Cô đơn thay là cảnh thân tù đọc hiểu

Tâm tư trong tù là một tác phẩm tiêu tiểu của nhà thơ Tố Hữu về những ngày đầu bị giam ở nhà lao Thừa Thiên (Huế). Trái với sự sợ hãi khi bị giam cầm, đọc Tâm tư trong tù ta có thể cảm nhận được một tâm hồn sôi sục, ý chí mạnh mẽ trẻ trung dạt dào của người thanh niên  khao khát tự do. Sau đây là bộ đề đọc hiểu Cô đơn thay là cảnh thân tù, đọc hiểu Tâm tư trong tù có đáp án chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đọc hiểu Tâm tư trong tù

1. Đọc hiểu Tâm tư trong tù - đề 1

"Cô đơn thay là cảnh thân tù!

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!

Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều

Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh

Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh

Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về ..."

Câu 1:

a) Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

b) Khi ở trong tù, tác giả đã nghe được những âm thanh nào?

c) Đọc đoạn thơ, em hiểu gì về người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày?

Câu 2:

a) Chỉ ra một câu cảm thán có trong văn bản trên. Vì sao em biết đó là câu cảm thán?

b) Em hãy đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc và cho biết đó là tâm trạng, cảm xúc gì?

Gợi ý

Câu 1

a) Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

b) Những âm thành tác giả đã nghe thấy: tiếng đời lăn náo nức, nghe chim reo trong gió, tiếng dơi chiều đập cánh, nghe lạc ngựa, nghe tiếng guốc đi về.

Câu 2

a) Chỉ ra một câu cảm thán có trong văn bản trên: Cô đơn thay là cảnh thân tù!

2. Đọc hiểu Tâm tư trong tù - đề 2

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.

Câu 2: Trong đoạn thơ trên, cái “tôi” thi sĩ đã tự nhận mình chỉ là gì?

Câu 3: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong những câu thơ sau?

Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu

Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu

Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ!

Câu 4: Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người tù trong đoạn thơ trên.

Trả lời 

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2: Nhân vật “tôi” đã nhận mình chỉ như một con chim bé nhỏ.

Câu 3: Hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ giúp người nghe thấy được tinh thần chiến đầu kiên cường, bất khuấ của nhân vật “Tôi” dù đang chịu cảnh tù đày nhưng ý chí vẫn sắt son, quyết không lùi bước.

Câu 4:

Tuy rằng đang ở trong cảnh lao tù, nhưng người tù trong đoạn thơ trên vẫn thể hiện được tâm hồn cao đẹp cùng lý tưởng của mình. Dù có như thế nào vẫn luôn hướng về quê hương với niềm tin mãnh liệt về ngày độc lập, về sự tự do của cả dân tộc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 3.240
0 Bình luận
Sắp xếp theo