Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 9 file word bộ 2 (882 trang)

Tải tài liệu bồi dưỡng HSG Văn lớp 9

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 9 file word được Hoatieu chia sẻ đến ccacs bạn đọc trong bài viết này là tài liệu Ngữ văn 9 chuyên sâu dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9. File bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 bao gồm 9 chuyên đề về Văn nghị luận; Lí luận văn học; Khái quát về văn học trung đại Việt Nam; Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục; Kĩ năng làm văn nghị luận; Truyện Kiều Nguyễn Du... Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: Do nội dung file tài liệu bồi dường HSG Văn lớp 9 rất dài, mời các bạn sử dụng file tải về để xem nội dung chi tiết.

Nội dung tài liệu bồi dưỡng HSG Văn 9

TÊN CHUYÊN ĐỀ

NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Củng cố, ôn tập một số đơn vị kiến thức cũ.

2. Chuyên đề 1:

Văn nghị luận

1.1. Khái quát một số kiến thức về văn bản trong chơng trình Ngữ văn 6,7,8.

1.2. Ôn tập kiểu bài nghị luận chứng minh.

1.3. Ôn tập kiểu bài nghị luận giải thích.

1.4. Kiểu bài nghị luận tổng hợp.

2.1. Nghị luận văn học: Nghị luận về một tác phẩm thơ, truyện hoặc một đoạn trích.

2.2 Nghị luận xã hội: Nghị luận về một sự việc, hiện tợng đời sống; một vấn đề t tởng đạo lí.

2.3. Củng có khắc sâu kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận với các đề văn cụ thể gắn với các kiến HS đã hoc ở các lớp dới.

3. Chuyên đề 2:

Tìm hiểu về một số vấn đề lí luận văn học.

4. Chuyên đề 3:

Khái quát về văn học trung đại Việt Nam

5. Chuyên đề 4: Nguyễn Dữ và tập “Truyền kì mạn lục”

6. Chuyên đề 5:

Kĩ năng làm văn nghị luận.

3.1. Cung cấp một số kiến thức lí luận: văn học là gì, các chức năng văn học, thể loại văn học, nhà văn và quá trình sáng tác, văn học và sự tiếp nhận văn học…

3.2. Hớng dẫn cách vận dụng lí luận văn học trong làm văn nghị luận.

4.1. Khái quát chung về văn học trung đại Việt Nam: thành phần cấu tạo, các nội dung chính, đặc điểm thi pháp…

4.2. Giới thiệu chi tiết về văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ VI đến thế kỉ XVIII.

4.3. Các bài tập củng cố chuyên đề.

5.1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tập “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.

5.2. Tìm hiểu chi tiết về “Chuyện ngời con gái Nam Xơng”

5.3. Luyện đề củng cố kiến thức chuyên đề.

6.1. Rèn luyện các kĩ năng xác định đề, xây dựng dàn ý, dựng đoạn, hành văn, khái quát, liên hệ, nâng cao, vận dụng lí luận văn học…

6.2. Kết hợp luyện đề với kiến thức các chuyên đề đã học và các kiến thức mở rộng, tổng hợp.

7. Chuyên đề 6: “Truyện Kiều” Nguyễn Du

7.1. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”.

7.2. Tìm hiểu chi tiết các đoạn trích học và đọc thêm trong “Truyện Kiều”.

7.3. Luyện đề với các kiểu bài: thuyết minh, nghị luận, đặc biệt là các đề văn nâng cao mang tính khái quát so sánh.

8. Chuyên đề 7:

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu và “Truyện Lục Vân Tiên”.

8.1. Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.

8.2. Tìm hiểu chi tiết các đoạn trích học và các văn bản khác của tác giả để hiểu thêm vẻ đẹp thơ văn và tâm hồn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

8.3. Luyện đề khắc sâu kiến thức và tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn.

9. Chuyên đề 8:

Văn học hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.

9.1. Khái quát những nét lớn về lịch sử Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những đặc điểm của tình hình văn học thời kì này.

