Đọc hiểu Đám cưới mùa xuân
Đám cưới mùa xuân đọc hiểu
Đám cưới mùa xuân là một bức tranh xuân đầy thi vị với những nghi lễ, phong tục truyền thống của một đám cưới xưa. Những hình ảnh chân thật đầy màu sắc và hoạt động thật sống động đưa người đọc chìm vào khung cảnh tươi vui của đám cưới nơi thôn quê rộn ràng. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu Đám cưới mùa xuân có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.
Đọc hiểu văn bản Đám cưới mùa xuân
ĐÁM CƯỚI MÙA XUÂN (Đoàn Văn Cừ)
Ngày ửng hồng sau màn sương gấm mỏng,
Nắng dát vàng trên bãi cỏ non xanh.
Dịp cầu xa lồng bóng nước long lanh,
Đàn cò trắng giăng hàng bay phấp phới.
Trên cành cây, bỗng một con chim gọi
Lũ người đi lí nhí một hàng đen
Trên con đường cát trắng cỏ lam viền
Họ thong thả tiến theo chiều gió thổi,
Dưới bầu trời trong veo không mảy bụi,
Giữa cánh đồng phơn phớt tựa màu nhung.
Một cụ già râu tóc trắng như bông,
Mặc áo đỏ, cầm hương đi trước đám.
Dăm sáu cụ áo mềm bông đỏ sẫm,
Quần nâu hồng, chống gậy bước theo sau.
Hàng ô đen thong thả tiến lên sau.
Kế những chiếc mâm đồng che lụa đỏ.
Bọn trai tơ mặt mày coi hớn hở,
Quần lụa chùng, nón dứa áo sa huê.
.................
Bà cụ lão lom khom bên cháu nhỏ,
Túi đựng trầu chăm chắm giữ trong tay.
Thằng bé em mẹ ẵm, má hây hây,
Đầu cạo nhẵn, áo vàng, quần nâu sẫm.
Cô bé để cút chè người xẫm mẫm,
Đi theo bà váy lĩnh, dép quai cong.
Một chị sen đầu đội chiếc khăn hồng,
Đặt trên cái hòm da đen bóng lộng.
Người cô dâu hôm nay coi choáng lộn.
Vành khuyên vàng, áo mớ, nón quai thao.
Các cô bạn bằng tuổi cũng xinh sao,
Hai má thắm, ngây thơ nhìn trời biếc.
Dăm bảy cô phủ mình trong những chiếc
Áo đồng lầm, yếm đỏ, thắt lưng xanh.
Một lúc sau đi tới chỗ vòng quanh,
Nếp chùa trắng in hình trên trời thắm,
Thì cả bọn dần dần cùng khuất lẩn
Sau trái đồi lấp lánh ánh sương ngân.
Chỉ còn nghe văng vẳng tiếng chim xuân
Ca ánh ỏi trên cành xanh tắm nắng.
(Trích trong Thi nhân Việt Nam- Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học 2000, tr. 182-183)
1. Trong đoạn thơ từ câu 1 đến câu 10, Đoàn Văn Cừ đã dùng nhiều màu sắc khác nhau để
tô đậm cho khung cảnh. Hãy tìm các từ chỉ màu sắc đó và chỉ ra tác dụng của việc kết hợp
màu sắc đó.
2. Em có nhận xét gì về những hình ảnh và âm thanh được miêu tả trong đoạn kết của bài
thơ (từ câu 33 đến câu 38)?
3. Đoạn trích trên miêu tả cảnh gì? Trong khung cảnh ấy, sự vật và con người đã hiện lên
như thế nào? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về sinh hoạt phong tục của người Việt Nam?
4. Nhân vật trữ tình không trực tiếp xuất hiện trong văn bản, song thực tế, toà bộ bức tranh
đời sống trong bài thơ này đều được miêu tả từ góc nhìn của nhân vật này. Em có nhận xét
gì về vị trí đứng để quan sát cảnh vật của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.
5. So với bài “Bến đò ngày xưa” của Anh Thơ, cách miêu tả cảnh của Đoàn Văn Cừ trong
“Đám cưới mùa xuân” có điểm giống và khác như thế nào? Từ hai bài thơ này, em hãy sáng
tạo những bức tranh phong cảnh và chia sẻ cùng mọi người.
6. Liệt kê những tác phẩm mà em biết cũng nói về sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân
tộc Việt Nam. Viết một đoạn văn thể hiện suy nghĩ của mình về một trong những tác phẩm
đó.
