(Có đáp án) Bộ đề thi thử vào 10 môn Văn tỉnh Bắc Giang

Tải về

Đề thi thử vào 10 môn Văn tỉnh Bắc Giang được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này bao gồm tổng hợp các đề thi thử vào 10 năm học 2024 chính thức môn Ngữ văn của các huyện cũng như các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2024 có đáp án, mời các em cùng tham khảo.

1. Đề thi thử vào 10 môn Văn huyện Lục Ngạn 2024

UBND HUYỆN LỤC NGẠN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đề thi gồm có 02 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

Năm học 2024-2025

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: /01/2024

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (4.0 điểm). Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Bắc Giang ơi!
Nơi quê mẹ dãi dầu
Giọt nước mắt trộn mồ hôi thấm đất
Cho cây tốt tươi, cho người bất khuất
Đất vẫn vun trồng nguyên khí quốc gia
Chiến thắng Xương Giang mãi anh hùng hào khí ông cha
Vùng lên chống giặc còn vang vọng núi rừng Yên Thế
Trải qua nghìn trùng dâu bể
Đất mới thành hình củ lạc hôm nay
Anh đến quê em yêu say đắm đất này
Say hương nếp rượu làng Vân quyến rũ
Say những lúc ngắm nhìn em cười nụ
Thả mái tóc dài, suối Mỡ buông lơi
Hồ Cấm Sơn lưng núi, lưng trời
Soi bóng nước in hình mây ấp núi.

(Nguồn:https://toplist.vn/top-list/bai-tho-viet-ve-bac-giang-hay-nhat-57432.htm)

a. Trong đoạn thơ, tác giả đã nhắc đến những địa danh nào của Bắc Giang?

b. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu thơ: “Bắc Giang ơi!”

c. Tìm 02 từ Hán Việt có trong đoạn thơ?

d. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong ba câu thơ sau:

“Anh đến quê em yêu say đắm đất này
Say hương nếp rượu làng Vân quyến rũ
Say những lúc ngắm nhìn em cười nụ”

e. Em hiểu thế nào về những câu thơ:

“Giọt nước mắt trộn mồ hôi thấm đất
Cho cây tốt tươi, cho người bất khuất
Đất vẫn vun trồng nguyên khí quốc gia.”

f. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm gì? (Trả lời bằng đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu).

Câu 2 (2,0 điểm).

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người.

Câu 3 (4.0 điểm).

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:

(…) Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng...

(...) Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?

Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình. Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi. Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó bị sập.

Thế đấy!

Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.

(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD, 2013)

-----------------------Hết-----------------------

Đáp án

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc đoạn thơ.

4.0

a

- Học sinh nêu đầy đủ các địa danh: Xương Giang, Yên Thế, làng Vân, Suối Mỡ, Hồ Cấm Sơn.

(Học sinh nêu thiếu GV linh hoạt trừ điểm)

- HS không làm hoặc làm sai.

0.5

0

b

- HS chỉ ra và gọi tên đúng thành phần biệt lập trong câu thơ: Thành phần gọi - đáp: ơi

- HS chỉ ra được thành phần biệt lập nhưng không gọi đúng tên thành phần biệt lập gọi - đáp.

- HS gọi đúng tên thành phần biệt lập gọi - đáp nhưng chưa chỉ rõ được từ ngữ.

- HS không làm hoặc xác định sai.

0.5

0.25

0.25

0

c

- HS tìm đủ, đúng 2 từ Hán Việt

- HS tìm thiếu 1 từ

- HS làm sai hoặc không làm.

0.5

0.25

0

d

- HS xác định đúng dấu hiệu của biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu được tác dụng:

+ Dấu hiệu của biện pháp tu từ điệp ngữ: say

+ Tác dụng: tác giả đã làm nổi bật, tô đậm tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa cũng như con người Bắc Giang. Đó là thứ tình cảm tự nhiên, chân thành, da diết của nhà thơ. Tạo âm hưởng, giọng điệu da diết, êm dịu cho lời thơ.

- HS xác định đúng tên, dấu hiệu của biện pháp tu từ và nêu tác dụng nhưng chưa đủ ý hoặc không nêu được dấu hiệu của biện pháp tu từ và nêu đầy đủ tác dụng.

- HS chỉ nêu tên hoặc tác dụng của biện pháp tu từ nhưng không đầy đủ.

- HS làm sai hoặc không làm.

1.0

0.5

0.5

0.75

0.5

0

e

- HS trình bày được cách hiểu về ba câu thơ:

+ Người dân Bắc Giang đã trải qua những khó khăn, thăng trầm, biết bao mồ hôi nước mắt thậm chí là xương máu của người dân đổ xuống..

+ Khắng định được những vẻ đẹp đáng quý của con người Bắc Giang: dũng cảm, kiên cường bất khuất...

+ Từ đó đã xây dựng được quê hương Bắc Giang tươi đẹp, phát triển..

- HS có trình bày được cảm nhận về ba câu thơ nhưng diễn đạt chưa mạch lạc, cảm nhận chưa thật sâu sắc.

- HS không làm hoặc làm sai.

1.0

0.5 -0.75

0

f

- HS có thể tùy chọn một trong những tình cảm đoạn thơ đã khơi gợi như: tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiên, gắn bó, tự hào… chia sẻ chân thành cảm xúc, tình cảm của mình.

- Đảm bảo dung lượng câu văn theo yêu cầu.

- HS không làm hoặc làm sai.

0.5

0

2

Vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người.

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc, dung lượng của một đoạn văn nghị luận theo yêu cầu, Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người.

0.25

c. Triển khai vấn đề: Vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề, rút ra bài học nhận thức và hành động. Lập luận chặt chẽ, biết kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể viết theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản nhằm định hướng chấm bài:

* Giải thích:

- Quê hương là những gì gần gũi, thân thuộc nhất với con người, là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người…

* Bàn luận: Vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người

- Quê hương có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con người:

+ Quê hương là cái nôi nuôi dưỡng ta về cả thể xác và tâm hồn.

+ Quê hương là nơi có ngôi nhà ta ở, có tình yêu ấm áp của cha mẹ, anh chị em ruột thịt dành cho ta…

+ Quê hương là nơi có bạn bè thân thiết với biết bao kỉ niệm ấu thơ.

+ Quê hương là điểm tựa vững vàng cho mỗi con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên cho ta trong suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời, là nơi ta trở về khi đã chồn chân mỏi gối….

- Tình yêu quê hương luôn là tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống, không thiếu kẻ không có tình cảm với quê hương...

* Bài học nhận thức và hành động:

- Nhận thức được vai trò của quê hương đối với mỗi con người, chúng ta cần ra sức bảo vệ, xây dựng, phát triển quê hương nên tầm cao mới. Là học sinh, chúng ta cố gắng nỗ lực, phấn đấu để góp phần xây dựng quê hương trong tương lai.

1.5

0.25

1.0

0.25

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sáng tạo.

0.25

3

Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm và giới hạn đoạn trích; Thân bài triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận và nêu cảm nghĩ, liên hệ...

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.

0.5

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật Phương Định, đoạn trích.

* Thân bài:

- Nội dung:

+ Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh sống chiến đấu và công việc của Phương Định.

+ Đoạn trích trên đã làm nổi bật phẩm chất anh hùng của Phương Định trong lần phá bom: dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và rất tự trọng: khi đến gần quả bom, khi phá bom (Học sinh lấy dẫn chứng, phân tích...)

+ Đoạn trích ca ngợi tình đồng chí, đồng đội của Phương Định (Học sinh lấy dẫn chứng, phân tích...)

=> Khẳng định: Phương Định tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ.

- Nghệ thuật của đoạn trích: Sử dung ngôi kể thứ nhất; ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã miêu tả tâm lý nhân vật cụ thể và tinh tế đến từng cảm giác, từng ý nghĩ; những câu văn ngắn … đã khắc họa không khí căng thẳng ác liệt của chiến trường và tâm trạng của Phương Định khi phá bom.

* Kết bài:

- Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật, giá trị của tác phẩm.

2.5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, lý giải mới mẻ…

0.5

e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

Tổng điểm

10.0

* LƯU Ý KHI CHẤM BÀI:

Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.

Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.

Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Cho điểm lẻ thấp nhất đến 0.25 và không làm tròn.

2. Đề thi thử vào 10 môn Văn huyện Lục Nam 2024

Xem trong file tải về.

3. Đề thi thử vào 10 môn Văn huyện Việt Yên 2024

Xem trong file tải về.

4. Đề thi thử vào 10 môn Văn huyện Tân Yên 2024

Xem trong file tải về.

5. Đề thi thử vào 10 môn Văn huyện Sơn Động 2024

Xem trong file tải về.

6. Đề thi thử vào 10 môn Văn huyện Lạng Giang 2024

Xem trong file tải về.

7. Đề thi thử vào 10 môn Văn huyện Hiệp Hòa 2024

Xem trong file tải về.

Trên đây là một số nội dung thuộc bộ đề thi thử vào 10 2024 môn Văn Bắc Giang. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 9 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 1.185
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm