Kết bài chung cho nghị luận văn học, nghị luận xã hội

Kết bài chung cho nghị luận văn học - Kết bài chung cho nghị luận xã hội được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này sẽ giúp các em nắm được cách viết kết bài khi làm bài văn nghị luận xã hội sao cho đúng, không bị lạc đề để đạt điểm tối đa. 

Khi làm một bài văn nghị luận xã hội, các em học cần lưu ý viết đầy đủ cấu trúc của bài bao gồm mở bài, thân bài và kết bài để lấy điểm tuyệt đối của phần nghị luận. Sau đây là một số gợi ý giúp các em nắm được cách viết kết bài chung cho dạng văn nghị luận xã hội, mời các em cùng tham khảo.

Nghị luận văn học hay nghị luận xã hội đều là những dạng bài quan trọng thường xuất hiện trong các đề thi ngữ văn vào lớp 10 hay tốt nghiệp THPT. Trong một bài văn nghị luận, việc các em viết đầy đủ cấu trúc mở bài, thân bài và kết bài sẽ giúp các em đạt được điểm tối đa. Chính  vì vậy, các em có thể vận dụng một số công thức viết kết bài chung nghị luận dưới đây để hoàn chỉnh bài viết của mình một cách tốt nhất.

1. Cách viết kết bài nghị luận xã hội

Cách viết kết bài nghị luận xã hội

Một kết bài hiệu quả cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài

+ Chỉ nêu những ý khái quát có tính tống kết, đánh giá tránh viết lan man hoặc lặp lại vụng về những gì đã trình bày ở phần thân bài hoặc lặp lại nguyên văn những lời lẽ ở mở bài.

Giới thiệu một vài cách kết bài:

+ Tóm lược (Tóm tắt quan điểm, ý nghĩa đã nêu à phần thân bài)

+ Phát trích (Mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài)

+ Vận dụng (Nêu phương hướng, bài học áp dụng phoi huy hay khắc phục vấn đề nêu trong bài văn

+ Liên tưởng (mượn ý kiến tương tự,những ý kiến để thay cho phần tóm tắt, tránh lặp lại nội dung)

a. Kết bài truyền thống:

Bước 1: Khẳng định lại vấn đề

Các bạn có thể bắt đầu viết kết bài bằng cách khẳng định lại những ý được thể hiện, phân tích ở mở bài hay những luận điểm được đề cập tới trong phần thân bài. Bước 2: Đánh giá thành công tác giả

Từ vấn đề được khẳng định, các bạn có thể liên hệ sang phong cách sáng tác của tác giả, đưa ra đánh giá về những thành công tác giả đã đạt được trong tác phẩm.

Bước 3: Bài học nâng cao quan điểm

Hãy chốt lại kết bài bằng việc đưa ra những bài học đúc kết hay vấn đề, quan điểm nâng cao bởi kết bài không đơn giản chỉ tóm tắt, “gói” lại nội dung mà phải khơi gợi lại những tâm tư, suy nghĩ trong lòng người đọc.

b. Kết bài mở rộng và nâng cao vấn đề

Cách 1: Đưa lí luận vào kết bài

Với cách kết bài này, người viết đưa thêm những lí luận, dẫn chứng để khẳng định, làm rõ các luận điểm, đồng thời giúp tăng tính khoa học cho bài làm.

Cách 2: Vận dụng kiến thức thực tế

Để tăng thêm tính linh hoạt và sự sinh động cho kết bài, các bạn có thể đi từ kiến thức thực tế vào sách vở, dẫn dắt từ câu chuyện đời thực tới tác phẩm. Cách viết này khá gần gũi và dễ chiếm được cảm tình của người đọc.

2. Công thức viết kết bài nghị luận xã hội

Mẫu 1

“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ lùi lại sau lưng bạn” – chỉ cần có niềm tin, chúng ta sẽ vượt qua mọi thử thách phía trước để đạt được thành công.

Mẫu 2

“Cơ hội giống như bình minh, nếu chờ lâu sẽ bỏ lỡ” – hãy tận dụng mọi cơ hội trong cuộc sống để thực hiện mục tiêu và ước mơ mà mình đã đặt ra.

Mẫu 3

“Sống ở đời cần có tấm lòng…” (Để gió cuốn đi) – Biết cho đi yêu thương để nhận yêu thương, để có cuộc sống hạnh phúc, xã hội ngày càng văn minh.

Mẫu 4

Cho đi yêu thương không có nghĩa là nhận lại yêu thương, điều quan trọng là bạn đã sống hết mình, nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp cho một cuộc đời còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước.

Mẫu 5

Mọi người cần có lòng tin, nhưng không đến mức tự phụ; Con người cũng cần khiêm tốn, nhưng đừng khiêm tốn đến mức đánh mất sự tự tin của chính mình.

Mẫu 6

Hãy sống một cuộc đời ý nghĩa bởi cuộc sống như một trang sách, kẻ ngu ngốc sẽ lật trang nhanh chóng mà chẳng để lại gì. Còn người khôn ngoan thì vừa đọc, vừa suy ngẫm vì biết rằng mình chỉ đọc một lần. Ý nghĩa cuộc sống không chỉ được đo bằng độ dài sự sống, mà được tính bằng những gì bạn đã cống hiến cho cuộc đời này. Rồi tất cả sẽ ra đi, chỉ có tình người ở lại.

Mẫu 7

Cuộc đời không hề dễ dàng, nhưng cũng chưa bao giờ phức tạp. Tất cả do suy nghĩ của chúng ta mà nên. Chúng ta sinh ra từ đâu và khi chết đi chúng ta sẽ đi đâu? Chúng ta có đang sống cho giấc mơ của mình hay sống cho giấc mơ của người khác? Tất cả đều nằm ở suy nghĩ của mỗi người. Hãy sống tích cực và chiêm nghiệm để sau này ta không phải nói hai từ “giá như”.

Mẫu 8

Khát vọng và thành công luôn thôi thúc chúng ta tiến về phía trước, dù khó khăn hay gặp chướng ngại vật chúng ta vẫn kiên trì tiến lên. Chỉ cần bạn kiên trì, trước mặt bạn sẽ là ánh sáng và bóng tối sẽ ngả về phía sau lưng.

Ví dụ minh họa

+ Phát triển mở rộng thêm vấn đề:

VD: "Tuyên ngôn độc lập" là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục." Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đã hơn nữa thế kỷ trôi qua nhưng "Tuyên ngôn độc lập" vẫn là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn đồng thời cũng là một tác phẩm chính luận xuất sắc, mẫu mực. "Tuyên ngôn độc lập – mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi cho đời sống dân tộc trong đó có văn học.

+ Vận dụng vào cuộc sống, rút ra bài học áp dụng:

VD: Với đề: Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc. Ta có thể kết bài như sau:

Tiền tài và hạnh phúc là mối quan hệ bản chất của xã hội loài người. Tiền tài và hạnh phúc là khát vọng muôn đời của nhân loại. Phàm là người, ai cũng muốn có tiền tài và hạnh phúc. Nhưng để điều hoà mối quan hệ này quả không đơn giản, nhất là trong xã hội hiện đại, khi mà nhu cầu của con người về sự no đủ ngày càng cao hơn, tha thiết hơn. Để có được hạnh phúc thực sự, mỗi người phải biết cách dùng tiền tài như một phương tiện để gây dựng và bảo vệ hạnh phúc, không nên để đồng tiền điều khiển ta.

3. Mẫu kết bài nghị luận hay, ấn tượng

Mẫu 1

Tựa như “hạt bụi vàng li ti” của cuộc đời mà người nghệ sĩ không ngừng góp nhặt, tựa như muôn vàn phấn hoa mà chú ong chăm chỉ kiếm tìm, bài học (vấn đề nghị luận) sẽ luôn là cái đích mà con người ta không ngừng hoàn thiện, cố gắng để chạm đến. Bởi có lẽ khi ấy, họ đã thật sự thấu hiểu được những giá trị tốt đẹp mà cuộc sống muôn màu này cất giấu từ lâu.

Mẫu 2

Dòng chảy của cuộc đời chưa bao giờ dừng lại, và hành trình đi tìm kiếm những giá trị tốt đẹp của con người cũng sẽ trải dài theo tháng ngày miên viễn xa xăm. (Vấn đề nghị luận) sẽ luôn là một bài học đồng hành cùng mỗi người trên suốt chặng đường đó, tựa như một “báu vật đáng giá” nâng bước chân họ đi qua cuộc đời bão giông.

Mẫu 3

“Chìa khóa dẫn đến hạnh phúc là không ngừng ước mơ”, còn chìa khoá để dẫn đến thành công là (vấn đề nghị luận). Chắc hẳn trên mọi hành trình mà bạn đang theo đuổi, bạn sẽ cần đến chiếc chìa khóa thần kì ấy, bởi có lẽ nó có thể khai phá được những bài học, giá trị sâu sắc ở đời.

Mẫu 4

Đối diện với tháng ngày dài rộng đầy khó khăn, vấp ngã, hãy đừng quên điều kỳ diệu mang tên (vấn đề nghị luận). Bởi lẽ đó chính là món quà quý giá mà cuộc đời ban tặng, là sức mạnh của cơn gió giúp diều bay lên cao, là động lực giúp khát khao, hoài bão của bạn không ngừng toả sáng để soi chiếu cho từng bước chân đi trên vạn dặm đường đời.

Mẫu 5

Sâu thẳm bên trong mỗi chúng ta là những ước mơ mà ta luôn gắng sức mình để biến nó thành hiện thực. Như thiêu thân bất chấp cả tính mạng để lao mình về phía ánh sáng (vấn đề nghị luận) chính là ánh sáng soi đường cho ta tiến về phía trước, không ngừng sống, không ngừng cống hiến và lan tỏa hương hoa cho đời.

4. Những lỗi sai mất điểm khi viết kết bài nghị luận

Việc nắm được những lỗi sai khi viết kết bài nghị luận xã hội, nghị luận văn học sẽ giúp các em học sinh tránh được việc mất điểm một cách đáng tiếc. Trong các kì thi quan trọng như thi vào lớp 10, việc giành thêm điểm sẽ giúp các em nâng cao cơ hội trúng tuyển. Chính vì vậy hãy tham khảo kĩ những những lỗi sai học sinh thường mắc khi viết kết bài nghị luận được Hoatieu chia sẻ dưới đây để vận dụng trong kì thi sắp tới.

1. Kết bài không “gói gọn” được vấn đề nghị luận

Nếu mở bài có tính chất của một câu hỏi, thì kết bài có tính chất là một câu trả lời. Vì vậy kết bài phải thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời khơi gợi những nội dung cảm xúc nối tiếp từ những vấn đề đã nêu ra và giải quyết. Tuy nhiên khi viết kết bài, học sinh thường quên hoặc rất ít tóm lại vấn đề được nghị luận ở bên trên.

2. Kết bài quá ngắn gọn

Học sinh thường có phần kết bài quá ngắn gọn do không đủ thời gian hoặc phần mở bài và thân bài viết quá nhiều dẫn tới phần kết bài cảm thấy không còn cảm xúc để viết. Ví dụ khi phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng”, có học sinh đã kết bài bằng một câu như sau: “Tóm lại, ông Hai là nhân vật người nông dân tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Pháp”. Kiểu kết bài sơ sài này sẽ không gây ấn tượng với người chấm và ảnh hưởng đến điểm số của cả bài văn, do vậy học sinh cần tránh mắc phải.

3. Kết bài qua loa đại khái

Nhiều học sinh kết bài viết một cách qua loa đại khái, cụ thể như câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Ví dụ: “Qua hình ảnh ông Hai đã tái hiện được hình ảnh người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại”.

4. Kết bài dài dòng lan man

Kết bài quá dài dòng và lan man cũng là một trong những lỗi sai học sinh thường mắc phải. Đây cũng là điều khiến cho bài viết bị mất điểm một cách đáng tiếc do viết lạc đề hoặc ý viết bị trùng với ý ở phần thân bài. Do đó, ở kết bài học sinh cần gói lại được vấn đề và gói làm sao cho gọn gàng, dễ hiểu nhưng vẫn đủ ý.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
17 18.843
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm