(18 mẫu) Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên

Tải về

Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên để thấy được vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên. Có thể nói Trao duyên chính là đoạn trích nổi bật lột tả rõ nét nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Sau đây là một số bài văn mẫu cảm nhận về tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên hay và chi tiết giúp người đọc có thể cảm nhận được sự đau khổ, diễn biến tâm trạng cay đắng của Thúy Kiều trước sự trớ trêu về mối tơ duyên của mình và Kim Trọng.

Truyện Kiều là truyện thơ được đại thi hào Nguyễn Du sáng tác dựa theo cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, một tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc. Cái hay, cái đẹp của Truyện Kiều được ẩn chứa trong các câu câu thơ lục bát, vốn cũng là một thể thơ thuần túy của dân tộc ta, đã khiến cốt truyện về nàng Kiều càng thêm đặc sắc. Thông qua tác phẩm, nhà thơ Nguyễn Du đã mượn câu chuyện về nàng Kiều để vẽ lên bức tranh toàn cảnh về hiện thực xã hội phong kiến xấu xa, đồi bại, đầy rẫy bất công, đồng thời thể hiện ước mơ giải phóng con người, quyền tự do, quyền sống, sự khát khao công lý, tình yêu và hạnh phúc. Một trong những đoạn trích lột tả rõ nét nhất nội tâm nhân vật Thúy Kiều chính là đoạn trích "Trao duyên". Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên được Hoatieu.vn sưu tầm dưới đây gồm gợi ý, hướng dẫn phân tích chi tiết và một số mẫu bài văn cực hay, sát chương trình học, giúp các bạn học sinh tham khảo và có thêm vốn từ hay, cách làm bài trau chuốt, nâng cao năng lực viết văn của mình.

1. Dàn ý phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên

a) Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả (Nguyễn Du được coi là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng)

- Khái quát chung về tác phẩm và đoạn trích "Trao duyên" (Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam, và nó là một trong những thành quả làm nên tên tuổi của Nguyễn Du. Đoạn trích "Trao duyên" là lời Thúy Kiều nói với Thúy Vân về chuyện tình và hoàn cảnh của bản thân Kiều, đồng thời cũng thể hiện sự đau đớn của Kiều khi phải rời xa “mối tình đầu” của mình vì chữ Hiếu mà bỏ đi chữ Tình)

b) Thân bài:

- Giới thiệu đoạn trích "Trao duyên":

+ Đoạn trích "Trao duyên" gồm từ câu 723 đến câu 756 trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, đoạn trích là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân về nỗi lòng của mình.

+ Bi kịch của cuộc tình “không có tương lai” của Thúy Kiều với mối tình đầu Kim Trọng => đây là tiếng than đau đớn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi không được hạnh phúc bên cạnh người mình yêu hay còn gọi là hồng nhan bạc phận.

- 12 câu thơ đầu: Lời nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều.

+ Lời lẽ trao duyên: Từ “Cậy” ở đây ý chỉ sự trông chờ, nhớ, và mong Vân hiểu lời Kiều. Âm điệu của từ rất nặng nề => thể hiện sự đau đớn, khó nói của Kiều, đồng thời cũng thể hiện sự lúng túng, khó xử của Kiều. Bên cạnh đó nó còn mang ý nghĩa mong muốn được giúp đỡ, tràn trề hy vọng và tin tưởng. "Chịu" là sự ép buộc, bắt buộc, nhận là thể hiện sự tự nguyện => Điều đó diễn tả sự ngậm ngùi đau đớn của nàng Kiều trước cảnh tình duyên lỡ dở vì chữ Hiếu mà phải phụ chữ Tình.

+ Cử chỉ trao duyên: Lạy, thưa thể hiện thái độ kính cẩn, thường là bậc dưới dành cho bậc bề trên nhưng đối với Kiều thì ngược lại. Kiều nghiêm túc với những điều mình sắp nói ra => Thể hiện sự khéo léo, tinh tế của Kiều và cũng thể hiện cách sử dụng từ ngữ thông minh của Nguyễn Du.

+ Lý lẽ trao duyên: Kể về mối tình của mình rất gian nan, lận đận, khó có kết thúc đẹp. Thành ngữ: “ Giữa đường đứt gánh tương tư”. Hình ảnh: “Mối tơ thừa”. Hành động: “ Quạt ước, chén thề”.

=> Sử dụng điển cố điển tích, thành ngữ, ngôn ngữ sinh động đồng thời vẽ ra mối tình đẹp nhưng dở dang của Kiều (hồng nhan bạc phận)

+ Lý do khiến Kiều trao duyên cho em mình là Thúy Vân.

  • Gia đình gặp “sóng gió” => phải chọn giữa “bên hiếu” và “bên tình” => kiều phải hy sinh “tình” để dành trọn cho chữ “hiếu” và cũng mong Vân hiểu cho mình.
  • “Ngày xuân em hãy còn dài”: Vân còn trẻ, còn tương lai, không thể nào hy sinh thay Kiều được.
  • “Xót tình máu mủ thay lời nước non”: Dùng tình cảm ruột thịt để thuyết phục => hy vọng Vân hiểu cho mình.
  • Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối” ý muốn nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều => Dùng cả cái chết để nói cho em hiểu => Thể hiện sự quyết tâm của Kiều => Thúy Kiều là một người sắc sảo tinh tế, có đức hy sinh, và là một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

- 14 câu thơ tiếp thơ: Thúy Kiều trao kỷ vật sau đó dặn dò Thúy Vân em mình.

+ Kiều trao kỷ vật: gửi gắm lại những kỷ niệm, mong em giữ giúp. Kỷ vật là chiếc vành, bức tờ mây => tuy rằng nó rất đơn giản nhưng ý nghĩa, thiêng liêng. Từ “giữ" ý là của chung, của tin. “Của chung”: ngày trước là của Kim, Kiều nay là cả của Kim, Vân => Chị em cùng chung một kỷ vật. “Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim, Kiều. Đó là mảnh hương, tiếng đàn

=> Sự đau đớn, giằng xé lương tâm của Kiều

=> Thúy Kiều vẫn còn lưu luyến vì tình yêu đang mặn nồng nên chỉ gửi cho Vân mối duyên dang dở chứ không dám gửi hết trọn vẹn tình yêu mặn nồng.

+ Lời dặn dò của Kiều:

  • Kiều dự cảm về cái chết: các từ ngữ, hình ảnh gợi về cái chết: hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan => dự cảm về một tương lai đầy sóng gió.
  • "chết oan, không siêu thoát" => Sự đau đớn, tuyệt vọng của Kiều và tấm lòng chung thủy, một lòng hướng về người yêu.
  • Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân cẩn thận.
    “Đền nghì trúc mai”: Đền ơn đáp nghĩa.
    “Rưới xin giọt nước”: Tẩy oan cho chị.
    => Sự bứt rứt khi đã đưa em vào “thế khó xử" nhưng mong em tha thứ, hứa sẽ đền ơn đáp nghĩa.

- 8 câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng.

+ Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại (giữa Kiều và Vân) sang độc thoại (Kiều) => thể hiện sự đau đớn tột cùng, không biết chia sẻ cùng ai của Thúy Kiều.

+ Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng” => số phận gian khổ, dở dang, bạng bẽo, ba chìm bảy nổi của người phụ nữ.

+ Nghệ thuật đối lập: giữa quá khứ và hiện tại => điều đó như vết dao “khứa” vào nỗi đau của Kiều.

+ Các hành động của Kiều:

  • Nhận mình là “người phụ bạc”.
  • Lạy: tạ lỗi, khác lạy nhờ cậy, đau xót hơn
  • Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, và đau đớn.

=> Tự giằng xé lương tâm của mình, nhận hết phần lỗi của mình

=> Sự hy sinh, đức tính cao quý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung và của Thúy Kiều nói riêng.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Độc thoại nội tâm nhân vật sâu sắc

+ Ngôn ngữ trang trọng và giản dị mà thể hiện được sự đau khổ của nhân vật

+ Điển cố, điển tích

+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục => Diễn biến được tâm lý “rối bời” của Thúy Kiều khi trao duyên cho em mình.

3. Kết bài:

- Khái quát lại về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân và liên hệ.

2. Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong Trao duyên

Mở bài

Trong xã hội xưa, thân phận của người phụ nữ không được coi trọng và không được quyết định cuộc đời của mình. Số phận của họ thường nằm trong tay của nam giới bởi vì đó là xã hội “trọng nam khinh nữ”. Đặc biệt càng là hồng nhan càng bạc mệnh. Nàng Kiều chính là một trong những hồng nhan như thế. Cuộc đời nàng Kiều bảy nổi ba chìm, tìm được nam nhân trong tim mình nhưng lại không thể đến với nhau bởi những ràng buộc của xã hội. Trong đoạn trích “Trao duyên”, tâm trạng xót xa, đau đớn của Kiều cũng chính là cuộc đời nàng, không thể quyết định hạnh phúc của mình, đành phải trôi theo dòng đời, phó mặc cuộc đời. Đoạn trích là tiếng lòng của Kiều khi chia lìa hạnh phúc đã được Nguyễn Du miêu tả rất kĩ.

Thân bài

Nguyễn Du là nhân tài, hào kiệt, ngôi sao sáng trên nền trời thơ ca Việt Nam. Ông có những tư tưởng đi trước thời đại, xót thương cho thân phận người phụ nữ – điều mà không phải đáng nam nhân nào trong xã hội cũ cũng có được. Bởi vì đây là xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tác phẩm truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du trở thành tác phẩm kinh điển nói về cuộc đời Thúy Kiều-hồng nhan bạc mệnh. Tác phẩm có nhiều đoạn trích ấn tượng, nhưng nổi lên trên hết là đoạn trích Trao duyên, nó phần nào dự báo số phận sóng gió của Kiều trong những chương sau.

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Mở đầu đoạn trích là hai câu thơ nghe mới xót xa làm sao. Thúy Kiều là chị nhưng phải hạ thấp mình để cậy nhờ Thúy Vân. Điều này cho thấy sự việc mà Kiều nhờ Vân rất quan trọng, và mong muốn Thúy Vân nhận lời.

Quay ngược lại về những đoạn trích ban đầu của tác phẩm, chúng ta đều biết rằng gia đình Kiều gặp biến cố, nàng đành bán thân chuộc vào lầu xanh. Trước đó, nàng đã gặp Kim Trọng giống như tiếng sét ái tình, cả hai đã coi nhau như trăm năm hẹn ước. Vì biến cố gia đình nàng phải bán mình, phụ tình Kim Trọng. Nhưng nàng lại muốn xe duyên cho Thúy Vân vì mong ước Thúy Vân sẽ thay mình đáp lại ân tình Kim Trọng.Đồng thời nàng cũng biết Kim Trọng là quân tử, nếu Thúy Vân ở bên cạnh sẽ hạnh phúc. Đó là lí do vì sao, trong đoạn trích này Thúy Vân phải “cậy em”; “ lạy em” “thưa”… Những động từ này cho thấy sự tha thiết chân thành, cầu xin Thúy Vân hãy nghe lời thỉnh cầu của mình. Thúy Kiều là chị nhưng sẵn sàng “lạy lục van xin em” để đạt được ý nguyện.

Qua đây chúng ta cũng thấy được thành ý , tâm tình của Thúy Kiều là chân thành, là thống thiết, một lòng một dạ xe duyên cho Thúy Vân. Mục đích tốt đẹp, mong cho em có được bến đỗ hạnh phúc.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim ,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Để thuyết phục Thúy Vân, Kiều đưa ra rất nhiều lí lẽ. Kiều kể về mối tình của mình với chàng Kim. Môt mối tình sâu đậm, trăm năm nguyện thề bên nhau. Những lời lẽ xót xa, đầy thuyết phục với mong muốn Thúy Vân hiểu mà thông cảm, mà động lòng.

Mối tình ấy lẽ ra sẽ tiếp tục nối duyên nhưng vì sự bất ngờ tới, đó là Thúy Kiều phải bán thân chuộc cha mà giờ bẽ bàng đứt gánh. Một mối tình nồng thắm mà dang dở mà lỡ làng, đầy bất hạnh. Những lời tâm sự của Kiều dường như đã lay động được Thúy Vân, khiến cho Thúy Vân thông cảm, hiểu cho mong muốn của Kiều. Hiểu rằng giờ đây Kiều và Kim Không thể đến bên nhau, đành phải lìa xa nhau cho nên:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Kiều mong rằng Thúy Vân hãy nhận lời thay Kiều mà đến với Kim. Thúy Kiều biết rằng, ngày xuân của Thúy Vân còn dài, nàng còn trẻ có thể có nhiều lựa chọn. Nhưng Thúy Kiều tha thiết mong Thúy vân hãy hiểu cho mình,hãy “xót tình máu mủ” mà đồng ý cho mối luyên duyên này, mối luyên dương “tình chị, duyên em”. Câu thơ như xoáy vào tâm can người đọc, thấy thương thay cho thân phận Thúy Kiều. Khi nàng chuẩn bị bị bán vào lầu xanh mà vẫn còn lo cho các em, lo cho người thương. Nàng muốn chu toàn mọi việc trước khi đi. Vì nàng dường như đã nhìn thấy tương lai của mình đó là thịt nát, xương mòn, ngậm cười chín suối… Một tương lai bi kịch, đen tối, không lối thoát. Nhưng nếu như Vân và Kim Trong nên duyên thì cho dù phải chết đi nàng vẫn thấy mãn nguyện, vẫn vui vẻ ngậm cười nơi chín suối. Có lẽ trong tương lai mù mịt ấy, nàng thấy được chút ánh sáng hạnh phúc le lói khi biết rằng, những người thân yêu của mình đều hạnh phúc.

Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ gió cây,

Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt, khuất lời,

Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Phân tích diễn biến tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích trao duyên-Dường như đã bắt tín hiệu được rằng Thúy Vân mủi lòng và đồng ý cho chị xe duyên với Kim Trọng, Thúy Kiều tiếp tục dùng sự tha thiết,chân thành của mình để Thúy Vân bị thuyết phục 100%. Có lẽ đối với người con gái ở xã hội phong kiến thì “Công dung ngôn hạnh” chính là thước đo cho sự toàn diện, và Thúy Kiều hội tụ hết. Và đây chính là đoạn trích nói về đức hạnh của Thúy Kiều, luôn chăm lo cho các em, gia đình, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng vì hạnh phúc chung.

Sau khi xe duyên cho em, Kiều tiếp tục dặn dò Thúy Vân về những kỉ vật của nàng và Kim Trọng. Trong lời dặn dò ấy có chút xót xa đau đớn khi nàng nói rằng “Duyên này thì giữ vật này của chung”. Trong thâm tâm Kiều mong muốn cả hai nên vợ nên chồng nhưng sau này chỉ xin Thúy Vân đừng quên Thúy Kiều, đừng quên rằng chính nàng là người đã xe duyên cho cả hai. Sau này đã là vợ chồng, hạnh phúc bên nhau, Thúy Kiều chỉ mong Thúy Vân hãy nhớ nàng.

Trong câu thơ có sự giằng xé đau đớn giữa tình cảm của mình và nguyện vọng của mình. Mong muốn xe duyên cho em nhưng lại nhớ đến những kỉ vật và không thể quên được. Chưa kể dường như nàng có dự cảm về cái chết, về tương lai mù mịt tuyệt vọng. Đây cũng chính là sự giằng xé trong tâm trạng của Kiều, nàng đau đáu về mối tình Kim Trọng, đau đáu vì không thể giữ được lời thề ước với Kim Trọng. Đây chính là sự đau đớn về tấm lòng thủy chung hướng về Kim Trọng của Kiều.

Bây giờ trâm gãy bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phân sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Khi đang tâm sự với Thúy vân, Khi đang “lạc trôi” về quá khứ, Thúy Kiều nhớ nhung các kỉ niệm dành cho Kim Trọng nàng trở nên độc thoại và đau đớn giằng xế. Một bên là muốn xe duyên cho em, một bên là đau khổ không muốn lìa xa.

Những lời nói tựa tâm can “kể sao cho hết muôn vàn ái ân” cho thấy tình cảm sâu đậm thế nào. Tình cẩm nhiều đến nỗi không thể đong đếm, không thể thốt thành lời. “Trăm nghìn gửi lạy tình quân” cho thấy sự đau đớn của Kiều chỉ mong Kim Trọng hiểu và thông cảm cho nàng khi đã phản bội lại lời hẹn ước.

Nỗi đau của Kiều có lẽ là vì quá yêu Kim Trọng, coi Kim Trọng như “đấng lang quân” của mình. Người con gái mà đã coi người trong mộng là Kim Lang thì có lẽ họ yêu quá nhiều. Nhất là trong xã hội cũ, trái tim người con gái trao cho chàng trai là thật lòng, thậm chí là cả tâm can họ. Vậy nên khi phải rời xa họ trái tim đau đớn, suy sụp. Trong những lời tâm sự độc thoại của mình ta cảm thấy sự đau đớn, xót xa cho cuộc đời chênh vênh của Kiều. Những giọt nước mắt, những lời kêu than dường như dự báo về tương lai mù mịt, không lối thoát.

Sự giằng xé giữa một bên muốn gả Trọng cho Vân, một bên lại ôm tương tư bóng hình không nỡ rời xa, nghĩ đến cảnh rời xa thì lại đau đớn không thốt lên lời. Kiều đã cố gắng quên đi bản thân mình, nghĩ cho người khác, đây chính là sự hi sinh cao quý mà không phải người con gái nào cũng đủ dũng cảm để làm.n

Kết bài

Khép lại Phân tích diễn biến tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích trao duyên ta vẫn cảm thấy trái tim mình cũng đau nhói thương cho thận phận Kiều. Một người con gái hạnh phúc nhất là tìm được người thương và người ấy cũng thương mình. Trên thế gian này, còn gì tuyệt vời hơn là “yêu và được yêu”. Vậy mà hạnh phúc tày gang, vì chữ hiếu nàng phải phụ chữ tình, còn gì đau đớn hơn. Có lẽ ai đang yêu, đã yêu sẽ hiểu được cảm giác đau đớn giằng xé trong trái tim Thúy Kiều khi không còn lựa chọn xe duyên cho em. Vừa giúp em tìm được bến bờ hạnh phúc, vừa phần nào đáp lại chân tình của Kim Trọng, mong chàng hãy cưới Thúy vân coi như là cố gắng cuối cùng bù đắp cho sự phụ bạc của nàng.

Có lẽ Nguyễn Du cũng thấu hiểu và thương cho Kiều nên mới viết lên được những câu thơ đầy ám ảnh, day dứt như vậy.Từng lời thơ, ý thơ đều mang nỗi buồn đau đớn, sự lạy lục, cầu xin từ cả Vân và Trọng. Thúy Kiều tự cho mình sai, tự cho mình bội bạc, tự mình hành hạ tâm can mình dù cho đây chỉ là nguyên nhân ngoài ý muốn. Qua đây ta càng thương nàng hơn vì nàng đã hi sinh hạnh phúc riêng cho hạnh phúc chung, một người con gái vẹn toàn mà lẽ ra phải được hạnh phúc.

3. Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên

Truyện Kiều chính là kiệt tác số một của nền văn học VIệt Nam. Với đoạn trích Trao duyên, ta đã thấy được những xúc cảm mà nhà thơ gửi gắm qua từng nhân vật của mình. Đặc biệt là nhân vật Kiều, Kiều trong Trao duyên đã để lại trong ta vô vàn suy nghĩ. Với từng hành động “Cậy em, ngồi lên, lạy rồi sẽ thưa” ta hiểu được sự trăn trở trong Kiều lúc này. Kiều man theo nhiều hi vọng và trông cậy vào Vân. Sự kí gửi tình cảm của nàng với em gái giúp ta hiểu được Kiều xót xa, đau đớn như thế nào. Từng cử chỉ, hành động, lời nói của Kiều đều rất chân thực, đều rất chua xót, đau đớn. Kiều không thể không nghẹn ngào. Sự nghẹn ngào ở Kiều khiến ta thêm hiểu về tình cảm sâu nặng mà nàng dành cho Kim Trọng, cho người em gái. Với từng kỉ vật như chiếc vành, như bức tờ mây, Kiều đều trân trọng, đều luyến tiếc và níu giữ. Sự níu giữ ấy cũng vì nàng yêu, nàng trân trọng mối tình đẹp nhưng bị xã hội ấy vùi dập làm đau, làm đớn. Ta càng thêm chua xót cho những suy nghĩ, cho số phận nàng Kiều hẩm hiu. Có lẽ vì thế mà Kiều đã ích kỉ ,ích kỉ để “tình riêng, vật này của chung”. Có lẽ trong Kiều một chút ích kỉ nhen nhóm vẫn còn đó. Nhưng đó chẳng phải là điều minh chứng cho tình cảm của nàng với người yêu hay sao. Còn gì đau đớn, còn gì xót xa hơn thế nữa khi con người phải xa rời những gì mình thân thuộc, mình yêu thương. Đau xót, nghẹn ngào trong lòng Kiều cũng chính là tâm trạng thường tình, đương nhiên của người con gái với những dằn vặt giờ phút phải trao người yêu mình cho một người con gái khác. Việc Kiều tự mình dằn vặt trong thế giới nội tâm cũng là một điều hết sức hợp tình, hợp lí. Nhân vật của chúng ta là người con gái với bao nhạy cảm. Nay xa rời tình yêu, lời độc thoại nội tâm cất lên đau đớn: Ơi Kim Lang, hỡi Kim Lang… càng khiến bạn đọc xót xa muôn phần.

Cảm nhận diễn biến tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên

4. Cảm nhận diễn biến tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên

Mở bài:

Đoạn trích “Trao duyên” có một vị trí đặc biệt trong kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Về phương diện kết cấu, đoạn thơ đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhân vật chính Thúy Kiều: mở đầu cuộc đời lưu lạc, đau khổ. Về phương diện chủ đề, đoạn thơ thể hiện sâu sắc chủ đề bi kịch tình yêu tan vỡ. Về phương diện nghệ thuật, đoạn thơ chứng minh tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du trong miêu tả nội tâm nhân vật.

Thân bài:

Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên diễn biến qua ba chặng như ba nấc thang tâm lí. Mở đầu là những lời yêu cầu khẩn thiết của Kiều đối với Vân:

“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Hai câu thơ cho thấy Kiều vừa khẩn khoản, vừa thiết tha, vừa như đặt cả niềm tin và hi vọng vào Vân. Trong bao từ biểu đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền,…Nguyễn Du đã chọn từ “cậy”. Phải chăng vì chỉ từ “cậy” mới hàm chứa nội dung thông báo nhờ và tin? Lại nữa, tại sao là “chịu lời” mà không phải là “nhận lời”, tại sao “chịu lời” trước rồi mới “thưa” sau? Nếu Kiều trình bày sự việc trước thì chắc gì Vân đã chịu lời. Nói “nhận lời” là đã có ý kiến của người nhận, là có sự tự nguyện của Vân. Nhưng Vân nào đã biết chuyện gì mà tự nguyện hay không tự nguyện. Do vậy phải là “chịu lời”, vì đây là việc Kiều chủ động nài ép Vân, đưa Vân vào hoàn cảnh không nhận không được. Ở đây Kiều hiểu hoàn cảnh khó xử của mình và càng hiểu hoàn cảnh khó xử của cô em gái. Cũng qua đây có thể thấy Nguyễn Du là thi sĩ thật “sâu sắc nước đời”.

Thúy Kiều đã không quá dài lời về hoàn cảnh của mình. Những việc vừa xảy ra ai chẳng rõ. Nhưng bất hạnh của Kiều thì chỉ Vân mới là người thấu hiểu. Bởi chính Vân là người chứng kiến cả hai biến cố của đời Kiều: “Khi gặp chàng Kim” và khi “sóng gió bất kì”. Các mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều lúc này không phải là giữa hiếu và tình. Giải quyết mâu thuẫn giữa hiếu và tình, Kiều đã làm xong, tuy khó khăn nhưng dứt khoát và có phần thanh thản: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Vả lại, nếu là chuyện chữ hiếu thì Kiều đâu phải “cậy”, phải “lạy”, phải “thưa” với cô em gái của mình; việc gá duyên, với Vân là trách nhiệm và nghĩa vụ.

Mâu thuẫn chính được thể hiện qua đoạn trích là “mâu thuẫn giữa tình yêu lứa đôi và hạnh phúc bị tan vỡ”. Sự dở dang, tan vỡ này được thể hiện qua một câu thơ mang sắc thái thành ngữ: “Giữa đường đứt gánh tương tư”. Hình ảnh ẩn dụ “giữa đường đứt gánh” ta đã từng gặp trong ca dao. Thì ra, những đau khổ của Thúy Kiều nào có xa lạ gì với những số phận của người phụ nữ xưa. Tuy nhiên, bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiều vẫn là đau đớn hơn bất cứ thiên tình sử nào trong văn học trước đó.

Sau tám câu mở đầu Kiều nói với Vân về nỗi bất hạnh của mình, về sự thấu hiểu hoàn cảnh khó xử của em, Kiều tiếp tục thuyết phục Vân thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng. Kiều nói với Vân bằng những lời tâm sự biểu hiện qua các câu thơ mang phong cách thành ngữ: “tình máu mủ”, “lời nước non”, “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”. Những lời tâm sự có tác dụng thuyết phục. Kiều ràng buộc Vân bằng tình máu mủ, lại khẩn cầu em cho mình chút vui, chút ơn, chút thơm lây vì đức hi sinh cao đẹp của em:

“Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Vừa thuyết phục vừa ràng buộc, ràng buộc nhưng vẫn khẩn cầu, Kiều đã đạt được mục đích: nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Nhưng chính lúc mục đích đạt được là lúc bi kịch tình yêu của Kiều lên tới đỉnh cao. Kiều biết Thúy Vân lấy Kim Trọng là để trả nghĩa, là do “xót tình máu mủ” chứ không phải vì “lời nước non” cho nên Kiều chỉ có thể trao duyên cho Vân, còn tình yêu, nàng đâu có dễ trao. Với tình yêu, Kiều là “người mệnh bạc”. Nàng tìm cách trở về với tình yêu bằng hai con đường: để lại kỉ vật, linh hồn bất tử.

Kiều đã trao lại Vân những kỉ vật. Nàng những mong, bằng kỉ vật, nàng sẽ hiện diện trong tình yêu. Những kỉ vật thiêng liêng và đẹp đẽ: “Chiếc thoa với bức tờ mây”, “phím đàn với mảnh hương nguyền”. Kỉ vật đẹp đẽ bởi nó gắn liền với những ngày đẹp nhất của đời Kiều. Kỉ vật thiêng liêng bởi nó là riêng – chỉ riêng cho Kiều và Kim Trọng. Kiều không muốn trao cho người thứ ba, dù đó là em mình. Bao xót xa trong một từ “của chung”: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”. Bao đớn đau trong một từ “ngày xưa”: “Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”.

Hiện thực đẹp đẽ, rực rỡ vừa mới đây thôi đã trở thành quá vãng. Thời gian khách thể bị phá vỡ, nhường chỗ cho thời gian của tâm trạng. Kỉ vật còn đó mà đối với tình yêu, Kiều không hiện diện. Có nghĩa gì đâu khi “chút của tin” còn mà người thì đã mất. Con đường trở về bằng kỉ vật đã không giúp được Kiều.

Kiều tìm đến con đường thứ hai, con đường trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử: “Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”. Kiều những mong bằng sự trở về ấy nàng có thể trả nghĩa Kim Trọng, nàng sẽ nhận được sự đồng cảm của người thương “Rưới xin giọt nước cho người thác oan”. Thế nhưng, như có người đã nói, nếu trong thiên tình sử xưa, giọt lệ Mị Nương rơi xuống chén trà và oan hồn Trương Chi được giải tỏa thì trong “Đoạn trường tân thanh”, giọt lệ của chàng Kim không thể làm tan mối tình oan khuất của nàng Kiều. Bởi sự trở về bằng linh hồn bất tử là sự trở về không có gặp gỡ.

Kết thúc đoạn thơ, yếu tố bi kịch không những không giảm mà còn được đẩy lên mức cao hơn. Ấy là lúc sự trở về bằng linh hồn, sự trở về siêu hình bất lực trước những cảm nhận thực tế của người con gái họ Vương. Kiều ý thức rất rõ về cái hiện sinh, cái “bây giờ”: “Trâm gãy gương tan”, “Tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi”.

Kiều ý thức về cái hiện hữu, cái “bây giờ” và Kiều càng thương mình. Ai nỡ trách nàng sau khi thương người, vì người, nàng đã tự thương mình. Nàng có một chút vì mình cũng không phải là vị kỉ mà vẫn là rất mực vị tha. “Vì người” thì hoàn toàn không chút bóng dáng của đau thương cá nhân. Chỉ khi mọi sự “đối với người” đều xong xuôi, bây giờ mới nhìn lại tấm lòng mình, tình cảnh mình. Nỗi đau của nàng sâu nặng biết bao” (Lê Trí Viễn).

Tâm trạng bi kịch của Kiều càng sâu sắc khi trước sự chà đạp của số phận nàng vẫn không thôi khát vọng về một tình yêu thiết tha, vĩnh viễn: “Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”, “Trăm nghìn gửi lạy tình quân”. Sự hiện hữu của tình yêu làm Kiều quên đi sự hiện hữu của người em gái. Đang từ đối thoại với Vân, Kiều trở về độc thoại nội tâm và rồi nàng như hướng tất cả về Kim Trọng:

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Trong một câu thơ, tên Kim Trọng được gọi đến hai lần, kèm theo là những thán từ chỉ sự đớn đau, tuyệt vọng “ôi”, “hỡi”. Câu thơ trên ngắt nhịp 3/3 đọc lên như tiếng nấc, để rồi đến câu thơ dưới nhịp thơ dài ra như một lời than. Lời trao duyên kết thúc bằng một lời than, bằng tiếng kêu đớn đau, tuyệt vọng. Tuy nhiên, tình yêu tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu được khẳng định. Đó là nét đẹp cao quý của tâm hồn Kiều, là giá trị nhân văn bền vững của “Truyện Kiều”. Đoạn thơ có bi kịch, đau thương nhưng không thê lương, đen tối, trái lại vẫn ngời lên ánh sáng niềm tin vào tình yêu, vào con người.

Kết bài:

Đoạn thơ miêu tả một cơn khủng hoảng, một trận sóng gió tơi bời trong lòng người con gái tội nghiệp Thúy Kiều. Nàng đau khổ, quằn quại đâu phải vì bản thân mình ? Tất cả trái tim yêu thương nàng đành cho người yêu… Tấm lòng vị tha ấy cao đẹp biết chừng nào! Thương người đằm thắm sâu xa, mong muốn cho người được hạnh phúc, còn mình thì chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh, tấm lòng ấy đã gây xúc động thật sự trong lòng người đọc. Đó cũng là nét sáng ngời trong phẩm giá của Thúy Kiều, khiến cho hàng sông mãi với thời gian. Đoạn thơ đồng thời cho ta thấy “sức cảm thông lạ lùng” (Hoài Thanh) của nhà đại thi hào dân tộc đối với những khổ đau và khát vọng tình yêu của con người. Qua đoạn trích “Trao duyên”, ta còn thấy bút pháp miêu tả nội tâm đặc sắc của đại thi hào.

5. Diễn biến tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên

Mở bài:

Tình yêu trong văn học trung đại Việt Nam dường như ít được đề cập đến. Trong các mối tình trung đại, nổi bật nhất phải kể đến mối tình giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Đó là mối tình đẹp bậc nhất nhưng cũng bi kịch bậc nhất của văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Cuộc đời Kiều là một chuỗi ngày bi kịch nhưng bi kịch đau đớn nhất, tác động mạnh mẽ nhất đến cuộc đời Kiều là bi kịch tình yêu của nàng và Kim Trọng. Khi quyết định bán mình chuộc cha, Kiều đã mạnh mẽ bao nhiêu thì đến khi đối diện với tình yêu của bản thân nàng lại càng đau đớn và bất lực bấy nhiêu. Chấp nhận gả cho Mã Giám Sinh, tương lai mù mịt nhưng những điều đó không làm nàng bận lòng. Trong những giây phút này, Kiều chỉ nghĩ đến Kim Trọng. Và nàng đã bất ngờ đưa ra một quyết định cho mối tình này – trao duyên cho Thúy Vân. Tâm trạng Kiều khi ấy đầy những đau đớn giằng xé ấy được thể hiện rõ nét trong đoạn trích “Trao duyên”.

Thân bài

Trước khi phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta cần nắm được vị trí của trích đoạn này trong tác phẩm. Truyện Kiều của Nguyễn Du được cấu tạo theo kết cấu quen thuộc Hội ngộ – Lưu lạc – Đoàn viên. Trong đó, đoạn trích Trao duyên đóng vai trò bản lề – kết thúc chuỗi ngày hạnh phúc và mở đầu cho chuỗi ngày bi kịch.

Sau đêm Kiều và Kim Trọng thề nguyền, Kim Trọng phải trở về Liêu Dương hộ tang chú. Gia đình Kiều lại bị thằng bán tơ vu oan giáng họa. Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Chữ hiếu đã xong những vẫn còn chữ tình. Đêm trước khi theo Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh món nợ ân tình với Kim Trọng. Thúy Vân tỉnh giấc đến bên ân cần hỏi han và Kiều nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu dang dở cho em, nhờ em thay mình trả nghĩa cho chàng Kim. Đây là một nghịch cảnh éo le, một bi kịch đầy nước mắt của cuộc đời Kiều.

Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên được thể hiện rất rõ qua đoạn mở đầu là lời cầu khẩn của Kiều đối với Vân. Tâm trạng nào lúc này thật khó nói. Bởi trao duyên tình của mình cho người khác thật đau đớn và càng khó xử hơn khi nàng ý thức được việc này sẽ ảnh hưởng hệ trọng đến cuộc đời của Thúy Vân.

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Ở hai câu thơ này, tác giả đã tạo ra một tình huống, một không khí đặc biệt. Những lời nói, hành động của Kiều trở nên trang trọng khác thường. Nguyễn Du sử dụng từ “cậy” mà không dùng “nhờ”, dùng “chịu” mà không dùng nhận. Bởi ở từ cậy ngoài nét nghĩa “nhờ” còn mang thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối. Mặt khác, từ “cậy” mang thanh trắc tạo được âm điệu nặng nề gợi được sự quằn quại trong tâm hồn Kiều lúc này. Chị nhờ em với tất cả lòng tin của chị. Dùng “chịu” mà không dùng “nhận”, bởi “nhận” có phần nào tự nguyện còn “chịu” có phần bắt buộc. Kiều dường như đã đưa Vân vào hoàn cảnh không thể chối từ.

“Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Ba động từ nối tiếp nhau ngồi – lạy – thưa gợi nhiều suy nghĩ. Tại sao Kiều lại phải lạy Vân?

Tại sao lại phải lạy rồi mới thưa? “Lạy”, “thưa” vốn là những từ thể hiện thái độ trân trọng, trang nghiêm và kính cẩn – thường dùng để chỉ cho người bề trên hoặc người mình chịu ơn. Ta thấy có sự thay đổi vị thế giữa Kiều và Vân, giữa họ không còn được đặt trong quan hệ chị – em mà đang trong quan hệ người ban ơn – kẻ chịu ơn. Kiều ý thức được sự việc mà nàng nói ra đây sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của Vân. Vì vậy, lạy ở đây là lạy cái đức hi sinh của Vân. Kiều đã hạ mình hết mực với một thái độ trang trọng, nghiêm túc.

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Khi phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta thấy tình yêu dang dở của Kiều và Kim Trọng được trình bày ngắn gọn qua thành ngữ “giữa đường đứt gánh”. Đồng thời sự kết hợp “giữa đường đứt gánh” và “tương tư” đã cụ thể hóa một khái niệm trừu tượng khiến nó như có hình có khối và càng khắc sâu thêm nỗi đau nơi tâm hồn Kiều. Vì thế mà “mặc em” tùy em định liệu nhưng cũng chỉ có duy nhất em là người có thể quyết định mà thôi. Câu thơ tuy không phải lời trao duyên chính thức nhưng đã phần nào ràng buộc.

“Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kỳ

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Kiều điểm qua những sự kiện quan trọng trong cuộc đời mình. Đó là khi nàng gặp chàng Kim và sóng gió bất kỳ xảy ra. Hai sự kiện có sức ảnh hưởng lớn đến Kiều và đồng thời hai sự kiện này cũng được Vân chứng kiến. Những kỉ niệm với Kim Trọng được liệt kê ngắn gọn nhưng cũng đủ cho ta thấy được cái tình khắng khít gắn bó của họ. Có thể thấy, diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, đặc biệt qua những câu thơ này vô cùng xúc động.

Điệp từ “khi” như nhấn mạnh về quãng thời gian tươi đẹp ấy. Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì “sóng gió bất kỳ”. Tâm trạng của Kiều lúc này không phải là mâu thuẫn giữa hiếu và tình. Bởi nàng sớm đã lựa chọn chữ hiếu. Nếu bốn câu trên có tính chất thông báo nhưng lời trao duyên vẫn chưa trực tiếp thì đến bốn câu sau Kiều đã trực tiếp đưa ra lý lẽ để thuyết phục em nhận lời.

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Khi phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta nhận thấy ngày xuân ở đây không chỉ mang ý nghĩa là tuổi trẻ mà đó còn là những tháng ngày vui vẻ hạnh phúc ấm êm. Kiều cũng hy vọng ngày dài tháng rộng cùng Kim Trọng sẽ mang lại hạnh phúc cho Vân khi em “chắp mối tơ thừa”. Tuổi trẻ của em là lý do đầu tiên được nàng viện dẫn. Tình máu mủ thiêng liêng mới là lý do quan trọng nhất để thuyết phục Vân nhận lời.

Bên cạnh đó, Kiều còn viện dẫn cái chết của mình. Viện dẫn cái chết không nhằm mục đích đẩy Vân vào tình thế khó xử mà để thể hiện sự toại nguyện, biết ơn của Kiều đối với Vân nếu em đồng ý. Lời thỉnh cầu của Kiều chủ yếu thiên về mặt tình cảm. Kiều luôn đặt mình trong vị thế của người chịu ơn nên lời lẽ của nàng cũng vì thế mà trở nên khẩn khoản tha thiết. Tâm trạng của nàng lúc này chỉ hướng về việc thuyết phục em nhận lời, là tiếng nói của lý trí bỏ qua trái tim đang quặn thắt. Đến đây, diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên đã được đẩy lên cao độ, cho thấy biết bao giằng xé trong tâm hồn nàng Kiều.

Trong quá trình phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta thấy sau khi tìm lý lẽ thuyết phục em, Kiều không để cho Vân có cơ hội nói mà nàng lập tức hành động – trao kỷ vật cho Vân. Gọi là kỷ vật bởi lẽ những vật này chứa đựng biết bao kỷ niệm ngọt ngào của cuộc tình mới chớm.

“Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung”

Duyên này chính mối tình giữa nàng và Kim Trọng. Mối tình này nàng chỉ nhờ Vân “giữ”, không hoàn toàn trao hẳn cho Vân. Trao kỷ vật chính là sự cụ thể hóa cho trao duyên. Trao kỷ vật cho Vân nhưng lại nói với em đây là “của chung”, biết bao đau đớn trong hai từ “của chung” ấy. Của chung ấy là của ai? Nếu trước kia đó là của Kim – Kiều thì giờ có một sự đổi ngôi Kim – Vân, nhưng còn dường như là Kim – Kiều – Vân. Khi Vân đồng ý nhận lời và nhận kỷ vật là lúc bi kịch trong lòng Kiều bắt đầu trào dâng không sao kìm nén. Tâm trạng, sự đau của Kiều được soi chiếu ở sự đối lập, mâu thuẫn còn – mất, hợp – tan trong cõi âm dương cách trở. Sau khi trao duyên, Kiều tự nhận mình là người mệnh bạc.

“Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”

Bởi lẽ, mất đi tình yêu, mất đi hy vọng cuộc đời nàng giờ đây không còn ý nghĩa. Đau đớn hơn, Kiều lại là người chính tay dập tắt mối tình mới nhóm ấy. Điệp khúc “mệnh bạc” này đã gắn chặt với cuộc đời Kiều. Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta nhận ra những chuỗi ngày bi kịch của tương lai cũng không đau xót bằng cõi lòng nàng đã nát tan ở hiện tại.

“Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương huyền ngày xưa”

Từ “của chung” giờ đã chuyển thành “của tin”. Kỷ vật trao thì đã thành của chung, nhưng kỷ niệm và tình cảm ấy không thể trao trọn nên vẫn là của tin của chỉ Kiều và Kim. Một lần nữa gợi nhắc lại kỷ niệm “phím đàn”, “mảnh hương huyền”, nhưng bao kỷ niệm giờ chỉ còn tồn tại trong ký ức, trong quá khứ xa xăm. Nàng hướng tầm nhìn đến tương lai nhưng tương lai lại càng tuyệt vọng bế tắc.

“Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời

Rưới xin chén nước cho người thác oan”

Từ kỷ niệm ngọt ngào của quá khứ, Kiều đã đưa suy nghĩ đến tương lai. Nhưng thế giới tương lai mà Kiều hình dung là một cuộc sống cõi âm mù mịt, tăm tối. Thúy Kiều trăn trở và tiếc nuối mối tình đầu trong trắng với những hẹn thề chưa thể thưc hiện được và nghĩ mình là người chết oan, cho nên ngôn ngữ nói như nửa tỉnh, nửa mê: hiu hiu, hương khói, ngọn cỏ, lá cây…mà thực sự là tâm trạng đớn đau dằn vặt khôn nguôi.

Vẫn đang nói với Vân, đang dặn dò và tâm tình cùng em, nhưng hình như càng nói, Kiều càng dầng quên sự có mặt của em. Nàng chỉ nói một mình, với mình, thầm thì thành tiếng về tương lai mù mịt, thê thảm của chính mình. Đang sống mà nàng lại nói đến cái chết cho thấy nỗi đau của Kiều dồn lên đến đỉnh điểm. Những câu thơ trên khi phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta thấy nó đã có tác dụng giúp thể hiện tình cảm bền chặt, thủy chung và mãnh liệt của Kiều đối với Kim Trọng.

Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên từ lời tâm sự với Thúy Vân, Kiều chuyển dần sang lời độc thoại với chính bản thân mình. Bất lực, uất ức, nghẹn ngào bắt đầu trào dâng bật thành lời thơ. Tiếng thơ cũng chính là tiếng lòng nàng.

“Bây giờ trâm gãy bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phận sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”

Hiện tại và quá khứ bỗng trở thành hai khoảng thời gian lạ lẫm. Quá khứ hạnh phúc ngọt ngào bao nhiêu thì hiện giờ đây ngay lúc này nàng chỉ thấy đau đớn đắng cay. Quá khứ được nhắc đến nhưng chỉ qua gợi nhắc “muôn vàn ái ân”. Quá khứ hạnh phúc không thể đong đếm nhưng ngắn ngủi giữa chừng đứt gánh đầy bàng hoàng. Ngỡ như mọi chuyện chỉ mới vừa xảy ra. Đối lập với quá khứ là hiện tại. đó là hiện tại của “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “hoa trôi lỡ làng” gợi sự chia ly muôn vàn xót xa. Ái ân hạnh phúc ngày xưa nay còn đâu.

“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Kiều ý thức được thực tại bẽ bàng, buồn thay cho thân phận mình. Nhưng nàng lại nhận tất cả mọi chuyện về mình, mọi lỗi lầm về mình. Cách sử dụng thán từ kết hợp với điệp từ “Kim lang” cho thấy một tiếng gọi đau đớn, níu kéo trong tuyệt vọng. Trong thời khắc đau đớn của tâm hồn, Kiều vẫn hướng tất cả về phía Kim Trọng. Kiều rơi vào bi kịch đau xót của tình yêu nhưng vẫn mang vẻ đẹp cao thượng của sự hi sinh. Cuộc trao duyên từ biệt trở thành cuộc tử biệt sinh ly.

Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, người đọc nhận thấy ở những dòng thơ này chính là một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát. Trái tim bắt đầu thổn thức và lên tiếng.

Nguyễn Du đã vận dụng thành công phép biện chứng của tâm hồn diễn tả tinh tế từng bước chuyển biến tâm trạng của Kiều. Cách sử dụng từ ngữ kết hợp với hình ảnh giàu giá trị biểu cảm đã diễn tả rõ nét tâm trạng bi kịch giằng xé của Kiều. Còn gì đau đớn hơn khi chính tay mình dập tắt mối tình đầu tươi đẹp. Qua đó, người đọc đồng cảm và thấu hiểu hơn với Kiều.

Kết bài:

Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” là một khúc “đoạn trường” bậc nhất trong thiên “Đoạn trường tân thanh” của cuộc đời Kiều. Với con mắt tinh đời “trông thấu sáu cõi nhân gian”, Nguyễn Du đã tái hiện lại cuộc trao duyên với biết bao cảm xúc ngổn ngang ấy. Qua đó, ta càng thêm hiểu hơn cho Thúy Kiều hiểu hơn cho quyết định trao duyên những tưởng đầy vô lý ấy nhưng lại thấm đượm một tình yêu chân thành mà nàng dành cho Kim Trọng.

6. Hướng dẫn chi tiết Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên

Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên đã cho ta thấy rõ nét nhất tấn bi kịch cuộc đời nàng Kiều khi bị đặt vào tình thế hy sinh hạnh phúc đời mình để cứu cha, cũng như đức tính, phẩm hạnh tốt đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều qua đoạn trích. Dưới đây Hoatieu.vn xin chia sẻ đến các bạn hướng dẫn chi tiết cách cảm nhận, phân tích diễn biến tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân.

Mở bài: Tình yêu trong văn học trung đại Việt Nam dường như ít được đề cập đến. Trong các mối tình trung đại, nổi bật nhất phải kể đến mối tình giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Đó là mối tình đẹp bậc nhất nhưng cũng bi kịch bậc nhất của văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Cuộc đời Kiều là một chuỗi ngày bi kịch nhưng bi kịch đau đớn nhất, tác động mạnh mẽ nhất đến cuộc đời Kiều là bi kịch tình yêu của nàng và Kim Trọng. Khi quyết định bán mình chuộc cha, Kiều đã mạnh mẽ bao nhiêu thì đến khi đối diện với tình yêu của bản thân nàng lại càng đau đớn và bất lực bấy nhiêu. Chấp nhận gả cho Mã Giám Sinh, tương lai mù mịt nhưng những điều đó không làm nàng bận lòng. Trong những giây phút này, Kiều chỉ nghĩ đến Kim Trọng. Và nàng đã bất ngờ đưa ra một quyết định cho mối tình này – trao duyên cho Thúy Vân. Tâm trạng Kiều khi ấy đầy những đau đớn giằng xé ấy được thể hiện rõ nét trong đoạn trích “Trao duyên”.

Vị trí đoạn trích Trao duyên trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Trước khi phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta cần nắm được vị trí của trích đoạn này trong tác phẩm. Truyện Kiều của Nguyễn Du được cấu tạo theo kết cấu quen thuộc Hội ngộ – Lưu lạc – Đoàn viên. Trong đó, đoạn trích Trao duyên đóng vai trò bản lề – kết thúc chuỗi ngày hạnh phúc và mở đầu cho chuỗi ngày bi kịch.

Sau đêm Kiều và Kim Trọng thề nguyền, Kim Trọng phải trở về Liêu Dương hộ tang chú. Gia đình Kiều lại bị thằng bán tơ vu oan giáng họa. Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Chữ hiếu đã xong những vẫn còn chữ tình. Đêm trước khi theo Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh món nợ ân tình với Kim Trọng. Thúy Vân tỉnh giấc đến bên ân cần hỏi han và Kiều nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu dang dở cho em, nhờ em thay mình trả nghĩa cho chàng Kim. Đây là một nghịch cảnh éo le, một bi kịch đầy nước mắt của cuộc đời Kiều.

Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên

Tâm trạng của Kiều khi mở lời trao duyên

Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên được thể hiện rất rõ qua đoạn mở đầu là lời cầu khẩn của Kiều đối với Vân. Tâm trạng nào lúc này thật khó nói. Bởi trao duyên tình của mình cho người khác thật đau đớn và càng khó xử hơn khi nàng ý thức được việc này sẽ ảnh hưởng hệ trọng đến cuộc đời của Thúy Vân.

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Ở hai câu thơ này, tác giả đã tạo ra một tình huống, một không khí đặc biệt. Những lời nói, hành động của Kiều trở nên trang trọng khác thường. Nguyễn Du sử dụng từ “cậy” mà không dùng “nhờ”, dùng “chịu” mà không dùng nhận. Bởi ở từ cậy ngoài nét nghĩa “nhờ” còn mang thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối. Mặt khác, từ “cậy” mang thanh trắc tạo được âm điệu nặng nề gợi được sự quằn quại trong tâm hồn Kiều lúc này. Chị nhờ em với tất cả lòng tin của chị. Dùng “chịu” mà không dùng “nhận”, bởi “nhận” có phần nào tự nguyện còn “chịu” có phần bắt buộc. Kiều dường như đã đưa Vân vào hoàn cảnh không thể chối từ.

“Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Ba động từ nối tiếp nhau ngồi – lạy – thưa gợi nhiều suy nghĩ. Tại sao Kiều lại phải lạy Vân? Tại sao lại phải lạy rồi mới thưa? “Lạy”, “thưa” vốn là những từ thể hiện thái độ trân trọng, trang nghiêm và kính cẩn – thường dùng để chỉ cho người bề trên hoặc người mình chịu ơn. Ta thấy có sự thay đổi vị thế giữa Kiều và Vân, giữa họ không còn được đặt trong quan hệ chị – em mà đang trong quan hệ người ban ơn – kẻ chịu ơn. Kiều ý thức được sự việc mà nàng nói ra đây sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của Vân. Vì vậy, lạy ở đây là lạy cái đức hi sinh của Vân. Kiều đã hạ mình hết mực với một thái độ trang trọng, nghiêm túc.

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Khi phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta thấy tình yêu dang dở của Kiều và Kim Trọng được trình bày ngắn gọn qua thành ngữ “giữa đường đứt gánh”. Đồng thời sự kết hợp “giữa đường đứt gánh” và “tương tư” đã cụ thể hóa một khái niệm trừu tượng khiến nó như có hình có khối và càng khắc sâu thêm nỗi đau nơi tâm hồn Kiều. Vì thế mà “mặc em” tùy em định liệu nhưng cũng chỉ có duy nhất em là người có thể quyết định mà thôi. Câu thơ tuy không phải lời trao duyên chính thức nhưng đã phần nào ràng buộc.

“Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kỳ

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Kiều điểm qua những sự kiện quan trọng trong cuộc đời mình. Đó là khi nàng gặp chàng Kim và sóng gió bất kỳ xảy ra. Hai sự kiện có sức ảnh hưởng lớn đến Kiều và đồng thời hai sự kiện này cũng được Vân chứng kiến. Những kỉ niệm với Kim Trọng được liệt kê ngắn gọn nhưng cũng đủ cho ta thấy được cái tình khắng khít gắn bó của họ. Có thể thấy, diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, đặc biệt qua những câu thơ này vô cùng xúc động.

Điệp từ “khi” như nhấn mạnh về quãng thời gian tươi đẹp ấy. Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì “sóng gió bất kỳ”. Tâm trạng của Kiều lúc này không phải là mâu thuẫn giữa hiếu và tình. Bởi nàng sớm đã lựa chọn chữ hiếu. Nếu bốn câu trên có tính chất thông báo nhưng lời trao duyên vẫn chưa trực tiếp thì đến bốn câu sau Kiều đã trực tiếp đưa ra lý lẽ để thuyết phục em nhận lời.

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Khi phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta nhận thấy ngày xuân ở đây không chỉ mang ý nghĩa là tuổi trẻ mà đó còn là những tháng ngày vui vẻ hạnh phúc ấm êm. Kiều cũng hy vọng ngày dài tháng rộng cùng Kim Trọng sẽ mang lại hạnh phúc cho Vân khi em “chắp mối tơ thừa”. Tuổi trẻ của em là lý do đầu tiên được nàng viện dẫn. Tình máu mủ thiêng liêng mới là lý do quan trọng nhất để thuyết phục Vân nhận lời.

Bên cạnh đó, Kiều còn viện dẫn cái chết của mình. Viện dẫn cái chết không nhằm mục đích đẩy Vân vào tình thế khó xử mà để thể hiện sự toại nguyện, biết ơn của Kiều đối với Vân nếu em đồng ý. Lời thỉnh cầu của Kiều chủ yếu thiên về mặt tình cảm. Kiều luôn đặt mình trong vị thế của người chịu ơn nên lời lẽ của nàng cũng vì thế mà trở nên khẩn khoản tha thiết. Tâm trạng của nàng lúc này chỉ hướng về việc thuyết phục em nhận lời, là tiếng nói của lý trí bỏ qua trái tim đang quặn thắt. Đến đây, diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên đã được đẩy lên cao độ, cho thấy biết bao giằng xé trong tâm hồn nàng Kiều.

Tâm trạng của Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em

Trong quá trình phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta thấy sau khi tìm lý lẽ thuyết phục em, Kiều không để cho Vân có cơ hội nói mà nàng lập tức hành động – trao kỷ vật cho Vân. Gọi là kỷ vật bởi lẽ những vật này chứa đựng biết bao kỷ niệm ngọt ngào của cuộc tình mới chớm.

“Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung”

Duyên này chính mối tình giữa nàng và Kim Trọng. Mối tình này nàng chỉ nhờ Vân “giữ”, không hoàn toàn trao hẳn cho Vân. Trao kỷ vật chính là sự cụ thể hóa cho trao duyên. Trao kỷ vật cho Vân nhưng lại nói với em đây là “của chung”, biết bao đau đớn trong hai từ “của chung” ấy. Của chung ấy là của ai? Nếu trước kia đó là của Kim – Kiều thì giờ có một sự đổi ngôi Kim – Vân, nhưng còn dường như là Kim – Kiều – Vân. Khi Vân đồng ý nhận lời và nhận kỷ vật là lúc bi kịch trong lòng Kiều bắt đầu trào dâng không sao kìm nén. Tâm trạng, sự đau của Kiều được soi chiếu ở sự đối lập, mâu thuẫn còn – mất, hợp – tan trong cõi âm dương cách trở. Sau khi trao duyên, Kiều tự nhận mình là người mệnh bạc.

“Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”

Bởi lẽ, mất đi tình yêu, mất đi hy vọng cuộc đời nàng giờ đây không còn ý nghĩa. Đau đớn hơn, Kiều lại là người chính tay dập tắt mối tình mới nhóm ấy. Điệp khúc “mệnh bạc” này đã gắn chặt với cuộc đời Kiều. Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta nhận ra những chuỗi ngày bi kịch của tương lai cũng không đau xót bằng cõi lòng nàng đã nát tan ở hiện tại.

“Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương huyền ngày xưa”

Từ “của chung” giờ đã chuyển thành “của tin”. Kỷ vật trao thì đã thành của chung, nhưng kỷ niệm và tình cảm ấy không thể trao trọn nên vẫn là của tin của chỉ Kiều và Kim. Một lần nữa gợi nhắc lại kỷ niệm “phím đàn”, “mảnh hương huyền”, nhưng bao kỷ niệm giờ chỉ còn tồn tại trong ký ức, trong quá khứ xa xăm. Nàng hướng tầm nhìn đến tương lai nhưng tương lai lại càng tuyệt vọng bế tắc.

“Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời

Rưới xin chén nước cho người thác oan”

Từ kỷ niệm ngọt ngào của quá khứ, Kiều đã đưa suy nghĩ đến tương lai. Nhưng thế giới tương lai mà Kiều hình dung là một cuộc sống cõi âm mù mịt, tăm tối. Thúy Kiều trăn trở và tiếc nuối mối tình đầu trong trắng với những hẹn thề chưa thể thưc hiện được và nghĩ mình là người chết oan, cho nên ngôn ngữ nói như nửa tỉnh, nửa mê: hiu hiu, hương khói, ngọn cỏ, lá cây…mà thực sự là tâm trạng đớn đau dằn vặt khôn nguôi.

Vẫn đang nói với Vân, đang dặn dò và tâm tình cùng em, nhưng hình như càng nói, Kiều càng dầng quên sự có mặt của em. Nàng chỉ nói một mình, với mình, thầm thì thành tiếng về tương lai mù mịt, thê thảm của chính mình. Đang sống mà nàng lại nói đến cái chết cho thấy nỗi đau của Kiều dồn lên đến đỉnh điểm. Những câu thơ trên khi phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, ta thấy nó đã có tác dụng giúp thể hiện tình cảm bền chặt, thủy chung và mãnh liệt của Kiều đối với Kim Trọng.

Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về chàng Kim

Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên từ lời tâm sự với Thúy Vân, Kiều chuyển dần sang lời độc thoại với chính bản thân mình. Bất lực, uất ức, nghẹn ngào bắt đầu trào dâng bật thành lời thơ. Tiếng thơ cũng chính là tiếng lòng nàng.

“Bây giờ trâm gãy bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phận sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”

Hiện tại và quá khứ bỗng trở thành hai khoảng thời gian lạ lẫm. Quá khứ hạnh phúc ngọt ngào bao nhiêu thì hiện giờ đây ngay lúc này nàng chỉ thấy đau đớn đắng cay. Quá khứ được nhắc đến nhưng chỉ qua gợi nhắc “muôn vàn ái ân”. Quá khứ hạnh phúc không thể đong đếm nhưng ngắn ngủi giữa chừng đứt gánh đầy bàng hoàng. Ngỡ như mọi chuyện chỉ mới vừa xảy ra. Đối lập với quá khứ là hiện tại. đó là hiện tại của “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “hoa trôi lỡ làng” gợi sự chia ly muôn vàn xót xa. Ái ân hạnh phúc ngày xưa nay còn đâu.

“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Kiều ý thức được thực tại bẽ bàng, buồn thay cho thân phận mình. Nhưng nàng lại nhận tất cả mọi chuyện về mình, mọi lỗi lầm về mình. Cách sử dụng thán từ kết hợp với điệp từ “Kim lang” cho thấy một tiếng gọi đau đớn, níu kéo trong tuyệt vọng. Trong thời khắc đau đớn của tâm hồn, Kiều vẫn hướng tất cả về phía Kim Trọng. Kiều rơi vào bi kịch đau xót của tình yêu nhưng vẫn mang vẻ đẹp cao thượng của sự hi sinh. Cuộc trao duyên từ biệt trở thành cuộc tử biệt sinh ly.

Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật

Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên, người đọc nhận thấy ở những dòng thơ này chính là một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát. Trái tim bắt đầu thổn thức và lên tiếng.

Nguyễn Du đã vận dụng thành công phép biện chứng của tâm hồn diễn tả tinh tế từng bước chuyển biến tâm trạng của Kiều. Cách sử dụng từ ngữ kết hợp với hình ảnh giàu giá trị biểu cảm đã diễn tả rõ nét tâm trạng bi kịch giằng xé của Kiều. Còn gì đau đớn hơn khi chính tay mình dập tắt mối tình đầu tươi đẹp. Qua đó, người đọc đồng cảm và thấu hiểu hơn với Kiều.

Kết bài:

Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” là một khúc “đoạn trường” bậc nhất trong thiên “Đoạn trường tân thanh” của cuộc đời Kiều. Với con mắt tinh đời “trông thấu sáu cõi nhân gian”, Nguyễn Du đã tái hiện lại cuộc trao duyên với biết bao cảm xúc ngổn ngang ấy. Qua đó, ta càng thêm hiểu hơn cho Thúy Kiều hiểu hơn cho quyết định trao duyên những tưởng đầy vô lý ấy nhưng lại thấm đượm một tình yêu chân thành mà nàng dành cho Kim Trọng.

7. Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên - Mẫu 1

Tai biến ập đến, Thúy Kiều đã đi theo con đường quen thuộc của những con người hiếu thảo: “Để lời thệ hải minh sơn/ Làm con trước phải đền ơn sinh thành. “Khi mâu thuẫn giữa hiếu và tình đã được giải quyết, Thúy Kiều lại rơi vào một bi kịch khác, đau đớn và nhức nhối hơn. Đoạn trích Trao duyên đã khắc họa sâu sắc bi kịch đó của Thúy Kiều đồng thời cũng khiến chúng ta trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng.

Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều một mình đối diện với chính mình, với ngọn đèn in bóng đau khổ đã cạn dần với chiếc khăn thấm lệ đã đẫm nước mắt: “Dẫu chong trắng địa, lệ tràn thấm khăn”. Điều gì đã khiến nàng “ngồi nhẫn tàn canh”. Trong tâm trạng “bàn hoàn” đến vậy? Chỉ đến khi Thúy Vân “ghé đến ân cần hỏi han” Kiều mới thổ lộ tâm sự sâu kín của nàng. Người con gái tài sắc ấy không chỉ có lòng hiếu thảo với cha mẹ mà trong tình yêu, nàng là con người thiết tha, sâu nặng, vị tha đến quên mình. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Thúy Kiều. Số phận nàng ngày mai không biết sẽ ra sao nơi đất khách quê người, nhưng hiện tại trong giờ phút này, Kiều một lòng một dạ hướng về người yêu. Điều này được thể hiện rõ qua lời khẩn cầu thiết tha đối với Thúy Vân:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Cái sâu sắc nước đời của Tố Như thể hiện ở việc lựa chọn từ ngữ diễn tả tâm trạng nhân vật. Trong những từ biểu đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền,… Nguyễn Du chọn từ cậy, vì chỉ từ này mới hàm chứa hai nội dung: nhờ và tin. “Chịu lời” chứ không phải nhân lời vì nhận lời là sự tự nguyện của Vân. Song việc Kiều sắp nhờ cậy em gái là một sự nài nỉ, bắt buộc, không nhận không được, là đưa cả chính nàng và Vân vào hoàn cảnh khó xử. Đó là việc Vân thay Kiều trả “nghĩa” cho Kim Trọng: xót tình máu mủ thay lời nước non”. Trong quan niệm của người trung đại tình thường gắn với nghĩa. Cả ba người trong cuộc đều coi việc trả nghĩa này là hợp lí. Nhưng cho dù đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của Vân: “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”. Thúy Kiều vẫn đưa ra những lí lẽ để thuyết phục em gái. Chính những lí lẽ ấy càng thể hiện rõ tình yêu sâu nặng Thúy Kiều dành cho Kim Trọng, càng khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng. Nói với em, thuyết phục em mà Kiều như sống lại những kí ức tình yêu với Kim Trọng: “Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”; trao kỉ vật tình yêu cho Vân: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền,… mà những mong thông qua đó, nàng có thể hiện diện trong tình yêu, trong nỗi niềm với Kim Trọng.

Song càng nặng tình với chàng Kim bao nhiêu, Kiều càng rơi vào bi kịch khổ đau bấy nhiêu. Đó trước hết là bi kịch của tình yêu lứa đôi đang đẹp đẽ, hạnh phúc bỗng chốc tan vỡ, chia lìa. Sự dở dang, tan vỡ này được thể hiện qua một câu thơ mang sắc thái thành ngữ: “Giữa đường đứt gánh tương tư”. Hình ảnh ẩn dụ này ta đã bắt gặp trong ca dao, hóa ra, những đau khổ của Kiều nào có xa lạ gì với những số phận của người phụ nữ xưa. Tuy nhiên bi kịch tình yêu tan vỡ ở nàng vẫn đau đớn và nhức nhối hơn bất cứ thiên tình sử nào trước đó. Một phần là bởi Thúy Kiều chỉ có thể trao duyên cho Vân chứ không thể trao tình yêu cho em gái. Nàng đã trao lại cho Vân những kỉ vật tình yêu đẹp đẽ và thiêng liêng. Trong mối quan hệ chàng Kim, bao giờ Nguyễn Du cũng dành cho người chị chữ “tình”, và cô em chữ “duyên”.

Khi ăn ở lúc ra vào,

Càng âu duyên mới, càng dào tình xưa

Kiều mong muốn thông qua những kỉ vật, nàng có thể hiện diện trở về trong tình yêu, trong tâm thức của Kim Trọng: “Mất người còn chút của tin”, nhưng có nghĩa gì đâu khi “chút của tin” còn mà người đã mất, con đường trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử: “Thấy hiu hiu gió thi hay chị về”. Nhưng nàng ý thức được rằng đó là cái chết oan nghiệt: “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Trong thiên tình sử xưa, giọt lệ Mị Nương rơi xuống chén trà và oan hồn Trương Chi được giải tỏa, còn trong Truyện Kiều giọt lệ của chàng Kim không thể làm tan mối tình oan khuất của nàng Kiều. Bởi sự trở về bằng linh hồn bất tử là sự trở về không có gặp gỡ, luôn luôn bị chia cắt bởi hai cõi âm dương: “Dạ đài cách mặt khuất lời “Sau này, trong màn “Tái hồi Kim Trọng “sự gặp mặt của Kim - Kiều cũng không còn là sự gặp lại của tình yêu, vì "sự đời đã tắt lửa lòng" "đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì".

Thông qua việc khám phá vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách Thúy Kiều cũng như bi kịch của nàng trong đoạn trích: "Trao duyên", người đọc nhận ra "sức cảm thông lạ lùng" của nhà đại thi hào dân tộc đối với những khổ đau và khát vọng tình yêu của con người.

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên - Mẫu 2

Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những tên tuổi sáng chói góp phần vào dòng văn học việt nam có bước chuyển mình vàng son. Trong thời kỳ văn học hiện đại, Nguyễn Du cùng với các tên tuổi lớn như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tạo nên những tượng đài thi ca của văn học Việt Nam. Tác phẩm làm nên tên tuổi của Nguyễn Du là bộ tiểu thuyết viết bằng chữ Nôm "Đoạn trường tân thanh" hay được gọi đơn giản với cái tên "Truyện Kiều". "Truyện Kiều" là thiên truyện nói về nỗi đau khổ của con người trong một chế độ đầy những bất công. "Truyện Kiều" là bức tranh diễn tả tâm trạng của con người nói đúng hơn và rõ hơn số phận của nhân vật trong chế độ ấy. "Trao duyên" là khúc tình thảm khốc và bi thương nhất của thiên truyện bằng thơ này, lưu lạc Kiều năm có bao nhiêu là nỗi khổ: phải bán mình chuộc cha, phải vật vã trong chốn phòng the, bị Hoạn thư làm nhục, giết Từ Hải, bị ép cưới Thổ Quan. Trao duyên "là sự đau khổ và nỗi lòng của Kiều. Mối duyên tình mê đắm là mối tình đầu đẹp và nên thơ, cuộc "hẹn ngọc thề vàng" với Kim Trọng diễn ra không bao lâu thì nay với việc "bán mình chuộc cha" Thúy Kiều đã phải "sám hối" vì tình duyên của mình. Nàng vật vã đau đớn trong đêm khuya, tự khóc than cho phận bạc của mình và đã đấu tranh giao cái tình duyên cho em gái là Thúy Vân. "Trao Duyên" là một trong những bài thơ có vai trò rất quan trọng trong Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du. Đoạn thơ khắc họa một cách rõ nét nhất tấn bi kịch của cuộc đời Thúy Kiều. Khi vì chữ Hiếu mà nàng phải quên mất chữ Tình quên cả hạnh phúc của cuộc đời mình đã dở dang. Những thủ pháp miêu tả nội tâm tài tình Nguyễn Du đã cho chúng ta biết được tâm trạng giằng xé đầy đau đớn của Thúy Kiều.

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Trong không gian tĩnh mịch đêm khuya vắng. Thúy Kiều gọi Thúy Vân đến khẩn thiết cậy nhờ em. Nàng biết rằng điều mình nói ra đây thật sự rất khó khăn nên mới phải sử dụng từ “cậy em”. Sau đó rồi đưa Thúy Vân lên một tầm cao hơn đó là ngồi lên bên trên để chị “lạy rồi sẽ thưa”. Chỉ hai câu thơ đầu thôi mà chúng ta đã thấy được Thúy Kiều là một người hiểu chuyện như thế nào khi lường trước được việc mình cậy nhờ em sẽ thật sự khó khăn nên muốn đưa em vào thế không thể chối từ. Trong niềm đau đớn của bản thân, Thúy Kiều cố gắng phân bày với em việc tại sao mới có lý do cậy nhờ ngày hôm nay:

"Giữa đường đứt mối tương tư.

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ.

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài.

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn.

Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây.”​

Giải bày sự tình để cho em hiểu lòng mình mà nhận được lời đồng ý từ Thúy Vân. Giải bày sự tình cũng là để gửi gắm tình yêu, tình thương của mình với Kim Trọng. Nói rồi trao ngay kỷ vật, trao ngay cái tình và cái “trách nhiệm” cho em. Nàng kể lại mối tình đẹp của mình với Kim Trọng vừa chớm nở giờ đã bị lụi tàn vì hoàn cảnh khó khăn. Không còn sự đau đớn nào hơn khi vì chữ Hiếu mà đành dứt chữ Tình với chàng Kim. Vì thế Thúy Kiều cũng mong Thúy Vân hiểu được nỗi đau của nàng để đồng ý nối tình duyên với Kim Trọng. Nếu Thúy Vân đồng ý làm việc ấy thì dù cho có chết Thúy Kiều cũng luôn biết ơn em. "Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây". Nàng đã lấy cả cái chết ra để thuyết phục em nhận được lời cậy nhờ của Thúy Kiều. Nét khi Thúy Vân đã đồng ý thì chị Thúy Kiều bắt đầu đưa cho em các kỷ vật tình cảm. Lúc này tâm trạng đau đớn giằng xé của nàng được tác giả Nguyễn Du thể hiện khá rõ nét. Trao thân và "Trao duyên" đã dứt khoát rồi mà sao ta vẫn thấy còn tiếc nuối, còn thèm một chút "thơm lây", vẫn còn "dù có chết" hồn cứ quanh quẩn nơi đây trong mỗi lá cây, cọng cỏ. Nguyễn Du thật tài tình khi diễn tả tâm trạng của Nàng Kiều qua đoạn "Trao duyên" này. Miêu tả tâm trạng Thúy Kiều như vậy, chứng tỏ nhà thơ, thấu hiểu tâm lý nhân vật của nguyễn du nhiều và cũng là cảm thông, yêu thương nhân vật của mình nữa.

Chiếc trâm với bức tờ mây.

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng.

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin.

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Trong giờ phút trao duyên mọi kỷ niệm lại sống dậy mãnh liệt trong tâm trí Thúy Kiều. Ngỡ như tình yêu chỉ mới hôm qua đây khi nàng vừa gặp Kim Trọng vừa trao nhau những lời thề nguyền ước hẹn. Trao duyên nhưng kỷ vật ấy được xem là của chung. Và sau này khi em có nên vợ nên chồng với chàng Kim cũng đừng quên chị. Càng nói Thúy Kiều càng xót xa cho thân phận hồng nhan bạc mệnh của mình. Khi mà có được tình yêu trong tay rồi mà vì biến cố gia đình lại bị tuột mất. Nàng chới với không biết bám víu vào đâu nên tưởng tượng đến lúc Thúy Vân và Kim Trọng bên nhau mà lúc đấy nàng chỉ như một oan hồn vật vờ trong gió vương vấn trên phím đàn và mảnh hương nguyền ngày xưa:

Mai sau dù có bao giờ.

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây.

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Trọn vẹn ở đoạn thơ đầu Thúy Kiều nói chỉ cần Thúy Vân đồng ý trao duyên thì mình ở trên thiên đàng cũng được an ủi. Thì ở đoạn thơ cuối khi nói về những kỷ niệm tình yêu với chàng Kim nàng lại day dứt. Nàng day dứt vì hạnh phúc không trọn vẹn. Thúy Kiều cảm thấy nỗi buồn vô hạn dù cho có chỉ là tưởng tượng nhưng cũng làm người khác phải thương xót. Hoặc là "trâm gãy bình tan" tơ duyên mong manh chưa nở đã tàn. Thúy Kiều chỉ xin em dù có thế nào nếu có duyên thì hãy cho chị mượn giọt nước mắt để khỏi ngã xuống.

Hồn còn mang nặng lời thề.

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời.

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

Với Thúy Kiều dù có chết nàng cũng không bao giờ quên được tình yêu với Kim Trọng. Nên dù “thác xuống” nàng vẫn đau đáu với tình yêu chưa trọn vẹn. Thổ lộ được tâm trạng của mình với em rồi, đã gửi tình cảm của mình cho em rồi, phận bạc của mình như thế, lẽ ra Thúy Kiều có thể giảm bớt âu lo, có thể thanh thản mà rời xa mãi vào nơi vô định được. Trái lại, quên đi có em ở trước mặt, nàng đã khóc thét lên, như muốn được "sám hối" vì tội lỗi của mình. Lời thú tội ấy quả là đau đớn vô cùng, thật là thảm thiết:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang.

Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây.

Cạn lời hồn ngất máu say

Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng

Thúy Kiều đã phải thốt lên “ôi Kim Lang” nghĩa là nàng đã coi chàng Kim Trọng như phu quân của mình là tình lang trong mộng. Nhưng từ nay cũng chỉ vì chữ Hiếu mà phải phụ chàng từ đây. Đoạn thơ kết thúc với tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều. Ta thấy Nguyễn Du thật sự rất tài tình khi đã lột tả chân thực được nỗi niềm của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên. Ở đó có cả sự mạnh mẽ của quân tử cũng có sự yếu đuối của nữ nhi thường tình khi phải rời xa tình yêu khắc cốt ghi tâm của mình. Một tâm trạng giằng xé đau khổ mà không phải ngòi bút nào cũng có thể lột tả được. Hẳn là, khi nghe Kiều than khóc như vậy. Thúy Vân càng thương chị hơn, càng thấy cái “được” của mình là vì chị nữa. Vân càng hiểu rằng chị Kiều đã chịu “riêng oan một mình”, đã hy sinh tình yêu của mình. Tiếng kêu thét cho tình yêu ấy, dù là tuyệt vọng cũng như vang đến tận tay Kim Trọng đang ở quê xa và có thể còn hơn thế, nỗi đau “trao duyên” của Thúy Kiều như là một nốt sầu thảm trong cung đàn “bạc mệnh” mang đến. Như vậy qua bài thơ ta thấy được tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên cho em gái mình. Cái xã hội phong kiến kia đã khiến cho bên tình bên hiếu bị đặt lên bàn cân và buộc người con gái hiếu thảo kia phải lựa chọn. Mà vốn dĩ chữ hiếu và tình không thể nào đem ra cân được. Chữ hiếu làm tròn thì tình kia lại đành thất hẹn, làm trái lời thề. Chính bởi lẽ ấy mà Kiều cảm thấy rất đau đớn thậm chí cô đã nghĩ đến cái chết.

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên - Mẫu 3

Tình yêu đầu bao giờ cũng là tình yêu trong sáng và đẹp đẽ nhất. Thế nhưng, với Thuý Kiều, tình yêu ấy lại chứa chan bao đau khổ, xót thương vô cùng. Mối tình đầu đẹp như mơ của nàng với Kim Trọng đã buộc phải chia cắt vì biến cố bất ngờ của gia đình. Để vẹn tròn hai bên hiếu, tình nàng đã quyết định trao lại mối duyên ấy cho Thuý Vân – em gái mình để Vân thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng. Tất cả điều đó được thể hiện qua đoạn trích Trao duyên vô cùng đặc sắc. Đoạn trích đã cho thấy được sự dằn vặt, đau đớn khôn nguôi của Kiều khi phải trao đi mối duyên sâu đậm của mình.

Đoạn trích Trao duyên là trích đoạn từ câu 723 đến câu 756 thuộc tác phẩm Truyện Kiều của nhà văn Nguyễn Du. Sau đêm thề nguyền cùng chàng Kim Trọng, gia đình Kiều xảy ra gia biến, gia sản bị tịch thu còn cha và em trai thì bị bắt. Trước biến cố bất ngờ Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy bốn trăm lạng vàng, đút lót quan lại để cứu cha và em. Khi đó, Kim Trọng đang ở Liễu Dương chịu tang chú nên không hề biết chuyện xảy đến với gia đình Kiều. Vào tối đêm trước ngày ra đi, Kiều đã nhờ Thuý Vân – em gái mình ở lại trả nghĩa cho chàng Kim. Bao nhiêu đau đớn và giằng xé trong tâm can Kiều được đẩy lên cao trào trong trích đoạn này.

Đêm trước ngày ra đi, Kiều một mình lặng lẽ trong bóng tối. Nàng đau xót cho mình, đau xót cho cả mối tình dang dở với chàng Kim. Nàng luôn tự trách bản thân có lỗi với chàng, nàng là nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho chàng:

“Công trình kể biết mấy mươi
Vì ta khăng khít cho người dở dang!
Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phũ phàng với hoa”

Kiều mang trong mình đầy những mặc cảm tội lỗi dù rằng chuyện tình cảm là hai người tự nguyện đến với nhau và cùng nhau thề nguyền. Dưới bóng đèn mờ ảo, nàng khóc thương cho phận mình, duyên tình mình. Tâm trạng Kiều đầy dằn vặt, đầy rối bời đan xen. Nàng nghĩ lại mọi chuyện và nghĩ rằng chỉ còn một cách cứu vãn, dù chỉ là một phần mối duyên của mình, đó là trao lại cho Thuý Vân. Vân sẽ giúp nàng kết duyên cùng Kim Trọng, hai người là chị em, Thuý Vân cũng sẽ như nàng mà thôi.

Khi Thuý Vân nhìn thấy vẻ mặt ủ dột của Kiều, Vân đã gặng hỏi Kiều câu chuyện và Kiều đã đáp rằng:

“Lòng đương thổn thức đầy
Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai.”

Kiều mở lời trong thẹn thùng, e ngại bởi đây là chuyện tình của riêng nàng, đâu phải ai cũng có thể hiểu, cũng có thể nghe. Bởi vậy muốn ngỏ lời với Vân chuyện hệ trọng đó thật khó biết bao! Vậy nên Kiều đã vô cùng thận trọng, lựa chọn những từ ngữ thật cẩn thận, ngập ngừng nói với em gái rằng:

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Câu nói bật ra khiến người đọc cảm nhận được ngay sự e dè, thận trọng cũng như mức độ quan trọng của câu chuyện Kiều muốn tỏ bày cùng em. Nàng lựa chọn từng câu từ chính xác với một tâm trạng vô cùng đắn đo khi nhờ cậy em mình. Một từ “cậy” thôi, người đọc thấy ở đó là âm điệu nặng nề, một sự nhờ vả nhưng đầy hoang mang, dằn vặt khi Kiểu mở lời. Và rồi tiếp theo những hành động của Kiều càng khiến người ta phải ngạc nhiên hơn nữa “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Những hành động tôn kính hết mực, vốn chỉ dành cho những bậc bề trên thì nay Thuý Kiều lại dùng nó với Thuý Vân – em gái của mình. Bởi thứ mà Kiều muốn nhờ vả em mình quá đỗi quan trọng với nàng và còn vì trong tâm nàng đang tràn đầy những nỗi đau đớn, xót xa cho mối tình của mình. Hai từ “cậy, chịu” của Kiều, người đọc chỉ nghe thôi ma sao cũng thấy xót xa, thấy đau đớn thay cho nàng. Chắc hẳn, phải tuyệt vọng lắm, Kiều mới thốt lên được những tiếng nhờ cậy đau xót nhường ấy. Lời nhờ cậy ấy không chỉ là một lời nói suông mà còn chứa trong đó một thái độ nài ép, ép buộc Thuý Vân phải nhận lời.

Kiều đã rất khéo léo, thông minh khi đặt vấn đề với Vân trong câu chuyện của mình. Những lời nói của nàng không chỉ khiến Vân cảm nhận được tầm quan trọng của việc nàng định nhờ vả mà còn có thể thấy được nỗi đau và sự tuyệt vọng của Kiều trong từng câu nói đó.

Sau lời ban đầu khó nói, Kiều bộc bạch nỗi lòng của mình với em về mối tình đẹp đẽ của mình với chàng Kim:

“Giữa đường đứt gánh tương tư

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Từng lời từng lời là từng kỉ niệm về mối tình đầu trong sáng, vẹn nguyên của nàng. Những lời hẹn ước, thề nguyền dưới trăng vẫn còn đầy, thế mà nàng đành lòng phải “đứt gánh”. Câu thơ nghe như lời tự tình thổn thức, lời tâm sự của Kiều về nỗi lòng khó chọn lựa giữa hiếu và tình:

“Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Ở trong tình thế khó xử đó, nàng đã quyết định chọn lựa chữ hiếu, bán mình lấy bốn trăm lạng vàng cứu cha và em. Thế nhưng, canh cánh trong lòng nàng là nỗi niềm tình yêu với chàng Kim – món nợ tình khó lòng trả hết. Có thể thấy, từng câu từng chữ đều là những nỗi đau khổ khôn cùng của Kiều. Vậy nên, nàng van lơn em gái, hãy vì tình cảm máu mủ mà thay mình kết duyên, trả nợ nghĩa cho chàng Kim thay nàng. Nếu được như thế, nàng có chết đi bằng cách thê thảm nhất cũng sẽ vui lòng.

Những câu chữ trong lý lẽ trao duyên của Kiều hết sức chặt chẽ, hết sức thông minh. Nhưng ẩn chứa trong đó là sự dằn vặt cũng như xót xa cho mối tình đầu của mình.

Nói hết lý lẽ trao duyên cho Thuý Vân hiểu, nàng lại lặng lẽ trao cho em hết những kỉ vật tình yêu của mình:

“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa"

Nếu như ở trên, Kiều bình tĩnh phân tích cho Vân nghe mọi chuyện, mọi sự dằn vặt, đau xót nàng cất giữ trong lòng cho riêng mình, thì ở đoạn này, Kiều không thể kìm nén được nữa. Những câu thơ nghe như tiếng nấc nghẹn của nàng, khi đưa cho em gái từng kỉ vật. Nàng trao hết đi, trao “duyên này” đi, tác thành cho mối duyên giữa Vân và Kim Trọng, thế nhưng, những kỉ vật này, hãy coi nó là “của chung”, của cả ba người. Những dòng thơ tuôn trào là nỗi lòng Kiều trong giằng xé, bởi nàng vừa muốn trao đi mối duyên của mình lại vừa tiếc nuối nó, không đành. Càng nói, Kiều càng đau xót cho số phận mình, tự nhận mình là một kẻ “bạc mệnh”. Thế nên nàng mới dự cảm được tương lai của mình đầy mịt mù, chỉ thấy cái chết là rõ ràng nhất.

"Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan"

Trong khi Vân và chàng Kim được nên duyên vợ chồng, Kiều tưởng tượng mình chỉ còn là một mảnh hồn vất vưởng nơi trần thế, “hiu hiu” trong gió. Thế nhưng dù “nát thân bồ liễu” thì linh hồn nàng vẫn mang nặng lời thề sắt son cùng Kim Trọng, vĩnh viễn không bao giờ quên. Thật là mâu thuẫn, thật là đan xen. Bởi Kiều đã nói nếu Vân chịu nhận lời giúp nàng thì nàng “thịt nát xương mòn” cũng sẽ “ngậm cười chín suối”. Ấy vậy mà giờ đây, khi trả được món nợ tình duyên, nàng cũng không hề thanh thản mà còn xót xa, nặng nề hơn trước nữa. Phải chăng đó là bởi trước đó, nàng lo cho người mà quên đi mình, giờ đây khi lo chu toàn chuyện của người, nàng mới nhận ra sự bạc bẽo của phận mình. Tương lai mờ mịt, oan trái, còn tinh thần nàng thì như nửa tỉnh nửa mê. Những câu nói của nàng như lời của một linh hồn phảng phất từ thế giới bên kia vọng lại.

Có thể thấy, trong lời nói của Kiều là sự giằng xé, sự tiếc nuối khôn nguôi khi phải trao đi mối duyên tình đậm sâu của mình. Và chứa chán trong đó, còn là nỗi đau xót, xót xa cho số phận bạc bẽo của mình, cho tương lai mù mịt, không lối thoát.

Trong sự cao trào của nỗi đau xót, Kiều thốt lên những lời gan ruột đau đớn cho mối duyên tình dở dang của mình, cho số phận của mình:

“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Giờ đây, trong thực tại nỗi nhớ về Kim Trọng, Kiều chỉ thấy những đổ vỡ, những tang thương “trâm gãy, bình tàn”. Thế nhưng, còn có thể làm được gì, “phận” đã “bạc như vôi” thì đành phải chấp nhận, đành để mối tình ấy, trái tim ấy “lỡ lãng”. Kiều biết nàng đã phụ chàng, nàng đã làm chàng phải thất vọng. Vậy nhưng giờ đây, nàng chỉ còn biết tạ tội với tình lang của mình trông chua xót và bất lực. Cuối cùng, không thể chịu đựng nổi, nàng đã thốt lên trong sự nghẹn ngào và đau đớn quằn quại:

“Ôi Kim lang! Hời Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Tiếng nấc nghẹn ấy của Kiều là sự bộc lộ toàn bộ tâm trạng đau đớn lúc đó của nàng, tới mức gần như mê sảng. Nỗi đau chia cắt cứ nhân lên nhân lên gấp bội, lên tới tột đỉnh.

Đoạn kết khép lại trong nỗi đau thương quằn quại con người nàng. Nhưng không phải là vì bản thân nàng mà là vì người nàng yêu, vì tình lang của mình. Tâm hồn nàng chứa chan sự vị tha, nhân hậu vô bờ, nàng muốn cho người được hạnh phúc còn mình thì sẵn sàng cam chịu sự hi sinh.

Đoạn trích Trao duyên đã lột tả chân thực tâm trạng của Thuý Kiều khi buộc lòng phải trao đi mối duyên nồng đậm với Kim Trọng. Ngòi bút của Nguyễn Du đã sắc sảo trong việc sử dụng ngôn ngữ để lột tả hoàn toàn từng rung động trong tâm hồn Kiều, để từ đó, ta thấy được sự đau đớn, giằng xé, nghẹn ngào trong con người Kiều một cách chân thực nhất.

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên - Mẫu 4

Đoạn trích “Trao duyên” có một vị trí đặc biệt trong kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Về phương diện kết cấu, đoạn thơ đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhân vật chính Thúy Kiều: mở đầu cuộc đời lưu lạc, đau khổ. Về phương diện chủ đề, đoạn thơ thể hiện sâu sắc chủ đề bi kịch tình yêu tan vỡ. Về phương diện nghệ thuật, đoạn thơ chứng minh tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du trong miêu tả nội tâm nhân vật.

Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên diễn biến qua ba chặng như ba nấc thang tâm lí. Mở đầu là những lời yêu cầu khẩn thiết của Kiều đối với Vân:

“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Hai câu thơ cho thấy Kiều vừa khẩn khoản, vừa thiết tha, vừa như đặt cả niềm tin và hi vọng vào Vân. Trong bao từ biểu đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền,…Nguyễn Du đã chọn từ “cậy”. Phải chăng vì chỉ từ “cậy” mới hàm chứa nội dung thông báo nhờ và tin? Lại nữa, tại sao là “chịu lời” mà không phải là “nhận lời”, tại sao “chịu lời” trước rồi mới “thưa” sau? Nếu Kiều trình bày sự việc trước thì chắc gì Vân đã chịu lời. Nói “nhận lời” là đã có ý kiến của người nhận, là có sự tự nguyện của Vân. Nhưng Vân nào đã biết chuyện gì mà tự nguyện hay không tự nguyện. Do vậy phải là “chịu lời”, vì đây là việc Kiều chủ động nài ép Vân, đưa Vân vào hoàn cảnh không nhận không được. Ở đây Kiều hiểu hoàn cảnh khó xử của mình và càng hiểu hoàn cảnh khó xử của cô em gái. Cũng qua đây có thể thấy Nguyễn Du là thi sĩ thật “sâu sắc nước đời”.

Thúy Kiều đã không quá dài lời về hoàn cảnh của mình. Những việc vừa xảy ra ai chẳng rõ. Nhưng bất hạnh của Kiều thì chỉ Vân mới là người thấu hiểu. Bởi chính Vân là người chứng kiến cả hai biến cố của đời Kiều: “Khi gặp chàng Kim” và khi “sóng gió bất kì”. Các mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều lúc này không phải là giữa hiếu và tình. Giải quyết mâu thuẫn giữa hiếu và tình, Kiều đã làm xong, tuy khó khăn nhưng dứt khoát và có phần thanh thản: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Vả lại, nếu là chuyện chữ hiếu thì Kiều đâu phải “cậy”, phải “lạy”, phải “thưa” với cô em gái của mình; việc gá duyên, với Vân là trách nhiệm và nghĩa vụ.

Mâu thuẫn chính được thể hiện qua đoạn trích là “mâu thuẫn giữa tình yêu lứa đôi và hạnh phúc bị tan vỡ”. Sự dở dang, tan vỡ này được thể hiện qua một câu thơ mang sắc thái thành ngữ: “Giữa đường đứt gánh tương tư”. Hình ảnh ẩn dụ “giữa đường đứt gánh” ta đã từng gặp trong ca dao. Thì ra, những đau khổ của Thúy Kiều nào có xa lạ gì với những số phận của người phụ nữ xưa. Tuy nhiên, bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiều vẫn là đau đớn hơn bất cứ thiên tình sử nào trong văn học trước đó.

Sau tám câu mở đầu Kiều nói với Vân về nỗi bất hạnh của mình, về sự thấu hiểu hoàn cảnh khó xử của em, Kiều tiếp tục thuyết phục Vân thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng. Kiều nói với Vân bằng những lời tâm sự biểu hiện qua các câu thơ mang phong cách thành ngữ: “tình máu mủ”, “lời nước non”, “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”. Những lời tâm sự có tác dụng thuyết phục. Kiều ràng buộc Vân bằng tình máu mủ, lại khẩn cầu em cho mình chút vui, chút ơn, chút thơm lây vì đức hi sinh cao đẹp của em:

“Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Vừa thuyết phục vừa ràng buộc, ràng buộc nhưng vẫn khẩn cầu, Kiều đã đạt được mục đích: nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Nhưng chính lúc mục đích đạt được là lúc bi kịch tình yêu của Kiều lên tới đỉnh cao. Kiều biết Thúy Vân lấy Kim Trọng là để trả nghĩa, là do “xót tình máu mủ” chứ không phải vì “lời nước non” cho nên Kiều chỉ có thể trao duyên cho Vân, còn tình yêu, nàng đâu có dễ trao. Với tình yêu, Kiều là “người mệnh bạc”. Nàng tìm cách trở về với tình yêu bằng hai con đường: để lại kỉ vật, linh hồn bất tử.

Kiều đã trao lại Vân những kỉ vật. Nàng những mong, bằng kỉ vật, nàng sẽ hiện diện trong tình yêu. Những kỉ vật thiêng liêng và đẹp đẽ: “Chiếc thoa với bức tờ mây”, “phím đàn với mảnh hương nguyền”. Kỉ vật đẹp đẽ bởi nó gắn liền với những ngày đẹp nhất của đời Kiều. Kỉ vật thiêng liêng bởi nó là riêng – chỉ riêng cho Kiều và Kim Trọng. Kiều không muốn trao cho người thứ ba, dù đó là em mình. Bao xót xa trong một từ “của chung”: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”. Bao đớn đau trong một từ “ngày xưa”: “Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”.

Hiện thực đẹp đẽ, rực rỡ vừa mới đây thôi đã trở thành quá vãng. Thời gian khách thể bị phá vỡ, nhường chỗ cho thời gian của tâm trạng. Kỉ vật còn đó mà đối với tình yêu, Kiều không hiện diện. Có nghĩa gì đâu khi “chút của tin” còn mà người thì đã mất. Con đường trở về bằng kỉ vật đã không giúp được Kiều.

Kiều tìm đến con đường thứ hai, con đường trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử: “Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”. Kiều những mong bằng sự trở về ấy nàng có thể trả nghĩa Kim Trọng, nàng sẽ nhận được sự đồng cảm của người thương “Rưới xin giọt nước cho người thác oan”. Thế nhưng, như có người đã nói, nếu trong thiên tình sử xưa, giọt lệ Mị Nương rơi xuống chén trà và oan hồn Trương Chi được giải tỏa thì trong “Đoạn trường tân thanh”, giọt lệ của chàng Kim không thể làm tan mối tình oan khuất của nàng Kiều. Bởi sự trở về bằng linh hồn bất tử là sự trở về không có gặp gỡ.

Kết thúc đoạn thơ, yếu tố bi kịch không những không giảm mà còn được đẩy lên mức cao hơn. Ấy là lúc sự trở về bằng linh hồn, sự trở về siêu hình bất lực trước những cảm nhận thực tế của người con gái họ Vương. Kiều ý thức rất rõ về cái hiện sinh, cái “bây giờ”: “Trâm gãy gương tan”, “Tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi”.

Kiều ý thức về cái hiện hữu, cái “bây giờ” và Kiều càng thương mình. Ai nỡ trách nàng sau khi thương người, vì người, nàng đã tự thương mình. Nàng có một chút vì mình cũng không phải là vị kỉ mà vẫn là rất mực vị tha. “Vì người” thì hoàn toàn không chút bóng dáng của đau thương cá nhân. Chỉ khi mọi sự “đối với người” đều xong xuôi, bây giờ mới nhìn lại tấm lòng mình, tình cảnh mình. Nỗi đau của nàng sâu nặng biết bao” (Lê Trí Viễn).

Tâm trạng bi kịch của Kiều càng sâu sắc khi trước sự chà đạp của số phận nàng vẫn không thôi khát vọng về một tình yêu thiết tha, vĩnh viễn: “Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”, “Trăm nghìn gửi lạy tình quân”. Sự hiện hữu của tình yêu làm Kiều quên đi sự hiện hữu của người em gái. Đang từ đối thoại với Vân, Kiều trở về độc thoại nội tâm và rồi nàng như hướng tất cả về Kim Trọng:

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Trong một câu thơ, tên Kim Trọng được gọi đến hai lần, kèm theo là những thán từ chỉ sự đớn đau, tuyệt vọng “ôi”, “hỡi”. Câu thơ trên ngắt nhịp 3/3 đọc lên như tiếng nấc, để rồi đến câu thơ dưới nhịp thơ dài ra như một lời than. Lời trao duyên kết thúc bằng một lời thân, bằng tiếng kêu đớn đau, tuyệt vọng. Tuy nhiên, tình yêu tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu được khẳng định. Đó là nét đẹp cao quý của tâm hồn Kiều, là giá trị nhân văn bền vững của “Truyện Kiều”. Đoạn thơ có bi kịch, đau thương nhưng không thê lương, đen tối, trái lại vẫn ngời lên ánh sáng niềm tin vào tình yêu, vào con người.

Đoạn thơ miêu tả một cơn khủng hoảng, một trận sóng gió tơi bời trong lòng người con gái tội nghiệp Thúy Kiều. Nàng đau khổ, quằn quại đâu phải vì bản thân mình ? Tất cả trái tim yêu thương nàng dành cho người yêu… Tấm lòng vị tha ấy cao đẹp biết chừng nào! Thương người đằm thắm sâu xa, mong muốn cho người được hạnh phúc, còn mình thì chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh, tấm lòng ấy đã gây xúc động thật sự trong lòng người đọc. Đó cũng là nét sáng ngời trong phẩm giá của Thúy Kiều, khiến cho hàng sông mãi với thời gian. Đoạn thơ đồng thời cho ta thấy “sức cảm thông lạ lùng” (Hoài Thanh) của nhà đại thi hào dân tộc đối với những khổ đau và khát vọng tình yêu của con người. Qua đoạn trích “Trao duyên”, ta còn thấy bút pháp miêu tả nội tâm đặc sắc của đại thi hào.

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên - Mẫu 5

Thường thì nam nữ yêu nhau thì trao duyên cho nhau nhưng Thúy kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du lại tự trao duyên mình cho em gái. Ở đây hình thức trao duyên khác với nam nữ trao duyên với nhau. Có thể nói qua đoạn trích Trao duyên ta có thể thấy được hình ảnh của Thúy Kiều khi buộc phải trao duyên tình của mình cho Thúy Vân.

Trước hết, khi nhờ cậy Thúy Vân, hình ảnh Thúy Kiều hiện lên với dáng vẻ lạy van, nhờ vả:

Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Những từ ngữ như “cậy”, “lạy”, “thưa” cho thấy Thúy Kiều đang quỳ xuống trước mặt Thúy Vân để cầu xin, để nhờ vả Vân thay mình nối duyên với chàng Kim Trọng. Hành động ấy, lời nói ấy như những lời nhờ vả tha thiết mà cũng như khiến cho người bị nhờ vả phải khó xử, không muốn nhận cũng phải nhận. Vì bình thường phận làm chị sao lại quỳ dưới chân em mà lạy như thế. Với hình ảnh như thế, người đọc không thể không xót thương cho nàng Kiều, nàng quỳ ở đó lạy em nhưng trong lòng chỉ hướng tới mục đích là nhờ em trả tình trả nghĩa cho Kim Trọng thay mình.

Không chỉ xuất hiện với hình ảnh khúm lúm, lạy thưa Thúy Kiều còn xuất hiện với hình ảnh tiều tụy, đau khổ:

Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Nàng như ngồi thẫn thờ giãi bày nỗi lòng mình cho em gái hiểu. Kể từ khi nàng gặp chàng Kim hai người đã mến nhau và thề nguyện đủ điều. Tưởng rằng mối tình ấy sẽ đơm hoa kết trái, tưởng chừng Kim Trọng sẽ trở thành một người bao bọc che chở cho Kiều cả đời thế nhưng sóng gió bỗng ập đến gia đình Kiều buộc Kiều phải chọn một trong hai chữ tình và hiếu. Vốn là một người con hiếu thảo nàng không thể để cha chịu oan ức trong trốn lao tù, nàng đành phải bán mình chuộc cha. Thế nên giờ đây mang tiếng phụ bạc tình Kim, chỉ mong Vân có thể thay mình nối duyên với chàng. Dù có chết đi thì nàng cũng cam lòng. Qua từng câu thơ người đọc có thể tưởng tượng được hình ảnh của Thúy Kiều hiện lên với đôi mắt sâu thẳm nói chuyện quá khứ, nói chuyện hiện tại và nói đến cả tương lai.

Nói đoạn nàng trao những kỉ vật tình yêu cho em gái mình với bộ dạng lưu luyến, không muốn đưa mà buộc phải đưa:

Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai

Nàng mong Thúy Vân xót chị mà chấp nhận mối duyên với Kim Trọng nhưng cũng mong Thúy Vân coi những kỉ vật này là của ba người. Nàng thẫn thờ hình dung đến cái chết của mình, mai sau dù hai người có thành vợ chồng thì cũng hãy nhớ đến người chị này. Người dù có chết thì hồn vẫn giữ nguyên lời thề xưa.

Cuối cùng nàng gọi tên chàng Kim, nàng lạy chàng với tất cả tình yêu và lời xin lỗi chân thành:

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim Lang! hỡi Kim Lang!
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây.

Hình ảnh Thúy Kiều hiện lên thật đáng thương, người con gái xinh đẹp tài sắc là thế, nàng có một mối tình trong sáng đẹp đẽ là thế, vậy mà nàng bỗng dưng trở thành kẻ phụ tình. Thường thì người ta phụ tình người ta đâu có buồn thế mà ở đây Thúy Kiều phụ tình lại buồn, lại đau đến thế. Rõ ràng xã hội bất công kia đã đày đọa, dập vùi tình yêu của người con gái.

Có thể nói nhà thơ Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình ảnh Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên. Không trực tiếp nói đến điệu bộ của nàng một cách chi tiết nhưng qua những câu thơ nặng trĩu tâm trạng ta cũng phần nào thấy được hình ảnh của Thúy Kiều khi quyết định trao duyên cho Thúy Vân.

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên - Mẫu 6

Nguyễn Du là Đại thi hào của dân tộc với rất nhiều tác phẩm văn chương để đời. Trong đó phải kể đến Truyện Kiều được coi là kiệt tác văn học. Trong đó, đoạn trích Trao Duyên – Truyện Kiều là đoạn trích hay, đắt giá. Đoạn trích là tiếng lòng đau xót và tê tái, tâm trạng đau khổ giày xé của Thúy Kiều khi chìa lìa hạnh phúc. Bằng bút pháp miêu tả nội tâm sâu sắc mà Nguyễn Du đã tái hiện được đầy đủ tâm trạng giằng xé của Thúy Kiều khi vì chữ Tình mà dỡ lở cuộc đời.

Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Trong không gian đêm khuya tĩnh mịch, Thúy Kiều gọi Thúy Vân vào để nhờ cậy em. Nàng biết rằng, việc nhờ em chuyện này là vô cùng khó khăn nên tác giả phải sử dụng từ “Cậy” để cho thấy sự chân thành của Nàng. Đặc biệt “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”, Thúy Kiều đã đưa Thúy Vân lên một tầm cao mới và mong muốn, lạy lục em chuyện mình nhờ vả. Điều này cho thấy, Thúy Kiều là người hiểu chuyện thế nào. Trong tình huống này, có lẽ nàng cũng hiểu chỉ có một mình Thúy Vân mới có thể giúp được nàng vì vậy nàng đem hết tâm gan, ruột gan ra để nhờ Thúy Vân.

Giữa đường đứt mối tương tư.
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ.
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài.
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn.
Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây.”

Trong lần tâm sự này, Thúy Kiều kể về mối tình của nàng với Kim Trọng. Mối tình vừa chớm nở đã lụi tàn. Tình cảm đang mặn nồng đành phải chia xa. Mà nguyên nhân sâu xa chính là do biến cố gia đình. Giữa chữ Tình và Hiếu, làm sao trọn vẹn cả hai? Không có nỗi đau nào đau hơn khi Thúy Kiều đành phải buông bỏ chữ Tình vì chữ Hiếu. Kiều mong sao Thúy Vân cũng có thể hiểu cho nỗi lòng của nàng, đồng ý để nàng se xuyên với Kim Trọng “tình chị duyên em”. Để rồi, nếu nàng có chết cũng mỉm cười nơi chín suối. Điều này cho thấy, nàng còn đem cả cái chết ra để thuyết phục em. Có lẽ chỉ khi bị đẩy vào bước đường cùng, con người ta mới phải tìm cái chết để “ép” nhau. Càng phân tích càng thấy sự tổn thương, giày xé và bế tắc của Thúy Kiều.

Sau khi Thúy Vân đã nhận lời, Thúy Kiều bắt đầu trao em những kỉ vật tình yêu:

Chiếc trâm với bức tờ mây.
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng.
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin.
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Phân tích tâm trạng thúy kiều trong đoạn trích trao duyên Trao kỷ vật cho em mà lòng nào nặng trĩu. Từng câu chữ, từng lời nói như đá nặng trong tim. Những kỉ vật mới hôm nào của riêng đôi ta giờ đây đã thành của chung. Mối tình mới ngày nào còn đang đẹp vậy mà giờ đã dang dở. Nhưng nàng vẫn một lòng se duyên cho em để trọn nghĩa tình. Và dù sau này em có nên vợ chồng cũng xin đừng quên người chị bạc mệnh này. Có lẽ, Thúy Kiều càng nói càng xót xa cho thân phận Hồng nhan bạc mệnh của mình. Tình yêu đã ở trong tay vậy mà giờ lại bẽ bàng thế này. Chỉ nghĩ đến lúc khi Thúy Vân và Kim Trọng bên nhau nàng chỉ là oan hồn phất phơ mới đau xót làm sao.

Mai sau dù có bao giờ.
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây.
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Dường như Thúy Kiều đã nhìn thấy tương lai của mình. Có lẽ cuộc đời nàng sau này đen tối và không còn lối thoát. Có lẽ chẳng sớm thì muộn nàng cũng cô quạnh và nếu chết đi cũng chỉ là oan hồn cô đơn mà thôi. Nếu ở những câu thơ trong trao kỉ vật thì ở câu thơ này tâm trạng xót xa, đau đớn, bẽ bàng càng được thể hiện ra. Đoạn thơ nhắc đến những kỉ niệm tình yêu mà day dứt. Day dứt vì không trọn vẹn khiến trong tưởng tượng thôi cũng xót xa vô cùng. Thúy Kiều chỉ muốn nhắc Thúy Vân xin đừng quên nàng, nếu lỡ âm dương cách biệt thì cũng hãy nhớ đến chị : “Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”.

Hồn còn mang nặng lời thề.
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời.
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

Chỉ tưởng tượng thôi cũng đã thấy xót xa. Nếu đoạn trên là mong ước cho Thúy Vân nhận lời se duyên với Kim Trọng thì đoạn sau lại là nỗi lòng xót xa của Thúy Kiều. Dường như, sau khi lo cho em và cha mẹ xong, Thúy Kiều mới bắt đầu nghĩ đến cuộc đời mình. Thế là hết! Hồng nhan bạc mệnh, trâm vỡ bình tân. Hi sinh chữ Tình để vì chữ Hiếu bán thân chuộc cha, lo cho em gái có một tấm chồng như ý suốt đời. Khi mọi việc đã lo xong thì giờ đây nàng mới nghĩ đến mình, mới nghĩ đến mối tình chớm nở đã tàn, mối tình khắc cốt ghi tâm với bao lời thề ước. Vậy mà giờ cũng không thể đến với nhau. Có lẽ, ngay cả khi Thúy Kiều chết đi nàng vẫn nhớ đến những lời thề năm xưa. Chỉ mong, nếu nàng có chết cũng xin được giọt nước cho người thác oan.

Những lời tâm sự của Kiều dường như rơi vào nửa tỉnh nửa mê. Lúc đầu nàng nhờ cậy, lạy lục em, khi em đồng ý nàng mới như bừng tỉnh nghĩ cho cuộc đời mình. Nàng mới càng nhớ da diết đến Kim Trọng, càng tiếc thương cho mối tình trong sáng, ngọt ngào vừa mới đây thôi:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang.
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây.
Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng

Nàng thốt lên Ôi Kim Lang, hỡi Kim lang nghĩa là nàng đã coi Kim Trọng là phu quân là tình lang của mình. Nhưng từ nay, vì chữ Hiếu nên xin phụ Tình. Sau khi thốt ra nỗi lòng nhớ nhung của mình cũng là lúc trái tim nàng đã nguội lạnh, tâm hồn đã chết, cả người băng giá. Mất đi Kim Trọng cũng như mất đi một nửa cuộc đời. Nàng đã xác định cuộc đời phía trước là bể dâu, nước đẩy thuyền trôi không thể cưỡng cầu.

Chỉ một đoạn trích Trao Duyên ngắn nhưng Nguyễn Du đã lột tả chi tiết và sâu sắc tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều. Một bên Hiếu – một bên Tình nàng phải lựa chọn sao cho thỏa đáng, nàng phải hi sinh hạnh phúc cá nhân vì gia đình. Một người con gái mới lớn, chưa trải sự đời, chưa biết sóng gió bên ngoài ra sao mà phải chấp nhận bán thân vào lầu xanh cho thấy sự hi sinh của nàng lớn thế nào. Và cũng cho thấy nàng bế tắc thế nào. Những hình ảnh sử dụng trong đoạn trích vừa ma mị, vừa hư ảo, hiện tại quá khứ đan xen khiến cho tâm trạng của Kiều càng rối bời, nửa mê nửa tỉnh, nửa nhớ thương nửa đau đớn.

Đoạn Trao Duyên trong Truyện Kiều chính là một khúc Đoạn Trường bậc nhất trong cuộc đời Thúy Kiều. Đây chính là đoạn trường đầu tiên nàng bước vào để rồi kéo dài triền miên những ngày tháng tê dại, đau khổ và bế tắc. Nguyễn Du đã tái hiện thành công những ngổn ngang đau đớn của Kiều khi hi sinh tình yêu của mình để mang lại hạnh phúc cho gia đình. Tưởng rằng, đây là hành động vô lý của Thúy Kiều nhưng nó lại có giá trị nhân văn sâu sắc và thể hiện tình yêu một lòng một dạ, chân thành với Kim Trọng.

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên - Mẫu 7

Trao duyên là một trong những đoạn thơ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du. Đoạn thơ khắc họa được rõ nét nhất tấn bi kịch của cuộc đời Thúy Kiều. Khi vì chữ hiếu mà nàng phải quên đi chữ tình, quên đi hạnh phúc của đời mình đành dang dở. Bằng bút pháp miêu tả nội tâm tài tình, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy được tâm trạng giằng xé đầy đau khổ của Thúy Kiều.

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Trong không gian tĩnh mịch đêm khuya vắng. Thúy Kiều gọi Thúy Vân đến khẩn thiết cậy nhờ em. Nàng biết rằng điều mình nói ra đây thật sự rất khó khăn nên mới phải sử dụng từ “cậy em”. Sau đó rồi đưa Thúy Vân lên một tầm cao hơn đó là ngồi lên trên để chị “lạy rồi sẽ thưa”. Chỉ hai câu thơ đầu thôi mà chúng ta đã thấy được Thúy Kiều là người hiểu chuyện như thế nào khi lường trước được việc mình cậy nhờ em sẽ thật sự khó khăn nên muốn đưa em vào thế không thể chối từ.

Trong niềm đau đớn của bản thân, Thúy Kiều cố gắng phân bày với em việc tại sao mới có lý do cậy nhờ ngày hôm nay:

Giữa đường đứt mối tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây.”

Nàng kể về mối tình nồng thắm của mình với Kim Trọng vừa mới chớm nở nay đã phải lụi tàn vì hoàn cảnh gia đình. Không còn nỗi đau khổ nào hơn khi vì chữ hiếu mà phải dứt bỏ chữ tình với chàng Kim. Vì thế Thúy Kiều cũng mong Thúy Vân thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà nhận lời chắp nối tơ duyên với Kim Trọng. Nếu Thúy Vân nhận lời làm việc đó thì dù có chết Thúy Kiều cũng vẫn biết ơn em. “Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”. Nàng đã lấy cả cái chết ra để thuyết phục em gái nhận lời cậy nhờ của mình.

Sau khi Thúy Vân đã nhận lời giúp chị Thúy Kiều bắt đầu trao cho em những kỷ vật tình yêu. Lúc này tâm trạng đau khổ giằng xé của nàng được tác giả Nguyễn Du khắc họa rất rõ nét:

Chiếc trâm với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

Trong giờ phút trao duyên mọi kỷ niệm lại sống dậy mãnh liệt trong tâm trí Thúy Kiều. Ngỡ như tình yêu chỉ mới hôm qua đây khi nàng vừa gặp Kim Trọng vừa trao nhau những lời thề nguyền ước hẹn. Trao duyên nhưng kỷ vật đấy được xem là của chung. Và sau này khi em có nên vợ nên chồng với chàng Kim cũng đừng quên chị. Càng nói Thúy Kiều càng xót xa cho thân phận hồng nhan bạc mệnh của mình. Khi mà có được tình yêu trong tay rồi mà vì biến cố gia đình lại bị tuột mất. Nàng chới với không biết bám víu vào đâu nên tưởng tượng đến lúc Thúy Vân và Kim Trọng bên nhau mà lúc đấy nàng chỉ như một oan hồn vật vờ trong gió vương vấn trên phím đàn và mảnh hương nguyền ngày xưa:

Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Nếu như ở đoạn thơ đầu Thúy Kiều nói chỉ cần Thúy Vân nhận lời trao duyên thì mình ở nơi chín suối cũng ngậm cười thơm lây. Thì đến đoạn thơ này khi nhắc đến những kỷ niệm tình yêu với chàng Kim nàng càng day dứt. Nàng day dứt vì tình yêu không trọn vẹn. Thúy Kiều cảm thấy nỗi xót xa vô hạn dù chỉ là tưởng tượng thôi cũng khiến người ta cảm thấy thương cảm. Đúng là “trâm gãy bình tan” tơ duyên ngắn ngủi vừa nở đã tàn. Thúy Kiều chỉ xin em dù có thế nào nếu có âm dương cách biệt hãy cho chị xin giọt nước cho người thác oan.

Hồn còn mang nặng lời thề.

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời.

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

Với Thúy Kiều dù có chết nàng cũng không bao giờ quên được tình yêu với Kim Trọng. Nên dù “thác xuống” nàng vẫn đau đáu với tình yêu chưa trọn vẹn. Nàng đã phải thốt lên:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang.

Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây.

Cạn lời hồn ngất máu say

Một hơi lặng ngát đôi tay giá đồng

Thúy Kiều đã phải thốt lên “ôi Kim Lang” nghĩa là nàng đã coi chàng Kim Trọng như phu quân của mình là tình lang trong mộng. Nhưng từ nay cũng chỉ vì chữ hiếu mà phải phụ chàng từ đây.

Đoạn thơ kết thúc với tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều. Ta thấy Nguyễn Du thật sự rất tài tình khi đã lột tả chân thực được nỗi niềm của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên. Ở đó có cả sự mạnh mẽ của quân tử cũng có sự yếu đuối của nữ nhi thường tình khi phải rời xa tình yêu khắc cốt ghi tâm của mình. Một tâm trạng giằng xe đau khổ mà không phải ngòi bút nào cũng có thể lột tả được.

8. Mẫu phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên ngắn gọn

Trao Duyên là một đoạn thơ quan trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nó nổi bật với tấn bi kịch của Thúy Kiều. Chữ Hiếu khiến nàng phải quên chữ Tình và hạnh phúc của mình. Nguyễn Du tài tình mô tả nội tâm Thúy Kiều, thể hiện rõ sự giằng xé đau khổ của nàng.

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Trong không gian tĩnh mịch đêm khuya vắng, Thúy Kiều gọi Thúy Vân cậy nhờ em. Nàng sử dụng từ “cậy em” để thể hiện khó khăn, đưa em lên để chị “lạy rồi sẽ thưa”. Chỉ hai câu thơ đã thấy sự hiểu biết của Thúy Kiều về việc cậy nhờ em. Nàng phân bày với em về lý do cậy nhờ ngày hôm nay:

'Giữa đường đứt mối tương tư.

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ.

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài.

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn.

Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây.”

Nàng kể về mối tình nồng thắm với Kim Trọng, giờ đây phải lụi tàn vì hoàn cảnh gia đình. Nỗi đau khi phải từ bỏ chữ Tình vì chữ Hiếu khiến Thúy Kiều thấu hiểu, mong em thấu hiểu và nhận lời cậy nhờ. Dù có chết, Thúy Kiều cũng biết ơn em. “Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”. Nàng sử dụng cái chết để thuyết phục em nhận lời cậy nhờ.

Sau khi Thúy Vân đồng ý, Thúy Kiều bắt đầu trao cho em những kỷ vật tình yêu. Tâm trạng đau khổ của nàng được Nguyễn Du mô tả rõ nét.

Chiếc trâm với bức tờ mây.

Duyên này giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng.

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin.

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Trong giờ phút trao duyên, mọi kỷ niệm sống dậy trong tâm trí Thúy Kiều. Tình yêu mới như hôm qua, nàng và Kim Trọng trao lời thề ước. Trao duyên làm kỷ vật của cả hai. Khi em trở thành vợ Kim Trọng, đừng quên chị. Nỗi đau khi tình yêu bị tuột mất, Thúy Kiều chới với không biết bám vào đâu, tưởng tượng về Thúy Vân và Kim Trọng bên nhau khiến nàng như oan hồn vương vấn trên phím đàn và mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ.

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây.

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Nếu em nhận lời trao duyên, chín suối còn thơm lây. Nhưng đến đoạn thơ này khi nhắc đến kỷ niệm tình yêu, nỗi đau của Thúy Kiều lại nổi lên mạnh mẽ. Nàng day dứt với tình yêu không trọn vẹn. Thúy Kiều xót xa cho thân phận hồng nhan bạc mệnh, khi có tình yêu mà lại mất. Nàng tưởng tượng về lúc Thúy Vân và Kim Trọng bên nhau, nàng chỉ là oan hồn vương vấn trên phím đàn và mảnh hương nguyền ngày xưa.

Hồn còn mang nặng lời thề.

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời.

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

Dù có chết, Thúy Kiều không bao giờ quên tình yêu với Kim Trọng. Thốt lên “ôi Kim Lang” để coi chàng như phu quân của mình. Nhưng từ nay, vì chữ Hiếu, nàng phải từ bỏ chàng Kim Trọng.

Đoạn thơ kết thúc với tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều. Nguyễn Du mô tả chân thực nỗi niềm trong đoạn trích Trao Duyên. Tâm trạng giằng xe đau khổ, không phải ngòi bút nào cũng có thể lột tả được.

9. Đoạn văn ngắn cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên

Nguyễn Du tỏa sáng như một vì sao trên bầu trời thơ ca Việt Nam, không chỉ là một nhà thơ xuất sắc mà còn là một người thạo nghệ trong việc lồng ghép tâm trạng nhân vật. Truyện Kiều là tác phẩm mà ông viết bằng niềm đam mê cuồng nhiệt, hóa thân vào từng nhân vật để hiểu rõ tâm hồn con người. Đoạn Trao duyên là một tuyệt phẩm miêu tả chi tiết về tâm trạng của Thúy Kiều.

Trích này thể hiện sự đau đớn và buồn bã của Kiều khi phải chia lìa với hạnh phúc của mình. Nàng trao duyên cho em, nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng. Nguyễn Du đã tài năng miêu tả, làm sống động hình ảnh một Thúy Kiều đa sầu đa cảm. Đầu đoạn thơ, lời nói dịu dàng của Kiều với Thúy Vân đã thể hiện sự khôn khéo và nài nỉ của nàng:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Không chỉ nhờ cậy, Kiều còn 'lạy' và 'thưa', tạo nên một nghịch lí. Nàng đẩy Vân vào tình thế khó xử, nhưng Vân vẫn nhận lời. Tâm trạng sâu kín của Kiều được miêu tả đặc sắc, thể hiện mong ngóng và hy vọng của nàng.

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Cuộc sống bi kịch và đau lòng của Kiều hiện rõ ở câu này. Tình yêu của Kim Trọng và nàng đẹp đẽ nhưng giờ đây phải chia lìa. Câu chuyện của họ làm nổi bật sự đau đớn và xót xa của Kiều, nhớ về những kỷ niệm hạnh phúc bên Kim Trọng:

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Đau buồn và sóng gió không dứt

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Kỷ niệm về những thời khắc hạnh phúc không bao giờ phai nhạt. Kiều chọn hiếu để đền ơn cho cha mẹ, thể hiện lòng hiếu thảo:

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời

Rưới xin chén nước cho người thác oan

Kiều là người chung thủy, nuối tiếc quá khứ, xót xa hiện tại và lo lắng cho tương lai. Kỷ vật và ký ức gần đây nhưng giờ đây xa xôi, tạo nên sự hụt hẫng, đau đớn, nuối tiếc và bẽ bàng.

10. Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong mười dòng thơ cuối trong đoạn trích Trao Duyên

Trong nền văn học Việt Nam, đã từng có rất nhiều tác phẩm nói về hình tượng của người phụ nữ. Điển hình có thể kể đến: bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, và còn rất nhiều tác phẩm nổi bật khác nữa. Trong kho tàng văn học đó, tôi đã bắt gặp một tác phẩm cũng nói về người phụ nữ Việt Nam với cuộc đời và số phận vô cùng bi đát. Đó là tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du và để hiểu rõ hơn về hình ảnh người con gái mà Nguyễn Du khắc họa ta sẽ cùng nhau phân tích và tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong mười dòng thơ cuối của đoạn trích “Trao Duyên”.

Trước tiên hết ta hãy tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du. Ông sinh năm 1765 tại Thăng Long, có tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Thơ của Nguyễn Du thường đề cập đến những vấn đề rất mới, nhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học, thể hiện tình cảm chân thành cùng sự cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống cũng như số phận éo le của những người phụ nữa hay trẻ em bất hạnh. Phong cách thơ vô cùng phong phú, giàu ngôn từ cùng với lối diễn đạt tinh tế, khéo léo. Về đoạn trích “Trao Duyên” được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh). Đoạn trích thuộc phần Gia biến và Lưu lạc, đây cùng là lời nói của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi cô muốn nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim trọng giúp mình, còn cô thì sẽ đi bán thân để chuộc cha. Và dưới đây là mười câu thơ cuối trong đoạn trích, bộc lộ nỗi đau đớn, dằn vặt trong nội tâm của nhân vật Thúy Kiều:

“Dạ đài cách mặt, khuất lời,

Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Bây giờ trâm gãy bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phân sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Như đã biết ở những câu thơ trước Thúy Kiều nhờ Thúy Vân trả nghĩa giúp mình cho Kim Trọng. Sau đó cô đã phải trao những tín vật tình yêu của mình cho Vân, và thật lòng mong hai người họ hạnh phúc. Dù vậy, sao có thể nói là không đau lòng hay buồn bã, nhưng chỉ đành chấp nhận số phận đã an bài. Kiều chấp nhận ra đi, xa người thân, xa gia đình, xa người mình thương. Thậm chí cô còn đã nghĩ trước đến cái chết của chính mình và căn dặn Thúy Vân nếu linh hồn của cô có quay trở về nhà thì hãy “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Đến đây, nỗi đau của cô như được nhân lên ngàn lần, sự xót xa, đau đớn dày xé tâm hồn người con gái ấy. Vốn dĩ là một cô gái bình thường sống một cuộc sống bình thường, vui vẻ, hạnh phúc bên cạnh gia đình, bên cạnh người yêu, nhưng bây giờ lại lâm vào tình cảnh éo le như vậy.

Sau khi đã nhắn nhủ và gửi gấm hết mọi thứ cho Thúy Vân, thì giờ đây là lúc những lời tâm sự sâu thẳm trong lòng Kiều về cuộc tình dở dang của mình cùng với đó là nỗi đau đớn, dằn xé của nội tâm. “Bây giờ trâm gãy bình tan” Kiều ý thức được thực tại rằng chuyện tình của cô không còn thể tiếp tục được nữa và mãi mãi cũng không còn cơ hội để quay lại. “Kể là sao xiết muôn vàn ái ân” có thể thấy những kỉ niệm tươi đẹp của Thúy Kiều bên cạnh người cô yêu là rất nhiều. Những kỉ niệm ấy là một phần kí ức hạnh phúc của cô, có lẽ nhớ về nó cũng là cách duy nhất để cô cảm thấy an ủi hơn một phần nào trong tình cảnh hiện tại. Đồng thời, hai câu thơ cũng nỗi buồn xé lòng của Thúy Kiều, nhiều kỉ niệm đẹp như thế thì có ích gì khi bây giờ mọi thứ đều phải kết thúc. Giờ đây, những kỉ niệm đó chỉ còn cách cất lại trong kí ức của người con gái ấy.

Đọc đến đây, người đọc không khỏi tiếc nuối cho cuộc tình của Thúy Kiều và Kim Trọng. Xót thương cho cuộc đời của Kiều, cho những việc Kiều đã làm, đã phải hi sinh. Nhưng bên trong thâm tâm người con gái ấy lại luôn cảm thấy có lỗi với người mình yêu. Vì vậy, cô đã quỳ gối và lạy người mình yêu “Trăm nghìn gửi lạy tình quân” đây có lẽ là điều cuối cùng Kiều có thể làm cho Kim Trọng, bằng cả tấm lòng của mình, cô muốn gửi lời xin lỗi vì đã thất hứa, không thể thực hiện những lời hứa hẹn trước đây của mình. Cô sợ Kim Trọng sẽ đau lòng sẽ oán trách cô, nhưng giờ phút này cô là người đau lòng hơn bất cứ ai, tự trách, tự dằn vặt sao tình duyên của mình lại ngắn ngủi như vậy. Tự biết cuộc đời mình bất hạnh, hạnh phúc mỏng manh nên Kiều chỉ đành rơi xa người mình yêu để Kim Trọng có thể tìm được một hạnh phúc mới. Tiếc thương và đau lòng cho người con gái bạc phận, bản thân đã đi đến đường cùng nhưng vẫn lo nghĩ cho người khác. Ta có thể thấy, bằng những từ ngữ của mình Nguyễn Du đã khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều một cách rõ nét và sống động.

Bằng cách sử dụng câu hỏi tu từ “Phân sao phận bạc như vôi?” tác giả đồng cảm, xót thương cho số phận người con gái ấy. Cuộc đời của Kiều bạc bẽo, tẻ nhạt như vôi nhưng cũng chẳng biết phải than trách với ai chỉ biết cam chịu mà sống tiếp. Hình ảnh “hoa trôi lỡ làng” còn tượng trưng cho số phận của Thúy Kiều, lững lơ, vô định, không biết tương lai của bản thân sẽ đi về đâu. Đến giây phút này thì Kiều đã hoàn toàn tuyệt vọng với cuộc đời bất hạnh của chính mình. Ta nhận thấy rằng, Thúy Kiều không phải là người duy nhất có số phận éo le như vậy trong thời đao kiếm loạn lạc, cô đại diện cho số kiếp của rất nhiều phụ nữa đáng thương khi ấy, phải cam chịu và chấp nhận thực tại khắc nghiệt một cách yếu ớt và bất lực.

Đứng trước tình cảnh hiện tại, Kiều đau đớn đến mức chỉ biết thốt lên trong sự bất lực “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!”. Câu nói chứa đựng bao nỗi niềm, tâm sự của người con gái đáng thương, Kiều ý thức được số phận của mình giờ đây như chiếc lá lìa cành, không biết sẽ trôi dạt về đâu. Vì thế Kiều chỉ đành từ bỏ tình yêu của mình “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” câu nói cất lên trái tim của Kiều cũng tan nát. Dù trong hoàn cảnh khốn khổ nhưng cô vẫn nghĩ cho người mình yêu, không muốn họ vì minh mà khổ sở, thà bản thân tự rời đi chỉ mong đối phương được hạnh phúc, vui vẻ. Sự hi sinh của Kiều chính là điển hình cho tấm lòng của rất nhiều người phụ nữ thời bấy giờ, chấp nhận số phận của bản thân và tự chịu đựng chứ không muốn những người mình yêu thương phải chịu khổ.

Qua những gì ta đã tìm hiểu về đoạn trích trên, ta có thể thấy Nguyễn Du đã sử dụng ngôn từ của mình để thể hiện một cách rõ nét những nỗi đau mà Thúy Kiều đã trải qua và đang phải chịu đựng. Kết hợp với những biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, sử dụng câu hỏi tu từ với lối viết thơ như đang kể chuyện đã giúp người đọc thấm thía và thấu hiểu với số phận của Thúy Kiều. Đồng thời, nhà thơ đã làm nổi bật lên hình ảnh điển hình của những người phụ nữa thời loạn lạc, họ đã phải sống và đối mặt với những bất công, bất hạnh như thế nào, đã phải gánh chịu và hi sinh những gì. Từ đó, đã tạo nên vẻ đẹp cao cả, quật cường của người phụ nữ lúc bấy giờ.

Qua tác phẩm, tôi càng đồng cảm hơn với những tổn thương những mất mác mà Thúy Kiều nói riêng hay những người phụ nữ thời xưa nói chung. Càng cảm thấy biết ơn và trân trọng với cuộc sống hiện tại của chúng ta. Chúng ta cần hỏi học và đóng góp thật nhiều hơn nữa cho đất nước của mình.

11. Kiều trao kỉ vật cho em trong tâm trạng như thế nào

Sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân:

- Trước khi trao kỉ vật:

+ Buồn bã, phiền lòng vì hoàn cảnh tình yêu của mình và chàng Kim.

+ Khi Thúy Vân mở lời hỏi han, Thúy Kiều mở lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện.

- Trong khi trao kỉ vật:

+ Sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều: Cây đàn hồ ngày nào đàn cho kim trọng và mảnh trầm hương ngày nào từng chứng kiến lời thề cũng để lại cho em như là của tin. Đối với chị chúng đã trở thành quá khứ xa xôi. Đến đây kiểu lại cảm thấy mình như người đã chết. Kiều đã mất hết niềm tin vào hiện tại.

+ Một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát

- Sau khi trao kỉ vật:

+ Từ khi trao lại kỷ vật, Kiều dường như quên hẳn hiện tại, nàng chỉ sống với cái mai hậu hư vô của mình, vì nàng hi vọng em và chàng Kim tương lai sẽ được hạnh phúc. Hiện tại với nàng chỉ là con số không.

+ Kiều tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy.

+ Kiều than thở và với Kim Trọng, thương xót cho Kim. "Thôi thôi" cũng là tiếng than tiếc và dằn vặt, là sự xác nhận cho sự phụ bạc của mình.

12. Tâm trạng của Kiều khi nói được ra điều mình muốn nói

Mười năm lưu lạc của Thúy Kiều là một tấn bi kịch triền miên chất chứa bao nỗi đau đớn, thảm sầu. Mối tình đầu đẹp đẽ, trong sáng giữa nàng với Kim Trọng đã sớm bị sóng gió cuộc đời làm cho tan vỡ. Sau khi bán mình chuộc cha để báo đền chữ hiếu, Kiều đã âm thầm khóc thương cho lời nguyền vàng đá với chàng Kim. Nàng đành cậy Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng. Trao duyên là nỗi đau đớn, nỗi đau đầu đời của người con gái tài sắc - Thúy Kiều.

Trong đêm gia biến: Một mình nàng ngọn đèn khuya, Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu. Nàng sống với tâm trạng đầy sóng gió và mặc cảm. Trước sự thực phũ phàng là ngày mai nàng sẽ thuộc về tay kẻ khác, Kiều cảm thấy như chính minh là thủ phạm gây ra nỗi bất hạnh cho Kim Trọng. Nàng thương mình một nhưng thương người yêu mười nên cắn răng cam chịu số phận đen bạc của mình: Phận dầu, dầu vậy cùng dầu để nghĩ đến nỗi đau của Kim Trọng:

Công trình kẻ biết mấy mươi

Vì ta khăng khít cho người dở dang!

Thề hoa chưa ráo chén vàng

Lỗi thề thôi đã phũ phàng với hoa

Thúy Kiều mang nặng mặc cảm là người có lỗi. Nàng tự trách mình khăng khít, khiến cho người dở dang. Đúng ra là cả hai chủ động tìm đến nhau, yêu nhau và tự nguyện gắn bó với nhau. Kiều có mặc cảm đó là vì nàng luôn nghĩ đến người khác, ngay cả trong lúc đau thương tột bậc.

Một mình một bóng, đối diện với tâm trạng rối bời, tan nát, Kiều chỉ biết âm thầm khóc than cho gia cảnh, cho duyên phận. Đắn đo, suy tính trước sau, nàng thấy chỉ một cách có thể cứu vãn phần nào cho mối lương duyên của mình, đó là trao duyên cho em gái. Và Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân khi cô em vô tư ấy vừa chợt tỉnh giấc xuân.

Thấy Kiều khóc lóc ủ ê, Thúy Vân gạn hỏi nguyên do và cũng lờ mờ đoán biết chị mình đang mắc mối tình chi đây. Kiều trao duyên cho em mà trong lòng băn khoăn, bối rối:

Rằng: lòng đương thổn thức đầy

Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong

Hở môi ra cũng thẹn thùng

Để lòng thì phụ tấm lòng với ai.

Nàng thẹn thùng khó nói vì còn vướng mối tơ duyên với chàng Kim - mối tình mà chỉ hai người biết với nhau. Ngỏ chuyện riêng tư với người khác, cho dù là em mình đi nữa cũng không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa, đây không phải là tình yêu thoáng qua mà đã thề nguyền vàng đá, kết giải đồng tám; nó trở thành thiêng liêng, khó có thế đổi thay. Nay nhờ Vân thay thế mình, Kiều sợ chắc gì Vân đã nhận lời.

Kiều lâm vào tình thế khó xử; không nói không được mà nói ra thì e ngại. Bởi thế nên nàng đắn trước đo sau, băn khoăn, ngập ngừng mãi rồi mới thốt ra được một câu khiến người ngoài cuộc nghe cũng phải mủi lòng.

Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Lời gì vậy? Đó là lời nhờ Vân thay chị nối tình với chàng Kim. Đề nghị ấy thật bất ngờ ngay cả đối với Thúy Kiều bởi trước đó nàng chưa hề nghĩ đến. Cả một đêm thức trắng, nàng đâu có nghĩ ra điều này. Nàng chỉ có đau khổ, giày vò. Nhưng từ lúc Thúy Vân thức giấc và tỏ ra thương chị, nàng như vụt thấy một làn chớp sáng: Đây rồi, cô em gái này có thế giúp mình trả món nợ tình. Đề nghị ấy cũng bất ngờ đối với Thúy Vân bởi nó quan trọng quá, nó ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Nhận lời lấy một người đâu có dễ dàng, đơn giản như nhận một món quà? Vậy dựa vào đâu mà Thúy Kiều dám đề ra ý kiến ấy và hầu như ép Thúy Vân phải nhận lời? Chỉ có cơ sở duy nhất đúng đắn là tình thương. Chị thương em, tin rằng em sẽ nghe lời. Chị cũng biết em thương chị, không nỡ trái ý chị. Còn em, tuy chẳng hiểu đầu đuôi ra sao nhưng lại thật tình thương chị riêng gánh chịu nỗi oan khốc của cả gia đình, lại đang đau xót vì mối tơ duyên đứt đoạn nên dù chưa kịp nghe hết lời giãi bày, chắc cũng đã thấu hiểu lòng chị.

Người ta hỏi: Tại sao Thúy Kiều không dùng từ nhờ mà lại dùng từ cậy? Không dùng từ nhận mà lại dùng từ chịu? Chính vì giữa các từ ấy có một sự sai biệt khá tinh vi. Đặt nhờ vào chỗ cậy, không những thanh điệu câu thơ sẽ nhẹ đi, âm thanh không đọng ở chữ thứ nhất của câu thơ nữa mà còn giảm đi cái quằn quại khó nói của Kiều, cái ý nghĩa hi vọng thiết tha của một lời trối trăng, ý nghĩa nương tựa, gửi gắm của một tấm lòng tuyệt vọng, ý nghĩa tin tưởng vào tình cảm ruột thịt. Giữa chịu và nhận thì dường như còn có vấn đề tự nguyện hay không tự nguyện nữa. Nhận lời có lẽ có nội dung tự nguyện: còn chịu lời thì hình như chỉ có một sự nài ép phải nhận vì không nhận không được. Trong tình thế của Thúy Vân lúc bấy giờ, chỉ có chịu lời chứ làm sao nhận lời được?

Câu thơ sáu chữ giản dị mà chứa đựng tất cả chiều sâu của một tình thế phức tạp. Điều đó càng làm cho nó có dáng dấp như một lời cầu nguyện.

Kiều yêu cầu Thúy Vân: Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa vì nàng coi sự chịu lời của Thúy Vân là một hành động hi sinh. Đối với cử chỉ hi sinh ấy thì chỉ có kính phục và biết ơn. Thúy Kiều lạy em là lạy sự hi sinh cao cả ấy.

Trong những giây phút đau đớn, tội nghiệp này, Kiều vẫn quên mình để suy nghĩ đến người yêu. Nỗi buồn của nàng cần phải được san sẻ cho vơi bớt.

Sau cái phút ban đầu khó nói, giờ đây nàng bộc bạch với em gái về mối tình đẹp đẽ mà dang dở của mình:

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Tâm sự về nỗi khó nghĩ, khó lựa chọn giữa tình và hiếu:

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Là người con có hiếu, Kiều đã bán mình để lấy ba trăm lạng cứu cha và em khỏi vòng tội tù oan nghiệt. Chữ hiếu nàng đã đáp đền, còn chữ tình vẫn canh cánh bên lòng như một món nợ nặng nề khó trả:

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan

Ý nghĩa này cho thấy Thúy Kiều đau khổ biết chừng nào và cũng cao cả biết chừng nào! Nàng van lơn em gái hãy xót tình máu mủ thay lời nước non mà bằng lòng kết duyên với chàng Kim. Nhắc tới chàng, Thúy Kiều càng sầu, càng tủi cho thân phận. Tưởng chừng như nỗi đau theo nước mắt tuôn rơi:

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Tưởng tượng ra cái chết thê thảm cũng là biểu hiện của sự thương thân, nhưng Kiều tự an ủi rằng vong hồn mình nơi chín suối hãy còn thơm lây với cái đạo đức thơm tho của em. Kiều nói với em những lời gan ruột như thế, hỏi Thúy Vân sao nỡ chối từ?

Ngôn ngữ của Kiều ở đoạn này là ngôn ngữ của lí trí. Tuy Kiều là cô gái rất giàu tình cảm nhưng đối với chuyện trọng đại của cả một đời người này, nàng không thể dùng tình cảm của mình mà thuyết phục được em. Phải bình tĩnh mà dùng lí lẽ, phân tích thiệt hơn, phải trái để em hiểu mà bằng lòng giúp.

Trước lời nói có lí, có tình thiết tha của Thúy Kiều, Thúy Vân chỉ còn biết im lặng lắng nghe và như thế có nghĩa là nàng chấp nhận. Đến đây Thúy Kiều mới nhẹ lòng và nàng lấy kỉ vật tình yêu giữa mình với Kim Trọng ra trao cho em gái:

Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Nếu như ở đoạn trên, Kiều kể mối tình cho em nghe bằng giọng điệu cố lấy vẻ bình tĩnh thì đến lúc này, trao lại kỉ vật cho em, nàng cảm thấy đã mất hết nên không thể kìm nén được tình cảm của mình nữa, trái tim đa cảm bắt đầu lên tiếng. Nàng nói: Chiếc vành với bức tờ mây vẫn bằng tiết tấu của mấy câu thơ trên, nhưng đến câu: Duyên này thì giữ vật này của chung nghe như đã có tiếng nấc nghẹn ngào ở trong đó. Duyên này là duyên giữa Thúy Vân với Kim Trọng, phần nàng đã hết. Duyên chị đã trao lại cho em, nhưng kỉ vật này xin em hãy coi có một phần của chị, nó là của chung. Rõ ràng lí trí buộc nàng phải dứt tình với chàng Kim nhưng tình cảm của nàng thì không thể.

Mối tình đầu thơm tho, ngọt ngào nhường ấy bỗng chốc bảo quên, quên làm sao được? Gửi lại trong chút kỉ vật này vậy. Giữa lúc tột đỉnh đau thương, Kiều vẫn cố tìm lấy một chút an ủi. Sau đó, Kiều để mặc cho tình cảm tuôn trào. Nàng nói với em bằng tiếng nói khác của lòng mình. Ngôn ngữ nàng không còn cái mạch lạc, khúc chiết của lí trí nữa mà thuần là của tình cảm, của cả ảo giác. Càng nói càng xót xa cho duyên phận bất hạnh của mình. Nàng nói rõ mình mệnh bạc, tình mình mất đi và bao nhiêu nỗi niềm ngày xưa nay chỉ còn có phím đàn với mảnh hương nguyền:

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

Động đến tương lai chắc chắn mù mịt, nàng đâu còn giữ được sự yên ổn trong lòng phút giây trước đó. Như người lội nước hụt chân rớt xuống vực sâu, Kiều chới với không biết bám víu vào đâu. Kiều tưởng tượng đến lúc Vân và chàng Kim nên vợ nên chồng, đến cõi hư không mà nàng chỉ là một mảnh hồn oan vật vờ theo ngọn gió hiu hiu trên ngọn cỏ lá cây nhưng vẫn vướng chặt với tiếng tơ trên phím đàn và mùi hương của mảnh trầm ngày xưa và vẫn còn mang nặng lời thề, lời nguyền nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai cho người. Nàng đinh ninh mình sẽ là một hồn oan trong cõi chết và dặn em rưới cho giọt nước làm phép tẩy oan.

Có mâu thuẫn không? Trên kia Thúy Kiều đã chẳng nói là nếu được Vân giúp cho thì dù thịt nát xương mòn nàng vẫn ngậm cười chín suối là gì? Nghĩa là trả được món nợ tình, nàng sẽ hết giày vò vì đã lo cho người yêu chu tất. Thế mà chỉ trong giây lát tưởng tượng, nàng đã trở lại với bao nỗi xót xa còn nặng nề hơn trước. Chút yên lòng đã bay đâu mất!

Đúng là có mâu thuẫn nhưng không phải trước sau hoàn toàn chỉ có một vấn đề. Trước, nàng đau khổ vì người; nay lo cho người đã xong, nàng mới nghĩ đến mình và thấy mình mệnh bạc, thấy mình sẽ mất tất cả. Nàng không chỉ chới với trong tương lai mịt mù, oan nghiệt. Nàng không còn ở trạng thái tỉnh táo bình thường mà như nửa tỉnh nửa mê, nửa phần là người sống, nửa phần là hồn ma. Và tuy vẫn đối thoại với Vân nhưng lời nàng phảng phất như lời từ cõi bên kia vọng về.

Đoạn thơ cũng chợt đổi giọng. Hình ảnh âm điệu như chập chờn bay hết nét thật, có cái gì đó thật hư ảo: thời điểm không xác định (mai sau, bao giờ), không khí linh thiêng (đốt lò hương, so tơ phím của người xưa để lại) hình ảnh phất phơ, ma mị (ngọn cỏ lá cây, hiu hiu gió...). Tất cả đều nói lên rằng Kiều tiếp tục khổ đau và càng khổ đau gấp bội.

Theo đà nửa tỉnh nửa mê, đang nói chuyện với Vân, Kiều bỗng nói một mình, nói với mình về sự dở dang duyên phận. Đúng là cảnh trâm gãy bình tan, tơ duyên ngắn ngủi. Đúng là phận bạc như vôi và đành phải chấp nhận cảnh nước chảy hoa trôi lỡ làng mà trái tim như tan ra từng mảnh. Nàng đành chịu tội với chàng Kim, đành gửi chàng muôn nghìn cái lạy. Đau đớn quằn quại đến mức Kiều phải nấc lên:

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang

Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây

Tiếng nấc nghẹn ngào ấy khẳng định một lần nữa mặc cảm có tội của Kiều. Nghĩa là nàng phủ nhận tất cả những gì đã nói với Vân, những gì đã làm cho chàng Kim, phủ nhận nỗi yên tâm của mình trong khoảnh khắc trên kia. Nghĩa là nàng tuy có đau thêm cho mình nhưng vẫn một mực đau cho người, vì người. Nỗi đau không đơn giản mà tăng lên gấp bội. Nàng gọi tên chàng Kim như trong cơn mê sảng. Nỗi đau đã lên đến tột đỉnh, quá sức chịu đựng của thể xác:

Cạn lời hồn ngất máu say

Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng.

Đoạn thơ là một cơn khủng hoảng, một trận sóng gió tơi bời trong lòng con người tội nghiệp Thúy Kiều. Nàng đau khổ, quằn quại đâu phải vì bản thân mình? Tất cả trái tim yêu thương nàng dành cho người yêu. Tâm hồn vị tha ấy cao đẹp biết chừng nào! Thương người đằm thắm sâu xa, muốn cho người được hạnh phúc, còn mình thì chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh, tấm lòng ấy đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Đó cũng là nét sáng ngời trong phẩm giá của Thúy Kiều.

13. Phân tích đoạn trích Trao Duyên

Duyên phận là của trời cho, không được cưỡng cầu và càng không nên ép buộc, nhờ vả. Thế nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" (Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã cho mình cái đặc quyền đi "nhờ", "cậy" duyên như vậy. Tác giả đã phân tích thành công tâm trạng chua xót, đầy đớn đau của Thúy Kiều khi phải trao mối duyên đầu với Kim Trọng cho em gái là Thúy Vân.

Đã gọi là duyên thì đến rất tự nhiên, đi tìm cũng không được, duyên đến thì giữ, duyên đi thì buông tay. Đó là duyên phận của mỗi người, mỗi cuộc đời khi gặp gỡ nhau. Trong tình yêu thì chữ ''duyên" này càng lớn lao và quan trọng. Nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" đã phải mang chữ duyên của mình gửi nhờ một người khác.

Nguyễn Du đã chua xót khi khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều lúc này:

Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Chỉ với hai câu thơ nhưng biết bao chua xót và dằn vặt, biết bao nước mắt và đau đớn. Từ "cậy" được đặt lên đầu câu diễn tả hoàn cảnh ngặt nghèo, khó thưa, khó gửi của Thúy Kiều. Vốn dĩ Thúy Kiều là chị, sẽ không có chuyện "thưa", "lạy" Thúy Vân bất cứ việc gì; nhưng trong hoàn cảnh này, nàng đã phải làm những việc tưởng chừng như nghịch lý như vậy. Mối duyên với chàng Kim là mối duyên trời cho, nhưng số phận của Thúy Kiều giờ nổi trôi, bấp bênh, nàng không muốn phụ chàng, nên đã muốn cậy nhờ em gái nối tiếp mối duyên dở dang ấy. Câu thơ như cứa vào lòng người đọc nỗi chua xót cùng cực. Từ "cậy" là điểm nhấn, là sự thành công về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Du.

Thúy Kiều bắt đầu giãi bày nỗi lòng của mình bằng những câu thơ như dao cắt:

Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Đến đây thì người đọc đã thực sự hiểu hết ý nghĩa của từ "cậy", nó không còn là nhờ nữa mà mang tính chất ép buộc, bắt buộc phải làm. Thúy Kiều hiểu được hoàn cảnh, hiểu được nỗi đau của bản thân mình. Nàng đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu, quyết phụ chàng Kim, chứ không thể phụ cha mẹ. Một người con gái yếu đuối, mỏng manh nhưng rất mực hiếu thảo. "Gánh tương tư" đã đứt gánh, mối duyên đã vỡ, nhưng Kiều không muốn chàng Kim đau lòng, nàng chỉ mong Thúy Vân có thể nối lại mối duyên này. Mặc dù "trao duyên" cho em gái nhưng lòng nàng đau như cắt. Những hẹn ước, những mong chờ, những kỉ niệm cứ như xát muối vào trong trái tim người con gái mỏng manh ấy.

Thúy Kiều đã rất khéo léo khi "cậy" duyên em gái, đã đem chuyện máu mủ để ép Thúy Vân nên Thúy Vân không thể từ chối được:

Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương tan
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Thúy Kiều và Thúy Vân đều đang "đến tuổi cập kề'' nhưng nàng lại nhắn nhủ với Thúy Vân "ngày xuân em còn dài", có thể gánh tiếp mối duyên với chàng Kim, với người mà Kiều yêu thương. Một sự chua xót đến đau lòng khi Kiều nhắc đến cái chết, một dự liệu chẳng lành hay là một cuộc đời sẽ chẳng bình an mà nàng sắp phải mang. Thúy Vân có thể giúp đỡ thì dù mai này có chết Kiều vẫn "ngậm cười chín suối". Qua đây chúng ta thấy được tấm lòng, sự lương thiện, sống và yêu hết lòng mình.

"Trao" đi mối duyên mà bản thân nâng niu, trân trọng là điều đau đớn, chua xót mà Kiều phải gánh chịu. Nhưng đây là con đường Kiều phải chọn để đi, vì không còn lựa chọn nào khác nữa. Kiều mong em gái có thể giữ lấy mối duyên mà cô phải buông bỏ, để không phụ tấm lòng của Kim Trọng.

Và dường như cái chết càng hiện rõ nét trong những lời nói của Kiều:

Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rày xin chén nước cho người thác oan.

Sống trong xã hội nhiều bất công, những người đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn lại phải lựa chọn con đường đi nhiều nước mắt. Cái chết không phải là kết thúc đối với Kiều, vì nàng còn mang nặng món nợ lớn với đời, với Kim Trọng. Thúy Kiều chỉ có thể bất lực với tình yêu của mình, mong Kim Trọng có thể hiểu được. Sự bế tắc và đau khổ trong lòng Thúy Kiều dường như chồng chất và đè nén không thể thoát ra được. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ có sát khí mạnh, cứa vào lòng người đọc một nỗi đau tận trái tim. Thương cho cô gái yếu đuối, với trái tim yêu chân thành nhưng lại rơi vào bế tắc cùng cực như vậy.

Đoạn trích "Trao duyên" thực sự khiến người đọc không kìm được cảm xúc khi nghĩ đến thân phận và nỗi đau mà người con gái hiếu thảo ấy phải gánh chịu. Xã hội bất công, lòng người bạc bẽo đã đẩy những phận người thấp cổ bé họng vào con đường không lối. Thúy Kiều và mối tình đứt gánh ấy là minh chứng cho điều đó.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 13.766
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm