Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ

Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái. Đây là nội dung câu hỏi số 4 trang 19 sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2 bài Các thành phần biệt lập. Sau đây là một số mẫu đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ hay và ngắn gọn giúp các em có tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi trên.

Câu 4 trang 19 SGK văn 9 tập 2

Câu 4 trang 19 SGK văn 9 tập 2

Đề bài:  Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái.

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần tình thái và cảm thán - mẫu 1

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh. Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp tài hoa thế nhưng, dường như ông trời ghen ghét, cuộc đời nàng chẳng thể nào tốt đẹp như nàng mong muốn. Mang trong mình mối tình sâu nặng với Kim Trọng nhưng nhưng vì cha, Kiều đành phải bán mình cứu cha. Đời người có bao nhiêu cái mười lăm năm, Kiều mười lăm năm lưu lạc gặp phải biết bao chông gai, gian khó,tủi nhục. Chính cuộc đời lận đận kiếp hồng nhan ấy, đã vạch trần bộ mặt của bộ mặt xã hội thực dân phong kiến bấy giờ, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Nguyễn Du đã thể hiện những giá trị hiện thực xã hội đồng thời mang đến những giá trị nhân đạo bênh vực, xót thương cho những con người tài hoa bất hạnh như Thúy Kiều.

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần tình thái và cảm thán - mẫu 2

Trong truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chắc chắn người đọc chúng ta đều cảm thương cho nhân vật Vũ Nương- người phụ nữ xinh đẹp hiền lành nhưng có cuộc đời bất hạnh. Vũ Nương là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa với nét đẹp hiền hậu thùy mị nết na, công, dung, ngôn hạnh. Thế nhưng một con người hiền hậu ấy lại chẳng thể có số phận cuộc đời tốt đẹp. Bi kịch từ cuộc hôn nhân không trọn vẹn đã đẩy nàng đến bước đường cùng gieo mình xuống sông để chứng minh cho tấm lòng son sắc thủy chung của mình. Bi kịch ấy đã vạch trần ra hiện thực xã hội phong kiến mà người đàn ông có quyền có tiếng nói còn người phụ nữ lúc nào cũng phải cam chịu, không được bênh vực che chở đối xử một cách bất công, vô lí. Đó chính là giá trị hiện thực mà Nguyễn Dữ muốn vạch ra để từ đó xây dựng lên giá trị nhân đạo, cảm thương cho những người có số phận bất hạnh như nàng.

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần tình thái và cảm thán - mẫu 3

Đọc “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, ta bắt gặp hình ảnh một em bé mồ côi bố, phải xa mẹ, sống thui thủi cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của bà cô. Em phải chịu những ngày tháng đau khổ, tủi nhục. Nhưng trong những ngày tháng đau khổ ấy, trái tim yêu thương của em vẫn dành cho mẹ một cách đằm thắm và trọn vẹn. Cuộc gặp gỡ mẹ sau một năm trời xa cách là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ôi, thật không gì bằng khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ.

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần tình thái và cảm thán - mẫu 4

Lão Hạc là một truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nam Cao khi viết về số phận người nông dân nghèo và những bi kịch của họ. Có lẽ chẳng ai trong chúng ta lại nghĩ đến việc lão Hạc sẽ chọn một cách kết thúc bi kịch của cuộc đời mình một cách đau đớn đến vậy. Chao ôi, giá như cuộc đời đối xử với lão một cách tốt đẹp hơn thì chắc hẳn lão Hạc cũng không đến mức phải lựa chọn cái chết. Qua tác phẩm lão Hạc, ta cũng cảm thấy được cái nhìn sắc sảo của Nam Cao đã thấu hiểu những hoàn cảnh, bi kịch đời người của những người nông dân nghèo. Có thể nói, Nam Cao là một trong số những nhà văn nhân đạo lớn nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 9.873
0 Bình luận
Sắp xếp theo