Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi
Diễn xuôi đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” của tác giả Nguyễn Du được đưa vào sách giáo khoa là một đoạn miêu tả nhân vật đặc sắc, thể hiện rõ nét tài sắc của Thúy Kiều và Thúy Vân. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số bài văn mẫu kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi, kể lại chị em Thúy Kiều bằng lời văn của em hay và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo môn Ngữ văn 9 bổ ích cho các bạn học sinh.
Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng lời văn của em
Goethe - nhà đại tư tưởng người Đức-từng phát biểu một câu nói rất sâu sắc: “ Chỉ những công cuộc nào vì cảnh ngộ mà làm nên mới lâu bền được ”. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du quả thật là một tác phẩm làm nên từ cảnh ngộ
Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, chứng kiến nhiều oan khuất của những người phụ nữ, cụ Nguyễn Du đã viết nên danh tác bằng tất cả lòng ngưỡng mộ và cảm thương sâu sắc cho những bóng hồng tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh. Truyện Kiều kể về cuộc đời đầy trắc trở, nỗi đau đớn đoạn trường của nàng Kiều tài sắc, từ đó lên án hiện thực đau lòng của xã hội phong kiến đương thời. Trong tác phẩm, đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” được đưa vào sách giáo khoa là một đoạn miêu tả nhân vật đặc sắc, thể hiện rõ nét tài sắc của nàng Kiều và đưa ra dự cảm cho số phận đoạn trường của nàng.
Nguyễn Du sinh ra trong thời kì loạn lạc, đất nước xảy ra nội chiến giữa hai miền Nam - Bắc, nhà Thanh kéo quân xâm lược nước ta. Sinh thời ông chứng kiến nhiều nỗi bất hạnh oan khuất của nhân dân và cảm thương sâu sắc cho số phận của họ, đặc biệt đối với những người phụ nữ. Hoàn cảnh sống và tâm hồn đa tư đa lự của cụ Nguyễn Du đã cho ra đời danh tác truyện Kiều lưu truyền muôn đời. Tác phẩm đặc biệt thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, tiêu biểu là trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” với bút pháp ước lệ - lấy cảnh tả người đặc sắc. Đoạn trích không những thành công khắc họa chân dung Vân, Kiều mà còn đưa ra dự cảm về số phận chìm nổi của nhân vật chính
Hai câu thơ đầu trong đoạn trích đã giới thiệu sơ lược hai nhân vật được miêu tả:
“ Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân ”
Tự ngàn xưa trăng đã xuất hiện nhiều trong thơ ca. Trăng mang một vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao mà tràn đầy quyến rũ. “ Tố nga ” là từ Hán Việt có nghĩa đen là vầng trăng đẹp, trong truyện Kiều lại được dùng để giới thiệu hai tiểu thư xinh đẹp, thật là tinh tế ! Ngay từ câu đầu tiên, cụ Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung được Vân và Kiều có vẻ đẹp thanh cao của con nhà quyền quí. Sắc đẹp ấy trở nên rõ nét hơn qua hai câu thơ sau:
“ Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười ”
Nhắc đến mai và tuyết, ta liền nhớ đến dáng vẻ thanh thoát, uyển chuyển của cây mai và màu trắng tinh khiết, trong sạch của những bông tuyết. Bút pháp ước lệ trong câu thơ “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần ” đã nêu phẩm chất tốt đẹp của chị em Thúy Kiều: cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng. Câu thơ kế tiếp lại khẳng định Vân và Kiều mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng và đều là vẻ đẹp hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười ”. Vẻ đẹp của người em Thúy Vân chính là:
“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da ”
Vẻ đẹp của nàng Vân là vẻ đẹp phúc hậu từ khuôn mặt đến cử chỉ. Hình ảnh trăng lại xuất hiện để tả khuôn mặt đầy đặn của nàng, hợp với hàng lông mày nở nang tạo nên nét đẹp thuần hậu. Nụ cười tươi như hoa và những lời ngọc ngà, đứng đắn, nghiêm trang của Vân đã nói lên phẩm chất tốt đẹp của nàng. Lại thêm mái tóc bồng bềnh mềm mại như mây và làn da trắng tuyết đã khẳng định Vân là một nữ nhân xinh đẹp, đức độ. Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã ví vẻ đẹp của Thúy Vân với những gì cao đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, con ngài, hoa, ngọc, mây và tuyết. Tuy nhiên việc miêu tả nàng Vân của cụ mang tính cụ thể hơn đối với Kiều: cụ thể trong bút pháp liệt kê mặt, lông mày, tiếng cười, lời nói, mái tóc, làn da, trong cách dùng từ láy “ trang trọng ”, “ đầy đặn ”, “ nở nang ” khiến chân dung nàng trở nên thật rõ nét. Chân dung của nàng cũng mang tính dự báo số phận. Vẻ phúc hậu, hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên chấp nhận “ thua ”, “ nhường ” đã nói trước cuộc đời bình lặng, suôn sẻ của nàng
Nhan sắc của Vân và Kiều lại mang tính đối lập nhau. Nếu sắc đẹp của Vân nhẹ nhàng, hiền dịu thì Kiều sắc sảo, quyến rũ:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành ”
Câu thơ đầu tả Kiều đã khái quát đặc điểm nàng: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Nguyễn Du lại khẳng định nàng tài sắc hơn hẳn em nàng “ So bề tài sắc lại là phần hơn ”. Tác giả vẫn dùng bút pháp ước lệ quen thuộc, nhưng so với khi tả Vân thì nhan sắc của Kiều được tả không rõ rệt “ làn thu thủy, nét xuân sơn”. Người đọc phải ngẫm nghĩ mới hiểu ra cụ ví đôi mắt Kiều như nước hồ thu, lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Mùa thu, bầu trời xanh và cao hơn, mặt nước hồ phản chiếu bóng trời càng trở nên sâu hơn. Đôi mắt Kiều cũng như làn thu thủy: trong vắt, long lanh, sâu lắng, phản chiếu cả tâm hồn nàng. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, có sức quyến rũ lớn nhất, có lẽ vì vậy mà cụ Nguyễn Du đã chọn mắt và lông mày để tả Thúy Kiều. Vẻ đẹp của nàng có thể nghiêng nước nghiêng thành, làm thiên nhiên phải “ ghen ”, “ hờn ” chứ không chịu “ thua ”, “ nhường ” như Vân. Ta nhớ đến Bao Tự, Đát Kỉ, Điêu Thuyền…những mĩ nhân khiến hôn quân phải mất nước, đồng thời số phận của họ cũng không tốt đẹp gì. Quả thật “ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen ”, Nguyễn Du đã dự cảm cho số phận đầy sóng gió, trắc trở của Kiều bởi sắc đẹp “ không thuận lòng trời ” của nàng - một số phận đoạn trường như bao mĩ nhân ngày xưa.
Không những là một tuyệt sắc giai nhân, Thúy Kiều còn có tài năng thiên phú khó ai sánh bằng:
“Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân ”
Theo quan niệm phong kiến, bốn môn cầm, kì, thi, họa là tài năng nghệ thuật của con người. Trong bốn môn thì Kiều đã giỏi được ba là cầm, thi, họa, đặc biệt tài đàn là sở trường hơn hẳn mọi người “ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương ”. Nguyễn Du đã tả tiếng đàn của Kiều cho thấy tiếng đàn của Kiều đạt đến mức xuất thần nhập hóa, sánh với tiếng nhạc của thiên nhiên:
“ Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa ”
Hơn thế nàng còn có tài tự viết nên khúc nhạc “ bạc mệnh ” của riêng mình. Cung đàn ấy thương cho số phận những người phận mỏng, xấu số, chứng tỏ Kiều có một trái tim đa sầu đa cảm. Cung đàn cũng dự cảm cho số phận bạc mệnh của Kiều, như trong đoạn đối đáp với Hồ Tôn Hiến, Kiều đã nói:
“Thưa rằng: “Bạc mệnh khúc này,
Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ
Cung cầm, lựa những ngày xưa
Mà gương bạc mệnh, bây giờ là đây ! ”
Có lẽ nàng không thể ngờ rằng, bản thân mình cũng phải chịu kiếp bạc mệnh như trong khúc nhạc của mình…Ôi thương thay một mĩ nhân tài sắc vẹn toàn ! Cuộc sống hiện tại của nàng êm ả, bình yên “ Phong lưu nhất mực hồng quần ”, “ Êm đềm trướng rủ màn che ” có ai ngờ nàng phải chịu mười lăm năm luân lạc “ Có tài mà cậy chi tài / Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”.
Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” nói riêng và toàn tác phẩm nói chung đạt đến mức hoàn thiện về nội dung lẫn nghệ thuật. Trong đoạn trích, cụ Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật đòn bẩy, tả nhân vật phụ trước để làm nổi bật nhân vật chính. Ông chỉ dành bốn câu thơ để tả Vân, trong khi dành tới mười hai câu để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Đặc biệt, bức tranh tả Thúy Kiều hội tụ đầy đủ những yếu tố sắc, tài, tình, làm nổi bật hình ảnh nhân vật chính. Cách lồng dự báo về số phận các nhân vật trong những chi tiết miêu tả cũng làm nên nét đẹp của đoạn trích.
Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” là một trong những đoạn miêu tả nhân vật đặc sắc nhất của truyện Kiều. Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã làm nổi bật chân dung của chị em Kiều. Ca ngợi tài năng, vẻ đẹp con người và dự cảm cho kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi
Vương Ông và Vương Bà sinh được hai cô con gái đầu lòng vô cùng xinh đẹp. Cô chị tên là Thuý Kiều, cô em tên là Thuý Vân. Cả hai nàng vóc dáng mảnh mai, thanh tú như cây hoa mai; tinh thần trắng trong, tinh khiết như tuyết. Mỗi người đẹp một vẻ, không ai giống ai. Vẻ đẹp của họ đạt đến mức lí tưởng, hoàn mĩ, trọn vẹn mười phân vẹn mười, tưởng như không còn gì có thể đẹp hơn.
Trước hết nói về Thuý Vân. Thuý Vân đẹp một vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, quý phái hơn người. Khuôn mặt nàng đầy đặn, ngây thơ, trong sáng như trăng rằm ; nét lông mày cong, đậm; miệng cười tươi như hoa nở ; tiếng nói trong trẻo như ngọc rung ; mái tóc đen óng, mượt mà hơn mây ; làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Nét nào ở nàng cũng hoàn hảo hơn những vẻ đẹp vốn có trong trời đất.
Thuý Vân đã đẹp thế, nhưng Thuý Kiều còn đẹp hơn. Cả tài và sắc Thuý Kiều đều nổi bật hơn em. Thuý Kiều đẹp \"sắc sảo mặn mà\". Một vẻ đẹp nổi bật, có sức hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ người khác. Đôi mắt nàng trong biếc, xanh thăm thẳm như làn nước mùa thu dợn sóng. Đôi lông mày thanh tú càng tôn thêm vẻ đẹp sâu thẳm của đôi mắt. Đôi mắt ấy thể hiện cái sắc sảo của trí tuệ, sự mặn mà của tâm hồn nàng. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa phải \"ghen\" ghét vì thua sắc thắm, liễu phải đố kị vì kém xanh; khiến người ta ngẩn ngơ, nghiêng nước nghiêng thành.
Không chỉ đẹp, Kiều còn rất có tài. Vốn sinh ra, Thuý Kiều đã là một cô gái tài giỏi thông minh. Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, người tài là người hội đủ cả bốn khả năng : cầm, kỳ, thi, hoạ. Thuý Kiều là người tài theo đúng nghĩa đó. Nàng biết làm thơ, vẽ tranh, biết ca ngâm, thành thạo âm nhạc và đặc biệt ở lĩnh vực nào cũng xuất sắc hơn người. Nàng thuộc lòng các cung bậc âm thanh ngón đàn điêu luyện. Tự tay nàng đã soạn thảo một bản nhạc có tên là \"Bạc mệnh\" nói về người phận mỏng, xấu số khiến ai nghe cũng phải sầu não, buồn thương rơi lệ.
Gia đình Vương Viên ngoại thuộc tầng lớp phong lưu, nền nếp. Hai nàng thiếu nữ họ Vương dù xuân xanh đã sắp đến tuổi lấy chồng nhưng vẫn sống một cuộc sống yên bình, phẳng lặng, khuôn phép : \"Êm đềm trướng rủ, màn che - Tường đông ong bướm đi về mặc ai\".
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Top 5 mẫu viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
Top 6 bài đóng vai nhân vật Thúy Kiều kể lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Top 9 bài phân tích Chị em Thúy Kiều siêu hay
Top 7 bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên siêu hay
(18 mẫu) Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Chia sẻ:Hoa Trịnh
- Ngày:
Tải Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi .doc
20/10/2021 9:51:11 SA
Gợi ý cho bạn
-
Top 8 bài cảm nhận Đoàn thuyền đánh cá hay chọn lọc
-
Top 10 mẫu cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
-
Top 7 mẫu cảm nhận khổ 1 bài Từ ấy siêu hay
-
Top 6 mẫu cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
-
(15 mẫu) phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
-
Top 7 bài phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
-
Top 8 bài giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
-
8 bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
-
Top 7 bài phân tích hình tượng Sóng hay nhất
-
Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công