Gợi ý
1. Trong đoạn thơ từ câu 1 – 10, nhà thơ đã dùng nhiều màu sắc khác nhau để điểm tô cho cảnh vật như màu hồng của bầu trời, màu vàng của nắng, màu xanh của cỏ, màu trắng của đàn cò, màu đen của đám người ở phía xa xa, màu trắng của cát... Những màu sắc này một mặt hoà hợp với nhau. Sự hoà hợp màu sắc của cảnh vật khiến cho bức tranh trở nên rực rỡ, vui mắt, hấp dẫn người xem và thể hiện sức sống mơn mởn của mùa xuân cũng như niềm vui trước đám cưới
2. Trong đoạn kết của bài thơ, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh như "nếp chùa trắng in hình trên trời thắm", "trái đồi lấp lánh ánh sương ngân” hay âm thanh của tiếng chim xuân "ca ánh ỏi trên cành xanh tắm nắng". Tất cả những hình ảnh này đều mang tính trong trẻo, tươi vui và đặc biệt yên bình, Nó thể hiện niềm vui và dự cảm về một cuộc sống lứa đôi ấm áp, hạnh phúc.
3. Đoạn thơ trên đã miêu tả cảnh đám cưới tại một vùng quê xưa trong mùa xuân, ở đó cảnh sắc thiên nhiên và con người hiện lên thật sinh động, có hồn. Qua đó tác giả giúp người đọc hiểu thêm về văn hoá, phong tục của người Việt: phong tục cưới hỏi với việc đưa sính lễ, đưa trầu cau, cô gái diện trang phục đẹp nhất với áo mớ, nón quai thao và khuyên vàng.
4. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình không xuất hiện trực tiếp nhưng thực tế, cảnh vật và con người trong tranh đều hiện lên qua đôi mắt của nhân vật này. Đọc bài thơ, ta có cảm giác rất rõ về vị trí đứng của nhân vật trữ tình. Nhân vật này dường như đứng ở một góc của bức tranh, phóng tầm mắt ra xa bao quát cảnh vật làng quê trong mùa xuân và bất chợt bắt gặp hình ảnh của một đám rước dâu. Nhân vật ấy đã say sưa quan sát và miêu tả đám cưới cho đến khi đám người khuất hẳn. Tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu cảnh vật và niềm vui trong tâm trạng của nhân vật được thể hiện qua từng chi tiết của bức tranh.
5. Hai bài thơ Bến đò ngày mưa của Anh Thơ và Đám cưới mùa xuân của Đoàn Văn Cừ đều miêu tả cảnh vùng quê song cách miêu tả có nhiều điểm khác nhau: Bức tranh của Anh Thơ dùng ít đường nét hơn, mang tính tĩnh thể hiện tâm trạng buồn man mác. Bức tranh của Đoàn Văn Cừ dùng nhiều đường nét, được miêu tả xa - gần mang tính động và thể hiện niềm vui của con người.
Đọc hiểu Đám cưới mùa xuân Đoàn Văn Cừ
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ngày ửng hồng sau màn sương gấm mỏng,
Nắng dát vàng trên bãi cỏ non xanh.
Dịp cầu xa lồng bóng nước long lanh,
Đàn cò trắng giăng hàng bay phấp phới.
(Đám cưới mùa xuân - Đoàn Văn Cừ)
Câu 1. Nêu nội dung của đoạn thơ trên?
Câu 2. Các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?
Đáp án
Câu 1. Nội dung của đoạn thơ trên: Miêu tả khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng của một đám cưới vào mùa xuân.
Câu 2: Các phương thức biểu đạt:
- Biểu cảm: Những cảm xúc của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.
- Miêu tả: ngày ửng hồng, màn sương mỏng, nắng, bão cỏ, dịp cầu, nước, đàn cò....
Câu 3. Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là: liệt kê "ngày ửng hồng", "màn sương gấm mỏng", "nắng dát vàng" , "bãi cỏ mon xanh", "dịp cầu", "bóng nước long lanh", "đàn cò trắng"
Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê này là: Tăng sự gợi hình, gợi cảm cho việc diễn đạt. Hiện lêm khung cảnh đám cưới vào mùa xuân sinh động, hấp dẫn người đọc. Từ đó cho ta thấy khoảng không gian xinh đẹp, thơ mộng, có sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Củng cố mở rộng lớp 9 trang 111 tập 1
Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
Đọc hiểu Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
Đọc hiểu Ai tư vãn (có đáp án)
Đọc hiểu Nam Kim – Thị Đan
Phân tích bài thơ Trường Sơn đông, Trường Sơn tây
Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét lớp 9 KNTT
Phân tích bài thơ Thời nắng xanh của Trương Nam Hương
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 9
(5 đề có đáp án) Đọc hiểu Chinh phụ ngâm khúc
Đọc hiểu Thuốc đắng - Mai Văn Phấn
Tóm tắt Truyện Kiều theo 3 phần của tác phẩm ngắn nhất
(Cực hay) 60 đề đọc hiểu Ngữ văn 9 có đáp án (208 trang)
Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
Thực hành tiếng Việt - Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt