Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng là gì? Đây là câu hỏi các bạn học sinh cần nắm được khi học tác phẩm Tây Tiến trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu giải thích nhan đề bài thơ Tây Tiến hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Tây Tiến được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi nhà thơ Quang Dũng chuyển đơn vị công tác. Sau đây là nội dung chi tiết ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tâm tư tình cảm của tác giả khi đặt nhan đề cho bài thơ Tây Tiến.

1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến

- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:

+ Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào

+ Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Sầm Nứa

+ Lính Tây Tiến chủ yếu là người Hà Nội, trẻ trung, yêu nước

- Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng

- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây)

- Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, in trong tập “Mây đầu ô”

2. Bố cục bài thơ Tây Tiến

Bố cục (4 phần)

- Phần 1 (14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến

- Phần 2 (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

- Phần 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung người lính Tây Tiến

- Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây

3. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến

Khẳng định việc đổi tên không phải là ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của Quang Dũng.

Nhớ Tây Tiến:

+ Cái được: nói được cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ

+ Cái mất: Lỡ mạch thơ, ủy mị, không phù hợp

Tây Tiến:

+ Cô đọng, hàm xúc

+ Rắn rỏi, hào hùng gợi ra được hình tượng trong tâm (Tây Bắc, Tây Tiến)

+ Tên bài thơ giống như tên một khúc hành quân.

Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Sau đó Quang Dũng đã lược đi chữ “Nhớ” chỉ còn hai chữ “Tây Tiến”, việc đổi tên tác phẩm không phải ngẫu nhiên, cố tình mà là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Nếu đặt là “Nhớ Tây Tiến”. bài thơ nói được cảm xúc chủ đạo của thi phẩm là nỗi nhớ nhưng nó lại không nói được hình tượng trong tâm của tác phẩm. Mặt khác làm cho nhan đề bài thơ ủy mị, mềm mại, không phù hợp với bước quân hành và vẻ oai phong, dũng khí của người lính Tây Tiến. Quang Dũng lược đi chữ “nhớ” khiến cho nhan đề thi phẩm cô đọng, hàm xúc bởi bản thân hai chữ “Tây Tiến” đã bao trùm trong đó nỗi nhớ rồi. “Tây Tiến” tạo ra âm điệu của nhan đề chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây rộng lớn, thẳm thăm, hùng vị. Vẽ chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến năm xưa. Mặt khác lược đi chữ “nhớ” khiến tên bài thơ tựa như tên của một khúc quân hành như “Tiến quân ca”, “Nam Tiến”… và ở đây là “Tây Tiến”

Đặt cho tác phẩm một nhan đề hàm ẩn và gợi mở như vậy chứng tỏ Quang Dũng là nhà thơ tài năng và sáng tạo.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.558
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm