Đọc hiểu Tiếng chổi tre
Tiếng chổi tre đọc hiểu
Tố Hữu (1920 – 2002) là lá cờ đầu của văn học Cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc. Bài thơ “Tiếng chổi tre” ra đời vào tháng 6 năm 1960, in trong tập “Gió lộng”. Bài thơ viết theo thể thơ tự do. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu đề đọc hiểu văn bản Tiếng chổi tre có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.
Tiếng chổi tre tự luận
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
TIẾNG CHỔI TRE
- Tố Hữu -
(1) Những đêm hè Khi ve ve Đã ngủ Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác...
(2) Những đêm đông Khi cơn dông Vừa tắt Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đồng Chị lao công Đêm đông Quét rác... |
(3) Sáng mai ra Gánh hàng hoa Xuống chợ Hoa Ngọc Hà Trên đường rực nở Hương bay xa Thơm ngát Đường ta Nhớ nghe hoa Người quét rác Đêm qua. Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe! (Trích Thơ Tố Hữu, NXB Văn học, H, 2007) |
Chú thích:
- Tố Hữu (1920 – 2002) là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông theo sát những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam và thể hiện lẽ sống lớn, những tình cảm lớn của người công dân, người chiến sĩ cách mạng đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với Bác Hồ, … Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc.
- Bài thơ “Tiếng chổi tre” ra đời vào tháng 6 năm 1960, in trong tập “Gió lộng”. Tập thơ gồm những bài thơ được Tố Hữu sáng tác từ năm 1955 tới năm 1961.
Trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 2: Bài thơ viết về đề tài gì?
Câu 3: Liệt kê một số từ ngữ miêu tả khung cảnh xuất hiện của chị lao công.
Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 phép tu từ xuất hiện ở khổ thơ thứ 2.
Câu 5: Nhận xét về thái độ, tình cảm của nhà thơ thể hiện qua bài thơ.
Câu 6: Nêu hiệu quả của cách ngắt nhịp trong bài thơ.
Câu 7: Những câu thơ “Tiếng chổi tre/Sớm tối/Đi về” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 8: Hãy trình bày một số hành động cần thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn đáp án chi tiết
Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ: nhân vật “tôi”.
Câu 2 (0,5 điểm): Bài thơ viết về đề tài: người lao động.
Câu 3 (0,5 điểm): Một số từ ngữ miêu tả khung cảnh xuất hiện của chị lao công: những đêm hè khi ve ve đã ngủ, những đêm đông lạnh ngắt, đêm đông gió rét… (0,5 điểm)
Câu 4 (1,0 điểm): Phép tu từ xuất hiện ở khổ thơ thứ 2.
So sánh: chị lao công như sắt, như đồng.
Tác dụng:
-Tăng tính sinh động, gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo lối diễn đạt mới mẻ.
- Khắc họa vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn rỏi, bền bỉ của chị lao công. Qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca.
Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về thái độ, tình cảm của nhà thơ thể hiện qua bài thơ:
- Bài thơ đã thể hiện thái độ, tình cảm: chia sẻ, thấu hiểu nỗi vất vả của chị lao công; ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của chị lao công, người lao động bình thường, giản dị.
- Đây là thái độ đúng đắn, tích cực, thể hiện một cái nhìn sâu sắc về những nghề nghiệp trong xã hội
Câu 6 (1,0 điểm): Hiệu quả của cách ngắt nhịp trong bài thơ.
- Cách ngắt nhịp trong bài thơ:
+ Nhà thơ không ngắt nhịp ở mỗi dòng mà sử dụng các dòng thơ ngắn, thay đổi số tiếng ở mỗi dòng, dòng ngắn nhất 2 tiếng, dòng dài nhất 4 tiếng. Cấu trúc nhịp ở các đoạn có khi lặp lại, có khi biến đổi.
+ Một số dòng thơ có ngắt nhịp ở trong dòng thì đều là nhịp ngắn.
- Hiệu quả của cách ngắt nhịp:
+ Tạo nhịp điệu cho lời thơ, âm thanh của tiếng chổi quét rác khi gần khi xa, vọng lên đều đặn, cất lên thành khúc nhạc của công việc lao động lặng lẽ, giản dị. Đồng thời, cách ngắt nhịp góp phần tạo nên hình thức diễn đạt độc đáo cho bài thơ.
+ Mô phỏng nhịp của động tác quét rác của người lao công. Những nhát chổi khi ngắn khi dài, nhịp nhàng, bền bỉ được tái hiện một cách sinh động; phản chiếu sự chăm chỉ, cần mẫn, nỗ lực của người lao động.
+ Cách ngắt nhịp của bài thơ thể hiện sự chăm chú lắng nghe và thái độ hết sức cảm thông, rất mực trân trọng của nhà thơ đối với người lao động.
Câu 7 (1,0 điểm): Suy nghĩ về những câu thơ:
-Những câu thơ là hình ảnh tiếng chổi tre trong thời gian, cũng là hình ảnh ẩn dụ cho con người lao động chăm chỉ, không kể nắng mưa, ngày đêm, âm thầm cống hiến, đóng góp cho cuộc sống.
- Những câu thơ đó có giá trị sâu sắc, lớn lao: mang lại nhận thức sâu sắc về sự vất vả của những công việc lao động; nhắc nhở mỗi người về sự trân trọng, biết ơn những con người lao động bình thường, giản dị.
Câu 8 (0,5 điểm): Một số hành động cần thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường:
+ Phân loại rác, bỏ rác đúng nơi qui định
+ Sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường, hạn chế rác thải nhựa
+ Tích cực tham gia các chiến dịch/phong trào làm sạch cảnh quan môi trường.
+ Phê phán, lên án các hành vi xả rác bừa bãi
….
Tiếng chổi tre trắc nghiệm
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên?
A. Nhân vật “chị lao công”.
B. Nhân vật “em”
C. Nhân vật “tôi”.
D. Tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng.
Câu 2. Xác định đề tài của bài thơ?
A. Người lính.
B. Người nông dân.
C. Người lao động.
D. Gia đình.
Câu 3. Bài thơ Tiếng chổi tre được Tố Hữu sáng tác trong bối cảnh nào?
A. Kháng chiến chống Pháp.
B. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Kháng chiến chống Mĩ.
D. Sau kháng chiến chống Mĩ.
Câu 4. Chọn đáp án đúng nhất khi nói về khung cảnh xuất hiện của chị lao công?
A. Khung cảnh thơ mộng, lãng mạn.
B. Khung cảnh thanh bình, vắng lặng nơi làng quê.
C. Khung cảnh phố phường đông đúc, nhộn nhịp.
D. Khung cảnh vắng vẻ, thời tiết khắc nghiệt.
Câu 5. Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ so sánh ở khổ thơ thứ (2)?
A. Tăng tính sinh động, gợi hình gợi cảm, ngợi ca vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn rỏi, bền bỉ của chị lao công.
B. Tăng tính sinh động, gợi hình gợi cảm, thể hiện niềm tự hào của chị lao công về công việc của mình.
C. Tạo âm hưởng hài hòa, nhịp nhàng, nhấn mạnh công việc vất vả, nhọc nhằn của chị lao công.
D. Tạo âm hưởng hài hòa, nhịp nhàng, thể hiện niềm vui trong công việc của chị lao công.
Câu 6. Dòng nào nêu không đúng tác dụng của phép điệp trong các dòng thơ “Nhớ nghe hoa”, “Nhớ em nghe”, “Em nghe!”?
A. Tạo giọng điệu tâm tình, tha thiết – giọng điệu đặc trưng của thơ Tố Hữu.
B. Tạo nhịp điệu cho lời thơ.
C. Nhấn mạnh và khắc sâu thông điệp nhà thơ muốn nhắn nhủ.
D. Nhấn mạnh sự vất vả của chị lao công.
Câu 7. Nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong bài thơ?
A. Đau đớn, xót xa trước những vất vả khổ cực của chị lao công
B. Ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của chị lao công, người lao động bình thường
C. Ngợi ca vẻ đẹp yên bình, tĩnh lặng của cảnh vật
D. Bất bình, phẫn nộ với những hành động không giữ sạch đường phố
Câu 8. Cách ngắt nhịp của bài thơ có gì đặc biệt? Nêu hiệu quả của cách ngắt nhịp đó.
- Cách ngắt nhịp đặc biệt của bài thơ:
+ Nhà thơ không ngắt nhịp ở mỗi dòng mà sử dụng các dòng thơ ngắn, thay đổi số tiếng ở mỗi dòng, dòng ngắn nhất 2 tiếng, dòng dài nhất 4 tiếng. Cấu trúc nhịp ở các đoạn có khi lặp lại, có khi biến đổi.
- Hiệu quả của cách ngắt nhịp:
+ Mô phỏng nhịp của động tác quét rác của người lao công. Những nhát chổi khi ngắn khi dài, nhịp nhàng, bền bỉ được tái hiện một cách sinh động.
+ Tạo nhịp điệu cho lời thơ, âm thanh của tiếng chổi quét rác khi gần khi xa, vọng lên đều đặn, cất lên thành khúc nhạc của công việc lao động âm thầm cần mẫn, lặp lại đơn giản nhưng có cái gì thật thiêng liêng và đáng trân trọng. Đó là một nhạc điệu đặc biệt, khó quên.
+ Cách ngắt nhịp của bài thơ thể hiện sự chăm chú lắng nghe và thái độ hết sức cảm thông, rất mực trân trọng của nhà thơ đối với người lao động chân tay đơn giản, bình thường.
Câu 9. Có ý kiến cho rằng: Nghề lao công cũng là một nghề cao quý. Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
Em đồng tình với ý kiến: Nghề lao công cũng là một nghề cao quý
- Vì:
+ Bất cứ những nghề trên thế gian đều là nghề cao quý khi nó mang ý nghĩa và giá trị đến cho con người và xã hội. Nghề lao công cũng vậy! Một nghề mà đa số đều né tránh, một nghề mang lại sự trong sạch cho cuộc sống. Những bác, những cô lao công ấy, đã phó mặc những lời đàm tiếu, những miệt thị, những né tránh về cái nghề lao công. Họ mong muốn đem lại sự trong sạch cho xã hội cho môi trường, chính vì sự hi sinh đó thế nên nghề lao công cũng được coi là những nghề cao quý.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thanh Tâm
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 9
(Có đáp án) Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đọc hiểu
(Ngắn gọn) Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 9
Kiều thăm mộ Đạm Tiên đọc hiểu
Viết đoạn văn khoảng 15 câu về lợi ích của việc đi học sớm
Phân tích truyện ngắn Bầu trời của người cha của Nguyễn Quang Thiều
(Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