Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ
Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ của Lương Đình Khoa
Bài thơ "Mùa thu và mẹ" của tác giả Lương Đình Khoa là một bài thơ hay về tình mẫu tử. Bài thơ thể hiện tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đến với mẹ của mình. Sau đây là bài văn mẫu phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ hay và chi tiết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
1. Dàn ý phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Lương Đình Khoa và bài thơ "Mùa thu và mẹ".
- Nêu cảm nhận chung về bài thơ.
2. Thân bài
a) Hình ảnh người mẹ tảo tần, hy sinh
- Mẹ rong ruổi trên nẻo đường bán những trái na, hồng, ổi, thị...
- Hình ảnh ẩn dụ "ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu" thể hiện sự hy sinh thầm lặng của mẹ.
b) Nỗi lòng của người con
- Thấu hiểu những vất vả của mẹ, thương cảm cho đôi vai gầy gò của mẹ.
- Hình ảnh "giọt mồ hôi rơi", "nắng mong manh", "đôi vai gầy nghiêng nghiêng" gợi tả sự vất vả, lam lũ của người mẹ.
c) Tình yêu thương vô bờ bến của mẹ
- Mẹ thao thức suốt đêm vì con.
- Hình ảnh "sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng" thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào của người con.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Nêu cảm nhận về tình mẫu tử thiêng liêng.
2. Viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ Mùa thu và mẹ
Mùa thu và mẹ là đề tài rất đỗi quen thuộc, đã có nhiều bài thơ viết rất hay về đề tài này, nhưng mỗi lần đọc lại bài thơ “Mùa thu và mẹ” của Lương Đình Khoa, bạn đọc không khỏi bồi hồi, rưng rưng một cảm xúc thương mẹ, yêu mùa thu bởi lẽ mẹ và mùa thu đã hoà quyện vào nhau, thăng hoa trong cảm xúc của Lương Đình Khoa. Để rồi bài thơ “Mùa thu và mẹ” ra đời góp cho thi đản những vần thơ giàu cảm xúc với nhiều sáng tạo mới mẻ trong cách thể hiện.
Nhà thơ Lương Đình Khoa là chàng trai trưởng thành từ những trang viết “Tuổi hồng” trên báo Thiếu niên tiền phong, Đọc thơ ông, ta bắt gặp một tâm hồn lãng mạn, đang hát những bài ca yêu thương giữa muôn nẻo đường đời. Bài thơ “Mùa thu và mẹ” được sáng tác khi tác giả xa nhà, xa mẹ, một chiều mùa thu, nỗi nhớ dâng trào, nhà thơ viết bài thơ này để gửi nỗi nhớ về người mẹ nhiều vất vả, tảo tần nhưng giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương của mình.
“Mùa thu và mẹ” là những yêu thương, thấu cảm của nhà thơ về người mẹ nhiều vất vả, lo toan, vun vén trong cuộc sống mưa sinh và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ dành cho mẹ kính yêu. Viết về mẹ khi xa mẹ, Lương Đình Khoa đã bày tỏ nỗi nhớ, niềm tri ân xúc động với người mẹ thân thương. Hình ảnh đầu tiên gợi ra trong tâm tưởng nhà thơ là hình ảnh mẹ “rong ruổi trên nhưng nẻo đường lặng lẽ”. Cuộc sống mưu sinh, lo vun vén cho gia đình dường như đã lấy hết tuổi thanh xuân của mẹ.
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị....
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu
Mẹ “rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ” – con đường đời nhiều chông gai, lắm gian truân để cho con cuộc sống êm đềm, bình yên. Mẹ âm thầm lo toan, vun vén cho gia đình, mẹ chắt chiu vị ngọt của cuộc đời để dành tất cả những yêu thương cho con và gia đình bé nhỏ. Phép liệt kê “những trái na, hồng, ổi, thị ....”, từ cảm thán “Ôi” cùng với từ láy “lặng lẽ, rong ruổi, ngọt ngào, chắt chiu...” gợi lên những món quả quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao tháng năm. Vị ngọt ngào của những loại quả được kết tinh từ những giọt mồ hôi rơi, từ đôi bàn tay khéo léo, từ đức tảo tần hi sinh của mẹ. Cuộc sống dù vất vả, nhưng mẹ vẫn lặng lẽ gánh gồng, vẫn cần mẫn, chịu thương chịu khó bởi trong lòng mẹ con và gia đình là thứ quý giá nhất. Cuộc đời mẹ nhiều bươn chải, lo toan, vất vả, mẹ chịu thương, chịu khó, lặng lẽ âm thầm hi sinh, âm thầm mang đến cho con điều tốt đẹp. Mẹ không hề vỗ về, âu yếm con, không lời dạy bảo nhưng hình ảnh lam làm của mẹ đã tạo nên một không gian tình yêu dịu đảng và nhẹ nhàng để con được đắm chìm trong những kỷ niệm ngọt ngào bên mẹ, cảm nhận được sự dịu êm của tỉnh mẫu tử. Mẹ giản dị, mộc mạc, chân chất, dịu dàng mà rất đỗi lớn lao vì lẽ đó mỗi khi nhớ mẹ, viết về mẹ cảm xúc trong nhà thơ như vỡ oà, vừa ngỡ ngàng, vừa thán phục xen lẫn niềm yêu kính mẹ.
Trong tâm thức con, mẹ là người chắt chiu, vun xới cho trái chín ngọt ngào, cho yêu thương mãi đong đầy, cho gia đình êm ấm bằng những lặng thầm vun vén thế nên con lắng tai nghe những chuyển biến của đất trời khi mùa thu sang và đó cũng là những suy ngẫm của lòng con dành cho mẹ:
Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu
Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ
Nắng mong manh đậu bên thật khẽ
Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!
Với con mắt quan sát tỉ mỉ, tinh tế và phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe mùa thu vọng về những thương yêu” nhà thơ chợt nhận ra bao giọt mồ hôi của mẹ đã rơi, bao mùa thu đã đi qua đôi vai gầy của mẹ. Những miền kí ức vốn được cảm nhận bằng tâm tưởng, hồi tưởng nay lại được cảm nhận bằng cả thính giác và tâm thức, tình cảm để rồi bao yêu thương, trìu mến vọng về trong lòng nhà thơ. Mùa thu trong tâm tưởng nhà thơ không phải là hoa cúc, trời xanh, mây trắng nắng vàng, hay cái nắm tay thật chặt của mẹ khi dẫn con đến trường mà là hình ảnh mẹ với “giọt mồ hôi rơi”, với “đôi vai gầy nghiêng nghiêng”- dáng hình mẹ gầy gò, bao nỗi nhọc nhằn hằn in trên dáng mẹ khiến nhà thơ không khỏi chạnh lòng, rưng rưng nỗi niềm. Nhà thơ thấu hiểu hơn ai hết về “chiều của mẹ”, bóng chiều đã hắt sang cuộc đời mẹ, thời gian đã lấy đi tuổi tác của mẹ, sức khoẻ của mẹ, mẹ đã bước sang mùa thu của đời người. Những quan sát cùng suy ngẫm ấy của nhà thơ khiến ta rưng rưng một nỗi niềm bùi ngùi có chút xót xa về cuộc đời nhiều tảo tần của mẹ. Song, cao hơn cả là nhà thơ đã cảm thấu đến tận cùng đức hi sinh của mẹ là để tạo nên những “trái ngọt cho con”.
Nhớ về mẹ, thấu hiểu những vất vả của mẹ con không khỏi nghẹn ngào, thổn thức, không khỏi xót xa, chỉ biết tỏ lòng biết ơn, hiếu kính với mẹ.
Heo may thổi xao xác trong đêm
Không gian lặng im...
Con chẳng thể chợp mắt
Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức
Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!
Thời gian trôi đi, không gian lặng im trong tâm tưởng con, mẹ chỉ còn là “nắng mong manh” của buổi xế chiều cùng “tiếng ho thao thức” khiến con xúc động, nghẹn ngào thương mẹ, yêu mẹ đến vô cùng mà chẳng thể chợp mắt để rồi tình thương ngưng đọng thành giọt nước mắt rưng rưng. Vẫn biết rằng thiên nhiên, vạn vật, vũ trụ vẫn luôn nằm trong vòng luân hồi sinh, trụ, dị, diệt. Sương gió của cuộc đời cũng vậy, là những tác động của ngoại cảnh, của dòng thời gian vô thủy vô chung, khiến mẹ già cỗi, hao gầy và một ngày mai mẹ sẽ không còn. Nhưng lòng con vẫn đau xót và thương mẹ vô hạn “chẳng thể chợp mắt”, đó là tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của con đối với mẹ. Cái “rưng rưng” trong mắt con phải chăng là những nỗi nhớ, niềm thương dành cho mẹ, những phút nhói lòng khi nhìn dáng hao gầy của mẹ và cả một chút xót xa, ân hận khi chưa làm được gì lớn lao để đền đáp công ơn trời biển của mẹ.
Bằng những tình cảm chân thành, cảm xúc thẳm sâu, người con đã thể hiện lòng kính yêu, biết ơn sâu nặng với người mẹ hiền đã vất vả cả đời vì con, lo cho con, cho gia đình. Bài thơ làm sáng tỏ sự đẹp đẽ của hình ảnh người mẹ, đó là người phụ nữ tảo tần, giàu đức hi sinh, cả đời mẹ dành tình yêu thương cho con, cho gia đình. Cuộc sống dù vất vả, nhưng mẹ vẫn lặng lẽ gánh gồng, âm thầm hi sinh, lo lắng, chắt chiu vun vén cho sự ấm êm của gia đình. Bài thơ gợi lên những vất và, cơ cực trong cuộc sống đời thường cũng như tình yêu thương con sâu nặng của người mẹ. Người mẹ trong bài thơ tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam mang phẩm chất truyền thống: chăm chỉ, tảo tần, nhân hậu, hết lòng hy sinh vì gia đình và tình yêu thương con tha thiết. Bài thơ đã chạm tới miền sâu thẳm trong trái tim mỗi người, nhắc nhở chúng ta cần phải trân trọng và sống xứng đáng với tình cảm của mẹ, với sự hi sinh lớn lao của mẹ. Tình yêu thương mẹ, biết ơn mẹ của nhà thơ Lương Đình Khoa trong “Mùa thu và mẹ” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi những hình thức nghệ thuật đặc sắc. Thể thơ tự do với âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng. Ít gieo vần nhưng vẫn mượt mà, dung dị, đi vào lòng người góp phần diễn tả chân thực mà xúc động về tỉnh mẹ. Nhan đề đậm chất thơ và giàu ý nghĩa. Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc nhưng có sức khái quát và mang tính biểu tượng cao (nẻo đường lặng lẽ, ngọt ngào năm tháng mẹ chất chiu, mùa thu vọng về thương yêu, nắng mong manh, sương vô tình, ...). Biện pháp tu từ liệt kê, nhân hoá, ẩn dụ và sử dụng các từ láy biểu cảm (rong ruổi, lặng lẽ, ngọt ngào, chắt chiu, mong manh, nghiêng nghiêng, thao thức, ...) làm tăng giá trị gợi hình, biểu cảm cho bài thơ. Những hình thức đặc sắc đã thể hiện cụ thể, sâu sắc hơn về hình ảnh người mẹ và góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ làm xao xuyến trái tim bạn đọc.
Mẹ và mùa thu đã hoà quyện trong nhau, hài hoà trong nhau, mùa thu về trong vi ngọt ngào của quả chín, trong cái xao xác heo may, trong không gian im lặng cũng chính là những suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời mẹ, về năm tháng tảo tần của mẹ, Những yêu thương đong đầy mẹ dành cho con, những thổn thức, xót xa thương mẹ của nhà thơ đã nâng đỡ nhau để rồi “Mùa thu và mẹ” được Lương Đình Khoa chấp bút và trở thành bài thơ hay nhất viết về mẹ và mùa thu. Bài thơ đã neo đậu mãi trong lòng bao thế hệ bạn đọc về một mùa thu êm dịu và tình mẹ ấm áp, đượm nồng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích truyện Những dòng chữ diệu kỳ
Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (5 đề)
Phân tích truyện ngắn Hương hoa hoàng lan
(Có dàn ý chi tiết) Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
Phân tích truyện ngắn “Thằng gù” của Hạ Huyền
Nghị luận về lạm dụng Chat GPT và các App giải sẵn trong học tập Ngữ văn
Bộ đề đọc hiểu thơ song thất lục bát
Nghị luận về vấn đề cần giải quyết sự thờ ơ thiếu trách nhiệm với ước mơ của mình
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 9
Đáp án đề tham khảo Ngữ văn vào 10 TP HCM 2024-2025
(3 mẫu) Trình bày bài văn ngắn nêu suy nghĩ về tình người đẹp đẽ ở quê em
Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân hay và ý nghĩa
Mẫu dẫn chứng nghị luận xã hội hay nhất
Top 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 có ma trận đặc tả, đáp án mới nhất
Các bài thơ song thất lục bát lớp 9