Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 có đáp án
Hoatieu xin chia sẻ một số Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 9 có lời giải và hướng dẫn chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.
Mẫu đề thi giữa kỳ 1 lớp 9 môn Sinh học được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải phù hợp với các hình thức đề kiểm tra hiện nay, giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 9 có đáp án và hướng dẫn cụ thể
1. Đề thi giữa học 1 môn Sinh học 9 (Đề số 1)
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Sinh Học 9
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
1. Kỳ nào dưới đây không phải là một giai đoạn của nguyên phân?
a. Kỳ đầu
b. Kỳ sau
c. Kỳ cuối
d. Kỳ trung gian
2. Một tế bào người khi đang ở cuối kỳ sau của giảm phân 2 sẽ chứa bao nhiêu NST?
a. 48 NST
b. 23 NST
c. 46 NST
d. 24 NST
3. Tại kỳ giữa của giảm phân 1, NST xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào?
a. 3 hàng
b. 4 hàng
c. 1 hàng
d. 2 hàng
4. Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây?
a. Tế bào trứng
b. Tế bào sinh dục chín
c. Tế bào sinh dục sơ khai
d. Tế bào sinh dưỡng
5. Để nghiên cứu di truyền, Menđen đã tìm đến phương pháp nào?
a. Lai phân tích
b. Phân tích các thế hệ lai
c. Tự thụ phấn
d. Nuôi cấy mô
6. Ở người, tính trạng màu mắt do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Gen A quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt đen. Một cặp vợ chồng mắt nâu sinh ra con đầu lòng mắt đen. Hỏi xác suất để sinh ra người con thứ hai có mắt nâu là bao nhiêu?
a. 75%
b. 25%
c. 100%
d. 50%
7. Hiện tượng đồng tính được hiểu là hiện tượng các cơ thể lai cùng cha mẹ
a. đều mang tính trạng giống nhau.
b. đều có cùng giới tính.
c. đều có kiểu hình giống mẹ.
d. đều có kiểu hình giống bố.
8. Loại ARN nào có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp?
a. tARN
b. rARN
c. mARN
d. Tất cả các phương án còn lại
9. Nếu như mạch gốc của một đoạn phân tử ADN có trình tự là: X-T-G-A-A-X-G-T-X thì mạch khuôn của nó sẽ có đoạn trình tự tương ứng là:
a. G-A-X-T-T-G-X-A-G.
b. G-A-X-T-T-X-G-A-G.
c. G-A-X-U-U-G-X-A-G.
d. G-A-X-T-G-T-X-A-G.
10. Prôtêin có mấy bậc cấu trúc?
a. 5
b. 2
c. 3
d. 4
B. Tự luận
1. Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN và cho biết sự kiện này diễn ra theo nguyên tắc nào. (5 điểm)
2. Vì sao tỉ lệ bé trai, bé gái sơ sinh lại xấp xỉ 1 : 1? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
1. d - Kỳ trung gian (kỳ trung gian là giai đoạn chuẩn bị cho nguyên phân diễn ra)
2. c – 46 NST (ở trạng thái đơn, khi vừa phân tách từ NST kép và chia làm hai nhóm, tiến dần về 2 cực tế bào)
3. d – 2 hàng
4. b - Tế bào sinh dục chín
5. b - Phân tích các thế hệ lai
6. a - 75%(Bố mẹ mắt nâu (A-) sinh ra con mắt đen (aa) chứng tỏ bố mẹ đều mang kiểu gen Aa. Vậy xác suất để sinh con mắt nâu ở lần sinh thứ 2 là: 100% - xác suất sinh con mắt đen (aa) = 100% - 1/2(a).1/2(a).100% = 75%
7. a - đều mang tính trạng giống nhau.
8. c – mARN
9. a. G-A-X-T-T-G-X-A-G (dựa vào nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X)
10. d – 4 bậc
B. Tự luận
1- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra như sau:
+ Đầu tiên, phân tử ADN tháo xoắn, sau đó hai mạch đơn tách nhau dần dần (0,5 điểm)
+ Tiếp đến, khi hai mạch đơn tách nhau, lập tức chúng sẽ liên kết với các nuclêôtit tự do có trong môi trường nội bào theo quy luật: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại để dần hình thành nên mạch mới (2 điểm)
+ Cuối cùng, hai phân tử ADN con sẽ được tạo thành với một mạch có nguồn gốc từ ADN mẹ và một mạch được tổng hợp mới, chúng sẽ bắt đầu đóng xoắn và tham gia vào cấu trúc nhân của tế bào con (0,5 điểm)
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc:
+ Nguyên tắc bổ sung: mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của tế bào mẹ, trong đó, nuclêôtit có kích thước lớn (A, G) sẽ liên kết bổ sung với nuclêôtit có kích thước bé (T, X) theo quy luật: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại (1 điểm)
+ Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại 1 nửa): nghĩa là trong mỗi phân tử ADN có chứa một mạch của ADN mẹ (mạch cũ) và mạch còn lại được tổng hợp mới hoàn toàn. (1 điểm)
2. Trong mỗi tế bào sinh tinh ở người có chứa cặp NST giới tính XY. Nhờ quá trình phân ly độc lập của cặp NST này mà sau giảm phân, số lượng tinh trùng mang NST X và số lượng tinh trùng mang NST Y là ngang nhau; điều này cũng có nghĩa là cơ hội gặp trứng (mang NST X) của hai loại tinh trùng này là ngang nhau (50 – 50) nên tỉ lệ bé trai (mang cặp NST giới tính XY) và bé gái (mang cặp NST giới tính XX) sơ sinh sẽ xấp xỉ: 1 : 1. (1 điểm)
2. Đề kiểm tra Sinh giữa kì 1 Lớp 9 (Đề số 2)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Sinh Học 9
A. Trắc nghiệm (trả lời đúng mỗi câu được 0,4 điểm)
1. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài sinh vật tương ứng với số NST trong
a. bộ NST đơn bội của loài.
b. bộ NST lưỡng bội của loài.
c. bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của loài.
d. bộ NST trong tế bào hợp tử của loài.
2. Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho kết quả phân tính ở thế hệ con?
a. aa x aa
b. Aa x Aa
c. AA x aa
d. AA x Aa
3. Ví dụ nào dưới đây minh họa cho phép lai phân tích?
a. BB x Bb
b. Bb x Bb
c. Bb x bb
d. BB x BB
4. Một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có số axit amin là 398. Hỏi phân tử mARN làm khuôn tổng hợp phân tử prôtêin này có bao nhiêu bộ ba?
a. 399
b. 398
c. 401
d. 400
5. Đâu là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin, có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào?
a. rARN
b. mARN
c. tARN
d. ADN
6. Một gen sau khi trải qua 3 lần nhân đôi liên tiếp tạo ra các gen con. Sau đó, mỗi gen con này sẽ trải qua 2 lần phiên mã (tổng hợp mARN). Hỏi có bao nhiêu mARN được tạo ra từ quá trình này?
a. 24
b. 18
c. 12
d. 16
7. Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn thì kiểu gen AB/ab sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?
a. 2
b. 4
c. 1
d. 3
8. Trong quá trình phân bào, nhờ đâu mà các NST có thể di chuyển từ mặt phẳng xích đạo về hai cực tế bào?
a. Nhờ lực đẩy của dịch tế bào
b. Nhờ sự co rút của các sợi tơ vô sắc
c. Nhờ lực hút đến từ trung tử
d. Nhờ tính năng tự di chuyển của tâm động
9. Tế bào xôma là tên gọi khác của
a. tế bào tinh trùng.
b. tế bào trứng.
c. tế bào sinh dục sơ khai.
d. tế bào sinh dưỡng.
10. Vì sao khi nghiên cứu di truyền bằng các phép lai, Menđen lại sử dụng các cặp tính trạng tương phản?
a. Vì tính trạng tương phản sẽ tạo ra nhiều kiểu hình hơn ở những thế hệ sau
b. Tất cả các phương án còn lại
c. Vì tính trạng có độ tương phản cao sẽ càng dễ nhận biết và theo dõi sự biểu hiện tính trạng ở thế hệ sau
d. Vì tính trạng có độ tương phản càng cao thì ưu thế lai càng lớn
B. Tự luận
1. Trình bày cấu trúc của phân tử prôtêin. (5 điểm)
2. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Các gen liên kết hoàn toàn. Cho phép lai P: Ab/aB x Ab/aB. Hãy lập sơ đồ lai và cho biết tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1. (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
1. a - bộ NST đơn bội của loài.
2. b - Aa x Aa (đời con cho tỉ lệ kiểu hình là 3 trội (A-) : 1 lặn (aa))
3. c - Bb x bb (lai phân tích là lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn)
4. d – 400 (Mỗi bộ ba trên mARN sẽ quy định việc tổng hợp 1 axit amin, trừ bộ ba cuối cùng. Tuy nhiên sau khi tổng hợp xong phân tử prôtêin, axit amin đầu tiên được mã hóa bởi bộ ba mở đầu cũng bị cắt khỏi phân tử prôtêin. Do đó, số bộ ba trên mARN = số axit amin trong phân tử prôtêin hoàn chỉnh + 2 = 398+2 = 400.
5. b – mARN (Vì gen chủ yếu nằm trong nhân tế bào và mARN được tổng hợp từ quá trình phiên mã của gen nằm trên NST sau đó, cấu trúc này mang theo thông tin, ra ngoài chất tế bào và thông tin di truyền mà chúng hàm chứa sẽ được dịch mã, tổng hợp nên prôtêin. Như vậy rõ ràng mARN là cầu nối, là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin, có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào.)
6. d – 16 (sau 3 lần nhân đôi liên tiếp sẽ tạo thành 2^3 = 8 gen con. Mỗi gen con phiên mã 2 lần tạo ra 2 mARN. Vậy tổng số mARN tạo ra là 8x2 = 16)
7. a – 2 (AB và ab)
8. b - Nhờ sự co rút của các sợi tơ vô sắc
9. d - tế bào sinh dưỡng.
10. c - Vì tính trạng có độ tương phản cao sẽ càng dễ nhận biết và theo dõi sự biểu hiện tính trạng ở thế hệ sau
B. Tự luận
1. Trình bày cấu trúc của phân tử prôtêin:
- Prôtêin là phân tử hữu cơ được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính là C, H, O, N (ngoài ra còn có một số nguyên tố khác) (2 điểm)
- Prôtêin là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là một axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin. (1 điểm)
- Về cấu trúc không gian, prôtêin được biết đến với 4 bậc cấu trúc:
+ Cấu trúc bậc 1: đặc trưng bởi trình tự sắp xếp, thành phần và số lượng axit amin trong chuỗi axit amin (0,5 điểm)
+ Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở prôtêin dạng sợi còn bện theo dây thừng giúp tăng tính chịu lực. (0,5 điểm)
+ Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian ba chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin. (0,5 điểm)
+ Cấu trúc bậc 4: là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. (0,5 điểm)
Kiểu hình F1: 1 thân cao, hoa trắng : 2 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa đỏ (1 điểm)
3. Đề thi giữa học kì 1 Sinh học lớp 9 (Đề số 3)
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tại sao ở những loài giao phối (động vật có vú và người) tỉ lệ đực/cái xấp xỉ 1:1?
A. Vì hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.
B. Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau
C. vì số giao tử đực bằng số giao tử cái.
D. Câu B và C đúng.
Câu 2. Đặc điểm của giống thuần chủng là:
A. Có khả năng sinh sản mạnh
B. Có đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó.
C. Dễ gieo trồng.
D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.
Câu 3. Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể là gì ?
A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ
C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượngvà hình thái xác định)
D. Câu A và B đúng.
Câu 4. Tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn xuất hiện trong các phép lai nào ?
A. Aa × Aa B. Aa × AA.
C. AA × aa. D. Aa × aa
Câu 5. Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân, những trường hợp nào sau đây là đúng?
A. A + G = T + X
B. A + T + G = A + T + X
C. A = T; G = X
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 6. Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào?
A. Lai với cơ thể đồng hợp trội
B. Lai phân tích
C. Lai với cơ thể dị hợp
D. Câu A và B đúng.
Câu 7. Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng?
A. Có 20 tinh trùng
B. Có 15 tinh trùng
C. Có 10 tinh trùng
D. Có 5 tinh trùng
Câu 8. Ở đậu hà lan quả màu lục là trội hoàn toàn so với quả màu vàng.
Cho lai giống đậu hà lan quà màu lục (dị hợp tử) với giống đậu hà lan quà màu vàng. Kết quả F1 thu được có kiểu hình là:
A. Toàn quả màu lục
B. 1 quả lục : 1 quả vàng
C. 3 quả màu lục : 1 quả vàng
D. 3 quả vàng : 1 quả lục
TỰ LUẬN
Câu 9. Ở loài chuột có bộ NST 2n = 40. Hãy mô tả bộ NST của tế bào 2n của chuột đực và chuột cái.
Câu 10. Vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù ?
Câu 11. Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Cho biết màu mắt chi do một nhân tố di truyền quy định.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1
Ở những loài giao phối (động vật có vú và người) tỉ lệ đực/cái xấp xỉ 1:1 vì hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương
Chọn A
Câu 2
Đặc điểm của giống thuần chủng là: đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó.
Chọn B
Câu 3
Tính đặc trưng của NST là tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượngvà hình thái xác định).
Chọn C
Câu 4
Phép lai Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → KH: 3 trội: 1 lặn
Chọn A
Câu 5
Theo nguyên tắc bổ sung A=T và G=X.
Vậy cả 3 đáp án đều đúng
Chọn D
Câu 6
Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai phân tích (với cơ thể đồng hợp lặn).
Chọn B
Câu 7
Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân sẽ tạo 5 × 4 = 20 tinh trùng
Chọn A
Câu 8
P: Aa (lục) × aa (vàng) → 1Aa:1aa
KH: 1 quả lục : 1 quả vàng
Chọn B
Câu 9
Ở loài chuột có bộ NST 2n = 40. Hãy mô tả bộ NST của tế bào 2n ở chuột đực và chuột cái.
Chuột có 2n = 40 xếp thành 20 cặp. Trong đó có 38 NST thường kí hiệu là 38A và một cặp NST giới tính.
- Trong tế bào của chuột đực có 38 NST thường và 1 cặp NST giới tính xy không tương đồng. Kí hiệu chung là 38A + XY
- trong tế bào của chuột cái có 38 NST thường và 1 cặp NST giới tính xx tương đồng, kí hiệu chung là 38A + XX.
Câu 10
Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N và có thể còn có một số nguyên tố khác. Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn. Prôtêin cũng được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân: gồm hàng trăm đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là axit amin, có hơn 20 loại axit amin khác nhau.
Các loại axit amin sắp xếp tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin.
- Tính đa dạng của protein do sự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axit amin.
- Tính đặc thù: là do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau của các axit amin.
Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biêu hiện ở các dạng cấu trúc không gian, số chuỗi axit amin.
Câu 11
Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phổi với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen.
F1 toàn cá kiếm mắt đen, chứng tỏ tính trạng quy định mắt đen là tính trạng trội, mắt đỏ là tính trạng lặn và các cá thể đem lai đều thuần chủng.
Theo qui luật phân ly độc lập của Menđen, thì tỉ lệ về kiểu hình ở F2 sẽ là: 3 mắt đen : 1 mắt đỏ.
Qui ước gen: gen A mắt đen,
Gen a: mắt đỏ
Sơ đồ lai: P: AA (mắt đen) × aa (mắt đỏ)
GP: A a
F1 Aa (100% mắt đen)
F1 × F1 Aa (mắt đen) × Aa (mắt đen)
GF1 A: a A: a
F2: kiểu gen: 3A-: 1 aa
Kiểu hình: 3 mắt đen: 1 mắt đỏ
4. Đề thi Sinh học 9 giữa học kỳ 1 (Đề số 4)
Phần I: Trắc nghiệm. ( 3 điểm ).
Câu 1. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Chó lông ngắn x lông dài thu được F1. Những trường hợp nào sau đây là kết quả của F1.
A.1 lông ngắn : 1 lông dài. C. Toàn lông dài.
B. 3 lông ngắn : 1 lông dài. D. Toàn lông ngắn.
Câu 2. Cho sơ đồ lai sau: AABB x aabb F1AaBb. Kết quả sai ở giao tử F1 là?
A. Ab.
B aB.
C. Aa
D. AB
Câu 3. Thế nào là phép lai phân tích?
A. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu gen dị hợp.
B. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu hình trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình lặn.
C. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.
D. Cả A, B và C.
Câu 4. Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì?
A. Sự phân li của các cặp tính trạng độc lập với nhau.
B. F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn.
C. F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
D. Cả A, B và C.
Câu 5. ADN nguyên phân dựa trên nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc khuôn mẫu.
B. Nguyên tắc bán bảo toàn. D. Cả A, B và C.
Câu 6. Một cơ thể mang hai gen không giống nhau được gọi là.
A. Thể dị hợp. C. Cơ thể lai.
B. Thể đồng hợp. D. Thể đồng tính.
Phần II: Tự luận. ( 7 điểm ).
Câu 7 ( 4 điểm ) Ở cá kiếm tính trạng mắt đen là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ. Cho cá kiếm mắt đen thuần chủng lai với cá kiếm mắt đỏ thu được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Cho F1 tự giao phối thu được F2.
a. Xác định kiểu gen của P.
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Để biết cá kiếm mắt đen thuần chủng hay không ta làm thế nào.
Câu 8: ( 1 điểm ) Một phân tử ADN có 300 Nu loại A, 200 Nu loại G. Hãy tìm số lượng các
Câu 9 ( 2 điểm ) Trình bày cơ chế NST xác định giới tính ở người ? Tại sao tỉ lệ con trai & con gái sinh ra là xấp xỉ 1:1 ?.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học – Đề 2
Phần I: Trắc nghiệm: Đúng mỗi ý 0.5 điểm.
1 – B
2 – C
3 – B
4 – C
5 – D
6 – A
Phần I: Tự luận.
Câu 7:
a. Xác định kiểu gen của P. ( đúng mỗi ý 0.5 điểm )
Gọi gen A quy định tính trạng mắt đen à Cá kiếm mắt đen thuần chủng có kiểu gen là AA.
Gọi gen a quy định tính trạng mắt đỏ à Cá kiếm mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen là aa.
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2. Theo bài ra ta có sơ đồ lai: ( viết đúng 3.0 điểm )
Ptc: Cá kiếm mắt đen × Cá kiếm mắt đỏ.
AA × aa
GP: A a
F1 : Aa 100% Mắt đen.
F1 x F1: Aa × Aa.
GF1 : A, a A, a.
Vậy kết quả ở F2: Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa.
Kiểu hình: 3 Cá kiếm mắt đen: 1 Cá kiếm mắt đỏ.
c. Để biết cá kiếm mắt đen thuần chủng hay không ta dùng phép lai phân tích. (0.5 điểm)
Câu 8: ( Đúng mỗi ý 0.5 điểm ).
Theo nguyên tắc bổ xung ta có A = T & G = X.
Vậy theo bài ra ta có A = T = 300 Nu. G = X = 200 Nu
Câu 9: Cơ chế NST xác định giới tính ở người: ( 1 điểm )
P: 44A + XX × 44AA + XY.
G: 22A + X 22A + X; 22A + Y.
F1: 44A + XX 44AA + XY.
Tỉ lệ con trai & con gái sinh ra là xấp xỉ 1:1 ( 1 điểm )
Khi giảm phân hình thành giao tử, con trai cho 2 loại giao tử ( 2 tinh trùng )
22A + X; 22A + Y mỗi loại chiếm 50%, con gái cho 1 loại giao tử ( trứng ).
Khi thụ tinh có sợ tổ hợp giữa 2 tinh trùng & trứng hình thành 2 tổ hợp giao tử
44A + XX & 44AA + XY với tỉ lệ 1: 1
Trên đây là các mẫu Đề thi giữa kì 1 Sinh học 8 có đáp án chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 9 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 6 đề thi giữa kỳ 1 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án năm 2024
Top 7 bài hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn siêu hay
Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết được gọi là?
Tưởng tượng sau 20 năm nữa em về thăm quê trong dịp thanh minh - Bài viết số 2 lớp 9 đề 4
Nhân ngày 20-11 kể về những kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô giáo cũ lớp 9
Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa| Câu 1 Bài 2 Sinh học 9
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 9
Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm nguồn nước lớp 9 KNTT
Mở đầu thời đại hiện nay được đánh bằng sự kiện lịch sử quan trọng nào?
Vai trò của tinh thần hợp tác với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta
Đọc hiểu Bữa tiệc đêm ở Đà giang
Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28