9.2. Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu đợc học trong chơng trình.

9.3. Tìm hiểu một số hình tợng chủ yếu của văn học giai đoạn này: hình tợng ngời lính, ngời lao động, ngời phụ nữ…

9.4. Luyện đề về văn học hiện đại Việt Nam.

10. Ôn tập tổng hợp

và luyện đề

10.1. Củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao trong chơng trình.

10.2. Hệ thống những nét lớn từng thời kì văn học, từng chủ đề, so sánh, đối chiếu các vấn đề có sự tơng đồng trong kiến thức chơng trình.

10.3 Luyện đề tổng hợp, kết hợp với việc tiếp tục rèn kĩ năng làm văn của HS: làm văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

11.1.Ngoài các bớc tiến hành ôn tập nh trên, GV tích cực ra đề kiểm tra đánh giá, HS làm bài, chấm chữa bằng nhiều hình thức khác nhau.

11.2. Bổ sung những kiến thức về các văn bản khác trong chơng trình (một số văn bản nớc ngoài, các văn bản học thêm…), đặc biệt có thể còn có kiến thức của các lớp 6,7,8

11.3 Giải đáp các thắc mắc của HS.

11.4. Chuẩn bị điều kiện tốt nhất để HS tự tin tham gia kì thi HSG các cấp.

CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN THƯỜNG GẶP TRONG KỲ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN

I. TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Khái niệm

Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ, đó là kết quả của một quá trình sáng tạo, lao động trí óc miệt mài của tác giả. Một tác phẩm văn học có thể là sản phẩm của một cá nhân hoặc một tập thể cùng nhau sáng tạo ra. Những người sáng tác tác phẩm văn học sẽ được gọi là nhà văn.

Nội dung của các tác phẩm văn học thông thường sẽ mô phỏng về hiện thực cuộc sống đời thường. Cũng có khi đó là sản phẩm của sự sáng tạo, trí tưởng tượng về một thế giới không thực mà do chính tác giả muốn tạo nên. Những nhân vật trong tác phẩm văn học có thể lấy cảm hứng từ nhân vật có thật, hoặc chỉ là nhân vật hư cấu của tác giả.

2. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Trước hết, tác phẩm văn học cung cấp cho người đọc những biểu hiện phong phú, nhiều vẻ và độc dáo của đời sống mà tính loại hình của chúng tạo thành đề tài của tác phẩm. Vấn đề quan trọng nhất nổi lên từ đề tài, buộc tác giả phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá là chủ đề. Ý kiến của tác giả trước vấn đề được nêu ra trong tác phẩm là tư tưởng. Thái độ đánh giá, nhiệt tình bảo vệ tư tưởng tạo nên cảm hứng chủ đạo hay cảm hứng tư tưởng. Quan niệm về thế giới và con người được dùng làm hệ quy chiếu để tác giả xác định đề tài, chủ đề, lý giải thế giới của tác phẩm có cội nguồn sâu xa trong thế giới quan. Cuối cùng, tương quan giữa sự biểu hiện của đời sống và sự cảm thụ chủ quan tạo nên nội dung thẩm mỹ của hình tượng. Nội dung tác phẩm là kết quả khám phá, phát hiện khái quát của nhà văn. Sự lược quy nội dung này vào các phạm trù xã hội học sẽ làm nghèo nàn nội dung tác phẩm.

a. Các khái niệm về nội dung của tác phẩm văn học

- Đề tài là lãnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản.

+ Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

+ Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản, cũng không phụ thuộc vào việc chọn đề tài. Có những văn bản rất ngắn nhưng chủ đề đặt ra lại lớn lao (ví dụ bài Sông núi nước Nam của Lí Thường kiệt chỉ có 28 chữ nhưng là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền).

+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy quy mô, ý định của tác giả.

- Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản văn học.

- Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu trong văn bản.

b. Các khái niệm thuộc về hình thức của tác phẩm văn học

- Ngôn từ là yếu tố đầu tiên, là vật liệu, công cụ, lớp vỏ đầu tiên của tác phẩm văn học. Ngôn từ hiện diện trong từ ngữ, câu đoạn, hình ảnh, giọng điệu của văn bản được nhà văn chọn lọc hàm súc, đa nghĩa... mang dấu ấn của tác giả.

- Kết cấu là sự sắp xếp tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất chặt chẽ, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

+ Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giả sao cho phù hợp với nội dung văn bản.

+ Có nhiều cách kết cấu như kết cấu hoành tráng của sử thi, đầy yếu tố bất ngờ của truyện trinh thám, kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn…

- Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản phù hợp với nội dung văn bản, hoặc có chất thơ, tiểu thuyết, kịch… thể loại có cải biến, đổi mới theo thời đại và mang sắc thái riêng của tác giả.

- Cần lưu ý, không có hình thức nào là "hình thức thuần túy" mà hình thức bao giờ cũng "mang tính nội dung”. Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm, cầm chú ý mối quan hệ hữu cơ, logic giữa hai mặt nội dung và hình thức của một tác phẩm một cách thống nhất, toàn vẹn.

3. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

- Nội dung có giá trị là nội dung mang tư tưởng nhân văn sâu sắc, hướng con người tới chân - thiện - mĩ và tự do dân chủ.

- Hình thức có giá trị là hình thức phù hợp với nội dung, hình thức cần mới mẻ, hấp dẫn, có giá trị cao.

- Nội dung và hình thức không thể tách rời mà thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm văn học, nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong hình thức hoàn mĩ.

II. BẢN CHẤT CỦA VĂN HỌC

1. Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuộc sống.

Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó. Ai đó đằ từng ví văn học và cuộc sống như thần Ăng-Tê và Đất Mẹ. Thần trở nên vô địch khi đặt hai chân lên Đất Mẹ cũng như văn học chỉ cường tráng và dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết, văn chương đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chất hiện thực.

Hiện thực xã hội là mảnh đất sống của văn chương, là chất mật làm nên tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế của tác phẩm văn học. Một tác phẩm có giá trị hiện thực baọ giờ cũng giúp người ta nhận thức được tính quy luật của hiện thực và chân lý đời sống.

Những tác phẩm kinh điển bao giờ chở đi được những tư tưởng lớn của thời đại trên đôi cánh của hiện thực cuộc sống. Cánh diều văn học dù bay cao bay xa đến đâu vẫn gắn với mảnh đất cuộc sống bằng sợi dây hiện thực mỏng manh mà vồ cùng bền chắc. “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than”, “Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn” (Nam Cao)

Văn chương của người nghệ sĩ sẽ có gì nếu nó không mang dáng dấp cuộc đời? Có chăng chỉ là những dòng chữ rời rạc bị bẻ vụn mà thôi. Song có phải người nghệ sĩ phản ánh toàn bộ những biến đổi, những sự việc của nhân tình thế thái vào tác phẩm thì tác phẩm sẽ trở thành kiệt tác? Thành tác phẩm chân chính giữa cuộc đời? “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” (Belinxky).

2. Văn chương cần phải có sự sáng tạo.

Sáng tạo là quy luật đặc thù của văn học, là điều kiện tiên quyết của văn học. Theo Tề Bạch Thạch: “Nghệ thuật vừa giống vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”. “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình” (Nam Cao)

Nghệ thuật thường vừa hư vừa thực, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình thường vừa phi thường. Mỗi tác phẩm văn học, mỗi nhân vật, mỗi câu chữ trong tác phẩm phải tạo được sự bất ngờ, lý thú đối với người đọc.

Tác phẩm văn học là tấm gương soi chiếu hiện thực cuộc sống nhưng phải qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Chính vì vậy, hiện thực trong tác phẩm còn thực hơn hiện thực ngoài đời sống vì nó đã được nhào nặn qua bàn tay nghệ thuật của người nghệ sĩ, được thổi vào đó không chỉ hơi thở của thời đại mà cả sức sống tư tưởng và tâm hồn người viết. Hiện thực đời sống không phải chỉ là những hiện tượng, những sự kiện nằm thẳng đơ trên trang giấy mà phải hòa tan vào trong câu chữ, trở thành máu thịt của tác phẩm. Chất hiện thực làm nên sức sống cho tác phẩm và chính tài năng người nghệ sĩ đã bất tử hóa sức sống ấy.

Ví dụ: Cùng viết về số phận, cảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám nhưng Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân, Nam Cao,., đều có những cách nhìn, cách khám phá khác nhau:

– Ngô Tất Tố đi sâu vào phản ánh nỗi thống khổ của những người nông dân nghèo trước nạn sưu thuế.

– Nguyễn Công Hoan khai thác nạn cướp ruộng đất.

– Vũ Trọng Phụng nhìn thấy nỗi khổ của người dân bởi nạn vỡ đê.

– Kim Lân đau đớn trước thảm cảnh nạn đói 1945 – hậu quả của chế độ thực dân phát xít.

– Nam Cao – sâu sắc và lạnh lùng khi khám phá ra con đường tha hóa về nhân hình In nhân tính của người nông dân. Tác phẩm của Nam Cao là tiếng chuông: hãy cứu lấv con người. Nam Cao là nhà văn có cái nhìn sắc bén về hiện thực xã hội.

Trong sáng tạo văn học, nhà văn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi văn học không chỉ phản ánh đời sống mà còn biểu hiện thế giới quan của nhà văn: “Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tất cả những gì hiện diện trong sáng tác của nhà văn dường như đều được lọc qua lăng kính chủ quan của họ”.

III. CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC

Có rất nhiều tiêu chí phân biệt sự khác nhau giữa văn học và các môn khoa học khác. Nhưng có lẽ M. Gorki đã từng nói rất đứng đặc thù của bộ môn: “Văn học là nhân học”. Văn học là khoa học, khám phá thế giới tâm hồn, tính cách con người, văn học có chức năng riêng, biểu hiện trên ba mặt chính : nhận thức – giáo dục – thấm mĩ

1. Chức năng nhận thức

Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người. Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng: “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận động của xã hội. Nó tựa như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh.

Văn học giúp phản ánh hiện thực để đem lại những kiến thức mênh mông về đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người. Bởi thế mà có người cho rằng văn học chẳng khác gì bách khoa toàn thư của cuộc sống. Ta từng thấy Ăng-ghen nhận xét khi đọc về tiểu thuyết của Ban-zắc – đó là giúp người đọc hiểu hơn về xã hội của nước Pháp.

Bên cạnh đó, chức năng nhận thức của văn học còn thể hiện ở việc giúp người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung và tự nhận thức về bản thân mình. Những câu hỏi về sự tự nhận thức bản thân cũng được văn học giải đáp một cách chi tiết nhất.

2. Chức năng giáo dục

Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, hình thành từ những tìm tòi, khám phá của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Nghệ thuật mang đến cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về xã hội, thể hiện những quan điểm của người nghệ sĩ, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận.

Chính vì vậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sử mệnh cao cả và thiêng liêng, góp phần làm đẹp cho cuộc đời. Tố Hữu đã từng phát biểu: “Nghệ thuật là câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người; thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người, nâng con người lên”. Còn Nguyên Ngọc thì khẳng định: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. VH giáo dục con người bằng con đường từ cảm xúc đến nhận thức bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động. Văn học giúp con người rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn, có thái độ và lẽ sống đúng đắn.

3. Chức năng thẩm mĩ

Văn học đem đến cho con người những cảm nhận chân thực, sâu sắc và tinh tế nhất. Nghệ thuật sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp, vì thế không thể thoát khỏi quy luật của cái đẹp. Cụ thể:

- Văn học mang đến cho con người vẻ đẹp muôn màu của cuộc đời (vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người...)

- Miêu tả, thể hiện cái đẹp của con người từ ngoại hình đến thế giới nội tâm phong phú tinh tế bên trong.

- Cái đẹp trong văn học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật tác phẩm: kết cấu, ngôn từ chặt chẽ, mới mẻ, độc đáo.

4. Mối quan hệ giữa các chức năng văn học

Bên cạnh việc chuyển tải nội dung thẩm mĩ, tác phẩm nghệ thuật còn tác động đến nhận thức của con người, đánh thức những tình cảm, cảm xúc, bản năng của con người, khơi dậy sức sống và niềm tin yêu, hi vọng vào thế giới ấy.

Một tác phẩm dù lớn hay nhỏ đều ẩn chứa những giá trị nhận thức riêng biệt. Một Xuân Diệu nồng nàn, tươi trẻ với những bước chân vội vàng, cuống quýt, vồ vập trong tình yêu; một Huy Cận mang mang thiên cổ sầu; một Hàn Mặc Tử yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết nhưng đành “bó tay nhìn thể phách và linh hồn tan rã”… Những nhà thơ Mới mỗi người một vẻ, một sắc thái nhưng đã hòa cùng dòng chảy của văn học, mang đến những cảm nhận mới lạ, tinh tể, tác động mạnh mẽ tới tri giác, đánh thức những bản năng khát yêu, khát sống trong mỗi con người.

Còn dòng văn học hiện thực lại tác động vào con người theo những hình tượng nhân vật. Một chị Dậu giàu đức hi sinh đã kiên cường đấu tranh với kẻ thống trị để bảo vệ gia đình; một Chí Phèo bước ra từ những trang văn lạnh lùng nhưng ẩn chứa nhiều đớn đau của Nam Cao; một Xuân Tóc Đỏ với bộ mặt “chó đểu” của xã hội… Tất cả đã tác động lên người đọc nhận thức đầy đủ, phong phú về xã hội. Từ đó khơi dậy ý thức đấu tranh giai cấp để giành lại quyền sống, ý thức cải tạo xã hội và y thức về giá trị con người.

Trên hành trình kiếm tìm, vươn tới nghệ thuật, mỗi người nghệ sĩ lại tìm cho mình một định nghĩa, một chuẩn mực để đánh giá văn chương, nghệ thuật. Có người cho rằng giá trị cao nhất của văn chương là vì con người. Có người lại quý văn chương ở sự đồng điệu tri âm: “Thơ ca giúp ta đi từ chân trời một người đến với chân trời triệu người”. Còn có người lại coi văn chương nghệ thuật là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú thêm” (Thạch Lam). Nguyên Ngọc cũng từng khẳng định: “nghệ thuật là phương thức tồn tại của con người”…

Tất cả những quan điểm các nhà nghệ sĩ đã giúp cho chúng ta nhận ra văn học là một yêu cầu thiết yếu, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Ta tự hỏi con người sẽ sống như thế nào nếu mai kia chẳng còn văn chương? Có lẽ tâm hồn con người sẽ khô cằn, chai sạn lắm bởi văn chương cho ta được là CON NGƯỜI với hai chữ viết hoa, với đầy đủ những ý nghĩa cao đẹp.

“Văn chương giữ cho con người mãi mãi là con người, không sa xuống thành con vật”. Văn chương nâng con người lớn dậy, thanh lọc tâm hồn con người. Bởi vậy, hành trình đến với văn chương là hành trình kiếm tìm, vươn tới. “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. Xét đến cùng, hành trình của một tác phẩm văn chương là hướng con người đến con đường CHÂN – THIỆN – MĨ.

Một tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng là sự hòa quyện của chức năng. Chức năng thẩm mĩ là đặc trưng của nghệ thuật. Chức năng giáo dục là nhiệm vụ của nghệ thuật. Chức năng nhận thức là bản chất của văn chương.

Ba chức năng của văn chương có quan hệ khăng khít và xuyên thấu vào nhau để cùng tác động vào con ngươi. Chức năng này đồng thời biểu hiện chức năng kia và ngược lại.

......................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 544
0 Bình luận
Sắp xếp theo