Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Tác phẩm Đồng Chí của Chính Hữu
Đồng Chí là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về đề tài người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Vậy bài thơ Đồng Chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Sau đây là một số nét khái quát về bài thơ Đồng Chí cũng như tác giả Chính Hữu đã được Hoatieu tổng hợp xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng Chí
- Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ , nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị. Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ “Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.
- Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Đôi nét về tác giả Chính Hữu
- Chính Hữu (1926 - 2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc.
- Quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Năm 1946, ông gia nhập trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Ông làm thơ từ năm 1947, đa số các tác phẩm đều viết về hai đối tượng là chiến tranh và người lính.
- Năm 2000, ông được trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm:
- Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966)
- Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1997)
- Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1998)
3. Khái quát về tác phẩm Đồng Chí
Bố cục bài thơ Đồng Chí
Gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “Đồng chí!”. Cơ sở của tình đồng chí, đồng đội.
Phần 2. Tiếp theo đến “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”. Biểu hiện của tình đồng chí
Phần 3. Còn lại. Biểu tượng của tinh thần đồng chí.
Thể thơ
Bài thơ Đồng chí được sáng tác theo thể thơ tự do.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng Chí
- Trước hết, đồng chí là cách gọi để chỉ những người có cùng chung lý tưởng, mục tiêu hay cùng chung một đơn vị chiến đấu.
- Nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về tình cảm trung tâm của bài thơ là tình đồng chí, đồng đội. Đó là thứ tình cảm cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.
- Chính Hữu đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lý tưởng cách mạng”.
- Qua nhan đề này, nhà thơ muốn khẳng định rằng tình đồng chí, đồng đội là chỗ dựa tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến thắng.
4. Nội dung bài thơ Đồng Chí
Bài thơ Đồng chí đã khắc họa được hình ảnh người lính cách mạng và tình cảm đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của họ.
5. Ý nghĩa nhan đề Đồng chí
Đồng chí là một từ để chỉ những người cùng chung chí hướng, cùng chung lí tưởng kề vai sát cánh để thực hiện nhiệm vụ. Nhan đề đồng chí trong bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu là một danh từ thiêng liêng để chỉ những người đồng chí, đồng đội cùng vào sinh ra tử trong kháng chiến. Mặc dù họ là những người xa lạ nhưng lại dành cho nhau những tình cảm vô cùng sâu sắc và chân thành. Tiếng gọi Đồng chí cũng là lời cảm ơn chân thành của tác giả đối với những người đồng đội đã cùng vào sinh ra tử với mình trong những năm kháng chiến khốc liệt.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Ngọc Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích khổ 3 4 Bài thơ về Tiểu đội xe không kính
Top 9 mẫu cảm nhận bài thơ Đồng Chí hay chọn lọc
Top 7 mẫu cảm nhận 2 khổ đầu Tiểu đội xe không kính
Top 15 mẫu phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
Top 16 mẫu phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí (Có dàn ý chi tiết)
Top 5 bài phân tích 3 câu thơ cuối bài Đồng chí
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công