Top 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 có ma trận đặc tả, đáp án mới nhất

Tải về

Đề kiểm tra học kì I Văn 9 có ma trận - Hoatieu xin chia sẻ đến quý thầy cô và các em học sinh mẫu đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 có ma trận đề thi cùng với bản đặc tả và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô và các em học sinh trong kì thi học kì sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì 1 mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 9

STT

NỘI DUNG KIẾN THƯC

ĐƠN VỊ

KIẾN THỨC

CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng số câu

Tổng thời gian

Tỷ lệ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Ch

TL

Thời gian

Ch

TL

Thời gian

Ch

TL

Thời gian

Ch

TL

Thời gian

Ch

TN

Ch

TL

1

Văn bản

- Thơ hiện đại

- Truyện hiện đại

2

10p

0

0

1

10p

0

3

20p

30%

2

Tiếng Việt

- Tổng kết từ vựng

1

10p

0

1

10p

10%

3

Làm văn

Văn tự sự

0

0p

0

0p

1

60p

1

60p

60%

Tổng

0

2

1

5

1

90p

100%

Tỷ lệ

50%

50%

100%

Tổng điêm

50 điểm

5 điểm

10 điểm

Bản đặc tả ma trận đề thi mời các bạn xem trong file tải về.

2. Mẫu đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 9 đề 1

PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

TẾT QUÊ BÀ

Bà tôi ở một túp nhà tre.
Có một hàng cau chạy trước hè,
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa.
Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,
Cả đêm cuối chạp nướng than hồng.
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.

Đoàn Văn Cừ

Câu 1(1 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên? Nêu tên một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 HK1 có cùng thể thơ?

Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 2?

Câu 3 (1điểm): Em hãy trình bày nội dung của khổ thơ thứ hai ?

Câu 4 (2 điểm): Theo em, nhà thơ muốn nhắn nhủ chúng ta thông điệp gì qua bài thơ? Hãy viết khoảng 4-5 dòng nêu suy nghĩ của em.

PHẦN 2: LÀM VĂN (5 điểm)

“Lặng Lẽ Sa Pa” là một câu chuyện đẹp về những con người lý tưởng sống cao đẹp. Em hãy hóa thân thành nhân vật anh thanh niên để kể lại nội dung câu chuyện trong SGK Ngữ văn 9 – HK1.

3. Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 9 đề 1

Gợi ý đáp án và thang điểm chấm

PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU (5 điểm)

Câu 1(1 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên? Nêu tên một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 HK1 có cùng thể thơ?

- Thể thơ bảy chữ => 0.5đ

- Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận=> 0.5đ

Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 2?

- Biện pháp liệt kê: Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn, cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.

- Tác dụng: Tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, diễn tả sinh động những nét đặc trưng của ngày Tết.

Câu 3 (1điểm): Em hãy trình bày nội dung của khổ thơ thứ hai ?

Khung cảnh rộn rã, tấp nập, đông vui, ấm cúng ngày tết tại căn nhà giản dị, mộc mạc; Không khí tưng bừng, rộn rã, tràn ngập niềm vui trong cuộc sống.

Câu 4 (2 điểm): Theo em, nhà thơ muốn nhắn nhủ chúng ta thông điệp gì qua bài thơ “Tết quê bà” ?

HS diễn đạt theo suy nghĩ của mình

Gợi ý: Thông điệp trong bài thơ này là giá trị của ngày tết cổ truyền. Không khí, hương vị của Tết đoàn viên, của sự sum họp đoàn viên dù cho cuộc sống giản dị đến thế nào đi nữa thì cũng luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc…

PHẦN 2: LÀM VĂN (5 điểm)

Viết bài văn: (5 điểm)

1) Yêu cầu chung:

- HS biết vận dụng kiểu bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận

- Bài văn có đủ bố cục, HS biết chia đoạn hợp lý

- Bài viết trình bày sạch sẽ,rõ ràng,hạn chế sai về lỗi chính tả

- Bài viết có kết cấu chặt chẽ,ý văn rõ,diễn đạt trôi chảy,văn phong trong sáng,cảm xúc chân thật.

3) Yêu cầu cụ thể:

a) Mở bài: Lời tự giới thiệu bản thân(tên, tác phẩm – tác giả)

b) Thân bài: Kể

- Kể lại hoàn cảnh gặp gỡ của mình với bác họa sĩ, cô kĩ sư.

- Kể lại cuộc trò chuyện với bác họa sĩ, cô kĩ sư.

- Kể lại cuộc chia tay.

c) Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc gặp.

- Cảm nghĩ về lý tưởng sống cao đẹp.

4) Thang điểm:

- Điểm 4,5-5:

+ Bài viết mạch lạc,diễn đạt trôi chảy,bố cục hợp lý,chia đoạn rõ ràng

+ Kết hợp tốt những yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận

+ Rất ít lỗi diễn đạt cũng như chính tả

+ Bố cục rõ ràng,có dựng đoạn

- Điểm 3,5-4:

+ Bài viết tương đối mạch lạc,ít sai lỗi chính tả,diễn đạt tương đối trôi chảy

+ Bố cục rõ ràng, có dựng đoạn

+ Biết cách kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận nhưng còn thiếu tự nhiên chưa sâu sắc…

- Điểm 2-3:

+ Bài viết đủ bố cục,chưa biết cách dựng đoạn hoặc dựng đoạn không rõ ràng

+ Bài viết chỉ kể,tả,rất ít các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận.

+ Diễn đạt vụng về,mắc lỗi về dùng từ,chính tả,…

- Điểm 1-2:

+ Bài viết sơ sài chỉ thiên về kể hoặc tả

+ Bố cục không rõ ràng,mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt

+ Bài viết lan man

- Điểm 0: Bỏ giấy trắng

4. Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 9 đề 2

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

Kim Woo Chung, người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ". Dù là thay đổi bản thân mình hay là thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu bằng ước mơ.

Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là con đường an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, thì đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giũa hằng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng,

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu,Rosie Nguyễn - NXB Hội Nhà văn, 2017, tr. 217).

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2 (0.5 điểm): Theo tác giả, để theo đuổi ước mơ chúng ta phải chấp nhận những điều gì?

Câu 3 (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: “Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là con đường an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng”.

Câu 4 (1.0 điểm): Em có đồng ý với quan điểm của Kim Woo Chung: “Ước mơ là động lực thay đổi thế giới” không? Vì sao?

II.TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm)

Câu 1: ( 2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn 10 đến 12 câu bàn về vai trò của ước mơ trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.

Câu 2: (5,0 điểm)

Đóng vai nhân vật bé Thu hãy kể lại đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ văn 9 - tập một) từ khi bé Thu gặp ông Sáu đến khi hai cha con chia tay. Trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.

5. Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 9 đề 2

Phần

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Phần I: Đọc - hiểu (3,0

điểm)

1

- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận

0,5

2

- Để theo đuổi ước mơ, chúng ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Nhiều khi phải chấp nhận đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi phải đối mặt với cô đơn, thất vọng.

0,5

3

- Học sinh trình bày cách hiểu của bản thân, có lý giải:

Gợi ý: Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng là một nhận định đúng. Con đường ấy chứa đựng đầy gian nan thử thách, thậm chí cả những thất bại không thể nào tránh khỏi. Đôi khi còn vấp phải sự quay lưng, phản đối của những người xung quanh. Nhiều khi phải đối diện với cả sự nguy hiểm kề cận.

1,0

4

- Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, có lý giải. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới”

Đồng ý

Lý giải:

- Khi có ước mơ con người sẽ tìm ra mục đích sống, đích đến, nhìn thấy lý tưởng sống của mình.

- Khao khát, ước mơ chính là động lực để con người rèn luyện, tu dưỡng, phát triển bản thân.

- Ước mơ khiến con người có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn

=>Làm nên những thành công không ngờ tới, những điều được xem là phi thường.

1,0

Phn II:

Làm văn (7,0

điểm)

Câu 1

(2điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận 10 đến 12 câu bàn về vai trò của ước mơ trong cuộc sống.

a. Đảm bảo cấu đoạn văn nghị luận: Luận điểm, luận cứ rõ

ràng, mạch lạc; có dẫn chứng, lí lẽ phù hợp.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của ước mơ trong cuộc sống

c. Triển khai hợp nội dung đoạn văn, vận dụng tốt các thao tác lập luận. Đảm bảo một số ý sau:

*Giải thích.

- “Ước mơ” là khát vọng, những mong muốn, nguyện ước, mục đích tốt đẹp mà con người tha thiết hướng tới và mong ước đạt được trong tương lai. * Phân tích, chứng minh:

Vai trò của ước mơ: ước mơ mang tới cho tâm hồn con người sự tươi mới, cuộc sống tràn ngập niềm vui, lạc quan, nhiệt huyết, đam mê. Nếu không có ước mơ, cuộc sống của con người sẽ tẻ nhạt, nhàm chán, vô vị.

-Ước mơ giúp con người có định hướng rõ ràng, tạo động lực để phấn đấu làm việc, học tập. Giúp con người vượt qua những giới hạn của bản thân để thực hiện lí tưởng và mục đích cao cả; cống hiến cho xã hội, đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển.

- Trên con đường thực hiện ước mơ chúng ta có thể gặp những khó khăn thử thách, khi vượt qua được thử thách đó chúng ta sẽ có thêm những bài học quý giá, rèn luyện được những đức tính quý báu như kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ…để hoàn thiện bản thân mình.

(Lấy ví dụ chứng minh)

* Bàn luận, mở rộng:

- Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.

*Bài học nhận thức và hành động:

- Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình.

- Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

0,25

0,25

0,25

0,2

0,25

0,25

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá và pháp

luật.

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

Câu 2

(5 điểm)

a. Đảm bo cu trúc mt bài văn tự sự:

- Học sinh viết đúng yêu cầu của bài văn tự sự (có nhân vật, sự việc, diễn biến truyện. Có xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận)

- Cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Nội dung chính kể lại cuộc gặp gỡ giữa bé Thu và người cha thân yêu của mình sau tám năm xa cách qua đó thể hiện tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng.

c. Triển khai hợp lí nội dung: HS biết vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn tự sự theo lời hồi tưởng, có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.

- Học sinh tập trung kể những sự việc sau:

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc:

- Giới thiệu nhân vật, tình huống câu chuyện

0,5

2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện:

- Kể về hoàn cảnh của hai cha con: Hai cha con xa cách nhau tám năm, tôi luôn nhớ thương ba, mong được găp ba.

- Khi tôi lên tám cha mới có dịp về thăm nhà thăm. Tôi nghe má bảo ba sắp về, lòng bồn chồn vui sướng và ngày ngày mong đợi (miêu tả nội tâm).

- Phút đầu mới gặp ba, tôi hốt hoảng sợ hãi vì thấy một người lạ mặt có vết sẹo trông rất dễ sợ tự nhận là cha. Tôi nghĩ đó là một người xa lạ và rất khó chiụ trước sự săn đón, tỏ thái độ yêu thương chăm sóc của ông ấy. Tôi thấy ghét ông ấy nên nhất định không chịu nhận ba, không gọi ông ta là ba mặc cho má và bác Ba khuyên nhủ. Tôi nghĩ rằng ba mình mặt không có vết sẹo xấu xí như vậy, ba phải giống người chụp chung với má trong bức hình mà tôi đã biết. (Có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận).

- Tôi khóc và mách với bà ngoại về chuyện bị đánh, bà đã khuyên nhủ và giải thích vết sẹo trên mặt ba là do ba đi đánh Tây nên bị Tây bắn bị thương. Nghe bà giải thích tôi mới hiểu, lúc đó em thấy buồn và rất hối hận lại thương ba.

- Tôi đã trằn trọc cả đêm không ngủ. Sáng hôm sau, tôi bảo ngoại đưa tôi về sớm. Tôi buồn và hối hận khi thấy ba chia tay mọi người chuẩn bị ra đi. Tôi muốn chạy đến bên ba gọi ba ôm chặt lấy ba nhưng lại không dám vì đã trót làm ba giận. (Có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận).

- Đến phút cuối khi ba đến bên cạnh và nói lời từ biệt tình cha con trong tôi đã vỡ oà, tôi thét lên gọi ba và chạy xô tới như một con sóc, nhảy thót lên ôm chặt lấy ba. Hai chân dang ra câu chặt lấy người ba, tôi vô cùng lo sợ ba sẽ đi mất, nên khóc lóc nhất quyết giữ đã đồng ý để ba đi với lời dặn khi nào về ba mua cho tôi một chiếc lược.

0,5

0,25

0,75

0,25

0,5

1,0

c. Kết bài:

- Cảm nghĩ sau lần gặp ba (nhớ thương, mong ước gặp lại ba..)

0,5

d. Sáng tạo: Sáng tạo trong trình bày vấn đề và triển khai vấn

đề sáng tạo. Giọng kể tự nhiên, diễn đạt linh hoạt, cảm xúc chân thành.

e. Chữ viết: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn mực chính tả, ngữ

pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Lưu ý:

Trong trường hợp thí sinh trình bày những ý không có trong đáp án nhưng nội dung vẫn liên quan đến luận điểm giám khảo thể linh hoạt cho điểm song bài làm không quá nửa số điểm.

0,25

6. Đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì 1 - đề 3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN: NGỮ VĂN 9

Năm học 2023-2024

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I . Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu như thế đấy…

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.

2. Đoạn trích trên sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ rõ những dấu hiệu giúp em nhận ra hình thức ngôn ngữ đó?

3. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ nhân vật anh thanh niên là người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, trong đoạn có sử dụng hợp lý một câu bị động và phép lặp (gạch chân và chú thích rõ).

4. Trong câu “Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?”, nhân vật “bác” được anh thanh niên nhắc tới là ai? Một văn bản truyện khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có các nhân vật làm nghề và yêu nghề như nhân vật “bác”. Kể tên văn bản đó và cho biết tên tác giả.

PHẦN II. Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép; con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn ki-lô-mét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, dềnh dàng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

(Trích “Phong cách sống của người đời”- Trường Giang, theo nguồn Internet)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

2. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?

3. Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sự lãng phí thời gian trong cuộc sống.

7. Đáp án đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì 1 - đề 3

Câu

Nội dung

Điểm

PHẦN I (6.5 ĐIỂM)

1

Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:

- Năm sáng tác: 1970

0.25

- Là kết quả chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả lên Lào Cai – thời kì miền Bắc đang đi lên xây dựng CNXH.

0.25

- Xuất xứ: Truyện được rút từ tập “Giữa trong xanh” (1972)

0.5

2

- Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại

0.5

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Đó là lới anh thanh niên đang nói với ông họa sĩ

0.25

+ Về mặt hình thức, lời thoại của anh thanh niên được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng

0.25

3

a. Về hình thức:

- Đúng hình thức đoạn văn T- P – H (có 02 câu chủ đề nằm ở vị trí đầu đoạn và cuối đoạn)

0.25

- Đủ số câu 12 câu +/- 1

0.25

- Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp, liên kết tốt, lập luận mạch lạc, chặt chẽ

0.25

- Sử dụng đúng câu bị động (Có gạch chân, chú thích rõ.)

0.25

- Sử dụng đúng phép lặp (Có gạch chân phương tiện liên kết, chú thích rõ.)

0.25

b. Nội dung: HS biết vận dụng kĩ năng viết đoạn văn để làm rõ sự yêu nghề tinh thần trách nhiệm với công việc của người thanh niên trong tác phẩm:

- Giới thiệu được hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên: Làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m quanh năm suốt tháng không một bóng người. (Công việc cụ thể của anh là: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”).

0.25

- Nhận xét tính chất công việc của anh thanh niên: Vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, tập trung cao độ, tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm…

0.25

- Làm rõ được sự yêu nghề của anh thanh niên qua các chi tiết:

+ Anh yêu, say mê công việc đến mức dù đã sống, làm việc một mình ở độ cao 2600m nhưng anh vẫn ước được làm việc ở đỉnh núi Phan- xi - phăng cao hơn 3000m. Bởi anh nghĩ làm công việc khí tượng ở độ cao như thế mới là lý tưởng.

+ Anh quan niệm công việc là một người bạn đồng hành “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”, “không có công việc thì buồn đến chết mất”.

+ Tìm thấy những ý nghĩa trong công việc mình làm là có ích cho cuộc sống: "báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu".

+ Tự hào và hạnh phúc khi biết công việc của mình không chỉ giúp ích cho lao động mà cả trong chiến đấu (Phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng.)

0.5

- Làm rõ được tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên trong công việc qua các chi tiết:

+ Chấp nhận sống và làm việc trong hoàn cảnh, môi trường đặc biệt: trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cỏ cây, mây mù lạnh lẽo.

+ Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát nhưng anh vẫn luôn tự giác, tận tụy: Mỗi ngày đều bốn lần đi "ốp" để báo về “nhà”, không ngần ngại những đêm mưa tuyết,...

+ Tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, đúng giờ giấc và chính xác đến từng phút…

+ Anh luôn hoàn thành xuất sắc công việc của mình

à Anh thanh niên là hiện thân cho những con người lao động mới đang âm thầm lặng lẽ cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

* Lưu ý: HS nêu được 2/3 trong số các dẫn chứng là cho tối đa điểm.

HS có thể phân tích gộp đặc điểm “Lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao của anh thanh niên” vẫn cho tối đa điểm.

0.5

0,25

- Về nghệ thuật:

+ Ngôi kể thứ ba

+ Tình huống truyện nhẹ nhàng

+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, cách kể chuyện tự nhiên…

0.5

4

- Nhân vật ông họa sĩ

- Văn bản: Chiếc lá cuối cùng

- Tác giả: O. Hen-ri

0.5

0.25

0.25

PHẦN II (3.5 ĐIỂM)

1

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

0.5

2

Học sinh trình bày được cách hiểu của mình, song cần bám sát nội dung:

- Thời gian liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản, nó không phụ thuộc vào bất kì điều gì hay bất cứ ai. Dù con người có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ trôi đi, không chờ đợi

0.5

- Câu văn có hàm ý nhắc nhở chúng ta không được bỏ phí thời gian…, hãy biết quý trọng thời gian…hãy làm những việc có ý nghĩa tích cực để mỗi thời khắc trôi qua đều có ý nghĩa với cuộc đời.

0.5

3

a. Hình thức: Đúng đoạn văn nghị luận, có lập luận chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục, diễn đạt sáng rõ, lưu loát, đủ độ dài theo quy định.

0.5

b. Nội dung: Học sinh hiểu đề và lập luận để làm rõ:

- Giải thích: Lãng phí thời gian là việc con người sử dụng quỹ thời gian của bản thân vào những việc làm vô bổ, không đem lại lợi ích gì cho bản thân và cộng đồng. Đó cũng có thể là việc để thời gian trôi hoài trôi phí mà mình chẳng làm được gì có ích.

0.25

- Biểu hiện thực tế của lãng phí thời gian là: Ham chơi, lười học, không biết nắm bắt cơ hội để làm việc có ích; ...

0.25

- Bình luận: sử dụng lý lẽ, dẫn chứng để làm rõ: Lãng phí thời gian là một thói quan xấu.

+ Thời gian như một dòng chảy, cứ trôi đi mãi không bao giờ trở lại, không thể nắm bắt. Vì thế thời gian vô cùng quý giá với mỗi người.

+ Lãng phí thời gian là bỏ lỡ cơ hội, bỏ phí tuổi xuân…. à nhận sự thất bại, tiếc nuối, không đạt được ước mơ và khát vọng của mình, tương lai sự nghiệp lỡ dở,...

+ Nguyên nhân: Chưa hiểu đúng giá trị của thời gian, chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí, không biết sắp xếp công việc, do ham chơi, chưa xác định được mục tiêu cho mình...

0.25

0.25

0.25

- Bài học nhận thức và liên hệ bản thân: Mỗi người cần tự nhận thức được tác hại của việc lãng phí thời gian để từ đó điều chỉnh bản thân, biết quý trọng thời gian để làm việc có ích; tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc…

0.25

Lưu ý: Trong quá trình chấm, GV có thể linh hoạt để cho điểm học sinh; cần khuyến khích những bài viết hay, sáng tạo.

8. Đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì 1 - đề 4

Phần I: (3,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thái độ là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người đều có quyền nắm giữ và kiểm soát một thái độ sống cho riêng bản thân. Nó là yếu tố còn quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc. Vì chính thái độ sẽ quyết định bạn được mọi người yêu quý hay ghen ghét, xem thường. Nó là yếu tố kéo mọi người lại gần bạn hay đẩy họ ra xa bạn.

Bên cạnh đó, thái độ còn quan trọng hơn cả kĩ năng cần thiết để đạt được thành công. John D.Rockefeller từng nói: “Tôi đánh giá cao người vừa có năng lực vừa có thái độ hợp tác tốt với mọi người hơn bất kì khả năng vượt trội nào khác mà họ sở hữu”. Giữ cho mình một thái độ đúng đắn cũng có nghĩa bạn đang phát huy một cách cao nhất tài sản quý báu của mình.

(Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Coideiro, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2016)

Câu 1. (0,5 điểm) Theo tác giả, vì sao thái độ lại “quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc”?

Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích và nêu rõ dấu hiệu.

Câu 3. (2,0 điểm) Từ việc đọc hiểu đoạn trích kết hợp với hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi bàn về ý kiến sau: Thái độ tích cực tạo nên sức mạnh.

Phần II: (6,5 điểm)

Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt bắt đầu bằng những câu thơ:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Câu 1. (0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Câu 2. (1,5 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Câu 3. (4,5 điểm) Cũng trong bài thơ Bếp lửa, bắt đầu nỗi nhớ về bà, về quê hương đất nước, Bằng Việt viết:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

a. Chép tiếp 03 câu thơ để hoàn thiện khổ thơ.

b. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ và câu cảm thán (gạch chân, chú thích rõ trợ từ và câu cảm thán).

9. Đáp án đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì 1 - đề 4

Câu

Yêu cầu

Điểm

Phần I (3,5 điểm)

Câu 1

0,5 điểm

Theo tác giả, thái độ “quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc” bởi:

- Thái độ sẽ quyết định bạn được mọi người yêu quý hay ghen ghét, xem thường.

- Nó là yếu tố kéo mọi người lại gần bạn hay đẩy họ ra xa bạn.

0,5

Câu 2

1.0 điểm

- Lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích: “Tôi đánh giá cao người vừa có năng lực vừa có thái độ hợp tác tốt với mọi người hơn bất kì khả năng vượt trội nào khác mà họ sở hữu”.

- Dấu hiệu:

+ Trích nguyên văn lời nói của John D.Rockefeller

+ Lời nói đó được đặt sau dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép

0,5

0,5

Câu 3

2,0 điểm

* Hình thức:

- Đúng hình thức đoạn văn.

- Đảm bảo dung lượng khoảng 2/3 trang giấy thi, diễn đạt mạch lạc, rõ ý, chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

*Nội dung:

- Hiểu được vấn đề cần nghị luận: Thái độ tích cực tạo nên sức mạnh.

- Bàn luận một cách xác đáng về vấn đề cần nghị luận, thể hiện chính kiến cá nhân một cách thuyết phục (biểu hiện, ý nghĩa, bình luận đa chiều,…). Nội dung phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, lấy được những dẫn chứng tiêu biểu trong cuộc sống để chứng minh, liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động.

- HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo một số ý cơ bản:

* Giải thích: Thái độ sống tích cực là luôn tìm cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động theo chiều hướng lạc quan, tốt đẹp, giải quyết mọi vấn đề theo cách thuận lợi nhất. Thái độ sống tích cực giúp con người có động lực, niềm tin, sức mạnh để vững vàng trong cuộc sống.

*Bàn luận:

- Trong cuộc sống, ai cũng có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Có những người vội vàng buông xuôi, có những người sẵn sàng đối diện với những khó khăn thử thách đó để thay đổi vận mệnh. Trước khó khăn, thử thách, thái độ sống tích cực sẽ quyết định cho sự thành công.

- Thái độ sống tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của mỗi người, giúp định hướng hoạt động đúng đắn cho bản thân. Những người có thái độ sống tích cực luôn cảm thấy sức mạnh của sự lạc quan, vui vẻ, chủ động; tìm được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống, luôn yêu đời và có niềm tin vào những điều tốt đẹp.

- Đối với người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng.

- Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ, lan tỏa tới mọi người lối sống đẹp, ý nghĩa.

- Phê phán thái độ sống tiêu cực, nản chí, bi quan trước khó khăn, thất bại hay thái độ sống và suy nghĩ lệch lạc mải đua theo những thú vui tầm thường không mục đích, lí tưởng …

*Bài học nhận thức, hành động, rút ra thông điệp chung

0,5

1,5

Phần II (6,5 điểm)

Câu 1

0,5 điểm

HS nêu đúng hoàn cảnh sáng tác: Năm 1963, khi tác giả đang theo học ngành luật ở Liên Xô cũ / ở nước ngoài.

0,5

Câu 2

1,5 điểm

- Biện pháp tu từ ẩn dụ “nắng mưa”

- Tác dụng:

+ Hình ảnh thơ thêm sinh động, ấn tượng, giàu ý nghĩa.

+ Khắc họa rõ nét cuộc đời bà vất vả, lo toan, tảo tần, cả đời cực nhọc, hi sinh cho con cháu, cho gia đình.

+ Thể hiện sâu sắc niềm thương cảm, thấu hiểu, kính trọng, biết ơn của người cháu phương xa về bà, về quê hương.

0,5

1,0

Câu 3

4,5 điểm

a. Chép thuộc ba câu thơ tiếp theo của khổ cuối bài Bếp lửa

(Lưu ý đặc biệt một số dấu câu)

b. Viết đoạn nghị luận văn học

* Hình thức: đúng đoạn văn quy nạp ( 0,25đ); sử dụng câu cảm thán và trợ từ đúng, có gạch chân, chú thích (0,75đ); dung lượng đủ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi câu, chinh tả ( 0,5đ)

* Nội dung:

Chú ý phân tích một số dấu hiệu nghệ thuật như điệp từ “có”, biện pháp liệt kê, cách sử dụng số từ, sử dụng dấu chấm câu đặc biệt giữa dòng thơ, giọng thơ sâu lắng, da diết, câu hỏi tu từ giàu ý nghĩa…để nhấn mạnh hoàn cảnh và cuộc sống của cháu đã trưởng thành, giờ đang học tập ở nước Nga xa xôi được sống trong điều kiện đầy đủ, sung túc với những chân trời rộng mở, những niềm vui mới trong cuộc đời…Nhưng khoảng cách xa xôi về không gian, thời gian ấy lại làm bùng lên biết bao cảm xúc về bà, về bếp lửa, về quê hương yêu dấu…

- Điều đáng quý, đáng trân trọng là nhà thơ (người cháu) dù sống trong điều kiện đầy đủ nhưng không nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa bình dị nơi quê nhà. Sức mạnh của tình cảm cội nguồn, đạo lí đã rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian, bếp lửa luôn hiện diện làm nhạt đi khói trăm tàu, lửa trăm nhà…

- Cụm từ “chẳng lúc nào quên” nhấn mạnh nỗi nhớ thương tha thiết, thường trực khôn nguôi của cháu về bà, về quê hương, về bếp lửa. Trong lòng cháu, bếp lửa chiếm một vị trí quan trọng, thiêng liêng không gì thay thế được. Cậu bé năm xưa giờ đã lớn khôn, trưởng thành càng thấm thía, thấu hiểu những khó nhọc, vất vả cũng như sự tần tảo, cần mẫn, tình yêu thương, đức hi sinh của bà, càng nhớ, càng trân trọng, cảm phục, biết ơn.

- Âm điệu dòng thơ mạnh như từng đợt sóng tình cảm dâng trào để cháu phải tự hỏi lòng mình “- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”.

+ Hình ảnh bà và bếp lửa luôn in đậm trong lòng cháu, trong tâm trí cháu vì đó là những kỉ niệm đẹp gắn liền với tuổi thơ của cháu.

+ Nhớ về bà, cháu lại nhớ về bếp lửa bởi bà là người nhóm bếp mỗi sớm chiều và suốt cả cuộc đời không chỉ bằng nhiên liệu thông thường mà bằng cả tình yêu thương, đức hi sinh… Bà không chỉ là người thắp lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa.

+ Ngọn lửa bà truyền, bà thắp lên trong tâm hồn cháu và những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, bên bếp lửa có sức tỏa sáng nâng bước cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

* Chốt: Với giọng điệu sâu lắng, ngôn ngữ biểu cảm, kết hợp với các biện pháp tu từ, đoạn thơ thể hiện sâu sắc nỗi nhớ thương da diết của người cháu phương xa về bà, về quê hương đất nước- tình cảm cội nguồn thiêng liêng đẹp đẽ trong lòng mỗi người con xa quê.

0,5

1,5

2,5

..........................

Để xem toàn bộ nội dung chi tiết bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 mới nhất, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 5.851
Top 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 có ma trận đặc tả, đáp án mới nhất
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm