Top 3 bài cảm nhận về diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn thơ kể về thời gian Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích hoang vu, lạnh lẽo. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ cảm nhận về diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích hay và chi tiết giúp các bạn cảm nhận rõ hơn về tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
1. Cảm nhận tâm trạng Thúy Kiều ở đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất Truyện Kiều, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm trong phần gia biến và lưu lạc của Truyện Kiều. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã bị hắn lừa bán vào lầu xanh của Tú Bà, do kiên quyết không chấp nhận cuộc sống ô nhục chốn lầu xanh, Tú Bà đã quyết định cho Thúy Kiều ra sống ở lầu Ngưng Bích:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
Thông qua câu thơ đầu tiên, ta có thể xác định được vị trí và điểm nhìn của nàng Kiều, đó chính là trước lầu Ngưng Bích, đứng trông ra núi non hùng vĩ, không gian mở đầy rộng lớn, mênh mông trái ngược hoàn toàn với lầu Ngưng Bích. “Khóa xuân” ở đây ta có thể hiểu đó là một không gian khép kín, nơi có thể buộc chặt tự do, khóa chặt tuổi xuân của nàng Kiều. Mở ra trước tầm mắt của Kiều là vẻ non xa tấm của ánh trăng gần ở chung. Cảnh vật như ẩn như hiện, như xa mà như gần, không gian rộng lớn, hùng vĩ nhưng lại hoang vắng, tịch mịch đến rợn người “Bốn bề bát ngát xa trông”.
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”
Từ khi sống ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều luôn tự suy ngẫm, dằn vặt về bản thân cũng như đau khổ trước những biến cố đã xảy ra với bản thân mình, thường trực trong nàng là tâm trạng xấu hổ buồn tủi trước sự ô nhục mà bản thân đã trải qua, cùng với đó là nỗi nhớ nhung da diết với chàng Kim. Thúy Kiều nhớ về lời thề nguyền dưới ánh trăng năm nào. Khi quyết định phá vỡ lời thề, Thúy Kiều vẫn chưa có cơ hội gặp lại chàng Kim để nói lời từ biệt, do vậy mà nàng luôn đau đáu trong lòng sự day dứt, đau khổ khi nghĩ về chàng Kim vẫn không hề hay biết mà chờ đợi nàng trong vô vọng.
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy năng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Cùng với nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ hướng về cha mẹ. Thúy Kiều đau xót khi nghĩ về cha mẹ đã lớn tuổi nhưng ngày ngày vẫn tựa cửa đợi con “Xót người tựa cửa hôm mai”. Nàng đau khổ khi không thể ở bên chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già, không thể thực hiện bổn phận, trách nhiệm của một người con, quạt cho cha mẹ khi trời nóng, hay sưởi ấm chăn cho cha mẹ khi trời trở lạnh. Hình ảnh Sân Lai là một điển tích trong văn học cổ Trung Quốc, nói về người con có hiểu là Lai Tử người nước Sở thời xuân thu, tuy đã già những vẫn còn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ vui lòng. Mượn hình ảnh Lai Từ vừa thể hiện được sự day dứt của Thúy Kiều vừa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ.
“Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Dù trong hoàn cảnh đau khổ nhất, Thúy Kiều cũng nghĩ về người khác trước khi nghĩ về bản thân mình. Đau khổ với những nỗi nhớ để khi quay về với thực tại thì nàng lại xót xa nhận ra sự bẽ bàng, đau khổ của bản thân. Như Nguyễn Du từng viết trong Truyện Kiều “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, như đồng cảm với tâm trạng của nàng Kiều, cảnh vật cũng thấm đượm sự u buồn, không những thế nó còn dự báo về tương lai đầy bão tố của nàng trước mắt. Đó là hình ảnh ngọn nước mới xa, hình ảnh cánh hoa nổi trôi, là ngọn cỏ rầu rầu, là màu xanh của chân mây nhưng lại không gợi ra được sự sống.
Như vậy, qua đoạn trích Kiều ở lầu NGưng Bích ta có thể thấy được tài năng hơn người của Nguyễn Du trong việc khắc họa nội tâm nhân vật cùng với đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình bậc thầy của ông.
2. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Mở bài:
Truyện Kiều là kiệt tác văn học bất hủ của nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Thiên tài Nguyễn Du viết Truyện Kiều và khoảng thời gian sau khi đi xứ Trung Quốc trở về. Sau khi ra đời, tác phẩm nhanh chóng được nhân dân say mê đón nhận. truyện Kiều trở thành một phần tinh thần, ăn sâu vào trong đời sống văn hóa của dân tộc.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích tái hiện chân thực bức tranh tâm trang của Thúy Kiều khi bị “giam lỏng” ở lầu Ngưng Bích. Đặc biệt ở 8 câu thơ cuối, tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng được đẩy lên đến cực đỉnh, thể hiện tài năng khắc họa tâm lí con người của thiên tài Nguyễn Du.
Thân bài:
Sau khi biết mình bị Mã Giám Sinh lừa bán vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức rút dao toan tự vẫn. May thay, Tú Bà kịp thời can ngăn. Sợ mất đi vốn liếng, Tú Bà bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ hết mực. Mụ vờ chăm sóc, thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả cho người tử tế; rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
Vừa mới bước vào đời đã vấp phải thói đời giả trá, lừa lọc khiến nàng vô cùng đau đớn. Vừa tủi thân mình lại vừa giận số kiếp bạc bẽo. Ở lầu Ngưng Bích cô vắng, quạnh hiu nàng không nguôi nhớ nhung da diết. Mở đầu là bức tranh đặc tả tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích qua cảnh vật đìu hiu, hoang vắng đến thê lương.
* Nhìn ra cửa biển xa xa:
“Buồn trông cửa bề chiềm hôm
Thuyền ai thấp thoánh cánh buồm xa xa!”.
Không gian nghệ thuật được miêu tả dưới con mắt nhìn của Thúy Kiều. Tại lầu Ngưng Bích cảnh đẹp nhưng mênh mông, hoang vắng và lạnh lẽo. Không một biện pháp tu từ, mà gói trọn cả một tâm trạng thầm buồn “buồn trông”, một không gian buồn “cửa bể”, một thời gian đượm buồn chiều hôm của một người đang lẻ loi, ngóng đợi.
Ngay bây giờ đây, hơn lúc nào hết, nàng cần có người bạn tâm giao để giải bày tâm sự nhưng tất cả chỉ là vô vọng. “Thuyền ai thấp thoáng”, giống như một niềm tin an ủi đối với Kiều trong lúc cô đơn. Dù sao nàng vẫn còn trông thấy những hoạt động sống. Nơi biển khơi xa “thuyền ai” thấp thoáng tưởng như để hỏi nhưng không phải. Đó là tiếng kêu đau thương, là sự với tìm trong vô vọng. Nàng cố tìm một điểm tựa để nương náu tinh thần cho bớt chơi vơi. Thế nhưng càng tìm kiếm càng thấy xa vắng hơn.
Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển là một hình ảnh rất đắt để thể hiện nội tâm nàng Kiều. Trước mắt nàng đó là hình ảnh một “cánh buồm” nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi giữa mênh mông trời nước, bơ vơ trên mặt biển lúc “chiều hôm” vừa ập xuống… Nàng ngước nhìn xa xa phía chân trời góc bể, không thấy gì hơn ngoài cánh buồm thấp thoáng nơi khơi xa.
Từ “xa xa” gợi lên khoảng cách xa đến vô vọng. Cánh buồm là hình ảnh của con người, là nơi nương tựa tinh thần thế nhưng nó ở xa quá. Có mà như không có. Cánh buồm còn là biểu tượng của kẻ đến người đi, mang theo tin tức, đồng cảm, sẻ chia cùng con người. Tưởng như nó sẽ làm cho không gian bớt rộng, trở nên gần gũi và ấm áp hơn. Nhưng ngược lại, cánh buồm ấy chỉ thấp thoáng càng làm cho mặt biển mênh mông trở nên rộng đến vô cùng.
“Cánh buồm xa xa” lúc ẩn, lúc hiện, nhạt nhòa mờ ảo dần, vuột khỏi tầm mắt của Kiều. Con thuyền kia đang lệnh đênh trên mặt biển bay chính là hình ảnh Kiều bơ vơ, lạc lõng nơi đất khách quê người. Phải chăng thân phận nàng Kiều rồi đây cũng trôi nổi, không bến bờ neo đậu. Cảnh tượng ấy đã khơi gợi nỗi buồn trống vắng trong tâm hồn Kiều khi nghĩ đến cố hương và bóng dáng những người mến thương, yêu dấu. Không biết đến bao giờ mới trở về sum họp. Câu hỏi ấy cứ xoắn chặt lấy tâm trí nàng…
Một cánh buồm nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le lói cuối cùng của mặt trời sắp tắt. Cũng như Kiều trong không gian vắng lặng của hiện tại nhìn về phương xa với nỗi buồn nhớ da diết về gia đình, quê hương. Con thuyền gần như mất hút, vẫn còn lênh đênh trên mặt biển khi mà những con thuyền khác đều đã cập bến, biết bao giờ mới tìm được bến bờ neo đậu. Cũng như Kiều còn lênh đênh giữa dòng đời, biết bao giờ mới được trở về sum họp, đoàn tụ với những người thân yêu.
Câu thơ mang dáng dấp một câu hỏi như xoáy mãi vào tâm can người đọc bao thế hệ, để lại trong ta những nỗi niềm day dứt, trăn trở. Nàng Kiều hỏi rồi lại tự mình càng đau đớn, càng xót xa hơn. Những từ tượng hình “thấp thoáng”, “xa xa” gợi lên hình ảnh mơ hồ của con thuyền hay chính là nỗi nhớ mong vô vọng. Âm điệu thơ rã rời, trầm lắng hẳn…
* Nhìn dòng nước chảy:
Trong tầm nhìn gần hơn, có biết bao hình ảnh thiên nhiên chợt ùa vào trong mắt Kiều. Trên dòng nước uốn quanh, bông hoa lững lờ trôi, bất giác nàng nghĩ đến phận mình:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Đọc câu thơ ta hình dung một “ngọn nước” đổ mạnh, cuốn theo nó là cánh hoa bé nhỏ trôi về phương trời vô định. Cánh hoa bọt bèo kia hay chính là thân phận nàng Kiều chìm nổi, lênh đênh giữa dòng đời mênh mang. Cánh hoa ấy đang bị vùi dập như cuộc đời “bạc mệnh” của Thúy Kiều. Hình ảnh “hoa trôi”, “về đâu” gợi cảm ấy khiến cho Kiều “man mác” buồn khi chạnh nghĩ đến thân phận bèo mây nổi trôi theo dòng đời chấp chới.
Trước mắt, Kiều vẫn chưa biết mình sẽ đi đâu về đâu giữa biển đời rộng lớn này. Số phận nàng dường như một ẩn số với bao điều tăm tối. Còn gì đau đớn, xót xa hơn khi con người ta đã bị mất quyền làm người, tồn tại mà như bị phủ nhận, bị lãng quên. Nỗi đau trong lòng nàng Kiều nghe sao tê tái, thê lương.
* Nhìn vào nội cỏ, mặt đất mịt mờ:
Nỗi lòng ấy, tâm sự ấy không chỉ dừng lại ở đó mà tiếp tục lan ra, bao trùm cảnh vật:
“Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.
Nội cỏ “dầu dầu”, chân mây, mặt đất “xanh xanh” tuy đầy màu sắc mà ảm đạm vô cùng. Sắc xanh héo úa, mù mịt, nhạt nhòa trải dài từ chân mây đến mặt đất. Cảnh vật úa tàn hay chính cuộc đời, tâm hồn nàng Kiều đang một ngày tàn tạ, héo úa. “Màu xanh xanh” ấy gợi cho Kiều một nỗi chán ngán, vô vọng vì cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày vô vị, tẻ nhạt không biết kéo dài đến bao giờ. Nàng dường như mất cả nhận thức về thế giới thực tại, tâm trạng rơi vào trạng thái bấn loạn, hoang mang tột độ. Cái “màu xanh xanh” ấy không còn là màu của cỏ cây mà đó là màu của tâm trạng – một tâm trang hoảng hốt và sợ hãi. Có còn đâu cái “xanh tận chân trời” như sắc cỏ trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cạnh lệ trắng điểm một vài bông hoa”.
Cái màu “xanh xanh” héo hắt, ủ dột, cạn kiệt sức sống như ngọn cỏ vàng trên nấm mộ hoang lạnh của người kỹ nữ Đạm Tiên ngày nào mà nàng đã bắt gặp trong lễ hội Thanh minh năm ấy:
“Sè sè nắm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
Hình ảnh cánh đồng cỏ “xanh xanh” già cỗi, héo úa trải dài “chân mây mặt đất” mờ mịt, xa xâm quá, phải chăng tương lai phía trước của Thúy Kiều cũng rất mịt mờ cùng quẫn, bế tắc, không lối thoát hay đó cũng chính là nỗi buồn vô tận cho cuộc sống tẻ nhạt, vô vị mà nàng đang phải cắn răng chịu đựng.
* Nhìn vào chính tâm hồn của mình:
Đến hai câu thơ cuối, Kiều như đã rơi vào hoang tưởng, bế tắc tột cùng:
“Buồn trông gió cuốn mặt dềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”…
Cái âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” ấy hay chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập đổ xuống đời nàng và còn tiếp tục đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công. Thiên nhiên thật là dữ dội, tiếng sóng biển “ầm ầm” quanh bốn phía hòa với những cơn “gió cuốn” gào thét nổi lên khiến cho Kiều vừa buồn, vừa lo sợ hãi hùng khi nàng mường tượng đến chặng đường đầy bão tố đang sấp ập lên cuộc đời mình. Tiếng sóng biển – hay cũng chính là tiếng lòng sóng lòng, tiếng sóng cuộc đời vang lên tiếng gõ cửa của định mệnh, muốn hất tung người con gái đơn côi yếu đuối trên điểm tựa chiếc ghế đờ nhỏ bé, chông chênh.
Thực ra, xung quanh nàng nào đâu có gió, có sóng. Gió cuốn mặt dềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là do ảo giác mà ra. Nõi sợ hãi, đau đớn, tuyệt vọng đã hoàn toàn chiếm lĩnh lấy tâm hồn và toàn bộ lí trí của nàng. Giờ đây tất cả đều vô hình, chỉ có nỗi đau hiện hình, xoắn lấy và hành hạ người con gái nhỏ bé đã bất lực trước cuộc đời nghiệt ngã.
Những thành công nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích:
Nguyễn Du đã rất thành công khi khắc họa đậm nét tâm lí nhân vật. Ông đã để cho Kiều nhìn cảnh vật bằng chính tâm trạng của mình nên mỗi cảnh vật đều gợi lên những bất hạnh khổ đau của cuộc đời nàng. Vương trong con mắt người con gái bán mình đang “buồn trông”, mọi hình ảnh vừa chìm, trôi dạt, vừa có cái gì như mờ mịt, nhạt nhòa. Đấy là những hình ảnh thật hay hình ảnh tưởng tượng, huyễn hoặc trong tâm trạng cô thiếu nữa đáng thương.
Cách sắp xếp trình tự miêu tả ở đây khiến ta cảm thấy được nỗi buồn như đang dồn đuổi nàng… Mỗi cảnh vật đều khơi gợi cho nàng buồn với những cung bậc khác nhau: nỗi buồn vì nhớ mong chờ đợi, nỗi sầu khổ băn khoăn day dứt cho số phận, sự chán ngán thất vọng cho hiện tại và bàng hoàng ghê sợ kinh hoàng khi dự cảm đến tương lai…
Điệp ngữ liên hoàn “Buồn trông” giống như một điệp khúc trong khúc ca sầu thảm, tạo cho ta cảm giác nỗi buồn ấy cứ trở đi, trở lại khôn nguôi, dai dẳng, triền miên, đang ngày một thấm sâu vào tâm hồn Thúy Kiều, nhuộm lên cảnh sắc thiên nhiên, nỗi buồn mênh mang trời đất, thấm đẫm cả không gian, thời gian.
Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Tất cả là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ dữ dội. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất. Cũng vì thế mà nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời “thanh lâu hai lần, thanh y hai lượt”.
Âm điệu trầm lắng của đoạn thơ cùng với cách lựa hình ảnh, sắc màu, âm thanh, đường nét của tác giả trong đoạn thơ này thật dụng công. Tất cả đều phù hợp với tâm trạng của nhân vật. Đọc đoạn trích, ta thấy hình ảnh con người cứ mờ dần đi, chỉ còn lại tâm trạng nổi bật lên trên khung cảnh thiên nhiên. Từng lời thơ giống như tiếng lòng nàng Kiều đang thổn thức, tái tê.
Toàn bộ đoạn trích kết hợp lại thành một bức tranh mà trong đó tâm cảnh hòa lẫn với ngoại cảnh. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình thật tài hoa, đặc sắc biết bao. Nghệ thuật ấy đã trở nên quen thuộc trong văn chương kim cổ, góp phần vào sự thành công của kiệt tác “Truyện Kiều”. Không chỉ “tả cảnh ngụ tình”, đoạn trích còn dự báo cả tương lai, số phận của nhân vật. Đúng như Kiều âu lo, sau chặng đường “bình yên trước cơn bão tố”, nàng đã rơi vào bẫy của Sở Khanh và Tú Bà để tiếp tục trở lại lầu xanh ô nhục.
Kết bài
Qua việc vận dụng ngòi bút miêu tả tinh tế, điêu luyện, chọn lọc hình ảnh tiêu biểu kết hợp với một giai điệu trầm buồn và bằng cả bức tranh thiên nhiên trữ tình tuyệt tác, đoạn thơ đã diễn tả tinh tế, chân thật tâm trạng “ngổn ngang trăm mối” của nàng Kiều trong một “chặng đường yên tĩnh trước cơn bão tố”… Nguyễn Du thực sự là một bậc thầy trong việc sử dụng nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” và nhiêu bút pháp nghệ thuật đặc sắc khác.
3. Cảm nhận tâm trạng Thúy Kiều qua 8 câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Truyện Kiều là một trong những tác phẩm lớn và xuất sắc nhất của Nguyễn Du. Để viết nên tuyệt tác này, ông đã sử dụng rất thành công các phép tu từ, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có lẽ là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong tác phẩm, qua đó đã diễn tả sinh động tâm trạng Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Khung cảnh thiên nhiên của cửa biển trước lầu Ngưng Bích như hiện lên trước mắt ta: một nỗi buồn chiều hoàng hôn đẹp nhưng buồn và quạnh hiu. Đó là những con thuyền với những cánh buồm trắng nhấp nhô, con sóng bạc dập dềnh cuốn trôi từng cánh hoa, lác đác rơi trong ánh nắng cuối chiều, cỏ xanh ươm nối liền đường chân trời xanh vô tận. Cùng với âm thanh dữ dội của biển khơi như một nét chấm phá cho cảnh vật, bức tranh thiên nhiên chứa đựng trong nó biết bao nỗi niềm chất chứa của con người...
Qua những ngôn từ và hình ảnh miêu tả cảnh vật, bằng cách sử dụng khéo léo và tinh tế bút pháp tả cành ngụ tình, Nguyễn Du đã cho ta hiểu và cảm thương với tâm trạng nàng Kiều.
Điệp ngữ buồn trông được sử dụng xuyên suốt đoạn trích tạo thành điệp khúc cho đoạn thơ và cũng tạo nên điệp khúc tâm trạng Thuý Kiều. Nỗi buồn trong Kiều như trào dâng như lớp sóng ồ ạt dồn về phía đại dương mênh mông. Nỗi niềm đó cứ triền miên, cứ dai dẳng, đeo bám, tạo thành cái vòng luẩn quẩn không lối thoát, con người ta có muốn vùng thoát ra mà cũng không thể nào được. Mỗi cảnh vật như đều nói lên nỗi niềm tâm sự ấy.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thóang cánh buồm xa xa?
Con thuyền không bến đậu, không nơi chốn quay về gợi nhớ nỗi nhớ, nỗi cô đơn của người đi xa, muốn trở về bên gia đình êm ấm, bên bạn bè thân thương, điều này vó cùng phù hợp với cảnh ngộ của Kiều.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Cuộc đời Kiều bây giờ như cánh hoa mỏng manh trước sóng to gió lớn, chỉ biết mặc cho bão bùng, mưa giông vùi dập. Câu thơ bộc lộ nỗi lo lắng, xót xa, buồn tủi về cảnh ngộ lênh đênh chìm nổi trước sóng gió cuộc đời.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Thảm cỏ, biển cả với màu xanh vô vọng thật buồn và ảm đạm. Liệu có phải cánh cửa tương lai đang khép lại trước mắt Kiều, hố đen tuyệt vọng cua số phận như lấp hết cả ước mơ và khát khao.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ẩm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Ngoài kia, biển xanh đang cuộn sóng. Những âm thanh gợi sự việc kinh khủng, hãi hùng, như dự báo tai biến, nguy nan như chực đổ xuống thân phận bé nhỏ của Kiều.
Lần lượt từng câu hỏi tu từ vang lên như muốn xoáy sâu vào tâm can người đọc. Ta như hiểu, cảm thông, thương xót cho những lo lắng rối bời cùng nỗi hoảng sợ tuyệt vọng của Kiều trước tương lai vô định.
Có thể nói, đây là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua đó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Top 2 bài phân tích lời nhờ cậy thuyết phục của Thúy Kiều hay chọn lọc
Top 5 mẫu viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
Top 9 bài phân tích Chị em Thúy Kiều siêu hay
Soạn bài chị em Thúy Kiều ngắn gọn
Top 6 bài đóng vai nhân vật Thúy Kiều kể lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
(18 mẫu) Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Chia sẻ:Hoàng Thạch Thảo
- Ngày:
Top 3 bài cảm nhận về diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
168,4 KB 31/10/2021 10:42:00 SATải cảm nhận về diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích .doc
30/10/2021 9:52:01 SA
Gợi ý cho bạn
-
Top 9 bài cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
-
Top 7 mẫu cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy
-
Top 5 mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
-
Top 7 bài phân tích khổ 1 bài Nói với con siêu hay
-
Top 6 bài phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
-
Top 6 mẫu cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
-
Top 7 mẫu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
-
Top 8 bài phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
-
Top 8 mẫu phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
-
Top 5 mẫu cảm nhận về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Thơ
Top 8 bài giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác trong Tức cảnh Pác Bó
Top 9 mẫu phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
Top 7 mẫu cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1
Top 8 bài cảm nhận Đoàn thuyền đánh cá hay chọn lọc
Top 3 bài suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt