trẻ chỉ quen chơi với những viên bi làm từ trái mù u phơi khô thì đó chỉ là những ước mơ. Lớn lên, đôi mắt của Hà Lan lại gợi tôi nghĩ đến bầu trời và dòng sông, đến những ước mơ dịu dàng của tình yêu và khi đó tôi không còn đủ can đảm để nhìn lâu vào đôi mắt nó như ngày xưa thơ dại.
Dù vậy, Hà Lan không phải là cô bé hoàn toàn dịu dàng. Có lúc nó tỏ ra cực kỳ bướng bỉnh. Nhiều lần, sự ngang ngạnh vô lý của Hà Lan khiến tôi giận phát khóc, tôi nghỉ chơi với nó cả tuần nhưng rồi sau đó, buồn bã và nhớ nhung, tôi lại làm lành với nó. Số tôi thế, yếu đuối và dễ mềm lòng ngay từ nhỏ tôi đã biết thế nào là… khổ vì phụ nữ. Lớn lên, tình trạng càng tồi tệ hơn.
Nhưng bất chấp tính khí thất thường của Hà Lan, tôi vẫn yêu mến nó, người bạn gái đầu đời của tôi, bằng một tình cảm trong trẻo và ấm áp.
Trước trường thầy Phu, bên kia đường là nhà ông Cửu Hoành, một cơ ngơi rộng lớn với khoảnh sân rộng lát gạch, hồ nuôi cá và vườn tược bao quanh. Bọn học trò chúng tôi chẳng biết và cũng chẳng cần biết ông Cửu Hoành là ai. Chúng tôi chỉ biết trong vườn nhà ông, cách cổng vào làm bằng những cây hoa giấy uốn cong khoảng mười thước, có một cây thị xum xuê trái. Bọn tôi thường rủ nhau lẻn vào đó nhặt những trái thị rụng vương vãi dưới gốc cây. Cây thị già, cao to, khó trèo, nhà ông Cửu Hoành lại có hai con chó dữ sẵn sàng xồ ra bất cứ lúc nào, vì vậy chẳng đứa nào trong bọn tôi dám nghĩ đến chuyện trèo lên cây thị.
Có lần, thằng Ngọc đến trễ, những trái thị rụng đã bị bọn tôi vét sạch, nó đánh bạo bám cây trèo lên. Bọn tôi sợ hãi chạy dạt cả ra ngoài cổng, hồi hộp đứng nhìn vào. Ngọc vừa trèo lên tới chỗ chạc ba thấp nhất, đang bám cành cây nghỉ mệt, những con chó nghe động liền chạy túa ra bao vây gốc cây và đứng ngóc cổ sủa xối xả. Thằng Ngọc ở trên cây run như cầy sấy, mặt tái mét. Lần đó, ông Cửu Hoành đích thân dắt thằng Ngọc qua trường, méc với thầy Phu. Dĩ nhiên Ngọc lãnh hình phạt nặng nhất. Nó nhảy cóc ba vòng sân, tởn tới già.
Trước tấm gương của thằng Ngọc, chẳng đứa nào mơ tưởng đến chuyện leo trèo nữa. Chúng tôi chỉ nhặt thị rụng. Trưa nào tôi cũng đến lớp thật sớm. Hễ ăn cơm xong, vừa buông đũa, là tôi tót là khỏi nhà. Nhét dấm dúi chiếc cặp vào ngăn bàn, tôi chạy ù qua vườn ông Cửu Hoành, vừa lấm lét canh chừng mấy con chó vừa vội vã nhặt những trái thị nằm lăn lóc trên cỏ. Có khi tôi phải giành nhau, kể cả đấm đá, với những đứa cũng đến sớm như tôi. Nếu tôi nhặt thị cho tôi thì tôi chẳng cần tả xung hữu đột làm gì cho u đầu sứt trán. Đằng này, tôi nhặt thị về cho Hà Lan.
Hà Lan rất mê những trái thị nhưng nó lại sợ hai con chó nhà ông Cửu Hoành nên không dám bén mảng vào khu vườn như bọn con trai. Tôi phải đi nhặt thị về cho nó.
Hà Lan không bao giờ ăn ngay. Mỗi khi tôi đưa thị cho nó, nó đều đem bỏ vào cặp, trái nhỏ thì nó bỏ vào túi áo, chốc chốc lại lấy ra đưa lên mũi hít lấy hít để.
Tôi nhìn trái thị vàng lườm trên tay nó, nhỏ nước dãi, giục:
– Sao mày không lột ra ăn?
– Để ngửi cho thơm!
Nói xong, Hà Lan bỏ tọt trái thị vào túi áo như để trêu tức tôi. Nhưng thường thường, Hà Lan không nấn ná được lâu. Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc – Nguyễn Nhật Ánh, NXB Trẻ, 2013)
Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất.
Câu 2. Theo người kể chuyện, Hà Lan có tính cách như thế nào?
Theo người kể chuyện, Hà Lan có tính cách: dễ thương; không phải là cô bé hoàn toàn dịu dàng; có lúc cực kỳ bướng bỉnh; nhiều lần ngang ngạnh vô lý.
Câu 3. Hiệu quả của phép tu từ trong đoạn văn sau: Hồi nhỏ, tôi thích nhìn vào đôi mắt của Hà Lan, soi mình trong đó, và vẩn vơ so sánh chúng với những viên bi trong suốt.
Biện pháp tu từ: So sánh: đôi mắt của Hà Lan với những viên bi trong suốt.
– Tác dụng:
+ Làm cho câu câu văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn.
+ Làm nổi bật vẻ đẹp đôi mắt của Hà Lan: to tròn, trong sáng,… qua đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.
+ Thể hiện sự yêu mến, si mê của nhân vật “tôi” với đôi mắt của Hà Lan.
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Nội dung của văn bản: Nhân vật “tôi” kể về kỉ niệm tuổi thơ của mình gắn với cô bạn gái Hà Lan và những rung động đầu đời .
Câu 5. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:
+ Truyện được kể theo ngôi thứ nhất;
+ Nhân vật được khắc họa qua ngoại hình, tính cách, qua những dòng hồi ức;
+ Cốt truyện nhẹ nhàng, dễ hiểu;
+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng:
+ …..
– Nhận xét: Nhờ những yếu tố nghệ thuật ấy, tác giả đã dễ dàng truyền tải được nội dung, tư tưởng của đoạn trích; tạo nên nét phong cách riêng của mình, tạo được ấn tượng với bạn đọc…
Đọc hiểu Mắt biếc trắc nghiệm
Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà. Điều đó thật may mắn đối với tôi.
Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi. Mỗi lần phạm lỗi, hễ thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy sang nhà bà tôi. Bà tôi thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc của ông tôi. Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với một dáng điệu thong thả.
- Bà ơi, bà!- tôi chạy đến bên chiếc sập, hỏn hển kêu.
Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy:
- Gì đó cháu?
- Ba đánh! Tôi nói, miệng méo xệch.
- Cháu đừng lo! Lên đây nằm với bà!
Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. Xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngoài.
Lát sau, ba tôi bước qua, tay vung vẩy con roi dài, miệng hỏi:
- Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không?
- Không thấy.
Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. Tôi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo âu. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chan ba tôi xa dần. {.}.
Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi nghe đã thuộc lòng. Tuy vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, với trái tim không ngừng thổn thức.
( Nguyễn Nhật Ánh. Mắt biếc, Nxb Trẻ, 2021)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Thần thoại
D. Truyện ngắn
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 3: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhât
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
Câu 4: Trong đoạn trích, cậu bé Ngạn chạy sang bà để:
A. Trốn những trận đòn của ba.
C. Được bà cho quà.
B. Nghe bà kể chuyện.
D. Được bà ru ngủ.
Câu 5: Đoạn trích trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Kỉ niệm tuổi thơ.
B. Tình bà cháu.
C. Tình cảm gia đình.
D. cuộc đời bất hạnh.
Câu 6: Dòng nào dưới đây không đúng với đoạn trích?
A. Thể hiện một thế gới tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên.
C. Đưa người đọc về với miền kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ.
B. Phê phán thói bạo lực gia đình.
D. Làm sống dậy những tình cảm đẹp đẽ với những người thân yêu nhất.
Câu 7: Dấu () trong câu văn Hồi nhỏ, nhỏ xíu, tôi không có bạn gái. Suốt ngày tôi chỉ chơi với mẹ tôi và bà nội tôi thể hiện điều gì?
A. Một chuỗi liệt kê.
C. Tạo sự bất ngờ, thú vị.
B. Sự ngưng đọng của cảm xúc.
D. Diễn tả lời nói đứt quãng.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Cậu bé Ngạn đã cảm nhận được gì từ những câu chuyện của bà?
Sự dịu dàng và âu yếm của bà, tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho đứa cháu.
Câu 9: Anh/chị có ấn tượng như thế nào về nhân vật người bà trong câu chuyện?
Người bà là điển hình của người phụ nữ Việt Nam thương con thương cháu, luôn bao bọc chở che.
Câu 10: Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
Những ký ức tuổi thơ luôn đẹp đẽ cho đến mãi mai sau.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Hoa Trịnh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
-
(Chuẩn) Soạn văn 9 bài Tiếng đàn mưa
-
(20 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết lớp 9
-
Phân tích Quê hương Giang Nam
-
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 9
Ngữ văn 9 Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ Sang thu
Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
Phân tích Nói với con khổ 2 (3 mẫu)
Top 9 bài phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
Thực hành tiếng Việt 9 trang 49 Kết nối tri thức