(4 mẫu) Viết đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu

Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cảm cha con sâu nặng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn mẫu viết đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu, đoạn văn ngắn về tình cảm của bé Thu dành cho cha hay và ý nghĩa, sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh.

Đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn hay viết về đề tài tình phụ tử.  Đọc tác phẩm, điều khiến người đọc cảm động nhất chính là tình cảm mà cha con ông Sáu và bé Thu dành cho nhau. Tình cảm ông Sáu dành cho con sâu năng bao nhiêu thì ở bé Thu ta cũng cảm nhận được tình cảm nồng nàn mãnh liệt của cô bé dành cho cha.

Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, Thu đã ôm chặt lấy ba khóc nức nở không cho ba đi, con bé hôn lấy hôn để lên vết sẹo của ông Sáu. Có thể thấy bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Khi lớn lên, thấu hiểu nguyên nhân gây ra vết thẹo trên măt cha, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc. Quả thực, nhân vật bé Thu trong tác phẩm đã khiến người đọc vô cùng xúc động về hình ảnh một cô bé kiên cường, có tình cảm yêu thương gia đình vô cùng sâu sắc.

Đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu siêu ngắn

Đọc tác phẩm "Chiếc lược ngà" chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào quên được tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một thứ tình cảm thiêng liêng và không có gì thay thế được. Nếu lúc đầu cũng vì tình yêu ba vô bờ bến nhưng chỉ được nhìn ba qua tấm ảnh nên bé Thu đã không nhận ông Sáu là ba. Trong thời gian ông Sáu nghỉ phép bé Thu luôn luôn có những hành động làm ông đau lòng. Trong bữa ăn, ông Sáu có gắp cho bé Thu một miếng trứng cá nhưng miếng trứng cả đã bị bé Thu hất ra khỏi bát và bé Thu cũng bị nhận một cái tát từ ông Sáu "Sao mày cứng đầu quá vậy". Nhưng sau tất cả những hiểu lầm đó chính là tình yêu ba, khi nhận ra ba thì bé Thu đã không thể nào giấu được cảm xúc của mình ôm chầm lấy ba. Nhưng bé Thu không biết đó chính là lần cuối cùng mình được gặp ba. Tình cảm cha con còn được thể hiện qua chiếc lươc ngà mà chính tay ông Sáu làm, khi hi sinh ông nhờ người gửi về tận tay cho con gái.

Đoạn văn cảm nhận tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu ngắn gọn

Mẫu do Hoatieu.vn tự sản xuất. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Viết đoạn văn ngắn về tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu
Viết đoạn văn ngắn về tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu

Đọc tác phẩm "Chiếc lược ngà" sẽ mãi khắc sâu trong trí nhớ chúng ta tình cảm thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu - một tình cảm cha con đầy xúc động. Ban đầu, mặc dù bé Thu yêu quý ba của mình vô cùng, nhưng chỉ nhìn ba qua bức ảnh, nên em không thể chấp nhận ông Sáu, người có vệt thẹo dài đáng sợ trên mặt là cha mình. Trong thời gian ông Sáu về phép ba ngày, bé Thu luôn có những hành động làm tổn thương ông. Trong một bữa ăn, ông Sáu yêu thương gắp cho bé Thu một miếng trứng cá, nhưng bé lại hất nó ra khỏi bát và bị ông Sáu đánh "Sao mày cứng đầu quá vậy?". Và khi hiểu lầm được hóa giải, tình yêu cha con lại bộc lộ mạnh mẽ đầy cảm động. Khi nhận ra sự thật và ôm chầm lấy ba, bé Thu không thể kìm nén được cảm xúc trong lòng mình, bé hôn ba, hôn cả vết thẹo dài đáng sợ, bé khóc không cho ba đi. Đau lòng hơn, bé Thu không hề biết rằng đó là lần cuối cùng em được gặp ba vì chiến tranh. Cuối tác phẩm, tình cảm cha con còn được thể hiện sâu sắc qua chiếc lược ngà, một món quà ông Sáu đã tự tay làm và trước lúc hi sinh đã nhờ người khác gửi cho con gái yêu thương.

Đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ba

Bé Thu gặp lại cha sau 8 năm xa cách, một người mà Thu mới chỉ nhìn thấy trong ảnh. Nhưng ngay từ lần đầu gặp mặt, cô bé đã vô cùng hoảng sợ và phải gọi “Má! Má!”, nó nhìn ông Sáu bằng đôi mắt xa lạ. Rồi những ngày sau đó Thu tỏ ra ngang ngạnh, bướng bỉnh, gan lì kiên quyết không gọi ông Sáu là ba. Bị mẹ ép gọi ba vào ăn cơm nó chỉ nói trống không, khi bị đẩy tới bước đường cùng chắt nước cơm nó cũng linh hoạt tự làm một mình. Nhất là khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó hất ra khỏi bát cơm, khiến cơm văng tung tóe. Lúc bị đánh những tưởng nó sẽ khóc, nhìn bằng ánh mắt căm giận, nhưng nó chỉ lặng lẽ gắp cái trứng cá ra rồi bỏ về nhà ngoại. Nó không chấp nhận bất cứ sự quan tâm nào của ông Sáu với nó. Đây là sự biểu hiện của một cái tính mạnh mẽ, đồng thời cũng rất phù hợp với tâm lý thường thấy của con người. Bởi trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ để biết được những tình thế khắc nghiệt và éo le của cuộc sống. Nên nó đâu hiểu được ba ngày anh Sáu được nghỉ phép là cơ hội hiếm hoi nó được ở bên ba, hưởng trọn tình yêu mà ba dành cho nó.

Nhưng đằng sau tất cả sự từ chối đến cứng đầu đấy của bé Thu là tình yêu thương cha mãnh liệt. Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ. Tất cả những hành động ấy cho thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một tình yêu mãnh liệt, chân thành, thắm thiết. Tình yêu đó được bộc lộ một cách cảm động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cảm yêu thương sâu nặng của bé Thu dành cho cha của mình trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.

Đoạn văn cảm nhận tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu

​Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, đầy cá tính và cũng có tình yêu ba vô cùng sâu sắc. Thu yêu quý ba của mình rất nhiều, và trong tiềm thức của em, em chỉ có một người ba duy nhất, đó là người ba trong tấm hình chụp chung với má. Đối với Thu, tình cảm cha con là tình cảm vô cùng thiêng liêng và nó không dễ dàng gì để thay thế bằng một tình cảm khác. Chính vì thế mà khi ông Sáu - ba em đi lính trở về với một vết thẹo dài trên má, em đã nhất quyết không nhận ba. Không phải vì Thu không yêu quý ba của mình mà chiến tranh với sự tàn khốc của nó đã hủy hoại đi khuôn dạng của một con người để rồi ngày ông Sáu trở về Thu không còn nhận ra được ba mình nữa. Ông Sáu hoàn toàn khác với người ba trong tấm hình mà em đã được xem. Vết thẹo kia, dấu tích tàn khốc của chiến tranh để lại trên da thịt của ông Sáu, khiến ông trở nên khác lạ và hoàn toàn xa cách với bé Thu. Cho rằng đây không phải cha mình, thế nên Thu khước từ mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho. Vậy là bi kịch diễn ra. Trong khi một người cha hết mực thương nhớ con, chỉ có ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi để về thăm nhà và ở bên con thì đứa con lại không nhận cha, hơn thế nó còn có những thái độ và hành động không phải phép với cha. Tất cả những điều ấy càng tô đậm tình thuong, nỗi nhớ ba và tình cảm chân thành mà Thu dành cho ba của mình. Em không nhận ba vì trong tim em chỉ có một người ba duy nhất, một người ba mà em dành chọn tình yêu thương và không một ai có thể thay thế. Và cứ tưởng rằng, một cô bé ngang bướng như vậy sẽ chẳng chịu nhận ba. Thế nhưng, khi em biết được sự thật, em đã không ngần ngại chạy đến níu giữ chân ba, hôn lên vết thẹo trên mặt ba mình. Điều đó là minh chứng rõ nét nhất cho tình cảm cha con thiêng liêng mà không một thế lực bạo tàn nào có thể hủy hoại được, ngay cả đó là sự khốc liệt của chiến tranh.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
70 42.340
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm