Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách hay nhất

Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài bàn về đọc sách. Đây là nội dung câu hỏi phần Luyện tập trang 7 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 sau khi các em đã được học văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm. Sau đây là một số gợi ý giúp các em trả lời câu hỏi điều mà em thấm thía nhất khi học bài bàn về đọc sách trong chương trình Ngữ văn 9 tập 2. Mời các em cùng tham khảo.

1. Dàn ý điều thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách

I. Mở bài:

- Giới thiệu văn bản Bàn về đọc sách

- Nêu ra điều em thấm thía nhất (Giá trị của sách, cách đọc sách….)

II. Thân bài:

- Phân tích về giá trị bài học: Tại sao đó lại là bài học thấm thía nhất với em?

- Chứng minh tính đúng đắn của bài học thấm thía đó

+ Giá trị của bài học trong thực tiễn

+ Đưa ra lí lẽ chứng minh

- Ý nghĩa của bài học

III. Kết bài:

- Bài học em rút ra từ điều em thấm thía nhất ở văn bản.

2. Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài Bàn về việc đọc sách - mẫu 1

Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài Bàn về việc đọc sách

3. Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài Bàn về việc đọc sách - mẫu 2

Bài viết của Chu Quang Tiềm đã giúp em nhận ra ý nghĩa, giá trị của việc đọc sách trong quá trình tích lũy và nâng cao học vấn của con người. Đọc sách không phải là đọc cho nhiều để lấy số lượng mà đọc thế nào cho có chất lượng. Từ đó em rút ra bài học cho mình về tầm quan trọng của sách. Theo Chu Quang Tiềm, đọc sách không chỉ là để tiếp thu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết mà quan trọng hơn là để rèn luyện tính cách, là học đạo làm người. Trong khi các phương tiện hiện đại phát triển rất nhanh như hiện nay thì văn hóa nghe nhìn vẫn không thể thay thế được văn hóa đọc, vốn là cơ sở của tri thức và nền tảng của văn hóa nghệ thuật. Đọc sách đã trở thành truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời của con người. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, chứ không thể tuỳ hứng và phải vừa đọc, vừa nghiền ngẫm kĩ. Tác giả đã trình bày những ý kiến xác đáng ấy bằng bài viết có lí lẽ chặt chẽ, có dẫn chứng và những ví von, so sánh rất sinh động. Trong thời đại văn hóa, các phương tiện nghe nhìn đang bùng nổ hiện nay, việc đọc sách đối với học sinh là biểu hiện của một phong cách văn hóa kiên định, bản lĩnh, vô cùng bố ích mà mỗi chúng ta không thể thờ ơ, không thể coi thường.

4. Điều em thấm thía nhất sau khi học xong bài Bàn về đọc sách – mẫu 3

Bài viết "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm đã trình bày nhiều luận điểm có giá trị về việc đọc sách, trong đó, em cảm thấy thấm thía nhất với diễn giải của tác giả về thực trạng cách đọc sách sai lầm của nhiều người hiện nay.

Tác giả đã nêu ra thực trạng nhiều người đọc sách chỉ chú trọng số lượng, đọc qua loa mà không chú trọng tới chất lượng ý nghĩa mà mình thu lại được. Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu. Ông cho rằng không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị. Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.

Việc đọc sách sai lệch như thế khiến con người tiêu tốn nhiều thời gian vào những cuốn sách vô bổ, lại không thu thập được kiến thức chuyên sâu cho mình. Bài viết đã nhắc nhở người đọc về cách đọc sách để từ đó người đọc suy nghĩ, tìm tòi cách đọc sách đúng đắn, đạt hiệu quả cao.

5. Điều em thấm thía nhất sau khi học xong bài Bàn về đọc sách – mẫu 4

Sau khi đọc tác phẩm Bàn v ề đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm, em đã thía thía rất nhiều quan điểm hay và bổ ích mà tác giả đưa ra trong bài viết. Quả thực, sách là kho tàng tri thức của nhân loại tự cổ chí kim đã được đúc kết thành những văn kiện tinh hoa nhất để truyền lại cho các thế hệ sau. Chính vì vậy nếu không biết cách đọc cũng như lựa chọn sách để đọc vô tình lại lợi bất cập hại hoặc lãng phí thời gian một cách vô ích.

Theo đó, khi đọc sách ta cần chú trọng đến một số vấn đề sau:

Khi đọc sách, cần có kế hoạch cụ thể và kiên trì.

Lựa chọn sách để đọc cần kĩ càng, không nên lựa chọn theo cảm tính.

Khi đọc, cần nghiền ngẫm, nghiên cứu chuyên sâu về nội dung để hiểu rõ và nhớ lâu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 8.131
0 Bình luận
Sắp xếp theo