Đọc hiểu văn bản Bông hoa nước
Đọc hiểu truyện ngắn Bông hoa nước
Bông hoa nước là một truyện ngắn hay của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Thông qua nhân vật Chuyên, tác giả đã ca ngợi sự dũng cảm cũng như tình yêu thương gia đình. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề đọc hiểu truyện ngắn Bông hoa nước có đáp án chi tiết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.
Đọc hiểu đoạn trích Bông hoa nước của Nguyễn Quang Thiều
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
BÔNG HOA NƯỚC
Chuyên chìm vào giấc ngủ. [...] Một cơn mơ dịu dàng và náo nức đến với nó. Bà nó hiện về trong khu vườn nhà xào xạc tiếng lá. Bà mỉm cười với nó và thầm thì: "Có một loài hoa kỳ diệu nở trong lòng nước. Ai hái được bông hoa đó sẽ trở thành người đẹp nhất và thông minh nhất". Chuyên níu áo bà hỏi: "Ai sẽ hái được hở bà?". Bà nói: "Người nào dũng cảm vì người khác sẽ hái được". Nó hỏi: "Thế cháu có là người dũng cảm không?". Bà nó gật đầu: "Bà tin cháu là người dũng cảm". Trong giấc mơ, Chuyên nhìn thấy từ dưới lòng nước của đầm làng tỏa sáng. Đấy là ánh sáng của bông hoa nước. Nó chạy đến bờ đầm và từ từ lội xuống nước. Càng đến giữa bờ đầm ánh sáng từ dưới lòng nước càng tỏa lên rực rỡ. Chuyên sung sướng. Nó đưa tay xuống nước về phía ánh sáng phát ra. Bỗng từ trên bờ tiếng mẹ nó gọi nó gấp gáp: "Chuyên ơi! Chuyên ơi! Chuyên ơi!".
Chuyên giật mình tỉnh giấc.
- Chuyên ơi! Chuyên!
Từ trên giường, tiếng mẹ nó gọi. Nó tỉnh ngủ hẳn.
- Mẹ gọi con à?
- Dậy đi, mẹ đau quá, dậy giúp mẹ.
Chuyên vội vàng ngồi dậy. Nó tụt khỏi giường và đến bên giường mẹ.
- Mẹ làm sao thế mẹ? Chuyên lo lắng hỏi?
- Có lẽ mẹ sắp sinh em bé - Mẹ nói và thở nặng nhọc - con lấy quần áo và áo mưa cho mẹ. Đi đâu? Chuyên hoảng hốt.
- Mẹ phải đến trạm xá. Con giúp mẹ đi.
Chuyên hấp tấp chuẩn bị quần áo và áo mưa cho mẹ. Mẹ gượng ngồi dậy khoác áo mưa và nói:
- Con dưa mẹ đi!
- Vâng!
Chuyên trả lời mà người nó run bần bật vì sợ hãi. Bên ngoài, gió như một cái roi khổng lồ đang quất nát cây cối. Khi hai mẹ con Chuyên vừa bước đến cửa thì mẹ kêu lên và quỳ xuống. Chuyên hoảng hốt ôm lấy mẹ
- Mẹ ơi! Mẹ làm sao thế?
- Mẹ... mẹ đau quá! - Mẹ hổn hển - Con ơi...
- Mẹ! - Chuyên khi kêu lên. Nó vừa sợ vừa thương mẹ. Mẹ cố đứng lên. Nhưng mẹ như không thể nào bước đi được. Mẹ ôm bụng và thở, mồ hôi tứa đầy trên trán.
- Mẹ không thể đi được... con ạ.
- Làm thế nào bây giờ hở mẹ? [...]
- Mẹ không thể đến trạm xá được. Giọng mẹ yếu ớt, đứt quãng. Con phải đến trạm xá gọi bà Quy đến đỡ cho mẹ...
Nghe mẹ nói vậy, Chuyên run lên. Nó không thể nào đến đỏ được. Nó chỉ là cô bé gái chín tuổi. Làm sao nó dám đi một đoạn đường gần một ki-lô-mét trong đêm bão lớn như thế này. Không có ai giúp nó lúc này. Nhà nó ở cách làng quá xa. Bố nó thầu khu đất này để làm lò gạch. Tháng này bắt đầu tháng mưa bão, bổ Chuyển không làm gạch, mà ra thị xã làm thuê. Chuyên ngồi bên mép giường hoang mang. Đôi mắt nó mở to hoảng sợ.
- Mẹ chết mất con ơi - Mẹ kêu lên và vật văn trên giường - Con đi đi, đi gọi bà Quy... Nghe đến đó, Chuyên òa khóc. Nó khóc vì sợ hãi, vì lo sợ mẹ nó và vì bất lực. - Con đi đi. Đừng sợ - Mẹ Chuyên gượng ngồi dậy - Con mặc áo mưa vào. Nào đi đi, con. Chuyên vẫn ngồi bất động và nức nở. Cơn đau sinh nở làm mặt mẹ bạc trắng và méo mó. Tóc mẹ rũ rượi.
- Mẹ sắp sinh bé. Nếu không có bà đỡ em con... em con... chết mất, Chuyên ơi!
Chuyên nín. Nó bàng hoàng nhìn mẹ. Bao tháng ngày rồi, nó mong đợi ngày em nó ra đời. Nó ao ước một đứa em. "Em con... chết mất". Câu nói đó của mẹ làm nó chợt trở nên cứng rắn
- Con sẽ đi. Con đi ngay.
Chuyên nói và hấp tấp đứng dậy. Nó khoác áo mưa và đội chiếc mũ lá của bố nó.
- Hãy giúp mẹ... dừng sợ... con nhé!
Chuyên bậm môi, gật đầu. Nó bước ra cửa. Gió ùa vào như xô ngã nó. Ngọn đèn phụt tắt
-Mẹ!
Chuyên kêu lên. Nó nhắm mắt lại. Chỉ chốc lát, mưa đã hắt ướt đẫm chiếc áo mưa của nó. - Đi đi con - Giọng mẹ nó từ bóng tối vọng ra - Đừng sợ. Hãy vì em bé của con.
Nó bước ào ra sân. Gió như nhấc bổng nó lên. Cây cối gào thét trong vườn. Khi bước lên trên mặt đê, nó như ngạt đi vì gió. Nếu không có chớp, nó không thể nhìn thấy mặt đê. Cả thế gian mênh mông tối đen và mưa gió gào rú như chỉ có một mình nó. Một mình đứa bé gái chín tuổi nhỏ nhoi, bấm chân, chuệch choạng bước. Đã mấy lần nó định quay ngoặt chạy và về nhà. Những lúc đó, hình ảnh mẹ nó và gương mặt nhợt nhạt, méo mó giọng nói hổn hển "Em con... chết mất" lại hiện về.
Chuyên đã đến trạm xá lúc nào mà nó cũng không biết. Khi chớp lóe lên thì nó nhận ra trạm xá xã đã ở trước mặt. Nó sướng đến lạnh người. Nó quáng quàng chạy vào sân trạm xá. Khu nhà chìm trong mưa.
[...] Đến gần trưa thì bố nó về. Khi bố vừa xuất hiện ở cửa thì nó kêu lên "Bố! Mẹ sinh em bé rồi" và ngất đi. Nó đã quá mệt mỏi và sợ hãi.
Và giấc mơ đêm qua lại trở về với nó. Nó từ từ đưa tay vào lòng nước. Nơi đang tỏa ra một thứ ánh sáng diệu kỳ. Những ngón tay bé bỏng của nó chạm vào bông hoa nước. Nó ngắt bông hoa và bước đi. Nắng ngập tràn quanh nó. Và cứ sau mỗi bước đi, nó lại đẹp thêm lộng lẫy. Nó đã trở thành người đẹp nhất và thông minh nhất.
(Nguyễn Quang Thiều, Tuyển tập, NXB Văn học, 1917)
PHẦN I: TRÁC NGHIỆM (4,0 điểm): Ghi lại một đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Truyện dài
B. Truyện ngắn
C. Truyện cổ tích
D. Truyện đồng thoại
Câu 2: Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?
A. Mẹ
B. Chuyên
C. Bà Quy
D. Bà Chuyên
Câu 3: Nhân vật Chuyên được khắc họa trên những phương diện nào?
A. Hoàn cảnh, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc của nhân vật
B. Hành động, lời nói, lời nói trực tiếp của người kể chuyện
C. Lời nói, hành động, cảm xúc, lời nói trực tiếp của người hàng xóm chứng kiến
D. Cảm xúc, lời nói, hành động, lời nói trực tiếp của người bố
Câu 4: Câu văn nào sau đây không có chủ ngữ được mở rộng bằng một cụm từ?
A. Trong giấc mơ, Chuyên nhìn thấy từ dưới lòng nước của đầm làng tỏa sáng.
B. Những lúc đó, hình ảnh mẹ nó và gương mặt nhợt nhạt, méo mó giọng nói hổn hển "Em con... chết mất" lại hiện về.
C. Một cơn mơ dịu dàng và náo nức đến với nó
D. Một mình đứa bé gái chín tuổi nhỏ nhoi, bấm chân, chuệch choạng bước
Câu 5: Tác dụng của ngôi kể trong văn bản trên là gì?
A. Giúp cho câu chuyện khách quan hơn, dễ dàng bày tỏ cảm xúc, nội tâm của nhân vật
B. Giúp cho câu chuyện chân thực hơn, dễ dàng bày tỏ cảm xúc, nội tâm của nhân vật
C. Giúp cho câu chuyện khách quan hơn, linh hoạt trong việc kể các sự kiện
D. Giúp cho câu chuyện chân thực hơn, linh hoạt trong việc kể các sự kiện
Câu 6: Chi tiết "Chuyên bậm môi, gật đầu. Nó bước ra cửa. Gió ùa vào như xô ngã nó. Ngọn đèn phụt tắt " cho thấy điều gì về nhân vật Chuyện?
A. Sự hãi, cuống quýt, chần chừ của nhân vật
B. Sự dũng cảm, cứng rắn và tình yêu thương của nhân vật
C. Sự sợ hãi, không tình nguyện của nhân vật
D. Sự khắc nghiệt của thời tiết và sự run sợ của nhân vật
Câu 7: Thái độ của người kể chuyện với nhân vật Chuyện trong văn bản là gì?
A. Yêu thương, tự hào
B. Ngợi ca, trân trọng
C. Lên án, phê phán
D. Tuyên dương, khuyến khích
Câu 8: Đề tài chính của văn bản trên là gì?
A. Sức mạnh của tình yêu thương
B. Sự kiên trì của con người
C. Những khó khăn trong cuộc sống
D. Tình cảm anh em bền chặt
Trả lời các câu hỏi tự luận sau
Câu 9 (1,0 điểm): Chi tiết “bông hoa nước” trong văn bản trên có những ý nghĩa gì?
Câu 10 (1,0 điểm): Qua văn bản trên, em rút ra cho mình những thông điệp gì?
Đáp án
1 | B |
2 | B |
3 | A |
4 | A |
5 | C |
6 | B |
7 | B |
8 | A |
9 | - HS trình bày được ý nghĩa của chi tiết “bông hoa nước” trong truyện: + Vị trí xuất hiện của chi tiết “Bông hoa nước” xuất phát từ giấc mơ của Chuyên về bà và lặp lại ở cuối văn bản, được sử dụng làm nhan đề truyện. + Nhận xét, đánh giá: Chi tiết giúp cho câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn và có tính huyền ảo. + Ý nghĩa của chi tiết: “Bông hoa nước” rất đẹp, ẩn dụ sự dũng cảm của nhân vật Chuyên, đồng thời thể hiện chủ đề của truyện – ca ngợi tình yêu thương và lòng dũng cảm. |
10 | - HS trình bày được một thông điệp tâm đắc từ câu chuyện. HS có thể chọn những thông điệp khác nhau song cần lí giải được sự lựa chọn của mình. - Một số thông điệp có thể chọn lựa: Cần phải biết dũng cảm vượt qua khó khăn, cần biết yêu thương mẹ và gia đình, cần biết vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân,.. |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Huyền Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
(Cực hay) Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư
-
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trang 64
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người với nguồn nước
-
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi trang 59
-
Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Văn mẫu 9
Phân tích bài thơ Sang năm con lên bảy
(Cực hay) Tổng hợp tri thức Ngữ văn 6, 7, 8, 9 Chân trời sáng tạo
Nhân ngày 20-11 kể về những kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô giáo cũ lớp 9
Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận lớp 9
(Cực hay) Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi trang 59