Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh có đáp án 2024

Tải về

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh có đáp án được Hoatieu sưu tầm và chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này bao gồm bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022 - 2023, Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh 9 có đáp án chi tiết, ma trận đề thi học kì 2 môn sinh 9 và đề cương ôn thi học kì 2 môn sinh học 9 giúp các bạn học sinh củng cố thêm kiến thức để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi.

Sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 2 Sinh học 9

NỘI DUNGMỨC ĐỘ KIẾN THỨC
NHẬN BIẾTTHÔNG HIỂUVẬN DỤNG
TNTLTNTLTNTL

1. Sinh vật và môi trường

(6 tiết)

- Khái niệm môi trường, các loại môi trường chủ yếu.

- Nêu được được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài.

- Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái.

5 câu=2,5 đ

=25%

2 câu = 0,5đ

20%

1 câu = 1,5đ

60%

2 câu = 0,5đ

20%

2. Hệ sinh thái

(6 tiết)

- Khái niệm lưới thức ăn.

- Đọc được sơ đồ 1 chuỗi thức ăn và xây dựng được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn đơn giản.

2 câu=2,5 đ

25%

1 câu = 0,5đ

20%

1 câu = 2,0đ

80%

3. Con người, dân số và môi trường

(5 tiết)

Khái niệm ô nhiễm môi trường.

- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.

2 câu = 2,0 đ

=20%

1 câu = 0,75 đ

37,5%

1 câu = 1,25đ

62,5%

4. Bảo vệ môi trường

(6 tiết)

- Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu;

- Các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng.

- Hiểu được vì sao sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường.

8 câu= 3,0 đ

=30%

3 câu = 1,0 đ

33,3%

4 câu = 1,0đ

33,3%

1 câu = 1,0đ

33,3%

17 câu = 10đ 100%

5 câu = 1,5đ

15%

3 câu = 2,75đ

27,5%

6 câu = 1,5đ

15%

2 câu = 2,25đ

22,5%

1 câu = 2,0đ

20%

2. Đề thi cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 9

Dưới đây là mẫu Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 9 có cả hai phần trắc nghiệm và tự luận và đáp án chuẩn theo cách thức chấm bài của giáo viên. Mời các bạn tham khảo.

2.1. Trắc nghiệm đề thi học kì 2 môn sinh học lớp 9

Câu 1: (2,0đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu những câu trả lời đúng nhất sau đây:

1. Con người tác động nhiều nhất tới môi trường trong thời kì nào?

A. Thời kì nguyên thủy;

B. Thời kì xã hội nông nghiệp;

C. Thời kì xã hội công nghiệp;

D. Cả A và B.

2. Hái lượm, săn bắt động vật hoang dã là hoạt động chủ yếu của con người trong thời kì nào?

A. Thời kì xã hội công nghiệp;

B. Thời kì xã hội nông nghiệp;

C. Thời kì nguyên thủy;

D. Cả A, B và C.

3. Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là:

A. Phá hủy thảm thực vật;

B. Tạo giống vật nuôi, cây trồng mới;

C. Săn bắn nhiều loài động vật;

D. Phục hồi và trồng rừng mới.

4. Các chất CO, CO2, SO2, NO2 là:

A. Các chất thải khí gây ô nhiễm môi trường;

B. Các Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường;

C. Các chất thải lỏng gây ô nhiễm môi trường;

D. Các chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.

5. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào?

A. Tài nguyên tái sinh;

B. Tài nguyên không tái sinh;

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu;

D. Cả A, B và C.

6. Khí đốt, than đá, dầu mỏ thuộc loại tài nguyên nào?

A. Tài nguyên tái sinh;

B. Tài nguyên không tái sinh;

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu;

D. Cả A, B và C.

7. Khi có thực vật bao phủ đất sẽ:

A. Không bị khô hạn;

B. Tăng độ màu mỡ;

C. Không bị xói mòn;

D. Cả A, B và C.

8. Hệ sinh thái nào cung cấp lương thực, thực phẩm và nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp?

A. Các hệ sinh thái thảo nguyên;

B. Các hệ sinh thái nước nước mặn;

C. Các hệ sinh thái nước ngọt;

D. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

Câu 2: (1,0đ) Đánh dấu (X) vào ô trống để hoàn thành bảng sau:

Các ví dụ mối quan hệ khác loài

Thuộc mối quan hệ

Hỗ trợ

Đối địch

1. Mối quan hệ giữa cây rau và cỏ dại trong vườn.

2. Mối quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột người và người.

3. Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu và cây đậu.

4. Mối quan hệ giữa bò và cỏ trên một cánh đồng.

2.2. Câu hỏi tự luận đề thi cuối học kì 2 môn sinh học 9

Câu 1: (1,5 điểm)

Nhân tố sinh thái của môi trường là gì? Tùy theo tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia nhân tố sinh thái thành những nhóm nào? Ví dụ?

Câu 2: (1,0 điểm)

Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?

Câu 3: (2,5 điểm)

Chuỗi thức ăn là gì? Hãy lập 4 chuỗi thức ăn khác nhau từ các loài sinh vật sau: thực vật, sâu, vi sinh vật, rắn, chuột, châu chấu, ếch, chim ăn sâu. Từ các chuỗi thức ăn đó hãy xây dựng thành một lưới thức ăn đơn giản?

Câu 4: (2,0 điểm)

Chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi sẽ gây ra những hậu quả gì?

2.3. Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi cuối kì 2 môn sinh học 9

PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 ĐIỂM)

Câu 1: (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

C

A

A

A

B

D

D

Câu 2: (1,0 điểm) Mỗi ô trống đánh dấu đúng được 0,25đ.

Các ví dụ mối quan hệ khác loài

Thuộc mối quan hệ

Hỗ trợ

Đối địch

1. Mối quan hệ giữa cây rau và cỏ dại trong vườn.

X

2. Mối quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột người và người.

X

3. Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu và cây đậu.

X

4. Mối quan hệ giữa bò và cỏ trên một cánh đồng.

X

PHẦN TỰ LUẬN(7,0 ĐIỂM)

Câu

Đáp án – hướng dẫn chấm

Điểm

Câu 1

(1,5đ)

- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

0,5

- Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh như: nhiệt độ, độ ẩm, không khí, gió...

+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh như: nhóm nhân tố con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.

0,5

0,5

Câu 3

(1,0đ)

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác.

0,5

- Nguyên nhân ô nhiễm môi trường chủ yếu là do hoạt động của con người và một số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, thiên tai...)

0,5

Câu 3

(2,5đ)

- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

0,5

- Các chuỗi thức ăn:

Thực vật -> Sâu -> Chim ăn sâu -> Vi sinh vật

0,25

Thực vật -> Châu chấu -> Ếch -> Vi sinh vật

0,25

Thực vật -> Chuột -> Rắn -> Vi sinh vật

0,25

Thực vật -> Châu chấu -> Ếch -> Rắn -> Vi sinh vật

0,25

- Lưới thức ăn:

1,0

Câu 4

(2,0đ)

Hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi:

- Làm biến đổi khí hậu, do lượng nước bốc hơi ít, lượng mưa giảm.

0,5

- Làm giảm lượng nước ngầm; gây ô nhiễm môi trường, lũ lụt, hạn hán...

0,5

- Làm đất bị xói mòn sạt lở, bạc màu, thoái hóa ...

0,5

- Mất nguồn gen sinh vật, mất nơi ở của nhiều loài sinh vật. Do đó làm giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái...

0,5

Ghi chú:

Ở câu 2 (phần tự luận), học sinh có thể viết sơ đồ chuỗi thức ăn và lưới thức ăn khác với đáp án trên, nhưng hợp lí thì vẫn được điểm tối đa.

3. Đề thi học kì 2 Sinh học 9

Câu 1: (2,0đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu những câu trả lời đúng nhất sau đây:

1. Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào sau đây có lợi cho cả 2 loài sinh vật?

A. Cộng sinh;

B. Hội sinh;

C. Cạnh tranh;

D. Kí sinh và nửa kí sinh.

2. Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

A. Nhóm sinh vật biến nhiệt;

B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt;

C. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt;

D. Không có nhóm nào cả.

3. Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào sau đây một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không bị hại?

A. Cộng sinh;

B. Hội sinh;

C. Cạnh tranh;

D. Kí sinh.

4. Ánh sáng có tác dụng trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây xanh?

A. Hô hấp;

B. Thoát hơi nước;

C. Quang hợp;

D. Cả A, B, và C.

5. Ao, hồ, sông, suối là:

A. Các hệ sinh thái nước ngọt;

B. Các hệ sinh thái nước đứng;

C. Các hệ sinh thía nước chảy;

D. Các hệ sinh thái ven bờ.

6. Luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm:

A. Khai thác rừng bừa bãi;

B. Săn bắt động vật hoang dã;

C. Đổ chất thải độc hại ra môi trường;

D. Cả A, B và C.

7. Chương III của Luật Bảo vệ môi có nội dung nào sau đây?

A. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường;

B. Khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường;

B. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục sự cố môi trường;

D. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.

8. Việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta là góp phần?

A. Bảo vệ sức khỏe con người;

B. Phát triển bền vững;

C. Bảo vệ môi trường sống cho con người;

D. Cả A, B và C.

Câu 2: (1,0đ) Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) trong các câu sau:

1. Tài nguyên ........................................................................ là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.

2. Tài nguyên ............................................................................ là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.

3. Tài nguyên ............................................................................ gồm năng lược gió, năng lượng mặt trời,... Đó là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng ............................................................................ môi trường.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: (1,5 điểm)

Môi trường sống của sinh vật là gì? Có những loại môi trường chủ yếu nào?

Câu 2: (2,5 điểm)

Lưới thức ăn là gì? Hãy lập 4 chuỗi thức ăn khác nhau từ các loài sinh vật sau: cỏ, dê, thỏ, gà, hổ, cáo, vi sinh vật. Từ các chuỗi thức ăn đó hãy xây dựng thành một lưới thức ăn đơn giản?

Câu 3: (2,0 điểm)

Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?

Câu 4: (1,0 điểm)

Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng?

Đáp án đề thi học kì 2 Sinh học 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 ĐIỂM)

Câu 1: (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

B

C

A

D

A

D

Câu 2: (1,0 điểm) Mỗi chỗ trống điền đúng được 0,25đ.

Các cụm từ cần điền lần lượt như sau:

  1. không tái sinh...
  2. tái sinh...
  3. năng lượng vĩnh cửu... ... không gây ô nhiễm…..

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)

Câu

Đáp án – hướng dẫn chấm

Điểm

Câu 1

(1,5đ)

- Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.

0,5

- Có 4 loại môi trường chủ yếu:

+ Môi trường nước.

0,25

+ Môi trường trong đất.

0,25

+ Môi trường trên mặt đất – không khí.

0,25

+ Môi trường sinh vật.

0,25

Câu 2

(2,5đ)

- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có ch nhiều mắt xích.

0,5

- Sơ đồ chuỗi thức ăn:

Cỏ -> Dê -> Hổ -> Vi sinh vật

0,25

Cỏ -> Thỏ -> Cáo -> Vi sinh vật

0,25

Cỏ -> Thỏ -> Hổ -> Vi sinh vật

0,25

Cỏ -> Gà -> Cáo -> Vi sinh vật

0,25

- Lưới thức ăn:

1,0

Câu 3

(2,0đ)

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

0,75

- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.

+ Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

0,25

+ Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.

0,25

+ Các chất phóng xạ.

0,25

+ Các chất thải lỏng và rắn.

0,25

+ Các sinh vật gây bệnh.

0,25

Câu 4

(1,0đ)

Phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng vì:

- Rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, thuốc chữa bệnh…

0,25

- Rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, ngăn chặn lũ lụt và xói mòn đất...

0,25

- Rừng giúp bảo vệ các nguồn gen sinh vật, giữ cân bằng sinh thái.

0,25

- Diện tích rừng đang bị khai thác mạnh và ngày càng bị thu hẹp...

0,25

Ghi chú:

Ở câu 2 (phần tự luận), học sinh có thể viết sơ đồ chuỗi thức ăn và lưới thức ăn khác với đáp án trên, nhưng hợp lí thì vẫn được điểm tối đa.

.................

4. Đề cương ôn tập môn Sinh 9 học kì 2

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường sống?

Câu 2: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ. Những dấu hiệu cơ bản của quần xã? Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ quần xã sinh vật?

Câu 3: Thế nào là một hệ sinh thái? Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng?

Câu 4: Thế nào là chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn?

Câu 5: Nêu những tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên? Em cần làm gì để bảo vệ môi trường nơi mình đang sống và học tập

Câu 6: Trình bày những nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người? Vai trò của con người trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên?

Trả lời:

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường sống?

- Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật

- Có bốn loại môi trường chủ yếu: môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường mặt đất – không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật

Câu 2: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ. Những dấu hiệu cơ bản của quần xã? Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ quần xã sinh vật? * Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng

* VD: Rừng Cúc Phương

Ao cá tự nhiên

* Những dấu hiệu cơ bản của quần xã:

- Về số lượng các loài: Mỗi quần xã được đặc trưng bởi các chỉ tiêu: độ đa dạng, độ nhiều, độ đặc trưng.

- Về thành phần loài: Trong quần xã thường có một vài loài ưu thế: đó là các loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Trong các loài ưu thế, có một loài đặc trưng, đó là chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác.

Khi một quần xã gồm nhiều loài sinh vật ta nói quần xã đó có độ đa dạng cao.

* BP góp phần bảo vệ quần xã sinh vật: Không đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi. BV môi trường sống...

Câu 3: Thế nào là một hệ sinh thái? Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng?

* Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của QX (sinh cảnh), trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định

- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần:

+ Nhân tố vô sinh

+ Nhân tố hữu sinh

  • Sinh vật sản xuất: thực vật
  • Sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3...
  • Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm,...

* Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng

+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp ¦ tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.

+ XD khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen.Trồng rừng ¦ phục hồi HST, chống xói mòn. Phòng cháy rừng

+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản vc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng ¦ giảm áp lực về tài nguyên.

+ Tuyên truyền và GD toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng. Vận động định canh, định cư ¦ bảo vệ rừng đầu nguồn

Câu 4: Thế nào là chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn?

- Chuỗi thức ăn: là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật

bị mắt xích phía sau tiêu thụ

- Lưới thức ăn: do nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành.

- Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm các thành phần:

  • Sinh vật sản xuất: thực vật
  • Sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3...
  • Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm,...

Câu 5: Nêu những tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên? Em cần làm gì để bảo vệ môi trường nơi mình đang sống và học tập * Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên:

- Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu

+ Mất cân bằng sinh thái.

+ Xói mòn đất ® gây lũ lụt diện rộng, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng mạch nước ngầm.

+ Nhiều loài sinh vật bị mất, đặc biệt nhiều loài sinh vật quý

* BP bảo vệ môi trường: Giữ cho môi trường trong lành, tích cực trồng cây xanh. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân…

Câu 6: Trình bày những nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người? Vai trò của con người trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên?

* Những nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người

+ Hái lượm

+ Săn bắt động vật hoang dã

+ Đốt rừng lấy đất trồng trọt

+ Chăn thả gia súc

+ Khai thác khoáng sản

+ Phát triển khu dân cư

+ Chiến tranh

Trong các hoạt động trên những hoạt động phá hủy thảm thực vật (Đốt rừng lấy đất trồng trọt, Chăn thả gia súc, Chiến tranh,....và hoạt động khai thác khoáng sản quá mức) là nguyên nhân chủ yếu gây suy thoái môi trường tự nhiên

* Vai trò của con người trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên

+ Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

+ Mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình.

+ Biện pháp:

  • Hạn chế phát triển dân số quá nhanh
  • Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
  • Bảo vệ các loài sinh vật
  • Phục hồi và trồng rừng mới
  • Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
  • Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.

Trên đây là ma trận, đề cương, mẫu đề thi học kì 2 sinh học 9. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 9 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
1 3.435
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh có đáp án 2024
Chọn file tải về :
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Bạch Triều Vy

    Cái này là chính thức của bộ giáo dục hay chỉ là giới hạn kiến thức thôi v mn ?

    Thích Phản hồi 15/05/22
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm