Đọc hiểu Mẹ của Viễn Phương

Mẹ là một bài thơ hay của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là những dòng cảm xúc đầy sâu lắng của tác giả về những hy sinh vất vả của đời mẹ cũng như bày tỏ niềm yêu thương, kính trọng mẹ của mình. Sau đây là tổng hợp mẫu đề đọc hiểu bài thơ Mẹ của nhà thơ Viễn Phương có  đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

Đọc hiểu bài Mẹ của Viễn Phương trắc nghiệm

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

MẸ (Viễn Phương)

Con nhớ ngày xưa mẹ hát

Hoa sen lặng lẽ dưới đầm

Hương hoa dịu dàng bát ngát

Thơm tho không gian thời gian

Mẹ nghèo như đóa hoa sen

Tháng năm âm thầm lặng lẽ

Giọt máu hòa theo dòng lệ

Hương đời mẹ ướp cho con

Khi con thành đóa hoa thơm

Đời mẹ lắt lay chiếc bóng

Con đi…chân trời gió lộng

Mẹ về…nắng quái chiều hôm

Sen đã tàn sau mùa hạ

Mẹ cũng lìa xa cõi đời

Sen tàn rồi sen lại nở

Mẹ thành ngôi sao trên trời

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Tự sự

C. Biểu cảm

B. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Sáu chữ

C. Năm chữ

B. Lục bát

D. Bảy chữ

Câu 3. Dấu chấm lửng trong hai câu thơ “ Con đi…chân trời gió lộng/ Mẹ về…nắng quái chiều hôm” dùng để làm gì?

A. Diễn tả lời nói, cảm xúc ngập ngừng, xúc động.

B. Tăng sự kịch tính, hài hước cho câu chuyện.

C. Làm giãn nhịp điệu câu thơ.

D. Dùng thay cho câu trả lời

Câu 4.Câu thơ “Mẹ nghèo như đóa hoa sen” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hoá

C. Điệp ngữ

C. So sánh

D. Ẩn dụ

Câu 5. Xét theo mục đích nói, câu thơ “ Con nhớ ngày xưa mẹ hát” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến

B. Câu trần thuật

C. Câu cảm

D. Câu nghi vấn

Câu 6. Em hiểu nghĩa của cụm từ “ lìa xa cõi đời” trong câu thơ “ Mẹ cũng lìa xa cõi đời” như thế nào?

A. Mẹ đã già

C. Mẹ bị ốm

B. Mẹ đã mất

D. Mẹ mệt mỏi

Câu 7. Em hiểu câu thơ: “Hương đời mẹ ướp cho con” như thế nào?

A. Lòng biết ơn của con trước sự tảo tần, hy sinh thầm lặng của mẹ.

B. Mẹ tuy nghèo khó nhưng vẫn âm thầm chắt chiu những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất để dành trọn cho con. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn của con trước sự tảo tần, hy sinh thầm lặng của mẹ.

A. Mẹ tuy nghèo khó nhưng vẫn âm thầm chắt chiu những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất để dành trọn cho con.

D. Ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của mẹ.

Câu 8. Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong khổ cuối bài thơ ?

A. Người mẹ nghèo khó, vất vả, cả cuộc đời lam lũ nhưng vẫn thanh cao, hi sinh thầm lặng vì các con.

B. Tuy mẹ đã mất nhưng vẻ đẹp tâm hồn của mẹ mãi ngời sáng trong lòng thương yêu, kính trọng, biết ơn của người con.

C. Người mẹ sống với tuổi già cô đơn, già nua, mong manh nhưng đã đem đến cho con tương lai tươi sáng từ sự vất vả của bản thân

D. Những vất vả, lam lũ của cuộc đời và những vẻ đẹp trong tâm hồn người mẹ làm xúc động lòng người, gợi mỗi người nhớ về đấng sinh thành của mình…

Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ, tương phản trong khổ thơ thứ ba?

Câu 10.Từ văn bản phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), bàn về ý kiến sau: Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết (B. Babbles).

Đáp án

1

C. Biểu cảm

2

A. Sáu chữ

3

A. Diễn tả lời nói, cảm xúc ngập ngừng, xúc động.

4

C. So sánh

5

B. Câu trần thuật

6

B. Mẹ đã mất

7

B. Mẹ tuy nghèo khó nhưng vẫn âm thầm chắt chiu những gì đẹp đẽ

nhất, tinh túy nhất để dành trọn cho con. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn của con trước sự tảo tần, hy sinh thầm lặng của mẹ.

8

B. Tuy mẹ đã mất nhưng vẻ đẹp tâm hồn của mẹ mãi ngời sáng

trong lòng thương yêu, kính trọng, biết ơn của người con.

9

- Xác định biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ: đóa hoa thơm, chiếc bóng, chân trời gió lộng, nắng quái chiều hôm.

+ Tương phản: Khi con thành đóa hoa thơm/ Đời mẹ lắt lay chiếc bóng; Con đi chân trời gió lộng/ Mẹ về nắng quái chiều hôm.

Giá trị của các biện pháp tu từ:

+ Gợi hình ảnh con với tương lai rộng mở, tươi sáng còn mẹ cô đơn, già nua, mong manh.

+ Tình cảm yêu thương, trân trọng, xót xa, lo lắng của con dành cho  mẹ.

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

Câu 10.

a.Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy, có sự sáng tạo…

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sứ mạng của người mẹ

c.Triển khai vấn đề nghị luận: học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận theo nhiều cách không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật nhưng có thể theo hướng sau:

- “Sứ mệnh”: Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.

- “Người mẹ”: Người sinh ra con cái, rộng hơn đó chính là mái ấm gia đình.

- “ Chỗ dựa cho con cái”: nơi che chở, yêu thương, là nơi con cái có thể nương tựa.

=>Ý nghĩa cả câu: Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động,tích cực, không dựa dẫm…

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm mà luôn ẩn chứa nhiều bão tố dữ dội. Vì vậy, trách nhiệm của cha mẹ là hướng dẫn, định hướng cho con biết tìm cách vượt qua bằng chính nghị lực bản thân.

- Việc hình thành lối sống chủ động, tích cực là cả quá trình. Cho nên, ngay từ nhỏ, những đứa trẻ cần được giáo dục cách sống tự lập, theo thời gian con cái sẽ được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm, vững vàng hơn,trưởng thành hơn.

- Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái trở thành công dân “tự lập”. Nghĩa là cha mẹ sẽ “gợi mở”, hướng dẫn định hướng con đường con đi, còn chuyện “bước” qua từng chướng ngại như thế nào thì phải do đứa trẻ tự làm lấy.

- Cha mẹ luôn ở bên cạnh con nhưng cũng cần tạo cho con những “khoảng lặng” cần thiết cho đứa trẻ tự suy ngẫm, tự quyết định việc mình đang làm.

- Dạy con biết tự lập nhưng không có nghĩa là phó mặc con hoặc quá khắt khe, yêu cầu cao đối với con.

(Dẫn chứng cách dạy con của người Nhật)

- Tuy nhiên: + Nhiều phụ huynh nuông chiều con quá mức khiến con cái mất đi ý thức tự lập.

+ Hoặc phó mặc con cái, không quan tâm uốn nắn con

cái.

- Vậy nên:

+Tình thương của cha mẹ là nguồn động viên chứ không phải là vỏ bọc để lẩn tránh mọi trở ngại trên đường. Bản thân luôn phải cố gắng, không dựa dẫm, ỷ lại.

+ Cần tạo cần khẳng định được bản thân để tạo được sự yên tâm cho cha mẹ về mình

Đon văn tham kho:

Dorothy Cafield từng nói: “Mẹ không phải là người để dựa vào, mà là người khiến việc dựa dẫm trở nên không cần thiết.” Thật vậy, cuộc đời luôn chứa đựng những chông gai, thử thách và con người cũng cần một điểm tựa để vượt qua khó khăn và chinh phục mục tiêu của mình. Hành trình của người mẹ cũng vậy, theo con đến suốt cuộc đời, dõi ánh nhìn tha thiết đầy yêu thương theo từng bước chân con nhưng lại không thể luôn bên cạnh dìu dắt, chăm lo bởi: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Bables). “Sứ mạng” là vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Mẹ và rộng hơn là mái ấm gia đình, là “chỗ dựa”, là nơi che chở, yêu thương, là nơi con cái có thể nương tựa hay còn là nơi dừng chân của tâm hồn sau bão táp. Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cái hết sức thuyết phục: Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm…Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm mà luôn ẩn giấu nhiều bão tố. Vì vậy, chúng ta cần biết tìm cách để vượt qua, và sẽ càng ý nghĩa hơn nếu chinh phục thử thách bằng chính nghị lực bản thân.Việc hình thành lối sống chủ động, tích cực là cả quá trình dài, đòi hỏi nhiều thời gian. Cho nên, ngay từ lúc nhỏ, những đứa trẻ cần được giáo dục cách sống tự lập. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái trở thành công dân “tự lập”. Nghĩa là cha mẹ sẽ “gợi mở”, hướng dẫn con đường tốt để đi, còn chuyện “bước” qua từng  chướng ngại như thế nào thì phải do đứa trẻ tự làm lấy. Bởi người Nhật luôn quan tâm và dạy dỗ trẻ phải biết tự vươn lên bằng chính nỗ lực của mình, tự lập trong công việc nên Nhật Bản đã trở thành nước nằm trong top đầu về giáo dục theo thống kê của PISA. Mặt khác, dạy con biết tự lập không có nghĩa là phó mặc con hoặc quá khắt khe, yêu cầu cao đối với con. Cha mẹ nên ở cạnh con, công nhận những nỗ lực của con để tiếp cho con động lực, niềm tin hoặc giúp đỡ con khi cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn một số phụ huynh nuông chiều con quá mức khiến con cái mất đi ý thức tự lập, luôn dựa dẫm, trông chờ vào cha mẹ mỗi khi gặp thử thách. Từ đó, khiến con sống tự phụ, bi quan, mất phương hướng trước khó khăn. Vì thế, các bậc cha mẹ phải biết yêu thương, dạy con đúng cách, đừng để tình thương làm vỏ bọc để lẩn tránh khó khăn của con cái. Và mỗi người con cũng cần trân trọng tình thương của cha mẹ, vươn lên phía trước bằng chính khả năng của mình, không dựa dẫm vào cha mẹ khiến cha mẹ yên tâm về mình. Hãy luôn nhớ rằng “Đừng dựa dẫm vào người khác quá nhiều. Bởi vì một ngày nào đó bạn sẽ phải bước một mình” (Khuyết danh)

Đọc hiểu bài Mẹ của Viễn Phương tự luận

Đọc bài thơ sau:

MẸ

Con nhớ ngày xưa mẹ hát:
...“Hoa sen lặng lẽ dưới đầm
Hương hoa dịu dàng bát ngát
Thơm tho không gian, thời gian”...
Mẹ nghèo như đoá hoa sen
Tháng năm âm thầm lặng lẽ,
Giọt máu hoà theo dòng lệ
Hương đời mẹ ướp cho con.
Khi con thành đoá hoa thơm
Đời mẹ lắt lay chiếc bóng,
Con đi… chân trời gió lộng
Mẹ về… nắng quái chiều hôm.
Sen đã tàn sau mùa hạ
Mẹ cũng lìa xa cõi đời,
Sen tàn rồi sen lại nở
Mẹ thành ngôi sao trên trời.

(Dẫn theo Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Viễn Phương, Thanh Hải, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Giáo dục Việt Nam, 1999, trang 37)

Chú thích:

Phan Thanh Viễn có bút danh là Viễn Phương. Ông sinh năm 1928 và mất năm 2005,quê ở An Giang. Ông là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.

Thơ của Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. Phong cách nghệ thuật đó thể hiện rất rõ qua các tập thơ: "Mắt sáng học trò", "Nhớ lời di chúc", "Như mấy mùa xuân", v.v…Trong đó, bài thơ Mẹ của Viễn Phương mang đến cho ta những hình ảnh và cảm nhận sâu sắc về tình mẹ vì sự hy sinh vô điều kiện của mẹ dành cho con.

Trả lời câu hỏi :

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai? (0,5 điểm)

Câu 3.Xác định và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai của văn bản.(1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về hai dòng thơ:

“Khi con thành đoá hoa thơm
Đời mẹ lắt lay chiếc bóng”(1,0 điểm)

Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của con cái trong việc đền đáp công ơn của cha mẹ.(2,0 điểm)

Đáp án

1

Thể thơ sáu chữ.

2

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là người con/tác giả.

3

Học sinh chọn 01 trong số các biện pháp tu từ sau:

- So sánh: “Mẹ nghèo như đoá hoa sen”.
Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mẹ như đóa hoa sen. Tuy mẹ nghèo khó nhưng phẩm chất luôn cao quý, thuần khiết và kiên trì.

- Ẩn dụ: “Giọt máu hoà theo dòng lệ”
Tác dụng: Hình ảnh “Giọt máu” hòa với “dòng lệ” chỉ những hy sinh và nỗ lực của mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái và muốn tạo ra một cuộc sống tốt đẹp cho những người mình yêu thương.

“ Hương đời mẹ ướp cho con”

Tác dụng: Mẹ luôn dành tình yêu và sự quan tâm cho con, như một loại hương thơm tinh tế và dịu dàng.

4

Khi con khôn lớn trưởng thành cũng là lúc cha mẹ già yếu, héo hon. Đồng thời nhà thơ muốn bày tỏ lòng biết ơn và sự cảm thương xót xa của người con dành cho mẹ

5

Học sinh viết đoạn văn 5 – 7 vềtrách nhiệm của con cái trong việc đền đáp công ơn của cha mẹ. Trong đó cần có những ý cơ bản sau:

-Khiến cha mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, không phải phiền lòng. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để khiến cha mẹ yên tâm, có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng.

- Chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, thường xuyên thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ, nếu cha mẹ ốm đau thì phải tận tình chăm sóc, đưa đi thăm khám không quản nắng mưa.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 129
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm