Hiện nay có một số học sinh học qua loa đối phó không học thật sự đoạn văn

Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó. Đây là câu hỏi số 2 trang 12 sách giáo khoa văn 9 thuộc phần Luyện tập phân tích và tổng hợp. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh một số mẫu đoạn văn phân tích bản chất của lối học đối phó giúp các em hiểu rõ hơn về tác hại của nó cũng như hoàn thành phần trả lời câu hỏi trên đây.

Đoạn văn về tác hại của việc học đối phó - mẫu 1

Bản chất chính của học đối phó là cách học cần bị bài trừ ở mọi học sinh. Thật vậy, lối học đối phó được biểu hiện bằng việc học sinh học chỉ để qua mắt thầy cô giáo, học qua loa và chỉ nhằm tạo nên hình thức, vỏ bọc để qua mắt được sự kiểm tra của thầy cô giáo. Chính vì thế, lối học đối phó là lối học mang đến rất nhiều tác hại cho chính học sinh và môi trường học tập nói chung. Khi ta càng học cao lên với lượng kiến thức khổng lồ lớn hơn, nếu có càng nhiều những lỗ hổng và thiếu sót do lối học đối phó để lại thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho kết quả học tập. Kết quả học tập sẽ khó có thể cao được và ta cũng sẽ khó có thể áp dụng những kiến thức mà mình đã được học vào đời sống hàng ngày nếu như học đối phó trong suốt thời gian dài. Mặt khác, học đối phó cũng sẽ đem đến những kết quả chỉ mang tính hình thức trong môi trường học tập tại trường học mà không phản ánh thực chất kết quả học của học sinh. Tóm lại, lối học đối phó là một lối học cần bài trừ ở mỗi học sinh nếu muốn thực sự học và đạt kết quả bằng chính sức lực của mình.

Đoạn văn về tác hại của việc học đối phó - mẫu 2

Hiện nay, tình trạng học sinh học qua loa, đối phó, không học thực sự đang ngày càng tràn lan. Lối học đối phó đó là việc mà các bạn đến lớp nhưng không chịu học hành, mà chỉ đến khi sắp thi thì mới nhìn vào sách vở để học tập. Hay là ôn thi kiểu học tủ, học vẹt, chỉ cần qua kì thi thì mọi kiến thức cũng sẽ tuột mất. Việc học này mà để lâu sẽ khiến cho các bạn học sinh sẽ mất gốc, không nắm được những kiến thức cơ bản thì không thể nào hiểu được bản chất của bài học đó. Làm cho học sinh mất đi những nhân cách tốt của con người, ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động và dễ gây nhàm chán. Nếu ai cũng như vậy thì nền giáo dục sẽ ngày càng đi xuống và suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Đoạn văn về tác hại của việc học đối phó - mẫu 3

Học là cả một quá trình tìm hiểu tiếp thu kiến thức bổ ích để vận dụng vào trong cuộc sống. Chính vì vậy việc học hành nghiêm túc sẽ giúp chúng ta làm việc hiệu quả, đưa ra những quyết định đúng đắn và sáng suốt. Tuy nhiên, hiện nay lại có một bộ phận học sinh có thái độ học theo kiểu đối phó, qua loa cho xong. Đây thực sự là một việc làm không đúng và sẽ ảnh hưởng về lâu về dài. Tác hại trước mắt là các bạn học sinh sẽ không hiểu sâu, hiểu rõ về bản chất của kiến thức, như vậy sẽ không có niềm say mê trong học tập dẫn đến việc chán nản và bỏ bê công việc học hành. Về lâu dài, việc học hành qua loa sẽ khiến sức học của ta tụt dốc, từ đó có thể bỏ lỡ những kì thi quan trọng trong cuộc đời học sinh. Ngoài ra, thái độ học hành qua loa cũng sẽ khiến ta hời hợt với công việc khác trong cuộc sống. Thử hỏi một con người làm việc qua loa, hời hợt thì còn ai dám tuyển dụng các bạn nữa? Chính vì vậy, ngay ngày hôm nay hãy thay đổi bản thân để chạm bước tới thành công trong tương lai.

Câu 2 trang 12 SGK văn 9 tập 2

Câu 2 trang 12 SGK văn 9 tập 2

Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên tác hại của nó - mẫu 1

- Học đối phó là học không có đầu cuối, cái gì cũng biết một ít, không có kiến thức cơ bản.

- Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử và cha mẹ.

- Kiến thức nông cạn, phiến diện, có bằng cấp nhưng thực chất đầu óc rỗng tuếch, chỉ là lừa mình dối người.

Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên tác hại của nó - mẫu 2

- Bản chất của học đối phó:

+ Học đối phó là học cốt để ứng phó với kiểm tra, thi cử.

+ Học đối phó không xem việc học là mục đích, không chủ động học, thường xuyên hãng ngày không học mà chỉ đến thi, sắp kiểm tra mới học.

+ Học đối phó dễ dẫn đến nghe ngóng, đoán đề, học tủ.
- Tác hại:

+ Đối với xã hội: Trở thành gánh nặng cho xã hội

+ Đối với bản thân: Không có hứng thú học tập, kết quả học tập ngày càng thấp, không có ích đối với xã hội.

- Có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch, có thói học hành làm việc tắc trách.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 9.997
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm