Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?
Cốt truyện của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì - Lặng lẽ Sa Pa là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Thành Long kể về anh thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn thời tiết khắc nghiệt, công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng. Tác phẩm có cốt truyện đơn giản nhưng vẫn để lại trong người đọc những cảm nhận sâu sắc về sự nhiệt huyết của những con người lao động trong thời kì đổi mới.
1. Nêu ngắn gọn cốt truyện Lặng lẽ Sa Pa
Cốt truyện: “Lặng lẽ Sa Pa" có cốt truyện đơn giản kể lại một cuộc gặp gỡ của bốn người bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên trong vòng ba mươi phút giữa cảnh núi rừng lặng lẽ, thơ mộng. Qua cuộc gặp ấy chân dung cửa anh thanh niên hiện ra khiến người đọc phải suy nghĩ.
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có tình huống truyện rất giản dị, nhẹ nhàng tựa như cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới cổ tích.
2. Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn
Truyện Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của một chuyến đi thực tế ở Lào Cai của Nguyễn Thành Long vào mùa hè năm 1970. Tác phẩm có cốt truyện đơn giản: một họa sĩ già trong một chuyến đi từ Hà nội lên Sa Pa gặp cô kĩ sư mới ra trường lên Sa Pa nhận công tác và họ đã trở thành những người bạn đồng hành trên một chuyến xe. Họ được bác lái xe kể cho nghe về anh thanh niên - “một trong những người cô độc nhất thế gian” ở đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Và sau đó là cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên tại nơi anh ở và làm việc. Anh thanh niên 27 tuổi, quê ở Lào Cai. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất. Một ngày anh phải báo về trung tâm bốn lần: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, một giờ sáng. Công việc của anh đòi hỏi tính chính xác, kiên trì nhưng anh vẫn luôn yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Anh tự tạo cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Anh có một căn nhà ngăn nắp, ngọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn. Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của anh thanh niên. Ông muốn vẽ anh những anh từ chối và giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn đó là ông kĩ sư ở vườn rau xu hào, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong ba mươi phút nhưng anh thanh niên đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩ về những con người làm việc hăng say mà thầm lặng cho đất nước trong cái lặng lẽ của Sa Pa - nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi.
3. Tình huống truyện trong Lặng lẽ Sa Pa
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ mà rất ý nghĩa của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
Tình huống của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trẽn chuyến xe ấy – ông hoạ sĩ và cô kỹ sư lên thăm trong chốt lát nơi ở và noi làm việc của anh thanh niên.
Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiên để tác giả khắc hoa “bức chân dung” nhân vất chính một cách tư nhiên và tâp trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác, đặc biệt là ông hoạ sĩ già và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suỵ nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ồng hoạ sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề cua tác phẩm: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh.
Tình huống của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” làm bộc lộ chất thơ của tác phẩm. Chất thơ ấy cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra.
4. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Cốt truyện "Lặng lẽ Sa Pa": Đây là truyện ngắn có cốt truyện đơn giản, kể lại cuộc gặp gỡ giữa 4 người: anh thanh niên, ông họa sĩ, bác lái xe và cô kĩ sư trẻ trong vòng 30 phút ngắn ngủi giữa cảnh núi từng lặng lẽ, hùng vĩ. Thông qua cuộc gặp gỡ ngắn ấy, tác giả đã phác họa lên chân dung anh thanh niên nhiệt huyết cùng những hoài bão của tuổi trẻ, để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.
- Tình huống của câu chuyện là cuộc gặp gỡ giữa 4 nhân vật kể trên. Qua đó, tác giả muốn khắc họa nhân vật anh thanh niên - nhân vật chính của câu chuyện một cách tự nhiên nhất qua cách nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác về anh:
+ Với bác lái xe: anh thanh niên là chàng trai trẻ sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao hơn 2600m, nên đôi lúc anh "thèm người" đến mức phải tự chặt cây chắn đường chỉ để được gặp người.
+ Với ông họa sĩ và cô kĩ sư: Anh thanh niên là một chàng trai có phẩm chất tốt đẹp, phẩm chất này được khắc họa qua cách anh trò chuyện về công việc, cuộc sống của mình trong cuộc gặp gỡ 30 phút ngắn ngủi. Đó là:
- Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao.
- Có tấm lòng cởi mở, hiếu khách và biết cách quan tâm những người xung quanh.
- Anh thanh niên luôn biết sắp xếp công việc, cuộc sống một cách khoa học và hợp lí: Anh sống một mình nhưng vẫn sắp xếp mọi thứ thật gọn gàng và vẫn giữ những thói quen trồng hoa, nuôi gà, trồng chè, trồng rau... để tự cung cấp cho bữa ăn hằng ngày.
- Anh thanh niên còn là một người sống khiêm tốn, chân thật. Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh, anh đã từ chối vì với anh, còn có rất nhiều người đáng để ngợi ca, để vẽ hơn mình.
=> Tình huống và cốt truyện được tác giả dẫn dắt, xây dựng rất nhẹ nhàng, mộc mạc, giản dị, dẫn người đọc đến với thế giới của núi rừng, nơi làm việc trên đỉnh núi cao của anh thanh niên, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo” nhưng vẫn mang vẻ đẹp khác lạ, vẻ đẹp từ lý tưởng sống của anh thanh niên và cảnh sắc núi rừng.
5. Cốt truyện Lặng lẽ Sa Pa là cố truyện có tính kịch tính, xung đột, đúng hay sai?
Cốt truyện Lặng lẽ Sa Pa không phải là cốt truyện có tính kịch tính, xung đột. Tình huống trong câu chuyện được dựng lên rất hài hòa, giản dị, diễn biến câu chuyện cũng không có bước ngoặt kịch tính, đơn thuần chỉ là cuộc trò chuyện về công việc, cuộc sống của anh thanh niên sống một mình trên đỉnh núi cao với ông họa sĩ, cô kĩ sư trong cuộc gặp gỡ ngắn 30 phút.
Cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật: anh thanh niên, bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư cũng không hề có sự xung đột, mâu thuẫn mà hài hòa, đồng điệu. Họ gặp gỡ nhau một cách tình cờ, mỗi người có dòng suy nghĩ khác nhau nhưng đều rất tinh tế, nhẹ nhàng:
+ Ông họa sĩ là người làm nghệ thuật, luôn muốn tìm ra cái đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống và con người. Ông muốn phác họa lại chân dung anh thanh niên "nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh..."
+ Nhân vật cô kĩ sư trẻ mới ra trường góp một nét vẽ nhẹ nhàng, duyên dáng cho câu chuyện. Cô lắng nghe câu chuyện của anh thanh niên rồi trầm ngâm lặng lẽ, xúc động khi nhìn thấy những trang sách anh còn đang đọc dở trên bàn. Nghe anh thanh niên nói chuyện, cô càng vững tin vào những gì mình sẽ làm sắp tới.
+ Bác lái xe: tốt tính, hay chuyện như một nhân vật dẫn dắt cả câu chuyện. gợi cho ông họa sĩ và cô kỹ sư sự tò mò về anh thanh niên.
Ngoài ra, còn có các yếu tố trữ tình khác như cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng của Sa Pa, nét giản dị đáng mến của anh thanh niên, những câu chuyện kể về cuộc sống của những con người lặng lẽ nơi đỉnh Sa Pa... Tất cả tạo nên một câu chuyện nhẹ nhàng, nên thơ đầy trữ tình.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 9 bài phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
Giải thích nhan đề Lặng lẽ Sa Pa
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích anh hạ giọng siêu hay
Top 12 bài phân tích nhân vật anh thanh niên siêu hay
15+ mẫu tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
Top 13 bài đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa
Top 6 bài suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 9
Viết đoạn văn thuyết minh về con trâu siêu hay (mới cập nhật)
Truyện ngắn Làng gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm
(Có đáp án) Đề khảo sát chất lượng đầu năm Ngữ văn 9 sách mới
Phân tích bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ
Phân tích bài thơ Mùa hạ của Xuân Quỳnh
Phân tích đoạn trích kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài