Theo em trưởng thành bằng cách thức khôn ngoan là như thế nào?

Theo em trưởng thành bằng cách thức khôn ngoan là như thế nào? Đây là một câu hỏi hay và thường xuyên xuất hiện trong các đề thi ngữ văn THCS. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc dàn ý nghị luận về sự trưởng thành cùng với một số bài văn mẫu nghị luận về sự trưởng thành để các em học sinh hiểu rõ hơn ý nghĩa sự trưởng thành của con người trong cuộc sống.

1. Dàn ý nghị luận về sự trưởng thành

Dàn ý nghị luận về sự trưởng thành

2. Nghị luận trưởng thành bằng cách thức khôn ngoan

Cuộc sống vốn không phải trải đầy hoa hồng dành riêng cho bất cứ một số phận nào. Chúng ta sinh ra đã được định sẵn phải trải qua thử thách , khó khăn để trưởng thành và khôn lớn. Tự bản thân chúng ta phải nhận định rõ rằng cuộc sống vốn là những chuỗi ngày gian nan,bước qua gian nan , cuộc sống sẽ chuyển sang màu hồng. Muốn kiếm tìm bất cứ một thành công nào cho bản thân mình, chúng ta phải can đảm đối diện với thử thách. Có đôi khi, sự khắc nghiệt của cuộc đời sẽ đẩy ta xuống vực sâu, ban cho ta những thất bại ê chề. Nhưng cái quan trọng không phải là ta đã thất bại ra sao, đã thảm hại như thế nào mà là ta đã làm gì để vượt qua nó. Ai cũng có cho mình những lựa chọn riêng : hoặc là đứng dậy và bước tiếp, hoặc là mãi vùi chôn mình ở hố đen của sự thất bại. Sự lựa chọn ấy sẽ quyết định tương lai của mỗi người. Con người nhiều lúc hơn nhau chỉ ở một lần ta cố gắng. Chính vì thế, khi đứng trước khó khăn ta đừng nản chí, nản lòng. Thay vào đó, ta hãy quyết tâm, cố gắng, nỗ lực hết mình để tìm kiếm thành công. Sự thất bại chính là trải nghiệm để cho con người trưởng thành và khôn lớn. Vì thế, bạn đừng bao giờ ngại khó khăn. Bước qua gian khổ, hạnh phúc mới thực sự vẹn tròn bởi đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách.

3. Nghị luận xã hội về sự trưởng thành - mẫu 1

Trưởng thành như một điều mong mỏi của mỗi con người chúng ta. Và sự trưởng thành luôn luôn được xem là một yếu tố quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Trong xã hội hiện nay ta dường như cũng có thể nhận thấy được có biết bao nhiêu người, và trong đó cứ mỗi người có một suy nghĩ, một quan niệm sống thật khác nhau và từ đó sẽ hình thành những cách sống khác nhau, không ai giống ai.

Có lẽ chính vì thế mà quan niệm về sự trưởng thành của họ dường như cũng bởi vậy mà khác nhau. Dễ dàng có thể nhận thấy được, thực tế lại có người cho rằng cuộc sống hiện đại ngày nay thì lúc nào cũng gấp gáp. Trong đó thì họ dường như cũng đã chọn cho mình cách sống “nước chảy bèo trôi” mà không hề quan tâm đến chất lượng cuộc sống sẽ đi về đâu. Thực sự với cách sống của những người có suy nghĩ tiêu cực mang phần phó mặc này ta như cũng thấy được cuộc sống của họ thật nhàm chán và tẻ nhạt biết bao nhiêu.

Cuộc sống của họ như không có mục đích cũng như kế hoạch cụ thể và nó cứ như trôi đến đâu thì ta trôi đến đấy.Không chỉ tồn tại lỗi sống mang tính phó mặc thì trong xã hội lại có một vài người khác lại có ý nghĩ đó chính là việc nếu như muốn sống đẹp thì phải có nhiều tiền và có quyền hành nữa. Chính vì nghĩ như vậy nên họ sẵn sàng có được hai thứ đó bằng mọi cách của chính mình không phân biệt đúng sai. Và ta như thấy được khi con người ta có những suy nghĩ khác nhau như vậy thì suy nghĩ về sự trưởng thành được đặt ra cũng khác nhau.

Người nghĩ đơn giản là trưởng thành là sự phát triển về thể xác, nhưng một số khác lại coi đó chính là sự trưởng thành trong suy nghĩ cũng như hành động. Dù hiểu một cách như nào đi chăng nữa thì ta như cũng biết được sự trưởng thành là con người đã có được một bước tiến mới, thay đổi trong suy nghĩ, thậm chí là thể xác. Nhưng ở đây nói về sự trưởng thành thì ta lại như nghiêng về suy nghĩ hơn về mặt thể xác. Chính vì thế mà người ta cũng hay có câu “già như bà cụ non”, tức là người trẻ tuổi nhưng đã có những suy nghĩ già dặn so với tuổi. Trưởng thành tóm lại là một sự nhận thức lớn, con người cũng đã biết suy nghĩ và lo lắng không chỉ cho mình mà còn cho người khác, không chỉ lo chuyện viển vông đâu đâu nữa mà đã có mục đích cũng như lý tưởng riêng của mình. Đề ra mục đích đúng đắn và có kế hoạch cụ thể để hoàn thiện nó.Trong xã hội hiện nay ta dường như cũng đã thấy thật bất ngờ và đau xót khi các bạn học sinh cũng chọn cho mình cách sống “chưa trưởng thành”. Đó chính là cách sống như buông thả và không cần biết ngày mai sẽ ra sao, không lo lắng cũng chẳng quan tâm một điều gì cho bản thân, cho những người thân yêu bên cạnh họ.

Có lẽ bởi chính lứa tuổi của các bạn còn trẻ, các bạn chưa cố gắng mà đã lo hưởng thụ những thứ mà các bạn gọi là tinh hoa văn hóa nhân loại có thể kể ra các trò như game, facebook, thậm chí có cả ma túy và mại dâm. Không chỉ dừng lại ở đó ta như cũng thấy được lại cũng có nhiều bạn còn lao vào những thú vui đó như một con thiêu thân đến nỗi không tìm thấy đường ra vì quá mù mịt. Thực sự khi đã dây vào những tệ nạn của xã hội, nếu như không kiên định thì chúng ta cũng thật khó có thể tránh xa được những cám dỗ đó. Ở lứa tuổi học trò dường như cũng còn quá trẻ để có thể nhận ra được điều không nên trong cuộc sống.Thế rồi ta như cũng đã thấy được sống trước cuộc đời, chúng ta như cũng phải có trách nhiệm với chính cuộc sống của chúng ta nữa. Ta như phải luôn luôn trách nhiệm với chính bản thân chúng ta, có trách nhiệm với cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Đồng thời ta như cũng hiểu được chính điều đó có nghĩa là chúng ta phải làm cho những gì chúng ta có trở nên tốt đẹp hơn.

Sự trưởng thành cũng rất đỗi đơn giản nếu như chúng ta biết được, đó chính là việc luôn luôn hướng mình đến. Nếu như chính bạn chọn cho mình cách sống đẹp, sống sao cho thật trưởng thành thì tất nhiên bạn hãy luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình về cả tri thức và suy nghĩ để khẳng định giá trị của mình trước cuộc sống. Mỗi người chúng ta mà có sự trưởng thành thì tất nhiên chính họ dường như cũng biết chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành động của mình. Bạn cũng hãy dám làm và dám nhận lỗi nếu như sai trái và luôn luôn tìm ra những điểm đúng sai để có thể hoàn thành công việc của mình ngày một tốt hơn. Chúng ta cũng hãy cố gắng để luôn luôn sống hết mình và bạn sẽ được nhận lại nhiều hơn thế nữa đó.Ta dường như cũng đã thấy được trong cuộc sống lại có những người họ đã trưởng thành về suy nghĩ chắc chắn họ sẽ có được thành công sớm hơn.

Trưởng thành giúp con người có cái nhìn tích cực và cũng sẽ có những hoạch định chắc chắn cho tương lai hơn rất nhiều. Thực sự trưởng thành luôn là một điều mà con người ta bấy lâu luôn mong muốn có được. Hãy cố gắng đặt mình là người khác, biết nghĩ cho người khác, có ước mơ, hoài bão tốt đẹp và thực hiện điều đó là bạn đã trưởng thành rồi đó!

4. Nghị luận về sự trưởng thành - mẫu 2

Cuộc sống con người, ai ai khi sinh ra cũng đều phải trưởng thành. Trưởng thành giúp suy nghĩ của chúng ta chín chắn hơn và ta có thể tự mình bước đi trên đôi chân của mình.

Trưởng thành là sự lớn khôn của mỗi người trong việc nhìn nhận, tiếp thu và xử lí những việc trong cuộc sống. Đó là khi con người ta thoát khỏi sự che chở của cha mẹ, tự mình trải nghiệm và quyết định những vấn đề quan trọng đối với chính bản thân bạn. Trưởng thành có thể là sự phát triển về thể xác, nhưng đặc biệt là sự trưởng thành trong suy nghĩ cũng như hành động. Trưởng thành là bạn đã biết đứng nên sau những lần vấp ngã, tự mình bước đi và đạt được thành công.

Trưởng thành đó chính là khi ta biết quan tâm thực sự một ai đó, lo lắng cho ai đó. Đó cũng là khi ta trở thành chỗ dựa tinh thần cho những người xung quanh cũng như chính bản thân bạn. Như Nguyễn Thị Ánh Viên- kình ngư vàng của đội tuyển Việt Nam, cô đã dành được rất nhiều giải thưởng và đem lại vinh quang cho nước nhà, cô xa nhà từ lúc 12 tuổi, cuộc sống dường như chỉ có bơi lội nhưng tiểu tiên cá chưa bao giờ bỏ cuộc mà luôn cố gắng vượt qua bản thân. Cô đã ngày càng trưởng thành trên chính con đường hoàn thiện bản thân cũng như con đường vàng bơi lội của mình.

Vậy mà hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sống buông thả và không lo lắng cho bản thân, những người thân yêu bên cạnh họ. Đây là những người đáng bị phê phán. Tóm lại mối chúng ta hãy sống có ước mơ, hoài bão và thực hiện điều đó cũng như việc vượt qua khó khăn để ngày càng trưởng thành hơn.

5. Nghị luận về sự trưởng thành - mẫu 3

Trong cuộc sống, sự trưởng thành đối với con người chính là một dấu mốc quan trọng. Thật vậy, sự trưởng thành của 1 người chủ yếu là qua sự chín chắn về mặt tinh thần, chứ không đơn thuần là sự lớn lên về xác thịt bên ngoài.

Đầu tiên, sự trưởng thành của một con người được biểu hiện bằng sự ý thức những trách nhiệm và bổn phận mình cần đảm đương trong tương lai. Khi ta còn nhỏ, ta thường sống những ngày vô lo, vô nghĩ và chẳng cần phải chịu trách nhiệm với ai. Nhưng khi ta trưởng thành, việc này đồng nghĩa rằng chúng ta có những trách nhiệm với gia đình, với công việc, với quê hương và với cả bản thân mình nữa. Sống buông tuồng, vô trách nhiệm, không chăm lo cho gia đình cũng như bản thân đều là biểu hiện của sự chưa trưởng thành và chín chắn.

Thứ hai, sự trưởng thành được biểu hiện bằng việc chúng ta nhận ra được chúng ta đã từng trẻ con và ngây thơ đến như thế nào trong quá khứ. Người lớn sẽ không còn giữ được sự hồn nhiên như ngày còn thơ bé và khi ta lớn, ta sẽ có sự so sánh với những ngày xưa và thấy được rằng mình đã từng có quãng thời gian trưởng thành và trở nên chín chắn đến như thế nào.

Cuối cùng, sự trưởng thành còn được biểu hiện bằng việc chúng ta dũng cảm đối mặt với những nỗi sợ của bản thân thay vì né tránh như hồi ngày xưa. Chấp nhận, đối diện với những khó khăn, chẳng sợ thất bại và cứ tiến lên phía trước vì những mục tiêu cao cả chính là tâm niệm của những người trưởng thành mong muốn mình có cuộc sống tốt hơn. Hơn nữa, quá trình trưởng thành chính là quá trình hoàn thiện bản thân dần dần, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Tóm lại, sự trưởng thành không được thể hiện bạn ở độ tuổi bao nhiêu mà miễn khi đầu óc chúng ta trở nên chín chắn thì là lúc chúng ta trưởng thành.

6. Nghị luận về sự trưởng thành - mẫu 4

Nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ William Arthur Ward đã từng phát biểu, “chuyến phiêu lưu của cuộc đời là học hỏi. Mục đích của cuộc đời là trưởng thành”. Đúng như vậy! Cuộc sống là một chuyến phiêu lưu, một chặng đường dài mà ở đó mỗi người lính học hỏi làm gốc và trưởng thành làm đích. Sự trưởng thành luôn là điều quý giá của mỗi người, bởi đó chính là yếu tố cần thiết để sống đẹp sống tốt với người với đời và với mình hơn. Bàn về vấn đề này, trong cuốn “nếu biết trăm năm là hữu hạn”, tác giả Phạm Lữ Ân viết “Tôi nghĩ trưởng thành là khi ta trở thành một chỗ dựa cho bất cứ ai, kể cả bản thân mình. Trở thành chỗ dựa cho bản thân là điều tối quan trọng”.

Cuộc sống của mỗi người là một chặng đường dài, nếu không có sự trưởng thành thì chúng ta sẽ mãi thất bại trên chặng đường đó. Trưởng thành, tức là sự che chắn lớn khôn của mỗi người trong việc nhìn nhận tiếp thu và xử lý cuộc sống. Theo tác giả Phạm Lữ Ân thì, “trưởng thành” tức là khi ta trở thành chỗ dựa nguồn động viên an ủi chắc chắn cho người khác và cho chính mình. “Chỗ dựa” cho bất cứ ai, tức là niềm động lực vững chắc cho mọi người và chỗ dựa cho “kể cả bản thân mình” tức là nguồn động lực, an ủi cho chính mình đều là biểu hiện của sự trưởng thành. Tác giả đặc biệt chú trọng “chỗ dựa cho bản thân”, là điều rất quan trọng mà ai cũng cần phải có đó là điều tối yêu “tối quan trọng”. Như vậy quan niệm của Phạm Lữ Ân muốn khẳng định, trưởng thành trước hết chính là trở thành nguồn sống, nguồn động viên khuyến khích người khác và quan trọng hơn là chính mình.

Trưởng thành là khi ta đã chín chắn, đã cứng cáp trước sóng gió cuộc đời hiểu và ứng xử trước những sóng gió đó lại càng chứng tỏ ta đã trưởng thành hơn. Vì vậy, nếu đã trưởng thành thì lúc đó là khi “ta có thể làm chỗ dựa cho bất cứ ai”. Cuộc sống không phải cũng lúc nào đều theo ý mình muốn. Những con người yếu đuối hay chí kém bền gặp những trắc trở đó dường như họ lại càng yếu đuối, thậm chí còn có cái nhìn bi quan. Nếu chúng ta có thể trở thành chỗ dựa trở thành nguồn sống, nguồn động viên cho họ, chứng tỏ là ta đã trưởng thành đã cứng cáp và chín chắn. Bởi chỉ khi ta hiểu cuộc sống biết chia sẻ biết, hướng họ tới một điều tốt đẹp thì đó chính là đã trưởng thành. Hơn nữa, mỗi khi trở thành chỗ dựa cho ai đó dường như ta có thể hiểu biết thêm có kinh nghiệm cuộc sống thêm. Cuộc sống muôn hình vạn trạng, giúp người tức là cùng giúp mình khi đó ta không chỉ trưởng thành về ý chí, về kinh nghiệm mà đó còn là sự trưởng thành về tình cảm.

Khi đã trở thành chỗ dựa cho người khác, thì khi đó ta trưởng thành. Vậy khi làm chỗ dựa cho chính bản thân thì sao? Theo tác giả khi làm chỗ dựa cho chính bản thân, tức là ta đã trưởng thành mà thậm chí nó còn là “sự tối trọng”. Bản thân mỗi người sinh ra chính là một cá thể riêng biệt. Đối mặt với cuộc đời với sóng gió dường như chỉ có mỗi chúng ta tự ý thức vươn lên, và vượt qua đó. Nếu như ta làm “chỗ dựa”, cho chính mình tức là ta đã hiểu mình hiểu cuộc sống. Mà một khi đã hiểu mình thì đó chính là trưởng thành. Hơn nữa nếu như sự am hiểu về chính bản thân đó, giúp cho chúng ta vượt qua mọi chông gai cuộc đời, thì ta lại càng trưởng thành hơn nữa. Làm chỗ dựa cho bản thân chính là “điều tối quan trọng”, bởi khi ta làm được chỗ dựa cho bản thân thì ta mới đủ khả năng làm chỗ dựa cho người khác. Hơn nữa làm chỗ dựa cho bản thân thì ta mới có sức mạnh vượt qua chông gai, thử thách sẽ làm cho con người ta chín chắn và cứng cỏi hơn nhiều. Cuộc sống tức là ta làm chủ bản thân, vì vậy một khi ta đã đến được với cái mốc thành chỗ dựa cho chính mình, thì lúc đó ta đã trưởng thành.

Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều tấm gương bộc lộ sự trưởng thành về ý thức, nhận thức tình cảm… công việc mình làm chỗ dựa cho người khác, hay chính bản thân mình, tiêu biểu trong số đó chính là nhà lãnh đạo vĩ đại bậc thầy thành trì chủ nghĩa xã hội Lê Nin. Người chính là chỗ dựa vững chắc cho toàn thể dân tộc Nga, là niềm tin nguồn động viên cổ vũ lớn lao của người dân. Chính vì “chỗ dựa” vững chắc ấy, từ một nước nghèo bị tàn phá từ chiến tranh bước ra nhưng Liên Xô đã trở thành cường quốc mạnh nhất nhì thế giới lúc bấy giờ. Điều đó đã cho thấy Lênin, chính đã trưởng thành trong chiến lược, trong suy nghĩ và tình cảm thì mới có thể làm được những việc như vậy. Hai người thầy giáo đáng quý của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ngọc Ký cũng chính là một tấm gương sáng về việc trưởng thành trong cuộc sống. Từ nhỏ thầy đã bị liệt hai tay, tưởng chừng việc đi học là điều không thể nhưng với ý chí quyết tâm, đặc biệt là sự tự tin về mình luôn khuyến khích động viên, “làm chỗ dựa” cho chính mình, thầy đã tập và viết được bằng hai chân. Thử hỏi nếu không có chỗ dựa vững chắc từ bản thân, thầy làm sao có thể vượt qua được những cơn ruột rát đau tê tái, những trắc trở của cuộc đời…

Trưởng thành trong cuộc sống là một điều dĩ nhiên và bắt buộc mà ai cũng cần phải có. Sự trưởng thành giúp mỗi người mở mang thêm trí thức thêm kinh nghiệm. Nhưng trước hết muốn trưởng thành, đều cần có và bắt buộc, hay nói Như Phạm Lữ Ân biểu hiện cần có chính là ta làm chỗ dựa cho người khác, cho chính mình, đặc biệt là cho chính mình. Nếu như vậy không chỉ có thêm sự lớn lên về mọi thứ, mọi điều mà còn là sự bồi đắp tình cảm cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhưng nhiều khi chỗ dựa đó cũng cần phải xem xét lại, khi đó là sự ỷ lại, lười biếng của bất cứ ai đó. Hai chỗ dựa đó cần cứng cáp hơn khi chính mình đang gặp những khó khăn, thử thách tưởng như khó có thể vượt qua được, những điều không mong muốn… Sự trưởng thành có thể rất linh động, không hẳn lúc nào nó cũng là “chỗ dựa”, bởi “chỗ dựa” có đặt đúng lúc, đúng nơi thì sự trưởng thành mới có ý nghĩa.

Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người mong muốn trưởng thành mong muốn thành chỗ dựa vững chắc cho người khác và cho chính mình. Họ thật lòng để thực hiện điều đó, thì vẫn còn một số người ỷ lại vào người khác, sống yếu đuối vô cảm trước người khác, thậm chí càng không nhận thức được chính mình, không thể làm niềm tin chỗ dựa cho mình, để cuộc đời trôi qua một cách vô nghĩa. Đó là một lối sống đáng phê phán lên án.

Cuộc sống bao giờ cũng đầy sóng gió, giông tố, thậm chí là nhục nhã, thất bại, thế nhưng ta hãy làm “chỗ dựa” cho chính mình thì sẽ thấy điều đó thật sự thú vị. Nó chỉ như một chướng ngại vật để mỗi chúng ta vượt qua và trưởng thành. Và đôi lúc mỗi người cần làm “chỗ dựa”, cho người khác để trưởng thành hơn trong cuộc sống, thêm vào đó mỗi chúng ta sẽ được bồi đắp lớn lên trong tình cảm, lớn lên trong sự chia sẻ và đồng cảm. Sự trưởng thành trong cuộc sống luôn luôn cần thiết, bởi có trưởng thành cuộc sống nhìn qua lăng kính của ta mới đầy đủ toàn diện. Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta hãy là niềm tin của người khác mỗi khi họ cần và cũng là niềm tin của chính mình. Đó chính là một yếu tố để trở thành một người trưởng thành trong cuộc sống, học tập, rèn luyện những phẩm chất tốt khác như tự lập, kiên trì, dũng cảm…

Quả thật như William Arthur Ward đã khẳng, “định mục đích cuối cùng là trưởng thành”. Con người sinh ra là quỹ hữu hạn của khoảng thời gian vô hạn, vì vậy mỗi người cần phải biết trưởng thành từng ngày để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Muốn vậy, mỗi người phải là “chỗ dựa” vững chắc cho người khác, mà cho chính họ một điều cần thiết để con người lớn lên biết cảm, biết nghĩ và trân trọng cuộc đời hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 368
0 Bình luận
Sắp xếp theo