Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin của Tuốc- ghê- nhép
Truyện ngắn Người ăn xin của nhà văn Nga Ivan Turgenev là một trong những tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về lẽ phải, lòng tốt và cách sống đúng mực của con người. Đôi khi chứng kiến những đứa trẻ no đủ đối xử với những người khổ hơn mình, chúng ta chỉ biết lắc đầu tự hỏi: bài học ngày xưa có còn nhớ? Sau đây là mẫu dàn ý phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn Người ăn xin của Tuốc- ghê- nhép.
Dàn ý phân tích nhân vật tôi trong Người ăn xin
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm “Người ăn xin” tác giả Tuốcghenhep và nhân vật tôi trong chuyện.
- Khái quát đặc điểm nổi bật của nhân vật: tôi có tấm lòng nhân hậu, ấm áp, tử tế, có cách ứng xử thông minh, khôn khéo.
2.Thân bài
- Khái quát bối cảnh xuất hiện nhân vật
- Lần lượt phân tích đặc điểm của nhân vật:
+ Tôi là một người có tấm lòng đẹp, biết yêu thương, sẻ chia với những cuộc đời, con người, bất hạnh trong cuộc sống.
Món quà ý nghĩa nhất cho người thân yêu
+ Tôi mặc dù còn nhỏ nhưng là một người tử tế, đã biết cách đối nhân xử thế vô cùng văn hoá, rất đáng trân trọng
- Chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhân vật được khắc hoạ qua cử chỉ, lời nói, hành động và qua mối quan hệ với các nhân vật khác.
+ Cốt truyện nhẹ nhàng, người kể chuyện xưng tôi cũng góp phần làm nổi bật nhân vật.
- Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
+ Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của con người, nhắc nhở con người về tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong khó khăn, thiếu thốn.
3. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật và thành công của tác phẩm.
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin ngắn gọn
Người ăn xin là một truyện ngắn thành công của Tuốc - ghê - nhép. Với một cốt truyện nhẹ nhàng nhưng mang tính giáo dục cao, câu chuyện đã gửi gắm cho người đọc rất nhiều những điều ý nghĩa về cuộc sống. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật tôi, một chàng thanh niên tuy ít tuổi nhưng rất giàu lòng nhân ái, biết đối nhân xử thế.
Người ăn xin có một cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh nhân vật tôi và người ăn xin. Họ tình cờ gặp nhau trên đường, người ăn xin chìa tay xin tôi một chút gì đó. Tuy không có gì trong tay nhưng nhân vật tôi đã thật tử tế nắm lấy đôi tay người ăn xin và tặng ông những tình cảm thật ấm áp chân thành. Cốt truyện đơn giản, xoay quanh hai nhân vật và một tình huống đời thường, song cần đó cũng để để các nhân vật bộc lộ những nét phẩm chất và tính cách của mình.
Nhân vật tôi được khai thác qua một vài chi tiết tiêu biểu như hành động, lời nói và chủ yếu là gây ấn tượng qua hành động. Các chi tiết miêu tả lai lịch, xuất thân, tuổi tác không có, điều này hoàn toàn phù hợp với quy mô một truyện ngắn. Dẫu vậy qua một vài chi tiết ấy người đọc cũng cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật này. Đó là người đàn ông tử tế, tốt bụng, chân thành, biết cho đi để nhận lại tình yêu thương.
Bằng việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất, với một cốt truyện ngắn gọn, không có quá nhiều chi tiết, truyện ngắn đã xây dựng thành công nhân vật tôi. Qua câu chuyện tác giả nhắn nhủ con người cần phải biết yêu thương, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh xung quanh mình. Điều đó sẽ giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin chi tiết
Người ăn xin là một mẩu chuyện ngắn nổi tiếng của Tuốc- ghê - nhép. Câu chuyện khai thác một bối cảnh rất đời thường qua đó hiện lên vẻ đẹp của phẩm chất nhân vật tôi và ông lão ăn xin. Nhân vật tôi đặc biệt gây ấn tượng với người đọc với những đức tính tốt đẹp: nhân hậu, tử tế, yêu thương con người.
Trước hết câu chuyện khai thác trên một bối cảnh rất bình dị, đời thường: Một ông lão ăn xin chìa tay cầu xin nhân vật tôi một chút đỉnh. Nhưng trớ trêu ngay nhân vật tôi lại không có gì trong tay. Tôi đã có ứng xử rất đặc biệt, chìa tay ra cầm lấy đôi tay người ăn xin như để làm vơi bớt nỗi bất hạnh của ông lão. Hai người tuy không nhận được bất kỳ một món quà vật chất của nhau nhưng lại cho nhau rất nhiều. Đó là sự trân trọng, chia sẻ, thấu hiểu với những thiệt thòi, bất hạnh của người khác trong cuộc đời.
Nhân vật tôi được xây dựng với những phẩm chất tốt đẹp, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Trước hết tôi là một người có tấm lòng đẹp, biết yêu thương, sẻ chia với những cuộc đời, con người, bất hạnh trong cuộc sống. Tôi đang đi trên phố, gặp một người ăn xin với đôi mắt “đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại…”. Ngoại hình, tình cảnh của ông lão ăn xin thật đáng thương, gợi niềm thương cảm trong lòng người đọc. Chứng kiến ông lão ăn xin với ngoại hình thảm hại nhân vật tôi đã xót xa mà thốt lên rằng “chao ôi!cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!”. Có thể nói nhân vật tôi đã động lòng trắc ẩn trước tình cảnh nghèo nàn, thảm hại của ông lão.
Trong hoàn cảnh ấy ông lão ăn xin đáng thương đã chìa tay xin cậu mong cậu tỏ lòng thương cảm, trắc ẩn mà ban phát cho ông một chút gì đó, để ông vơi đi nỗi bất hạnh trong cuộc đời. Trớ trêu thay tôi lại rơi vào tình cảnh cũng không có gì trong người. Biết cho ông cụ cái gì đây khi tôi không có tiền và cũng chẳng có gì đáng giá. Nhân vật tôi đã bị đẩy vào tình huống nên cư xử như thế nào để không thất lễ với ông cụ.
Tôi đã chọn cho mình cách giải quyết thật tình cảm, tôi nắm lấy đôi bàn tay gầy guộc, xanh xao, của ông cụ và nhìn ông với ánh mắt trìu mến, đầy tình yêu thương, cảm thông, sẻ chia. Cuối cùng tôi lấy hết can đảm để nói với ông cụ “xin ông đừng giận cháu, cháu không có gì cho ông cả”. Có thể nói chính những cử chỉ, lời nói và ánh mắt ấm áp đó đã giúp sưởi ấm trái tim người ăn xin. Bởi vậy dù không nhận được ở cậu bé bất kỳ món quà vật chất gì nhưng người ăn xin vẫn nở nụ cười bởi cụ trân trọng tấm lòng nhân hậu của nhân vật tôi.
Những hành động, cử chỉ và lời nói ấm áp của tôi dành cho ông lão ăn xin đã chứng tỏ vẻ đẹp trong trái tim của tôi. Đó là một cậu bé tốt bụng, nhân hậu, giàu tình yêu thương dành cho những mảnh đời bất hạnh.
Tôi mặc dù còn nhỏ nhưng là một người tử tế, đã biết cách đối nhân xử thế vô cùng văn hoá, rất đáng trân trọng. Liên tiếp bị đưa vào những tình huống khó xử, nhân vật tôi đã có cách giải quyết rất văn hoá; vừa trao đi tình yêu thương, vừa giúp người khác cảm thấy được tôn trọng, ấm lòng, không có cảm giác bị xa lánh, coi thường. Cái nắm tay tình cảm của hai ông cháu mang theo bao ân tình, sự cảm thông, sẻ chia.
Những cử chỉ, lời nói, hành động chứa đựng tình cảm chân thành, đong đầy tình yêu thương của cậu bé đã giúp người ăn xin ấm lòng “ ông cụ nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: cháu ơi! Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi” nụ cười của ông cụ cũng làm cho nhân vật tôi cảm thấy ấm áp và tôi dường như cũng nhận được điều gì đó từ ông lão. Phải chăng đó chính là sự ấm áp và tử tế của con người; điều đó còn giá trị hơn tất cả những thứ vật chất khác.
Xây dựng nhân vật tôi nhà văn không sử dụng bất kỳ một chi tiết nào miêu tả ngoại hình, tên tuổi, lai lịch. Nhân vật chủ yếu được khắc họa qua cử chỉ, ngôn ngữ, hành động. Đặc biệt nhân vật được đẩy vào tình thế khó xử và là hoàn cảnh để bộc lộ những phẩm chất tính cách của mình. Cách sử dụng ngôi kể thứ nhất cũng góp phần thể hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật.
Nhân vật tôi tượng trưng cho những người có phẩm chất tốt đẹp, đáng quý trong xã hội hiện đại. Khi mà những giá trị đạo đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lối sống 4.0. Con người ngày càng xa cách với nhau, thờ ơ trước những thiệt thòi, bất hạnh của người khác. Xây dựng nhân vật tôi nhà văn muốn gửi gắm thông điệp ý nghĩa về cuộc sống: hãy dành cho nhau tình yêu thương, sự chia sẻ, đồng cảm để con người gần với nhau hơn. Có thể nói nhân vật chính là phát ngôn viên của tác giả, nơi gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của tác giả Tuốc ghê nhép.
Người ăn xin là một mẩu chuyện ngắn nhưng rất sâu sắc, ý nghĩa đặc biệt là có kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lý. Xây dựng nhân vật tôi với những phẩm chất tốt đẹp của mình đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng người đọc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Rosie1331
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
Đọc hiểu Măcbet - William Shakespeare
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Mùa vải chín
Phân tích truyện ngắn Anh hai Lý Thanh Thảo
Đọc hiểu Anh hai của Lý Thanh Thảo
Nghị luận về vấn đề cần giải quyết thiếu kết nối với gia đình
Đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Soạn Thảo luận một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi lớp 9 trang 138
Gợi ý cho bạn
-
Phân tích truyện ngắn Bầu trời của người cha của Nguyễn Quang Thiều
-
Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình (4 mẫu)
-
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 27
-
(Có đáp án) Đọc hiểu Người liệt nữ ở An ấp
-
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công