Phân tích Ga tàu tuổi thơ của Vũ Thị Huyền Trang

"Ga tàu tuổi thơ" của Vũ Thị Huyền Trang là một tác phẩm nổi bật trong văn học hiện đại, mang đậm màu sắc hoài niệm và hồi tưởng về tuổi thơ. Sau đây là một  số bài văn mẫu phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ của Vũ Thị Huyền Trang sẽ giúp các bạn nắm được nội dung cũng như ý nghĩa của tác phẩm.

Phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ của Vũ Thị Huyền Trang

Phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ

Nhà phê bình văn học người Nga, Bêlinxki khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Vậy nên, mỗi nhà văn muốn “đứa con tinh thần” của mình sẽ bám rễ vào mảnh đất văn chương thì không đơn thuần chỉ là phản ánh những gì nhức nhối, mà trước hết phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khốp) để đặt ra “những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. Và nhà văn Vũ Thị Huyền Trang với tình yêu thương con người vô bờ bến, cũng đã để cuộc đời “phả gió” vào trái tim mình, thôi thúc ông đi tìm kiếm những hạt bụi vàng lấp lánh trên cuộc đời, đúc thành những bông hoa hồng vàng sáng chói chứa chan tinh thần nhân đạo mang tên “Ga tàu tuổi thơ”.

Vũ Thị Huyền Trang là cây bút trẻ viết khỏe nhất với hơn 300 truyện ngắn, 200 tản văn và 100 bài thơ. Cô cũng là người “hăng” gửi bài nhất, kể cả những tờ tạp chí địa phương, tạp chí ngành, vậy nên tần suất bài cô được đăng cũng đáng nể. Một trong những tác phẩm đặc sắc của cô phải kể đến là “Ga tàu tuổi thơ”. Đặc biệt người đọc bị ấn tượng với hình tượng nhân vật người anh với tình yêu thương với các em.

Vũ Thị Huyền Trang sinh năm 1987, tốt nghiệp Khóa 9 Khoa Viết văn và Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Hội viên Hội VHNT tỉnh Phú Thọ.

Là một cây bút viết khỏe, tính đến nay Vũ Thị Huyền Trang đã có cả nghìn trang sách thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn… Riêng năm 2021 Trang xuất bản liền một lúc 3 tập truyện ngắn “Đô thị ảo”, “Bố tôi”, “Nơi không có hoa đào”. Và những năm vừa qua truyện ngắn của Vũ Thị Huyền Trang in rải rác khắp các báo văn nghệ từ Trung ương cho đến các địa phương khác trong cả nước. Với một tác giả trẻ như thế này thật đáng khâm phục vì số lượng tác phẩm nhiều có thể hơn cả một cây bút đã trưởng thành.

Tác phẩm “Ga tàu tuổi thơ” kể về kỉ niệm của nhân vật “tôi” với hình ảnh ga tàu. Không phải tự nhiên tác giả có kí ức sâu đậm với nơi này như vậy. Nó gắn liền với hoàn cảnh khi trước của gia đình, khi người mẹ bị bệnh nặng, người bố đã đưa mẹ lên Hà Nội trên chuyến tàu đó. Ba anh em nhân vật “tôi” từ đó phải tự đùm bọc chăm sóc nhau và hàng ngày ngóng đợi ở ga tàu đợi bố mẹ quay trở về.

Trong hoàn cảnh đó, hình ảnh người anh cả được thể hiện ấn tượng. Bố mẹ chưa biết bao giờ sẽ trở về, người anh được giao trách nhiệm chăm sóc các em. Người anh đã vất vả lo từ việc nấu nướng đến lấy nước tắm giặt cho các em. Công việc này không hề dễ dàng với một người con trai, tuy nhiên người anh luôn cố gắng hết sức để hoàn thành việc chăm lo cho các em. Người anh rất yêu thương các em của mình, nhà gần hết gạo, người anh dù phải làm việc rất vất vả nhưng cũng chỉ ăn một ít còn lại nhường cho các em. Đến khi nhận được gạo bố mẹ gửi từ trên Hà Nội về, các em đều vui vẻ vì không sợ đói nhưng người anh chỉ lo lắng cho bố mẹ ở trên đó có khỏe mạnh không, bệnh của mẹ ra sao. Từ đó chứng tỏ anh là người rất tình cảm và biết lo lắng cho gia đình, người thân. Rồi sau đó khi bố mẹ đã trở về, lại đến người em út bị bệnh tật, chỉ còn hai anh em, người anh lại cố gắng hết sức để chăm lo cho em thật tốt, ngày ngày cõng người em đến bên ga tàu chờ đợi. Những chuyến tàu đi hoặc trở về đều mang niềm tin, hi vọng của người anh đi về mong cầu hạnh phúc cho gia đình anh.

Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích "Ga tàu tuổi thơ" thể hiện sự đặc sắc qua cách diễn đạt sinh động, chi tiết và sâu sắc. Tác giả đã tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống tại ga tàu, từ hình ảnh những người lao động mệt mỏi đến những đứa trẻ nghịch ngợm. Sự mô tả chân thực, tinh tế giúp người đọc cảm nhận được không khí ồn ào, hối hả nhưng cũng ấm áp và đầy yêu thương tại ga tàu. Đồng thời, qua việc kể chuyện với góc nhìn của một đứa trẻ, tác giả đã tạo ra một cảm xúc gần gũi, thân thuộc với độc giả, khiến cho câu chuyện trở nên đầy cuốn hút và lôi cuốn. Từng chi tiết nhỏ nhặt, từng hình ảnh được vẽ nên một cách tỉ mỉ, tinh tế, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và đáng để đọc và trải nghiệm.

Tác giả đã thực sự thành công khi xây dựng lên hình ảnh người anh với tình yêu thương, sự vất vả lo toan cho các em giúp ba mẹ. Bằng những từ ngữ giản dị, ngôn ngữ giàu cảm xúc đã thể hiện rõ tình cảm của nhân vật “tôi” với người anh. Từ đó đọng lại rất nhiều cảm xúc trong độc giả.

Phân tích nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ

Ga tàu, những chuyến tàu đi đi về về luôn là những phần kí ức của rất nhiều bạn nhỏ. Nếu Thạch Lam viết Hai đứa trẻ với những mộng mơ, mong ước của bọn trẻ con, khi thấy những đoàn tàu qua lại đem đến những ánh sáng mà khác với nơi chúng ở. Thì nhà văn Vũ Thị Huyền Trang với truyện ngắn " Ga tàu tuổi thơ" lại mang đến cho chúng ta một câu chuyện khác về nhà ga, về những chuyến tàu.

Tác giả kể câu chuyện rất đơn giản nhẹ nhàng, hình ảnh của hai anh em xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện. Kể câu chuyện theo trình tự thời gian từ khi còn nhỏ, khi mẹ bị bệnh, bố đưa mẹ lên tàu xuông Hà Nội để chữa bệnh. Và những buổi anh em ra ngóng, ra trông chờ đợi một hình bóng quen thuộc. Nhưng sự yêu thương, niềm vui gia đình không bao lâu thì đứa em út lại bị bệnh. Và một chuyến tàu nữa lại đưa bố mẹ và em út đi. Rất rất sau đó họ mới trở về. những lúc như vậy chỉ có hai anh em làm chỗ dựa tinh thần cho nhau.

Không gian của chuyện chỉ xoay quanh con ngõ nhỏ đường mòn và sân ga. Nơi đó hiện hữu trong tâm trí nhân vật mãi về sau. Không thể nào quên được không gian ấy. Thời gian là những buổi chiều tối, thời gian này đem đến cho cảm giác buồn man mác. Buổi chiều là lúc mà các gia đình đoàn tụ để quây quần bên mâm cơm thì những đứa trẻ xa cha mẹ lại chỉ biết ngóng trông một hình dáng quen thuộc.

Và hình ảnh cây bạch đàn cứ lặp đi lặp lại trong tác phẩm, nó như minh chứng cho thời gian đã qua, minh chứng cho sự mong chờ, ngóng đợi của hai anh em. " Cây bạch đàn ở ngõ đã bao lần thay vỏ, những vết khắc năm xưa đã không còn nữa nhưng vết khắc tuổi thơ thì vẫn luôn hằn trong tâm trí chúng tôi. Để sau này khi dòng xoáy cuộc đời có cuốn chúng tôi về đâu đi nữa thì những buổi chiều ngang qua cuộc đời sẽ giúp tôi tìm về nguồn cội để biết yêu thương và được yêu thương thật nhiều trong vòng tay ấm áp của gia đình."

Câu chuyện đã làm cho chúng ta cảm thông, thấu hiểu với nỗi cô đơn, vất vả của những đứa trẻ khi cha mẹ vắng nhà. Ngoài ra còn ngợi ca tình yêu thương, đoàn kết trong tình anh em của những đứa trẻ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 876
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm