Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều

Tải về

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều 2025 - Tổng hợp mẫu đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây là các đề thi Văn lớp 9 giữa học kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo khung ma trận đề thi sẽ giúp các em có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 9.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn có đáp án - đề 1

PHÒNG GD&ĐT

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2024-2025

MÔN THI: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm: 02 trang, 07 câu)

I, ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN (Nguyễn Việt Chiến)

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không.

(Trại viết Văn nghệ Quân đội, Hạ Long 4-2009.)

Câu 1 (0,5 đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2 (0,5 đ): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3 (1đ): Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng?

Câu 4 (1 đ): Em hiểu như thế nào về câu thơ: "Các con nằm thao thức phía Trường Sơn”?

Câu 5 (1 đ): Từ đoạn thơ trên, em thấy mình cần có trách nhiệm gì với biển đảo quê hương?

II, PHẦN TẬP LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1 (2 đ): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không.

Câu 2 (4 đ): Rác thải nhựa trong trường học và các gia đình là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề này.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2024-2025

MÔN THI : NGỮ VĂN 9

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.ĐỌC HIỂU

1

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là: Biểu cảm.

0,5

2

Nội dung chính của đoạn thơ là: Sự trăn trở và lo lắng về tình hình biển đảo quê hương đang bị đe dọa.

0,5

3

Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Phép điệp từ, so sánh.

+ Điệp từ: Nếu, Tổ quốc, biển.

+ Điệp cấu trúc:

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển”

+ So sánh: Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.

→Tác dụng: Làm cho câu thơ sinh động và hấp dẫn hơn, đồng thời thể hiện nỗi trăn trở khi nhớ về Tổ quốc...

0,5

0,5

4

“Các con nằm thao thức phía Trường Sơn” có nghĩa là người dân Việt Nam luôn hướng về biển đảo quê hương, luôn thao thức, trăn trở, lo lắng khi thấy biển đảo bị đe dọa.

1,0

5

Từ đoạn thơ trên, em thấy mình cần có trách nhiệm với biển đảo quê hương như sau:

+ Có những hành động như tuyên truyền hay tham gia các buổi ngoại khóa về bảo vệ biển đảo Tổ quốc quê hương.

+ Luôn có tinh thần sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần.

+ Khi phát hiện những người có hành động nói xấu, phá hoại hay phản quốc cần khuyên nhủ hay báo cáo với chính quyền nếu người đó không hợp tác....

0,25

0,5

0,25

II.LÀM VĂN

1

Viết đoạn văn nghị luận văn học.

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận văn học có đầy đủ ba phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về đoạn thơ.

Viết được đoạn văn theo yêu cầu. Cảm nhận về đoạn thơ qua các chi tiết:

- Hai câu thơ “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng” có thể xem là hay nhất trong bài thơ khiến người đọc rưng rưng... Mấy câu thơ ấy là câu hỏi lớn khi đất nước lâm nguy thì làm sao những người yêu nước lại có thể bình lặng được.

- Hình ảnh "sóng" trong câu 3: Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa không dừng lại ở nghĩa đen với những lớp sóng trào dâng cuồn cuộn trên đại dương, ý nghĩa của động từ "đè" đã đưa đến tầng nghĩa ẩn dụ với những liên tưởng về sự đe doạ, xâm lấn của kẻ thù từ thời này sang thời khác, hàng ngàn năm nay, hình ảnh gợi nỗi căm giận về dã tâm của kẻ thù luôn muốn xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta.

- Hình ảnh "sóng" trong câu 4 : Trong hồn người có ngọn sóng nào không? mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những xúc cảm công dân trong tâm hồn mỗi con dân đất Việt, đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, là ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm... Câu hỏi: Trong hồn người có ngọn sóng nào không? cũng gieo vào lòng người những suy ngẫm sâu xa, chua xót về hiện tượng sống vô cảm của một bộ phận công dân thời hiện đại với vận mệnh Tổ quốc! Qua đó thể hiện lòng yêu Tổ quốc của tác giả..

0.75

0,5

0.5

c. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

2.

Viết bài văn nghị luận xã hội

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Rác thải nhựa trong trường học và các gia đình.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm : Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo các hướng sau:

I. Mở bài

-Dẫn dắt vào vấn đề.

- Nêu vấn đề cần giải quyết: Rác thải nhựa trong trường học và các gia đình là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

0,5

II. Thân bài

2,5

1. Giải thích vấn đề

Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, đồ dùng một lần...

2. Thực trạng:

- Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam thải ra khoảng 28.000 tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 10% được tái chế. Phần lớn số còn lại bị chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và đại dương.

- Trong các trường học: Rác thải nhựa bị vứt lung tung từ trong lớp học, dưới ngăn bàn, vườn trường, cổng trường.

- Trong các gia đình: Mỗi ngày mỗi gia đình thải ra rất nhiều rác thải nhựa, lẫn vào các loại rác thải khác.

HS có thể đưa ra nhiều biểu hiện khác …

3. Nguyên nhân:

- Ý thức người dân: Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thải nhựa và chưa có thói quen phân loại, xử lý rác đúng cách.

- Quản lý lỏng lẻo: Việc quản lý rác thải nhựa ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh.

- Sản xuất và tiêu dùng tràn lan: Các sản phẩm nhựa được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn, trong khi các giải pháp thay thế còn hạn chế.

4. Hậu quả:

- Môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạng sinh học.

- Sức khỏe: Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết...

- Kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản và các ngành kinh tế khác.

5. Giải pháp

* Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa:

- Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, cuộc thi về môi trường để phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải nhựa.

- Sử dụng các phương tiện truyền thông như báo tường, trang web của trường, mạng xã hội để chia sẻ thông tin.

-> Nâng cao nhận thức là bước đầu tiên và quan trọng nhất để thay đổi hành vi. Khi hiểu rõ tác hại của rác thải nhựa, mọi người sẽ có ý thức hơn trong việc giảm thiểu sử dụng và thải bỏ chúng.

- Dẫn chứng: Trường THCS Lý Tự Trọng (Hà Nội) đã tổ chức thành công cuộc thi "Sáng tạo sản phẩm từ rác thải nhựa" thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh, góp phần nâng cao nhận thức và khuyến khích hành động bảo vệ môi trường.

* Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần:

- Hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp, chai nhựa dùng một lần.

-Mang theo bình nước cá nhân, hộp cơm, túi vải khi đi học, đi làm, đi chợ.

- Sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút tre, hộp cơm inox.

-> Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần là cách trực tiếp và hiệu quả nhất để giảm thiểu rác thải nhựa.

- Dẫn chứng: Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi thực hiện chiến dịch "Nói không với túi nilon" trong các siêu thị và chợ truyền thống, lượng túi nilon sử dụng đã giảm đáng kể.

* Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa:

- Sử dụng lại chai nhựa, lọ thủy tinh để đựng nước, thực phẩm.

- Tái chế vỏ chai nhựa, giấy báo, lon kim loại thành các sản phẩm thủ công, đồ dùng học tập.

- Tham gia các hoạt động thu gom và tái chế rác thải nhựa do trường học, địa phương tổ chức.

->Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa giúp giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.

- Dẫn chứng: Công ty Coca-Cola đã cam kết đến năm 2030 sẽ thu gom và tái chế tương đương với số lượng bao bì mà họ bán ra trên toàn cầu.

* Trồng cây xanh:

- Tham gia các hoạt động trồng cây xanh trong trường học, khu dân cư.

- Chăm sóc cây xanh để chúng phát triển tốt, hấp thụ khí CO2 và thải ra O2, góp phần làm sạch không khí và giảm hiệu ứng nhà kính.

->Trồng cây xanh không chỉ giúp cải thiện môi trường sống mà còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa thông qua việc hấp thụ CO2, một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và thúc đẩy sản xuất nhựa.

- Dẫn chứng: Theo nghiên cứu của NASA, cây xanh có thể hấp thụ đến 22kg CO2 mỗi năm.

* Xử lí nghiệm các hành vi vi phạm vấn đề rác thải nhựa.

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

III. Kết bài

- Giảm thiểu rác thải nhựa không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là của toàn xã hội.

- Liên hệ bản thân, kêu gọi mọi người.

0,5

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp dẫn, thể hiện dấu ấn cá nhân.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn có đáp án - đề 2

UBND TP…..

TRƯỜNG THCS ……

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2024-2025

Môn: Ngữ văn 9 - Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề bài gồm: 7 câu, 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

HƠI ẤM Ổ RƠM

(Nguyễn Duy)

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
Nhà mẹ hẹp nhưng còn chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò.

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.

(In trong tập Cát trắng. NXB Quân đội nhân dân, 1973)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0.5 Điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Câu 4 (1,0 điểm): Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 5 (1,0 điểm): Bài học sâu sắc nhất em nhận được qua bài thơ trên là gì?

II. VIẾT(6,0 điểm):

Câu 1. (2,0 điểm):

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” của Nguyễn Duy.

Câu 2. (4,0 điểm):

Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và trong các gia đình?”

Đáp án xem trong file tải về.

Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 9 Cánh Diều

TT

Kĩ năng

Nội dung kiến thức/

Đơn vị kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

1

Đọc

-Truyện truyền kì, truyện trinh thám

- Thơ tự do, thơ tám chữ

2

2

1

40

2

Viết

Viết đoạn văn nghị luận ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do, thơ tám chữ.

1*

1*

1*

20

Viết bài văn NLXH về một vấn đề cần giải quyết ( con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

1*

1*

1*

40

Tổng

20%

40%

40%

100

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 28
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm