Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năng khiếu TP HCM 2023

Tải về

Hôm nay 26/5/2023 các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào 10 của trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ chính thức làm bài thi môn đầu tiên là Ngữ văn (không chuyên) và Tiếng Anh (không chuyên). Buổi chiều, các em làm bài thi môn Toán (không chuyên). Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ các thông tin mới nhất về đề thi vào lớp 10 THPT Năng khiếu TP HCM 2023, mời các em chú ý theo dõi.

1. Đề thi vào 10 chuyên Năng khiếu TP HCM 2023 tất các các môn

Chiều ngày 12/6, Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM) công bố đề các môn thi vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 gồm: Đề thi các môn không chuyên (Toán, Văn) và Đề các môn chuyên (Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn).

Để xem nội dung chi tiết tất cả các đề thi vào lớp 10 chuyên năng khiếu TP HCM 2023, mời các em sử dụng file tải về của Hoatieu.

2. Đáp án đề thi ptnk 2023 môn Toán chuyên

Đáp án đề thi ptnk 2023 môn Toán chuyên

Đáp án đề thi ptnk 2023 môn Toán chuyên

Đáp án đề thi ptnk 2023 môn Toán chuyên

Đáp án đề thi ptnk 2023 môn Toán chuyên

Đáp án đề thi ptnk 2023 môn Toán chuyên

Đáp án đề thi ptnk 2023 môn Toán chuyên

3. Đề thi ptnk 2023 môn Toán không chuyên

Đề thi ptnk 2023 môn Toán không chuyên

Đề thi ptnk 2023 môn Toán không chuyên

4. Đáp án đề thi phổ thông năng khiếu môn Toán không chuyên 2023

Đáp án đề thi phổ thông năng khiếu môn Toán không chuyên 2023

Đáp án đề thi phổ thông năng khiếu môn Toán không chuyên 2023

Đáp án đề thi phổ thông năng khiếu môn Toán không chuyên 2023

Đáp án đề thi phổ thông năng khiếu môn Toán không chuyên 2023

Đáp án đề thi phổ thông năng khiếu môn Toán không chuyên 2023

5. Đề thi văn vào lớp 10 phổ thông Năng khiếu 2023

Lưu ý: Hiện tại chưa có đề thi vào lớp 10 môn Văn THPT năng khiếu TP HCM 2023. Mời các bạn tham khảo đề thi của năm 2022. Hoatieu sẽ cập nhật đề thi môn Văn vào 10 THPT Năng khiếu 2023 ngay sau khi kì thi kết thúc.

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH LỚP 10

Môn thi: NGỮ VĂN (Không chuyên)

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

NĂM HỌC 2022 – 2023

Câu 1 (3.0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

“Làm vệ sinh thân thể thì ai nấy cũng sẵn sàng làm hàng ngày, thậm chí mỗi ngày còn làm đến vài ba lần. Ta có thể đánh răng một ngày ba lần, tắm rửa ba lần (nếu trời nóng nực). Làm vệ sinh thân thể thì rất dễ dàng bởi những loại kem đánh răng tốt, sữa tắm mới, các thứ xà-bông vệ sinh ngày nay không thiếu. Thế nhưng làm thế nào để giải quyết các ưu tư sầu khổ, làm thế nào để vượt qua cơn sốc, làm thế nào để gượng dậy và đứng lên đi tiếp trên đường đời thì quả là hơi khó. Mà ai sống ở trên đời cũng có thể gặp những tình trạng căng thẳng (stress) như vậy. Vì vậy, tôi đề xuất với các em một khái niệm hơi mới: vệ sinh tinh thần.

Đời sống tinh thần là một cái gì hết sức trừu tượng nhưng rõ ràng, đó là một thực tế cần được đặc biệt quan tâm, chăm sóc. Nếu khi nào em bị một trạng thái tương tự như các trạng thái mà tôi vừa nói, nếu khi nào em bị mất quân bình về mặt tâm lý thì xin hiểu rằng mình đang có nguy cơ “bệnh” về mặt tinh thần. Và hãy cảnh giác với những bệnh lý tinh thần này. Cũng như các nguy cơ bệnh về thể chất, các em phải có bổn phận chăm sóc, giải quyết các căn bệnh tinh thần ấy ngay, tránh để các em rơi vào tình trạng căng thẳng nặng nề, có thể dẫn đến những hậu quả khốc liệt không lường được. Giản dị nhất trong đời là các em phải biết tự thư giãn bằng cách tìm đến những cách giải trí lành mạnh, thanh nhã. Đọc một quyển sách hay của một tác giả mà em yêu thích, đến gần một ngôi chùa hay nhà thờ lắng nghe tiếng chuông chiều, xem một bộ phim hài hước,... đều có thể làm cho tinh thần của em tốt đẹp hơn. Đó là những chỗ thoát hơi nho nhỏ giúp cho em tự giải quyết, đẩy căng thẳng ra khỏi lòng em.”

(Theo Vũ Đức Sao Biển, Đối thoại với tuổi đôi mươi, NXB Trẻ, TP.HCM, 2017, tr.189-192) Phần trắc nghiệm (2.0 điểm)

Thí sinh chọn phương án đúng và ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: 1. A; 2. A; 3. A)

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là (0.25 điểm)

A. Tự sự.

B. Nghị luận.

C. Thuyết minh.

D. Miêu tả.

2. Các phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn văn thứ ba là (0.25 điểm)

A. Phép thế và phép trái nghĩa.

B. Phép nối và phép lặp.

C. Phép nối và phép thế.

D. Phép thế và phép lặp.

3. Phương án nào giải thích đúng và đầy đủ nhất cụm từ “mất quân bình về mặt tâm lý”? (0.25

điểm)

A. Đánh mất khả năng giữ sự bình tĩnh của tâm hồn.

B. Đánh mất khả năng giữ sự hào hứng của tâm hồn.

C. Đánh mất khả năng giữ sự cân bằng của tâm hồn.

D. Đánh mất khả năng giữ sự bình thản của tâm hồn.

4. Câu “Mà ai sống ở trên đời cũng có thể gặp những tình trạng căng thẳng (stress) như vậy.” chứa thành phần biệt lập nào? (0.25 điểm)

A. Thành phần tình thái.

B. Thành phần gọi đáp.

C. Thành phần phụ chú.

D. Thành phần cảm thán.

5. Phương án nào không chứa từ được dùng theo nghĩa chuyển trong văn bản trên? (0.5 điểm)

A. “vệ sinh tinh thần”.

B. “những chỗ thoát hơi”.

C. “đẩy căng thẳng”.

D. “vệ sinh thân thể”.

6. Ý nghĩa khái quát nhất của văn bản trên là (0.5 điểm)

A. Chúng ta chú trọng đến vệ sinh thân thể hơn vệ sinh tinh thần nên đời sống tinh thần của chúng ta chưa được chăm sóc đúng mức.

B. Chúng ta cần quan tâm, chăm sóc đời sống tinh thần và có những giải pháp để vượt khỏi nguy cơ bị mắc phải căn bệnh tinh thần.

C. Chúng ta cần cảnh giác căn bệnh về tinh thần vì căn bệnh này có thể gây ra những hậu quả nặng nề, gây nguy hiểm đến tính mạng.

D. Chúng ta cần biết cách tự thư giãn, tự làm cho đời sống tinh thần của mình được thanh thản bằng những hoạt động giải trí lành mạnh.

Phần tự luận (1.0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 08 đến 10 dòng) để chia sẻ cách thức em vượt qua một nỗi buồn hoặc một trạng thái căng thẳng, bất ổn tâm lý.

Câu 2 (3.0 điểm)

Người lớn thường hay nghĩ: “Trẻ con, biết gì mà nói” dù rằng đứa trẻ ấy đã 15 tuổi. 15 tuổi, trẻ con biết nhiều lắm chứ và trẻ con cũng rất muốn được bày tỏ ý kiến về mọi thứ xung quanh mình. Ví dụ như nạn ô nhiễm môi trường, những vấn đề đổi mới giáo dục hay cách ứng xử phù hợp với mọi người,...

Vậy còn em, ở lứa tuổi 15, vấn đề xã hội em quan tâm nhất là gì?

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 01 trang giấy thi) với nhan đề “Điều em muốn nói” để trả lời câu hỏi trên.

Câu 3 (4.0 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1

Cụ Hứa Văn Cường, thân sinh của nhà thơ Y Phương, từng dặn con mình:

“Không bao giờ quỳ gối và nói lời cong

Con phải sống thẳng băng như đường mực”

(Lê Thị Bích Hồng, Vĩnh biệt nhà thơ Y Phương: “Tiếng hát tháng Giêng” đã cất vào “ruột đá”, Báo Thể thao Văn hoá online, 11/02/2022)

Đến lượt Y Phương, ông cũng dặn con:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”

(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9 tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.72) Cảm nhận về những lời dặn dò trên và cho biết ý nghĩa của những lời dặn dò ấy đối với em.

Đề 2

“Bằng việc đọc sách, con người có thể làm sâu sắc tri thức, làm sâu sắc tư duy và làm sâu sắc cả nhân cách”.

(Takashi Saito, Nơi chỉ người đọc sách mới có thể chạm tới, NXB Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội, 2021)

Từ ý kiến trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc, hãy viết về một tác phẩm văn học đã khiến em tiến xa hơn trên hành trình trở thành người sâu sắc.

6. Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 phổ thông Năng khiếu 2022

Để xem chi tiết đề thi vào lớp 10 THPT Năng khiếu TP HCM 2022 mời các bạn nhấn vào link bên dưới.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 4.294
Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năng khiếu TP HCM 2023
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm